Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm tai giữa cấp là một bệnh thuộc viêm tai giữa, gây ảnh hưởng trực tiếp tới thính giác, làm giảm khả năng nghe và khiến tai bị đau. Tình trạng bệnh kéo dài sẽ dẫn đến xuất hiện mủ, gây nhiễm trùng trong tai. Chính vì vậy, chúng ta cần nhận biết sớm các triệu chứng để có biện pháp chữa trị kịp thời. 

Viêm tai giữa cấp là gì? Cách phân loại

Bệnh viêm tai giữa cấp thường gặp nhiều nhất ở trẻ em, là tình trạng nhiễm trùng tai giữa bao gồm toàn bộ phần màng nhĩ và hòm nhĩ. Bệnh thường diễn biến trong vòng 3 tuần với các triệu chứng như: Sốt, đau tai đột ngột, chảy dịch tai, gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt thường ngày.

viem-tai-giua-cap
Bệnh viêm tai giữa cấp tính gây ảnh hưởng tới thính lực

Theo các chuyên gia, bệnh viêm tai có thể được phân loại như sau:

  • Viêm tai giữa cấp mủ: Tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có những biểu hiện và diễn biến khác nhau.
  • Viêm tai cấp tính xuất tiết dịch thấm: Đối tượng mắc bệnh có thể cả người lớn và trẻ em. Nguyên nhân do thay đổi áp lực không khí, do cơ địa hoặc các chứng dị ứng vùng mũi, họng.
  • Viêm tai cấp tính xung huyết: Tên gọi khác là viêm tai giữa cấp tính xuất huyết tiết dịch, do triệu chứng không rõ rệt nên viêm tai cấp tính xung huyết dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm đường hô hấp.

Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần chủ động tìm kiếm các thông tin liên quan để kịp thời phát hiện và điều trị sớm nhất.

Dấu hiệu của viêm tai giữa cấp

Tuỳ thuộc vào độ tuổi cũng như từng giai đoạn thì dấu hiệu bệnh lý sẽ biểu hiện khác nhau. Cụ thể có chia như sau:

  • Dấu hiệu viêm tai giữa cấp mủ: Ở giai đoạn nhẹ sẽ có hiện tượng chảy nước mũi, ngạt mũi, sốt cao. Nặng hơn có thể co giật, nghe kém, điếc… Tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến viêm tai xương chũm, viêm màng não, viêm tai trong… Vì vậy, bạn hãy theo dõi và phát hiện kịp thời, tránh tình trạng chuyển biến xấu.
  • Dấu hiệu viêm tai giữa cấp tính xuất tiết dịch thấm: Nghe kém, thường xuyên nghe thấy tiếng vang trong đầu, ù tai liên tục gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
  • Dấu hiệu viêm tai giữa cấp tính xung huyết: Dễ bị nhầm lẫn bởi những triệu chứng của viêm đường hô hấp cấp. Các dấu hiệu cơ bản như ù tai, giảm dần thính lực, đau nhói trong tai, đau sâu trong ống tai và lan xuống hàm dưới.

Các dấu hiệu trên sẽ thay đổi phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như cơ địa của từng người. Vì vậy khi có các biểu hiện tương tự, người bệnh nên tới cơ sở y tế để khám chữa kịp thời.

Triệu chứng ở trẻ em

Do biểu hiện lâm sàng của bệnh không rõ rệt, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi thường chỉ biểu hiện quấy khóc, biếng ăn, bỏ bữa... Với trẻ dưới 6 tuổi sẽ đi kèm một số biểu hiện như sốt, hay kéo vành tai, dụi tai nên dễ bị phụ huynh lầm tưởng thành các triệu chứng của bệnh cảm cúm, viêm amidan.

viem-tai-giua-cap
Phụ huynh cần theo dõi trẻ để phát hiện các triệu chứng bệnh sớm nhất

Trong thực tế, những trẻ mắc bệnh thường có biểu hiện như: Thường sốt cao từ 39 - 40 độ C, sổ mũi, viêm mũi, viêm xoang. Trẻ sẽ bị rối loạn tiêu hoá, phân lỏng, phản ứng chậm với âm thanh, hành động kéo tai hoặc dụi tai thường xuyên.

Các dấu hiệu trên nếu kéo dài trong 3 tháng, không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tới thính giác và còn nguy hiểm tới sức khoẻ của người bệnh.

Triệu chứng ở người lớn

Ngoài những triệu chứng như ở trẻ nhỏ, người lớn khi mắc bệnh viêm tai giữa cấp tính  còn có thêm một số biểu hiện:

  • Đau nhức tai, nhói sâu trong tai theo từng cơn.
  • Hay bị ù tai, thính lực giảm.
  • Dễ có cảm giác buồn nôn.
  • Sốt cao kéo dài, cơ thể mệt mỏi kèm theo một số dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp.

Những dấu hiệu này khiến bạn không thể tập trung làm việc, học tập… nên cần khám chữa kịp thời và thực hiện phác đồ điều trị viêm tai giữa cấp theo chỉ định của bác sĩ.

Nguyên nhân bệnh viêm tai giữa cấp

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến chứng bệnh này đó là do sự xâm nhập và phát triển của vi rút, vi khuẩn theo đường vòi nhĩ gây tắc ống eustachian. Và các bệnh về đường hô hấp như viêm họng cấp, viêm amidan, viêm mũi…

viem-tai-giua-cap
Người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc viêm tai giữa cấp

Ngoài những nguyên nhân chính đã kể trên, một số nguyên nhân khách quan dưới đây cũng khiến tỷ lệ mắc viêm tai giữa cao hơn đó là:

  • Do dị tật: Những người có tiền sử chấn thương gây thủng màng nhĩ, hoặc những trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn toàn ống eustachian tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn.
  • Ô nhiễm môi trường sống: Chất lượng không khí cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ mắc bệnh. Ngoài ra, khói thuốc lá cũng là tác nhân khiến cả trẻ em và người lớn mắc bệnh viêm tai giữa cấp.
  • Ảnh hưởng của thời tiết: Đặc điểm khí hậu miền Bắc thường lạnh, khô, đặc biệt sự thay đổi thời tiết đột ngột khiến cơ thể không kịp thích ứng.

Đối tượng dễ mắc viêm tai giữa cấp

Người có nguy cơ mắc bệnh thường có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu nên khả năng bị vi khuẩn, vi rút tấn công cũng tăng lên. Chính vì vậy mà đối tượng dễ mắc bệnh đa phần là trẻ nhỏ.

Theo một thống kê của PGS.TS Lâm Huyền Trân cho biết: “Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi có nguy cơ mắc viêm tai giữa cấp cao nhất. Có hơn 50% trẻ dưới 1 tuổi bị viêm tai giữa cấp ít nhất 1 lần. 90% trẻ em tại Việt Nam bị viêm tai giữa trong quá trình phát triển

viem-tai-giua-cap
Tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi mắc viêm tai cao hơn các lứa tuổi khác

Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh lý ở trẻ cao hơn, nhưng vẫn có những trường hợp viêm tai giữa cấp xuất hiện ở người lớn cụ thể như:

  • Cơ địa nhạy cảm: Đối tượng này dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp do cơ thể không kịp thích ứng với sự thay đổi thời tiết đột ngột.
  • Phụ nữ mang thai: Do trong quá trình mang thai cơ thể phụ nữ sẽ có những thay đổi đáng kể, dẫn đến khả năng hệ miễn dịch bị suy giảm.
  • Người cao tuổi: Tuổi tác càng lớn thì sức đề kháng càng suy yếu, chính điều đó đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

Ở những giai đoạn đầu, dấu hiệu viêm tai giữa cấp chưa rõ ràng, vì vậy mà nhiều người đã bỏ qua giai đoạn vàng để điều trị, dẫn đến tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nếu có bất cứ triệu chứng nào của bệnh, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Cách điều trị viêm tai giữa cấp

Phụ thuộc vào tình trạng của bệnh, các bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường với những triệu chứng nhẹ có thể sử dụng kháng sinh.

viem-tai-giua-cap
Sử dụng kháng sinh giúp điều trị bệnh ở giai đoạn nhẹ

Đối với trẻ dưới 2 tuổi: Thuốc kháng sinh sử dụng cần có sự chỉ định của bác sĩ để phù hợp với cơ địa của từng bé. Nếu xuất hiện tình trạng nôn mửa, sốt cao thì kháng sinh sẽ không đem lại hiệu quả.

Đối với trẻ dưới 6 tuổi: Có thể sử dụng thuốc kháng sinh liều thấp (80 - 100g/ kg chia làm 3 liều trong 5 ngày), nhóm beta-lactam, nhóm macrolid, nhóm quinolon sẽ giúp tình trạng bệnh thuyên giảm.

Cần lưu ý, không sử dụng các loại thuốc dễ gây kích ứng cho trẻ, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia trước khi sử dụng. Nếu tình trạng không cải thiện hãy đưa trẻ tới khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế sớm nhất.

Bài thuốc Đông y chữa bệnh đơn giản

Ưu điểm của các bài thuốc Đông y đó là sử dụng nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, đem lại hiệu quả tốt với các trường hợp bệnh nhẹ. Một số bài thuốc đơn giản có thể tham khảo như sau:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 12g long đờm thảo, hoàng cầm, sài hồ, ngưu bàng tử, chi tử cùng 20g kim ngân hoa. Sắc cùng 500ml dùng liên tục trong vòng 1 tháng.
  • Bài thuốc 2: Sắc các loại dược liệu gồm ý dĩ, chi tử, ngưu bàng, long đờm thảo, mộc thông, hoàng cầm mỗi loại 12g. Cùng 6g bạc hàng, xương hồ, thuyền thoái, 16g sinh địa đun cho tới khi sôi, uống thay trà mỗi ngày.

Bên cạnh các bài thuốc, người bệnh có thể tìm tới biện pháp châm cứu để điều trị. Trong đó các huyệt vị mang lại hiệu quả như huyệt thính cung, ế phong, hợp cốc, phong trì... Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp Đông y trong việc điều trị cần sự kiên trì thực hiện trong thời gian dài để có hiệu quả tốt nhất, tránh tái phát.

Chế độ ăn dành cho trẻ đang trong quá trình điều trị bệnh

Trong quá trình điều trị bệnh, hẳn không ít bậc phụ huynh quan tâm đến chế độ ăn uống dành cho trẻ. Để vừa có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ cũng như không làm ảnh hưởng tới phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định.

viem-tai-giua-cap
Bổ sung dinh dưỡng phù hợp trong quá trình điều trị

Đầu tiên cần lưu ý bổ sung các thực phẩm giàu Omega 3 và i - ốt như các loại cá, thực phẩm nhiều chất xơ và giàu vitamin C để tăng khả năng miễn dịch, phục hồi vết thương. Hạn chế các thức ăn cứng và dai bởi sẽ khiến khớp hàm phải hoạt động liên tục. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường. Luôn đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng.

Viêm tai giữa cấp không đáng ngại nếu được phát hiện đúng lúc và điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết sẽ phần nào cung cấp được thông tin hữu ích cho những ai đang gặp vấn đề trên. Hãy bổ sung kiến thức về bệnh ngay từ hôm nay để hạn chế tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nhỏ.

Câu hỏi thường gặp
Viêm tai giữa ở trẻ em bao lâu thì khỏi là câu hỏi được bậc cha mẹ hết sức quan tâm. Bởi không chỉ gây đau đớn cho bé, bệnh này nếu không được chữa trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm đáp án cho câu hỏi viêm...
Viêm tai giữa có rất nhiều dạng khác nhau, trong đó viêm tai giữa ứ dịch khó phát hiện hơn, nhất là ở trẻ nhỏ do bệnh âm ỉ, không có triệu chứng viêm cấp, dịch tai ứ đọng không chảy ra ngoài. Vậy viêm tai giữa ứ dịch bao lâu thì khỏi? Cách điều trị và chăm sóc như...
Viêm tai giữa là căn bệnh chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như thủng màng nhĩ, áp xe não, giảm thính giác… Vậy trẻ bị viêm tai giữa có sốt không? Cha mẹ cần làm gì để điều trị bệnh hiệu quả? Hãy cùng theo dõi...
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ. Có rất nhiều thông tin về việc rửa mũi là nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc rửa mũi có bị viêm tai giữa hay không cũng như hướng dẫn cách vệ sinh  đúng cho...
Bệnh viêm tai giữa mãn tính ở người lớn là tình trạng tổn thương ống tai kéo dài và tái phát nhiều lần. Bệnh không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tính mạng con người. Theo đó, để viêm tai giữa mãn tính ở người lớn được điều trị dứt điểm trước hết bạn...
Viêm tai giữa là căn bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ. Thế nhưng người trưởng thành cũng có thể mắc bệnh này. Do đó câu hỏi viêm tai giữa ở người lớn có nguy hiểm không được rất nhiều người quan tâm. Để có được câu trả lời đầy đủ nhất, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây...
Viêm tai giữa có nên chích mủ không là nỗi lo của nhiều người bệnh, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con nhỏ. Vậy khi nào nên đi chích và liệu có hệ lụy gì xảy ra không? Bác sĩ chuyên khoa sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc này trong bài viết dưới đây. Giải đáp...
Khám viêm tai giữa cho trẻ ở đâu an toàn, hiệu quả? Là câu hỏi khiến nhiều cha mẹ phải đau đầu khi nhắc đến. Bởi, hiện nay có quá nhiều cơ sở y tế trong khi không phải địa chỉ nào cũng đảm bảo chất lượng, an toàn. Hiểu được lo lắng của đông đảo các bậc phụ huynh,...
Chữa viêm tai giữa bằng cloxit là một phương pháp điều trị viêm tai giữa tại nhà được rất nhiều người áp dụng thời gian gần đây. Thực tế thì cách làm này có thực sự hiệu quả? Nếu chữa trị thì người bệnh nên sử dụng như thế nào là tốt nhất? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn...
Viêm tai giữa điều trị bao lâu là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi bệnh viêm tai giữa nếu không chữa sớm và dứt điểm có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng bài viết hôm nay tìm hiểu về viêm tai giữa và cách điều trị như thế nào để có...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Tai Giữa Cấp bằng YHCT


Bài viết liên quan