Kỹ thuật lấy khí máu động mạch là một xét nghiệm giúp đánh giá tình trạng thăng bằng kiềm toan, oxy hóa máu bệnh nhân và tình trạng thông khí. Xét nghiệm này đặc biệt quan trọng, nhất là với những ai đang có tiên lượng nặng. Vậy xét nghiệm khí máu động mạch nên bắt đầu từ đâu?

Xét nghiệm khí máu động mạch nên bắt đầu từ đâu?

Theo khảo sát tại bệnh viện của 1 trường đại học, 70% bác sĩ tham gia khẳng định có thể chẩn đoán được chính xác tình trạng rối loạn thăng bằng kiềm toan và không cần hướng dẫn thêm để đọc kết quả khí máu động mạch. Tuy nhiên, khi được yêu cầu đọc một số kết quả thì mức độ chính xác chỉ đạt 40%.

xét nghiệm khí máu động mạch nên bắt đầu từ đâu
Rất nhiều y bác sĩ không thể đọc chính xác kết quả xét nghiệm khí máu động mạch

Ngoài ra, khi làm khảo sát tại 1 bệnh viện khác, kết quả cho thấy việc đọc sai rối loạn toan kiềm dẫn đến nhiều sai lầm trong điều trị, chiếm 1/3 số khí máu được cho phân tích.

Những khảo sát này cho thấy sự yếu kém của đội ngũ y bác sĩ nói riêng và cơ sở y tế nói chung, đồng thời cho thấy họ chưa có sự quan tâm đến kết quả đọc khí máu động mạch. Điều này có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe người bệnh.

Do vậy việc thực hiện xét nghiệm, đọc khí máu động mạch là vô cùng cần thiết và cần được làm chính xác.

Chỉ định thực hiện xét nghiệm khí máu động mạch khi nào?

Xét nghiệm lấy khí máu động mạch giúp bác sĩ đánh giá được tình chỉ số pH máu, PaCO2, nồng độ HCO3, độ bão hòa oxy trong máu SaO2,… Nhờ những thông số này mà chúng ta có thể đánh giá được tình trạng oxy hóa, thông khí và mức độ thăng bằng kiềm toan của người bệnh.

Vậy xét nghiệm khí máu động mạch nên bắt đầu từ đâu và chỉ định cho đối tượng nào?

  • Bệnh nhân bị suy hô hấp do bất kỳ nguyên nhân nào (tại phổi hoặc ngoài phổi).
  • Người bị suy thận và mắc bệnh lý ống thận.
  • Bệnh nhân suy tuần hoàn và sốc do nhiều nguyên nhân gây ra.
  • Bệnh nhân bị đái tháo đường nhiễm toan ceton, suy giáp hoặc bệnh vỏ thượng thận.
  • Người bị hôn mê hoặc ngộ độc.
  • Bệnh nhân mắc bệnh tiêu hóa như rò ruột, tiêu chảy, rò túi mật, tụy tạng hoặc bệnh ruột non.
  • Gặp các vấn đề về điện giải như tăng giảm kali máu.
xét nghiệm khí máu động mạch nên bắt đầu từ đâu
Chỉ định xét nghiệm cho những ai bị hôn mê, ngộ độc

Ngoài ra, xét nghiệm cũng được dùng để theo dõi điều trị bệnh nhân thở máy, lọc thận, truyền dịch và truyền máu số lượng lớn, điều trị lợi tiểu, oxy liệu pháp.

Một số thuật ngữ cơ bản khi xét nghiệm khí máu động mạch

Để biết rõ hơn về việc xét nghiệm khí máu động mạch nên bắt đầu từ đâu thì cần nắm rõ các thuật ngữ cơ bản khi thực hiện.

  • Tình trạng toan (Acidosis): Là một tình trạng hay quá trình gây giảm pH nếu như không có đáp ứng thứ phát/bù trừ với các yếu tố gây ra lúc đầu.
  • Toan máu: pH máu < 7,35.
  • Tình trạng kiềm (Alkalosis): Là tình trạng gây tăng pH nếu không có đáp ứng thứ phát với yếu tố gây ra ban đầu.
  • Kiềm máu: pH máu > 7,45.
  • Rối loạn toan kiềm đơn: Chỉ có 1 loại rối loạn tiên phát.
  • Rối loạn toan kiềm hỗn hợp: Là có 2 loại rối loạn tiên phát trở nên xảy ra cùng lúc.

Các chỉ số về kết quả khí máu

Để đánh giá được chính xác kết quả khí máu động mạch, bác sĩ sẽ dựa theo những chỉ số dưới đây.

  • Chỉ số về tình trạng toan kiềm: pH, PaCO2, HCO3.
  • Thông tin  về oxy hóa máu: PaO2, SaO2.

Hướng dẫn quy đổi pH sang chỉ số H+

pH H+
7,7 20
7,5 31
7,4 40
7,3 50
7,1 80
7,0 100
6,8 160

Giá trị bình thường

Bình thường giá trị PaCO2 là 40mmHg và HCO3- là 24 mEq/L, lúc này nồng độ H+ là: 24x(40/24) = 40 nEq/L

Tỷ số PCO2/HCO3-

  • Đây là chỉ số quyết định sự ổn định của nồng độ H+ của dịch ngoại bào. Cũng vì thế nên nó quyết định độ pH của dịch đó.
  • Khi tình trạng rối loạn toan kiềm nguyên phát gây ra sự thay đổi một thành tố của các chỉ số này thì đáp ứng bù trừ cũng sẽ thay đổi phần còn lại để đảm bảo cân bằng.
PCO2/HCO3- là chỉ số quyết định sự ổn định của nồng độ H+ của dịch ngoại bào
PCO2/HCO3- là chỉ số quyết định sự ổn định của nồng độ H+ của dịch ngoại bào

Thay đổi bù trừ

  • Nếu rối loạn nguyên phát là chuyển hóa, tức thay đổi về HCO3- thì đáp ứng bù trừ là hô hấp (thay đổi PCO2) và ngược lại.
  • Hiện tượng bù trừ giúp hạn chế sự thay đổi pH máu nhưng không không ngăn ngừa được sự thay đổi này, nói cách khác bù trừ không có nghĩa là sửa chữa.

Khoảng tham chiếu

Tham số Khoảng tham chiếu Trung vị
Pa 7,35-7,45 7,4
PaCO2 35-45 mmHg 40 mmHg
PaO2 90-100 mmHg >90 mmHg
HCO3- 22-26 mEq/L 24 mEq/L

Diễn giải một số khí máu động mạch

Bên cạnh việc tìm hiểu xét nghiệm khí máu động mạch nên bắt đầu từ đâu thì trong bài viết này chúng tôi sẽ diễn giải một số khí máu động mạch phổ biến.

Trao đổi khí ở phổi

Quá trình trao đổi khí ở phổi chuyển O2 từ khí quyển vào máu và chuyển CO2 từ máu thải qua môi trường. Quá trình này xảy ra giữa phế nang chứa khí và mao mạch (mao quản). Nhờ cấu trúc siêu mỏng và cực gần nên CO2 và O2 dễ dàng khuếch tán qua lại cùng nhau.

Các áp suất riêng phần

Kết quả phân tích khí máu động mạch ở phổi giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả trao đổi khí thông qua số đo áp suất của O2 và CO2 trong máu động mạch, còn gọi là PaO2 và PaCO2.

Theo đó, tất cả các khí khuếch tán từ nơi có áp suất riêng phần cao đến khu vực có áp suất thấp. Ở màng trao đổi, không khí trong phế nang có PO2 cao và PaCO2 thấp hơn trong máu mao mạch. Nhờ đó nên phân tử O2 có thể đi từ phế nang khuếch tán sang máu và CO2 khuếch tán ngược lại cho đến khi cân bằng.

Khử Carbon Dioxide

CO2 bị khuếch tán từ máu vào phế nang với hiệu suất cao nên quá trình khử CO2 thực tế bị giới hạn. Vậy nên PaCO2 phụ thuộc vào thông khí phế nang hay trong thể tích không khí vận chuyển giữa phế nang và không khí bên ngoài theo mỗi phút.

CO2 bị khuếch tán từ máu vào phế nang với hiệu suất cao
CO2 bị khuếch tán từ máu vào phế nang với hiệu suất cao

Quá trình thông khí được điều khiển bởi trung khu hô hấp chứa thụ cảm thể hóa học đặc hiệu nhạy cảm với PaCO2, có liên kết cơ hô hấp. Nếu có bất thường, trung khu hô hấp sẽ điều chỉnh tần số thở và cường độ thở sao cho phù hợp.

Độ bão hòa oxy của hemoglobin hay SO2

  • Nồng độ hemoglobin biểu thị lượng oxy mà máu có thể đủ trọng tải mang theo.
  • SO2 là phần trăm điểm gắn khả dụng của hemoglobin đã được gắn 1 phân tử O2 hay trọng tải oxy đang được sử dụng.

Rối loạn trong trao đổi khí

Rối loạn trong trao đổi khí gồm những trường hợp dưới đây.

Thiếu oxy mô, oxy máu, suy giảm oxy hóa

  • Thiếu oxy mô khi mô không được cung cấp đủ oxy để chuyển hóa hiếu khí và có thể là tình trạng thiếu oxy máu hay nhồi máu. Tình trạng này sẽ thường đi kèm với chuyển hóa nồng độ acid lactic.
  • Thiếu oxy máu gây giảm lượng oxy có trong máu động mạch. Đây là kết quả do giảm oxy hóa, hemoglobin thấp hoặc giảm áp lực giữa oxy và hemoglobin.
  • Suy giảm oxy hóa là tình trạng giảm oxy máu do vận chuyển oxy từ phổi và máu bị suy yếu, thường là do PaO2 thấp.

Suy giảm hô hấp type 1

Đây là tình trạng mà PaO2 thấp, chỉ số PaCO2 bình thường hoặc giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do bất tương xứng trong thông khí, tưới máu và hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nữa.

Nếu bệnh nhân đang được thở O2, chỉ số PaO2 trong khí máu động mạch đôi khi sẽ không thấp hơn giới hạn bình thường. Tuy nhiên nó sẽ thấp ở mức không phù hợp với FiO2 khí cung cấp.

Độ nghiêm trọng của suy hô hấp type 1 phụ thuộc vào mức thiếu oxy máu và cuối cùng là xảy ra thiếu oxy tổ chức. Điều trị bước đầu mục tiêu là giúp PaO2 và SaO2 thỏa đáng với oxy hỗ trợ.

xét nghiệm khí máu động mạch nên bắt đầu từ đâu
Độ nghiêm trọng của suy hô hấp type 1 phụ thuộc vào mức thiếu oxy máu

Suy giảm hô hấp type 2

Đây là tình trạng PaCO2 cao do thông khí phế nang không thỏa đáng. Vì quá trình oxy hóa phụ thuộc vào thông khí nên PaO2 thường thấp hoặc trung bình do đã được thở oxy hỗ trợ.

PaCO2 tăng cấp tính gây ứ đọng acid trong máu và rất nguy hiểm, cần đảo ngược. Tăng CO2 máu mạn tính kèm tăng HCO3- thường xuyên xảy ra.

Cân bằng kiềm toan

Để chuyển hóa tế bào hiệu quả thì nồng độ H+ cần được duy trì trong giới hạn hẹp. Thất bại từ kiểm soát cân bằng pH gây chuyển hóa tế bào không hiệu quả và tử vong người bệnh.

Duy trì cân bằng kiềm toan

  • Cơ chế hô hấp: Phổi có trách nhiệm loại bỏ CO2, nếu quá trình sinh ra CO2 biến đổi, khi cần thiết cơ thể sẽ điều chỉnh hô hấp để tăng giảm nhằm duy trì PaCO2 ở giới hạn bình thường. Phổi đóng vai trò quan trọng trong bài xuất lượng acid nội sinh.
  • Cơ chế thận: Thận thải trừ các acid chuyển hóa, bài tiết H+ vào nước tiểu và tái hấp thu HCO3-. Thận cũng có thể điều chỉnh sự bài tiết H+ và HCO3- để đáp ứng những thay đổi trong sản sinh acid chuyển hóa. Tuy nhiên, thận cũng có vai trò trong việc duy trì nồng độ ổn định của chất điện giải. Vì thế đôi khi các nhiệm vụ có sự xung đột với nhau gây rối loạn kiềm toan hoặc khó khăn khi điều chỉnh.

Duy trì cân bằng kiềm toan

Thường được đánh giá theo phản ứng như sau: H2O + CO2 ↔ H2CO3  ↔ H+ + HCO3-

  • Phương trình cho thấy CO2 khi vào máu trở thành 1 acid. Càng nhiều CO2 vào máu, càng nhiều H2CO3 được tạo thành và phân ly tạo ra H+.
  • Nếu chỉ có CO2 thay đổi sẽ không làm thay đổi pH trừ khi cùng thay đổi HCO3.
Xét nghiệm khí máu động mạch giúp xác định cân bằng kiềm toan
Xét nghiệm khí máu động mạch giúp xác định cân bằng kiềm toan

Rối loạn cân bằng kiềm toan

  • PaCO2 tăng: Toan hô hấp.
  • PaCO2 giảm: Kiềm hô hấp.
  • HCO3 tăng: Kiềm chuyển hóa.
  • HCO3 giảm: Toan chuyển hóa.

Rối loạn kiềm toan hỗn hợp

Khi một rối loạn chuyển hóa nguyên phát và hô hấp nguyên phát xảy ra đồng thời thì đó là rối loạn kiềm toan hỗn hợp. Nếu 2 quá trình này đối nghịch nhau thì kết quả sẽ như rối loạn kiềm toan bù trừ và giảm tối đa biến độ pH.

Tuy nhiên nếu 2 quá trình này cùng làm pH thay đổi theo cùng chiều hướng thì tình trạng máu nhiễm toan, máu nhiễm kiềm rất dễ xảy ra. Cần lưu ý rằng, không phải lúc nào cũng có thể phân biệt 2 quá trình nguyên phát đối nghịch nhau nếu rối loạn được bù trừ.

Nhiễm kiềm chuyển hóa

Nhiễm kiềm không giảm PaCO2 làm tăng pH máu, khi xét nghiệm khí máu có HCO3 tăng và BE tăng. Hô hấp bù trừ có vai trò hạn chế hậu quả của kiềm máu nhưng đôi khi nó bị giới hạn do tránh thiếu oxy máu. Kết quả cho thấy nhiễm toan chuyển hóa tiên phát thường đi kèm với toan máu. Bù từ chuyển hóa trong nhiễm toan hô hấp mạn tính thì không, tự quá trình này đã có hậu quả là nhiễm kiềm máu.

Nhiễm kiềm chuyển hoá có thể bắt đầu bằng việc mất ion H+. Tuy vậy thận sẽ bù trừ tốt để giúp cơ thể đối phó với nguy cơ bị nhiễm kiềm bằng cách tăng thải HCO3. Nguyên nhân thường gặp chủ yếu là do mất ion chlorid, kali, natri hoặc dùng các thuốc lợi tiểu.

Nhiễm toan hô hấp

Nhiễm toan hô hấp là tăng PaCO2 gây giảm pH máu. Bình thường, phổi sẽ tăng thông khí để duy trì PaCO2 bình thường. Vậy nên nhiễm toan hô hấp thường gợi ý đến chức năng thông khí phế nang đã giảm.

  • Nhiễm kiềm hô hấp: Giảm PaCO2 và gây ra bởi tăng thông khí phế nang. Nguyên nhân tiên phát là đau đớn, căng thẳng, khó thở, sốt, giảm oxy máu.
  • Nhiễm toan hô hấp chuyển hóa hỗn hợp: Gây toan máu nặng nề vì có hai quá trình toan hóa mà không có sự bù trừ. Trong lâm sàng, tình trạng này thường do suy giảm thông khí nặng vì PaCO2 tăng đi kèm PaCO2 thấp. Hậu quả là thiếu oxy mô và nhiễm toan lactic.
xét nghiệm khí máu động mạch nên bắt đầu từ đâu
Khó thở có thể là nguyên nhân gây nhiễm toan hô hấp

Hướng dẫn lấy khí máu động mạch chi tiết

Tại các bệnh viện, bác sĩ, y tế sẽ lấy mẫu và phân tích để xác định chính xác tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Trước khi lấy mẫu

  • Xác nhận lại chỉ định lấy khí máu, kiểm tra các chống chỉ định khi thực hiện xét nghiệm này.
  • Ghi lại chi tiết liệu pháp oxy hỗ trợ và liệu pháp hô hấp đang áp dụng.
  • Nếu xét nghiệm là cấp cứu thì đảm bảo không thay đổi liệu pháp oxy hỗ trợ trên bệnh nhân 20 phút trước khi lấy mẫu.
  • Giải thích cho người bệnh mục đích xét nghiệm, trình tự thực hiện, các biến chứng có thể xảy ra.
  • Chuẩn bị dụng cụ gồm kim tiêm, xi lanh, khay quả đậu, bông gòn.
  • Xác định vị trí lấy mẫu: Bắt động mạch quay, động mạch bẹn, động mạch cánh tay. Thường lấy khí máu sẽ ở động mạch quay của tay không thuận.

Cách lấy mẫu tại động mạch quay

  • Làm test allen cải biên để đảm bảo cung động mạch quay đáp ứng tuần hoàn.
  • Đặt tay bệnh nhân sao cho cổ tay ngửa 20-30 độ.
  • Sờ, xác định mạch quay và chọn điểm chọc kim là nơi mạch nảy nhất.
  • Sát trùng vị trí lấy khí máu động mạch bằng bông cồn.
  • Mở heparin trong bơm tiêm.
  • Giữ tay bệnh nhân và tiến mũi kim 1 góc 45 độ, mũi vát hướng lên trên.
  • Khi mũi kim trong lòng mạch sẽ thấy máu nảy theo nhịp trong nòng kim. Lấy ít nhất 3mL máu để làm xét nghiệm.

Sau khi lấy mẫu

  • Rút kim và dùng bông gòn giữ lên vị trí lấy máu trong 5 phút hoặc khi máu hết chảy.
  • Loại bỏ những vật sắc nhọn và nhiễm bẩn theo quy định y tế.
  • Đảm bảo không có bóng khí trong mẫu máu, nếu có thì cần loại bỏ.
  • Mẫu máu thu được nên dùng để phân tích ngay.
  • Nếu lấy máu lần 1 thất bại thì chuyển sang lấy máu ở tay còn lại.
Mẫu máu thu được nên mang đi xét nghiệm ngay
Mẫu máu thu được nên mang đi xét nghiệm ngay

Vì lấy máu động mạch rất đau đớn nên có thể cho người bệnh dùng thuốc tê tại chỗ. Ngoài ra, khi lấy máu lưu ý, nếu máu đỏ thẫm, không nảy theo nhịp mạch thì có thể đây là máu tĩnh mạch.

Trên đây là toàn bộ thông tin về xét nghiệm khí máu động mạch nên bắt đầu từ đâu và các vấn đề liên quan xung quanh nó. Đây là một xét nghiệm vô cùng quan trọng trong y học giúp đánh giá nhiều chỉ số cũng như xác định được nhiều tình trạng sức khỏe. Do đó khi thực hiện cần làm theo đúng các quy chuẩn y tế đã đưa ra.

Bài viết liên quan