Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Bác sĩ CKI Đỗ Thanh Hà | Nơi công tác: Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc

Viêm phần phụ có thai được không là mối quan tâm hàng đầu của các chị em khi không may mắc phải căn bệnh này. Bởi vì viêm phần phụ liên quan trực tiếp đến các cơ quan sinh sản như vòi trứng, buồng trứng, dây chằng rộng. Hãy cùng lắng nghe chuyên gia giải đáp và gợi ý phương pháp xử lý bệnh trong những nội dung ngay sau đây.

Viêm phần phụ có thai được không?

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, viêm phần phụ là bệnh phụ khoa rất phổ biến hiện nay. Căn bệnh này sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến khả năng sinh sản của nữ giới vì tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các bộ phận quan trọng liên quan đến chức năng sinh sản của nữ giới.

Viêm phần phụ có thai được không? - Khó mang thai hơn bình thường
Viêm phần phụ có thai được không? – Khó mang thai hơn bình thường

Viêm phần phụ có thai được không? – Theo các chuyên gia, bệnh lý phụ khoa này sẽ ảnh hưởng đến quá quá trình sản sinh trứng và rụng trứng nếu vùng tổn thương là ở buồng trứng. Bệnh cũng gây cản trở việc thụ tinh nếu vòi trứng bị viêm nhiễm, sưng nề, tắc nghẽn.

Đặc biệt nếu không chữa trị tốt, khả năng vô sinh, hiếm muộn là nguy cơ chị em mắc bệnh hoàn toàn có thể gặp. Bởi vì viêm nhiễm kéo dài thúc đẩy hình thành các ổ áp xe tại vòi trứng, buồng trứng, dây chằng rộng. Khi đó vòi trứng dễ bị viêm dính, ống dẫn trứng dễ bị viêm tắc và để lại sẹo. Do vậy quá trình thụ tinh không thể diễn ra bình thường.

Nếu áp xe xảy ra ở buồng trứng, người bệnh cần phẫu thuật cắt bỏ. Một khi cả hai buồng trứng đều bị cắt đi, phụ nữ sẽ bị vô sinh.

Tuy nhiên, nguy cơ vô sinh hiếm muộn thường tăng cao khi có các biến chứng xảy ra. Nếu phụ nữ mắc viêm phần phụ nhẹ và chữa khỏi sớm khả năng có thai vẫn rất khả quan. Khi mắc căn bệnh này, khả năng mang thai của phụ nữ thường khó hơn bình thường chứ không phải sẽ vô sinh ngay.

Viêm phần phụ có nên mang thai không?

Như vậy, câu trả lời viêm phần phụ có thai được không đã được giải đáp rõ. Mặc dù khó có thai hơn bình thường nhưng khả năng mang thai ở phụ nữ mắc viêm phần phụ vẫn có thể xảy ra.

Tuy nhiên các bác sĩ khuyên rằng, nếu đang mắc bệnh viêm phần phụ, chị em không nên có kế hoạch mang thai luôn. Bởi vì mang thai trong điều kiện phần phụ đang viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng tiêu cực cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Phụ nữ bị viêm phần phụ không nên mang thai vì dễ gặp nguy hiểm và ảnh hưởng xấu đến thai nhi
Phụ nữ bị viêm phần phụ không nên mang thai vì dễ gặp nguy hiểm và ảnh hưởng xấu đến thai nhi

Đối với mẹ bầu, viêm phần phụ sẽ gây đau đớn và khó chịu trong quá trình mang thai. Bệnh lý này cũng làm tăng nguy cơ thai đậu ngoài tử cung do ống dẫn trứng sưng nề, chít tắc. Thai ngoài tử cung sẽ gây đau nặng nề. Khi thai lớn lên, mẹ bầu có nguy cơ tử vong nếu không phát hiện và xử lý sớm.

Trong trường hợp thai đã di chuyển được vào tử cung, viêm phần phụ vẫn là gánh nặng lớn đối với mẹ bầu. Bởi vì khi mang thai việc điều trị viêm phần phụ bằng kháng sinh sẽ rất hạn chế. Do đó viêm nhiễm dễ lan rộng và biến chứng tại vùng chậu hoặc lan sang các cơ quan khác.

Đối với thai nhi, viêm phần phụ sẽ khiến thai nhi chậm phát triển, dễ nhẹ cân, còi xương, suy dinh dưỡng trong bụng mẹ. Viêm nhiễm tại phần phụ cũng có thể gây viêm màng ối, làm tăng nguy cơ lưu thai, sảy thai, sinh non. Nếu trẻ được sinh ra theo đường âm đạo, trẻ dễ nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc với dịch âm đạo.

Do vậy phụ nữ khi mắc viêm phần phụ không nên mang thai. Chị em nên điều trị bệnh triệt để, nâng cao sức khỏe các cơ quan sinh sản trước khi có thai để đảm bảo điều kiện phát triển tốt nhất cho thai nhi.

Gợi ý các biện pháp điều trị viêm phần phụ

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, người bệnh hoàn toàn có thể thoát khỏi viêm phần phụ và không cần lo lắng “Viêm phần phụ có thai được không” nếu điều trị bệnh sớm. Khi bệnh còn nhẹ, chị em có thể điều trị bằng thuốc. Những trường hợp nguy hiểm, kèm theo biến chứng, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật ngoại khoa.

Chữa viêm phần phụ bằng thuốc Tây

Phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp viêm nhẹ hoặc trung bình. Loại thuốc thường được chỉ định là kháng sinh ở dạng uống hoặc đặt. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, trùng roi, nấm và các tác nhân gây bệnh, tiêu viêm và ngăn ngừa biến chứng.

Bên cạnh thuốc kháng sinh, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc điều hòa nội tiết…

Người bệnh nên sử dụng thuốc theo phác đồ từ bác sĩ chuyên khoa. Bởi vì đa phần thuốc tây thường có các tác dụng phụ và dễ tương tác với các loại thuốc khác.

Chữa viêm phần phụ bằng Đông y

Đây là phương pháp kết hợp các loại thảo dược theo nguyên tắc điều trị nhất định. Thuốc Đông y đi vào tạng phủ, loại bỏ các độc tố, bất ổn bên trong, tăng cường chính khí, vệ khí, từ đó tăng cường sức khỏe tổng thể, loại trừ tác nhân gây hại. Bên cạnh đó, thuốc Đông y cũng loại trừ viêm nhiễm, giúp loại trừ tác nhân gây viêm, giảm sưng nề cho các bộ phận bị viêm.

Một số bài thuốc được sử dụng có thể kể đến là:

Bài 1: Sơn chi tử, lộc cửu, song hoa, liên kiều, ý dĩ thứ 12g; diên hồ sách và xoan quả to mỗi loại 10g. Sắc mỗi ngày 1 thang, kiên trì sử dụng 10 – 15 thang.

Bài 2: Mạt dược, bồ hoàng, thảo linh chi mỗi thư s6g; thược dược và đương quy mỗi thứ 12g; tiền hồ 10g; Bào khương, hồi cần, quế tâm mỗi vị 4g. Sắc thuốc với 5 bát nước đến khi còn 3 bát. Chia thuốc thành 3 phần, uống vào sáng, trưa và tối. Kiên trì sử dụng 15 thang.

Thuốc Đông y có ưu điểm lành tính, điều trị viêm phần phụ hiệu quả tận gốc, ngăn ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên thuốc phát huy tác dụng chậm, người bệnh cần kiên trì và áp dụng đúng liệu trình để nhận được kết quả tốt nhất.

Phẫu thuật chữa viêm phần phụ

Đây là giải pháp thường được áp dụng trong trường hợp bệnh đã tiến triển nặng, có thể kèm theo biến chứng và việc dùng thuốc không mang lại kết quả. Bác sĩ có thể chỉ định mổ nội soi để loại trừ vùng viêm nhiễm. Những trường hợp viêm nặng, có kèm mủ hoặc khối áp xe thì cần dẫn lưu mủ hoặc mổ mở để dễ quan sát và thao tác hơn.

Bên cạnh các biện pháp kể trên, người bệnh cần chủ động thực hiện các biện pháp hỗ trợ điều trị như:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách
  • Quan hệ tình dục chung thủy, có biện pháp tránh thai an toàn
  • Xây dựng lối sống khoa học, chế độ ăn uống hợp lý nhằm nâng cao sức đề kháng.
  • Áp dụng một số mẹo dân gian: Dùng lá trầu, chè xanh, lá ổi, diếp cá… nấu nước xông hơi hoặc rửa vùng kín từ 2 – 3 lần/tuần.

Như vậy bài viết đã giải đáp kỹ càng vấn đề viêm phần phụ có thai được không, đồng thời gợi ý những biện pháp điều trị hiệu quả. Chị em nên chú ý theo dõi các dấu hiệu bất thường của cơ thể, nếu nghi ngờ mắc bệnh hãy sớm đi khám để được bác sĩ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan
Messenger zalo