Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm tai giữa ở trẻ em bao lâu thì khỏi là câu hỏi được bậc cha mẹ hết sức quan tâm. Bởi không chỉ gây đau đớn cho bé, bệnh này nếu không được chữa trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm đáp án cho câu hỏi viêm tai giữa trẻ em bao lâu thì khỏi và cách chữa dứt điểm căn bệnh này.

Viêm tai giữa ở trẻ em bao lâu thì khỏi và cách chữa bệnh dứt điểm
Viêm tai giữa ở trẻ em bao lâu thì khỏi và cách chữa bệnh dứt điểm

Giải đáp viêm tai giữa ở trẻ em bao lâu thì khỏi?

Với những trẻ dưới 5 tuổi, viêm tai giữa không còn là căn bệnh quá xa lạ. Chính vì vậy, câu hỏi viêm tai giữa ở trẻ bao lâu thì khỏi được nhiều bà mẹ tìm hiểu. Trong trường hợp bệnh mới khởi phát, các triệu chứng viêm tai giữa sẽ giảm sau 2 đến 3 ngày. Sau thời gian này mà tình trạng bệnh không cải thiện, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám. 

Nếu phải dùng thuốc kháng sinh, liều lượng có thể kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Tuy vậy với những trẻ bị viêm tai giữa mãn tính, thời gian điều trị bệnh có thể kéo dài từ 6 đến 12 tuần. Chính vì vậy, càng sớm nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân, việc điều trị càng dễ dàng, nhanh chóng.

Khi mắc bệnh, trẻ sẽ gặp tình trạng ứ dịch dạng lỏng hoặc keo ở vùng tai giữa. Những triệu chứng khi trẻ bị bệnh có thể kể đến như:

  • Trẻ phát sốt từ 39 đến 40 độ. Nếu trẻ đã lớn sẽ kêu đau tai, còn trẻ nhỏ thì thường lấy tay dụi vào tai, lắc đầu và khó chịu khi nằm xuống.
  • Trẻ kém ăn, nôn trớ, co giật, bỏ bú, quấy khóc nhiều…
  • Trẻ đi ngoài phân lỏng, rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài…
  • Sau khoảng 2 – 3 ngày, tai trẻ xuất hiện dịch mủ. Lúc này trẻ sẽ đỡ sốt và bớt quấy khóc.
  • Các mảng dịch và mủ bắt đầu đóng vảy xung quanh tai. Dẫn đến việc  trẻ thường xuyên mất thăng bằng và nghiêng đầu qua một bên.      
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ có nhiều biểu hiện như sốt, đau tai,...
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ có nhiều biểu hiện như sốt, đau tai,…

Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân gây viêm tai giữa là do vi khuẩn và virus. Trẻ dễ mắc bệnh này là do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng kém. Ngoài ra, vòi Eustache thông từ mũi sang tai của trẻ rất ngắn. Khi trẻ nằm nghiêng, vi khuẩn từ họng hoặc mũi rất dễ xâm nhập vào khoang tai giữa. 

Bên cạnh đó, nếu trẻ bị cảm, các chất dịch nhầy sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Như vậy, chẳng mấy chốc mà tai giữa sẽ hình thành mủ và dịch nhầy.

Cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ em nhanh dứt điểm

Sau khi biết viêm tai giữa ở trẻ em bao lâu thì khỏi, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về cách trị bệnh này cho trẻ. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, mỗi trẻ sẽ có phác đồ khác nhau. Dưới đây là một số cách điều trị viêm tai giữa cho bé nhanh khỏi.

Trị bệnh viêm tai giữa cho trẻ bằng Tây y

Như đã nói ở phần trước đó, các triệu chứng của bệnh sẽ giảm từ 24 đến 48 tiếng đầu. Do đó trong thời gian này, mẹ không nên dùng thuốc kháng sinh cho trẻ. Nếu sau đó, trẻ vẫn còn đau và nóng sốt, bác sĩ mới dùng thuốc kháng sinh cho bệnh nhi.

Thuốc kháng sinh có tác dụng giảm đau cho trẻ và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn. Bên cạnh đó là hàn gắn những tổn thương và hồi phục thính lực. Có nhiều nhóm kháng sinh được sử dụng để chữa viêm tai giữa cho trẻ. Trong đó có thể kể đến như: nhóm beta – lactam, quinolon, macrolid, aminoglycoside…

Trị bệnh viêm tai giữa cho trẻ bằng Tây y
Trị bệnh viêm tai giữa cho trẻ bằng Tây y

Trẻ cũng có thể được sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt. Phổ biến nhất là Acetaminophen hoặc Ibuprofen. Lưu ý rằng, Ibuprofen chỉ được dùng cho những trẻ trên 6 tháng tuổi, có tác dụng trong 6 tiếng. Trong khi đó, thuốc Acetaminophen có tác dụng trong 4 tiếng.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc nhỏ tai và nhỏ mũi để sát khuẩn, giảm đau cho con. 

Khi sử dụng thuốc tây cho bé, cha mẹ nên đặc biệt chú ý đến biểu hiện của con. Nếu có dấu hiệu bất thường, phụ huynh nên đưa con đến cơ quan y tế gần nhất.

Sử dụng ống thông màng nhĩ

Đối với những trẻ bị ít nhất 3 lần viêm tai giữa trong nửa năm hoặc 4 lần nhiễm trùng trong 1 năm, cha mẹ có thể tham khảo cách đặt ống thông hơi vào màng nhĩ. Phương pháp này còn được gọi là Ear Tubes, được sử dụng rộng rãi ở các nước Hàn, Nhật, Mỹ… nên chúng ta có thể hoàn toàn an tâm về mức độ an toàn của nó.

Sử dụng ống thông màng nhĩ là phương pháp chữa viêm tai giữa cho bé
Sử dụng ống thông màng nhĩ là phương pháp chữa viêm tai giữa cho bé

Ống thông hơi có kích thước nhỏ, chỉ bằng hạt gạo. Chúng có tác dụng cân bằng áp suất không khí trong tai và giúp các chất lỏng bị mắc kẹt trong tai có thể dễ dàng thoát ra ngoài. Sau 18 tháng, ống này sẽ tự rụng. Tuy vậy, chi phí của phương pháp đặt ống thông màng nhĩ là không hề rẻ. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và suy nghĩ kỹ trước khi quyết định.

Dùng phương pháp Đông y chữa viêm tai giữa cho trẻ

Nếu lo ngại thuốc kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, bạn có thể cân nhắc đến Đông y. Với những phương pháp này, viêm tai giữa ở trẻ em bao lâu thì khỏi sẽ không còn là câu hỏi hóc búa.

Chữa viêm tai giữa bằng Đông y không chỉ giúp trẻ giảm nhanh triệu chứng mà còn trị dứt nguyên căn. Phương pháp này cũng an toàn và ít tác dụng phụ. Tùy vào tình trạng bệnh của trẻ mà Đông y sẽ có cách điều trị bệnh khác nhau:

  • Viêm tai giữa cấp tính: Đây là thể bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Bạn có thể áp dụng bài thuốc Long đởm tả can thang gia giảm hoặc Sài hồ thanh can thang gia giảm. Khi kết hợp với châm cứu huyệt thính cung, ế phong, hợp cốc, phong trì có thể giải ứ trệ vùng tai giữa và giảm đau.
  • Viêm tai giữa mạn tính: Sẽ có hai thể mà trẻ nhỏ thường mắc phải. Ở giai đoạn đầu, trẻ sẽ gặp can kinh thấp nhiệt. Cách điều trị thể này tương tự như viêm tai giữa cấp tính. Thể còn lại là tỳ hư thấp nhiệt. Chúng ta sẽ dùng bài thuốc Thanh tỳ thang gia giảm để điều trị.
Dùng phương pháp Đông y chữa viêm tai giữa cho trẻ
Dùng phương pháp Đông y chữa viêm tai giữa cho trẻ

Những nhóm thực phẩm cần kiêng cữ cho bé mắc viêm tai giữa

Bên cạnh những dưỡng chất kể trên, bạn cũng nên cho bé kiêng một số nhóm thực phẩm. Có thể kể đến như: 

  • Thực phẩm gây dị ứng: Hải sản, ngô, trứng, đậu nành… có thể khiến bệnh diễn biến theo chiều hướng tiêu cực.
  • Nhóm đồ ăn gây viêm: Đây là nguyên nhân chính kích thích quá trình tạo mủ. Những thực phẩm bạn nên hạn chế như: đồ nếp, hải sản, đồ ăn cay nóng… Đặc biệt, những gia vị như mù tạt, ớt tiêu có thể gây đau nhức, suy giảm thính giác
  • Thực phẩm sấy khô: Chuối sấy, khoai sấy, mít sấy, cam thảo… có thể khiến loa tai bị tổn thương. Bên cạnh đó nếu ăn quá nhiều, có thể bé sẽ bị choáng váng đầu óc. 
  • Nhóm thực phẩm tăng đường huyết: Nếu nạp quá nhiều đường, cơ thể sẽ giải phóng insulin vượt ngưỡng bình thường. Từ đó dẫn đến tình trạng chóng mặt, ù tai.

Chữa viêm tai giữa cho trẻ bằng cách bổ sung dưỡng chất

Hai phương pháp Tây y và Đông y có thể giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi viêm tai giữa ở trẻ em bao lâu thì khỏi. Bên cạnh đó, chất dinh dưỡng chính là yếu tố giúp con tăng sức đề kháng. Với những bé bị viêm tai giữa, bạn nên bổ sung những dưỡng chất sau:

  • Bổ sung probiotic: Lợi khuẩn vốn rất cần thiết cho cơ thể trẻ nhỏ. Chất này giúp trẻ tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch. Các mẹ có thể bổ sung Probiotic cho bé qua các thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm lên men như: nấm sữa kefir, sữa chua, kombucha…
  • Bổ sung vitamin C: Vitamin C là dưỡng chất hết sức cần thiết với trẻ. Đối với những bé từ 6 đến 12 tuổi, bạn có thể cho bé dùng 500mg vitamin C, 2 lần/ngày. Điều này vừa giúp con giảm viêm, vừa tăng cường miễn dịch.
  • Bổ sung kẽm: Với những trẻ trên 2 tuổi, bạn có thể cho bé dùng 10mg kẽm, 2 lần/ngày. Điều này sẽ giúp bé tăng chức năng miễn dịch và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.
  • Bổ sung vitamin D3: Đối với trẻ từ 2 – 12 tuổi, bạn có thể cho con dùng 00 – 2.000IU vitamin D3/ngày để giúp bé tăng cường sức đề kháng.
  • Mullein: Dầu mullein có thể dùng để chữa viêm tai giữa hiệu quả. Bạn có thể lấy một miếng bông y tế thấm dầu mullein rồi xoa vào bên trong tai. Như vậy, các triệu chứng của bệnh sẽ được đẩy lùi.
  • Tinh dầu: Để giảm đau và chữa các bệnh viêm tai, bạn có thể pha loãng vài giọt tinh dầu húng quế hoặc tỏi với vài giọt nước rồi thoa sau tai cho bé.
  • Chườm ấm: Nếu trẻ quá đau, mẹ có thể dùng khăn ấm chườm lên tai để giảm đau cho con.
Bổ sung dưỡng chất cho bé bị viêm tai giữa
Bổ sung vitamin C cho bé bị bệnh viêm tai giữa

Những mẹo dân gian chữa bệnh viêm tai giữa cực hay cho trẻ

Ngoài việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết, bạn cũng có thể sử dụng các mẹo dân gian để chữa bệnh cho trẻ như:

  • Lá mơ lông: Bạn lấy một lá mơ lông đem rửa sạch, sau đó hơ lửa cho mềm. Sau khi lá mềm, bạn đem lá cuốn thành dạng điếu rồi đút vào tai trẻ trong 10 phút. Ngày làm cách này từ 1 – 2 lần. Đơn giản hơn, bạn có thể vò nát lá rồi cho vào gạc sạch, nhét vào tai và rồi để qua đêm.
  • Lá hẹ: Lấy khoảng 50gr lá hẹ đem rửa sạch rồi ngâm nước muối. Sau khi để ráo nước, bạn đem giã nhuyễn, lọc lấy nước. Dùng nước này nhỏ vào tai bé, ngày 2-3 lần, lần 2-3 giọt.
  • Chữa bệnh viêm tai giữa bằng tỏi: Bạn lấy một tép tỏi ép lấy cốt. Lấy cốt này pha với 5ml nước muối sinh lý. Sau đó bạn dùng hỗn hợp này nhỏ vào tai trẻ, mỗi lần 1-2 giọt, ngày 2 lần.
  • Lá diếp cá: Bạn đem một nắm lá diếp cá rửa sạch, ngâm nước muối rồi để ráo, giã nhuyễn và lọc lấy nước. Dùng nước này nhỏ 2-3 giọt vào tai, ngày 2 – 3 lần.

Tuy vậy, mẹo dân gian chỉ được người xưa truyền tai nhau. Chúng không có cơ sở khoa học. Do đó nếu muốn áp dụng những phương pháp này cho bé, bạn cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ.

Đến đây, có lẽ bạn đọc đã trả lời được câu hỏi viêm tai giữa ở trẻ em bao lâu thì khỏi. Để giúp con khỏe mạnh nhanh chóng, bạn nên đưa bé đến cơ quan y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Viêm tai giữa là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh với các triệu chứng điển hình như đau nhức tai, giảm thính giác… Vậy viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị hiệu quả? Đây là những băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ. Do đó, nếu muốn...
Các bài thuốc dân gian chữa viêm tai giữa đã, đang được truyền tai nhau bởi sự lành tính, hiệu quả. Trong đó, chữa viêm tai giữa bằng lá bàng là một trong những cách dễ thực hiện tại nhà, không tốn chi phí. Vậy phương pháp này có thực sự hiệu quả hay không, hãy theo dõi những chia...
Viêm tai giữa có nên chích mủ không là nỗi lo của nhiều người bệnh, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con nhỏ. Vậy khi nào nên đi chích và liệu có hệ lụy gì xảy ra không? Bác sĩ chuyên khoa sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc này trong bài viết dưới đây. Giải đáp...
Viêm tai giữa điều trị bao lâu là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi bệnh viêm tai giữa nếu không chữa sớm và dứt điểm có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng bài viết hôm nay tìm hiểu về viêm tai giữa và cách điều trị như thế nào để có...
Viêm tai giữa là căn bệnh chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như thủng màng nhĩ, áp xe não, giảm thính giác… Vậy trẻ bị viêm tai giữa có sốt không? Cha mẹ cần làm gì để điều trị bệnh hiệu quả? Hãy cùng theo dõi...
Viêm tai giữa là căn bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ. Thế nhưng người trưởng thành cũng có thể mắc bệnh này. Do đó câu hỏi viêm tai giữa ở người lớn có nguy hiểm không được rất nhiều người quan tâm. Để có được câu trả lời đầy đủ nhất, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây...
Viêm tai giữa có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Một trong những triệu chứng thường thấy của bệnh viêm tai giữa là sốt cao. Vậy viêm tai giữa sốt mấy ngày và những triệu chứng khác của bệnh là gì? Tìm hiểu chi tiết ngay qua các thông...
Viêm tai giữa có rất nhiều dạng khác nhau, trong đó viêm tai giữa ứ dịch khó phát hiện hơn, nhất là ở trẻ nhỏ do bệnh âm ỉ, không có triệu chứng viêm cấp, dịch tai ứ đọng không chảy ra ngoài. Vậy viêm tai giữa ứ dịch bao lâu thì khỏi? Cách điều trị và chăm sóc như...
Bài viết liên quan