Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Tình trạng xẹp đĩa đệm gây ra rất nhiều khó khăn và nhức nhối trong cử động, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng tapchidongy.org đọc thêm những thông tin tình trạng bệnh này trong bài viết ngay sau đây để từ đó có phương án điều trị kịp thời.

Xẹp đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm là mô sụn có tính đàn hồi, căng phồng nằm giữa các đốt sống, có chức năng giảm ma sát, hạn chế bào mòn các đốt sống khi vận động. Cấu trúc của đĩa đệm bao gồm nhân nhầy ở trung tâm, bao xơ bên ngoài và có 90% nước giúp đĩa đệm luôn căng phồng và có tính đàn hồi.

Theo quá trình lão hóa của cơ thể, đĩa đệm bị thoái hóa hoặc mất nước trong thời gian dài khiến bộ phận này bị thu hẹp, xẹp xuống và mất đi độ đàn hồi. Lúc này, các đốt sống bị kéo sát lại với nhau gây ra đau nhức khi cử động.

xep dia dem
Trong quá trình lão hóa, đĩa đệm bị mất nước xẹp xuống và mất độ đàn hồi

Những giai đoạn của xẹp đĩa đệm

Theo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia, xẹp đĩa đệm được chia làm 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn I: Bệnh mới khởi phát, tình trạng bệnh còn nhẹ. Thời điểm này, địa đệm bắt đầu lỏng hơn, mức độ đàn hồi kém hơn, suy giảm chức năng phân tán lực.
  • Giai đoạn II: Tình trạng bệnh biến chuyển nặng hơn. Mức độ khô của các đĩa đệm tăng lên. Chúng bị co rút lại và xẹp xuống khiến các đốt sống đã bị kéo sát vào nhau.
  • Giai đoạn III: Nếu tình trạng bệnh bước vào giai đoạn sẽ trở nên rất khó điều trị dứt điểm. Các đốt xương đã nằm liền với nhau thành một khối và khiến người bệnh đau nhức dữ dội.

Triệu chứng xẹp đĩa đệm

Nguyên nhân chính gây bệnh là do tuổi tác, lão hóa khiến mô sụn bị bào mòn và suy yếu. Ngoài ra, tác nhân còn có thể đến từ chấn thương, khuân vác đồ nặng, thừa cân dẫn đến áp lực lớn lên cột sống khiến đĩa đệm bị chèn ép.

Căn bệnh này thường xảy ra với triệu chứng như:

  • Đau nhức ở vùng thắt lưng thường xảy ra đột ngột. Tần suất đau tăng lên khi cử động, thay đổi tư thế và giảm dần lúc ngồi hoặc nằm nghỉ.
  • Xẹp đĩa đệm gây co cứng khớp vào buổi sáng khiến người bệnh mất thời gian mới cử động lại được bình thường. Tuy nhiên dấu hiệu này thể hiện kém rõ ràng nên cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Xẹp đĩa đệm có nguy hiểm không?

Bệnh này không hề đơn giản và lâu dần trở nên rất khó điều trị nếu không phát hiện và điều trị sớm.

Mặc dù bệnh không trực tiếp đe dọa tính mạng của người bệnh nhưng có thể dẫn tới những biến chứng như:

  • Bệnh diễn ra trong thời gian dài sẽ chuyển thành bệnh lý thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm.
  • Phá hủy cấu trúc đĩa đệm, kéo các đốt sống sát vào nhau gây chèn ép dây thần kinh, khiến đau nhức dữ dội.
  • Đĩa đệm không hồi phục được như lúc đầu, dẫn đến các khớp xương bị suy yếu, nguy cơ tàn phế và bại liệt.

xep dia dem
Bệnh kéo dài sẽ chuyển thành thoát vị đĩa đệm

Lưu ý để phòng ngừa xẹp đĩa đệm

Mọi người cần lưu ý một vài điểm sau để có thể phòng tránh và giảm nguy cơ biến chứng bệnh xẹp đĩa đệm:

  • Lối sống, sinh hoạt lành mạnh giúp làm chậm quá trình lão hóa. Dành thời gian nghỉ ngơi để tái tạo các tế bào bị tổn thương, hạn chế chất kích thích, đồ uống có cồn.
  • Chế độ dinh dưỡng bổ sung chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin, khoáng chất, canxi…
  • Kiểm soát cân nặng để tránh tăng trọng lượng chèn ép lên cột sống.
  • Hạn chế bê vác đồ nặng, giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao giúp cơ khớp linh hoạt, tăng cường sức khỏe tổng thể.

Cách điều trị xẹp đĩa đệm

Hiện nay, có nhiều cách điều trị bệnh xẹp đĩa đệm. Tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp chữa mà bạn đọc có thể tham khảo:

Bài thuốc dân gian

Những bài thuốc dân gian là cách sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, dễ tìm, có thể tự làm ở nhà. Tuy nhiên cách này chỉ có thể hỗ trợ giảm đau, không chữa dứt điểm hoàn toàn vì thế người bệnh cần kết hợp thêm các phương pháp ăn bổ sung chất hoặc tham vấn ý kiến từ bác sĩ.

Bài thuốc từ lá ngải cứu

  • Chuẩn bị: Một nắm lá ngải cứu tươi và muối trắng
  • Cách làm: Rửa sạch lá ngải cứu rồi sao vàng cùng với chút muối trắng. Nguyên liệu thu được cho vào vải sạch để chườm lên vùng xương bị đau nhức giúp giảm đau, điều hòa khí huyết.

Bài thuốc từ lá xương rồng

  • Chuẩn bị: Khoảng 3 lá xương rồng, loại bỏ gai và muối trắng.
  • Cách làm: Rửa sạch lá xương rồng, ngâm vào muối loãng trong 5 phút. Sau đó nướng nóng đều 2 mặt rồi đắp lên vùng đau.

Bài thuốc từ vỏ bưởi

  • Chuẩn bị: 1 vỏ quả bưởi khô, chanh phơi khô (1kg), ngải cứu khô (200g), đường phèn (200g), rượu trắng (2 lít).
  • Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu vào trong bình thủy tinh đậy nắp kín ngâm từ 1 - 2 tháng. Sau đó sử dụng 2 lần/ngày, mỗi lần dùng 1 ly nhỏ.

xep dia dem
Chữa xẹp đĩa đệm từ vỏ bưởi

Thuốc Tây Y

Người bệnh có thể dùng kết hợp những bài thuốc dân gian và một số thuốc Tây Y theo chỉ định của bác sĩ để thúc đẩy nhanh quá trình điều trị. Bác sĩ thường kê đơn dựa trên một số nhóm thuốc như:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Acetaminophen...
  • Nhóm NSAID (chống viêm không steroid): Aspirin, Meloxicam, Ibuprofen,...
  • Thuốc giãn cơ: Eperisone, Cyclobenzaprine, Carisoprodol.
  • Hỗ trợ xương khớp: Bisphosphonate

Thuốc Tây giúp giảm nhanh đau nhức, kiểm soát được các triệu chứng bệnh tuy nhiên để lại nhiều tác dụng phụ đối với người bệnh. Vì thế, người dùng cần tuân thủ theo đúng liều lượng do bác sĩ kê, không tự ý điều chỉnh, không lạm dụng thuốc.

xep dia dem
Thuốc Tây giúp giảm nhanh đau nhức, kiểm soát được các triệu chứng bệnh

Thuốc Đông Y

Trường hợp người bệnh lo lắng về ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc Tây có thể cân nhắc đến việc sử dụng Đông Y để điều trị bệnh. Theo Y học cổ truyền, phương pháp điều trị tập trung khắc phục tận gốc căn nguyên của bệnh, bồi bổ khí huyết, nâng cao sức khỏe toàn diện.

Chữa xẹp đĩa đệm bằng Đông Y được đánh giá rất an toàn và lành tính do nguyên liệu sử dụng hoàn toàn là dược liệu trong thiên nhiên, được bào chế đảm bảo giữ lại toàn bộ dược tính của thuốc. Tuy nhiên, tính tương thích của các loại dược liệu phụ thuộc vào cơ địa từng người nên kết quả điều trị có thể khác nhau. Ngoài ra, người bệnh cần rất kiên nhẫn khi dùng thuốc, cần một khoảng thời gian để thấy hiệu quả.

Vật lý trị liệu

Đây là phương pháp sử dụng tác động vật lý để khắc phục triệu chứng bệnh. Trong trường hợp bệnh mới khởi phát, vật lý trị liệu có thể coi là biện pháp điều trị không cần dùng thuốc. Khi bệnh phát triển, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân kết hợp song song vật lý trị liệu và thuốc để hiệu quả nhanh chóng.

Các bài tập vật lý trị liệu không chỉ giảm đau mà còn cải thiện khả năng vận động, hạn chế co cứng khớp, tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai linh hoạt của cơ xương khớp. Ngoài ra, cách này kích thích sản sinh chất nhầy ở mô sụn, kéo giãn cột sống giúp giảm ma sát và áp lực lên đĩa đệm.

Phẫu thuật

Các phương pháp phẫu thuật chỉ được thực hiện dưới yêu cầu và chỉ định từ bác sĩ khi các phương pháp bảo tồn không hiệu quả. Bác sĩ sẽ đề nghị kỹ thuật phẫu thuật dựa trên mức độ và tình trạng, nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân lưu ý nên đến các cơ sở bệnh viện uy tín để được tư vấn chi tiết phương pháp sử dụng phẫu thuật.

xep dia dem
Phẫu thuật chỉ được thực hiện dưới yêu cầu của bác sĩ khi bệnh chuyển biến nặng

Qua bài viết, tapchidongy.org đã chia sẻ một số thông tin xoay quanh bệnh xẹp đĩa đệm. Hy vọng những thông tin này thực sự hữu ích với các bạn. Chúng ta có thể thấy, căn bệnh này nếu không sớm kiểm soát có thể dẫn đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Vì vậy, khi phát hiện những triệu chứng bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị sớm. Cám ơn các bạn đã theo dõi.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Xẹp Đĩa Đệm bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan