Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Bệnh viêm niêm mạc dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến, là tình trạng niêm mạc dạ dày bị thương tổn, viêm nhiễm ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh có khá nhiều nguyên nhân và triệu chứng khác nhau, tham khảo bài viết để có thêm nhiều kiến thức về bệnh và cách chữa an toàn, hiệu quả nhất.

Bệnh viêm niêm mạc dạ dày là như thế nào?

Trước khi có đáp án bệnh viêm niêm mạc dạ dày là gì thì bạn cần hiểu cấu trúc nội tạng trong trong thể người, dạ dày có 5 lớp khác nhau trong đó lớp niêm mạc là nằm trong cùng và chúng chứa các tuyến của cơ quan dạ dày. Chúng thực hiện chức năng bảo vệ và ngăn ngừa những tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày nhờ vào các chất nhầy bám bên ngoài.

Ngoài chức năng chủ yếu đó thì niêm mạc dạ dày còn có vai trò quan trọng trong nội tiết và tiêu hóa. Từ đó trong quá trình bảo vệ, lớp niêm mạc cũng dễ bị tấn công và chịu nhiều thương tổn. Lâu dần các vết nhiễm trùng, viêm nhiễm sẽ hình thành bệnh viêm niêm mạc dạ dày, gây ra các triệu chứng bệnh khó chịu.

Bệnh viêm niêm mạc dạ dày
Bệnh viêm niêm mạc dạ dày

Hiện nay bệnh được chia thành 2 loại:

  • Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính: Với loại này thì bệnh có các triệu chứng nhẹ (đau bụng, miệng đắng, ợ hơi, khó tiêu…), nếu điều trị ngay từ những ngày đầu khởi phát thì bệnh rất dễ chữa khỏi. Tuy nhiên, bệnh phát triển rất nhanh và thường bệnh nhân thường chủ quan, nên không phát hiện bệnh kịp thời.
  • Viêm niêm mạc dạ dày mãn tính: Lúc này tình trạng đã trở nặng hơn, các vết viêm loét, viêm nhiễm sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong dạ dày. Gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, quá trình chữa trị bệnh cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Nguyên nhân gây viêm niêm mạc dạ dày

Mặc dù hiện nay chưa có thông tin cụ thể và rõ ràng về nội dụng này, nhưng dựa theo kết luận của các chuyên gia sau nhiều công trình nghiên cứu thì yếu tố chính gây bệnh này tương tự như nguyên nhân viêm dạ dày, đó là:

Nhiễm khuẩn HP - nguyên nhân chính gây bệnh
Nhiễm khuẩn HP – nguyên nhân chính gây bệnh
  • Vi khuẩn Hp: Theo số liệu thực thì có từ 80% – 90% người mắc bệnh viêm niêm mạc dạ dày là dương tính với khuẩn HP hay còn gọi là bị nhiễm viêm niêm mạc dạ dày HP. Bởi đây là loại khuẩn có thể tiết ra chất phá hủy, tấn công và gây tổn thương lớp niêm mạc dễ dàng. Nếu có điều kiện thích hợp thì người nhiễm khuẩn Hp rất dễ bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
  • Sử dụng chất kích thích (rượu, bia, cafe, thuốc lá,…):  Vì chúng làm các mạch máu co thắt bất thường, chức năng dạ dày hoạt động không ổn định, từ đó việc tiết dịch vị axit trong dạ dày cũng dư thừa. Chúng sẽ khiến lớp niêm mạc bị bào mòn, viêm nhiễm.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý, không điều độ: Chúng làm ảnh hưởng tới quá trình tiết dịch vị axit và chức năng tiêu hóa thức ăn. Gây ra những thương tổn cho lớp niêm mạc và viêm dạ dày..
  • Tinh thần không thoải mái, stress kéo dài: Chúng sẽ khiến cho não bộ tác động đến nhu động ruột, gây rối loạn và không tốt cho niêm mạc dạ dày.
  • Các loại thuốc tây, xạ trị, hóa trị: Theo kết luận của các chuyên gia thì người có tiền sử sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác. Vì các hoạt chất trong thuốc sẽ tấn công, gây tổn thương cho lớp niêm mạc dạ dày.

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm niêm mạc dạ dày

Đa phần người bệnh nhầm lẫn các triệu chứng viêm niêm mạc dạ dày với nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa khác, có khi cho rằng đó chỉ là dấu hiệu của việc ăn phải thực phẩm không tốt nên rất chủ quan và lơ là với biểu hiện bệnh.

Do vậy, bất cứ ai cũng nên nắm rõ những triệu chứng điển hình để sớm phát hiện bệnh và điều trị, đó là:

  • Đau bụng: Thường sẽ bị vào lúc đói hoặc sau khi ăn tầm 1-2 tiếng, có khi đau luôn khi ăn phải thực phẩm mất vệ sinh. Vị trí đau âm ỉ, nóng rát thường ở vùng thượng vị, tức là chỗ trên rốn và dưới phần ức.
  • Chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi: Mặc dù ăn uống bình thường, không ăn nhiều nhưng luôn có cảm giác no kèm theo ợ hơi nhiều và không muốn ăn gì nữa.
  • Dễ buồn nôn, nôn: Khi ăn hoặc bất chợt có cảm giác buồn nôn xộc tới mà không rõ lý do rồi kèm theo những cơn ho khan về sau. 
  • Cơ thể trở nên suy nhược: sụt cân, mệt mỏi, không thoải mái, luôn tỏ ra khó chịu.

Ngoài những triệu chứng bệnh kể trên thì bệnh nhân viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng cũng có thể gặp phải một số dấu hiệu bệnh khác khô môi, khát nước, không thèm ăn,… Nếu thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện nay thì bệnh nhân nên khám bệnh để được chẩn đoán nhanh chóng, chính xác.

Bị viêm niêm mạc dạ dày có nguy hiểm không?

Như đã chia sẻ ở trên thì khi bệnh nhân mới khởi phát bệnh, ở loại viêm niêm mạc dạ dày cấp tính thì rất dễ chữa khỏi, có người bệnh chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống – sinh hoạt cũng có thể đẩy lùi căn bệnh.

Viêm niêm mạc dạ dày không nguy hiểm nếu điều trị kịp thời
Viêm niêm mạc dạ dày không nguy hiểm nếu điều trị kịp thời

Mặt khác, khi để bệnh tiến triển thành mãn tính thì việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn, thậm chí là không thể chữa được dứt điểm. Nghiêm trọng hơn người bệnh có thể mắc phải một số biến chứng như:

  • Xuất huyết dạ dày: Khi tình trạng viêm loét nặng hơn thì chúng sẽ ăn sâu vào bên trong, lan sang các bộ phận xung quanh, phù nề xung huyết niêm mạc nên xuất huyết (chảy máu) dạ dày. Người bệnh lúc này cần phải được điều trị kịp thời để không gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Thủng dạ dày: Tương tự như biến chứng trên, khi vết viêm ăn sâu sẽ dễ dàng gây thủng, người bệnh cần kịp thời xử lý và được đưa đến bệnh viện để ngăn chặn tình huống xấu xảy ra.
  • Ung thư dạ dày: Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 8 – 10 năm, tỷ lệ tử vong là rất cao vì người bệnh thường phát hiện khi bệnh đã đến giai đoạn cuối và khó chữa trị.

Tóm lại, cơ bản đây là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu người bệnh biết cách chữa trị và phòng ngừa bệnh tái phát về sau.

Cách chữa viêm niêm mạc dạ dày hiệu quả nhất hiện nay

Mỗi bệnh lý đều có phương pháp và thuốc chữa khác nhau, đối với bệnh này cũng có nhiều cách thực hiện khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đó là những loại thuốc điều trị viêm niêm mạc dạ dày nào và cách thực hiện ra sao.

Vậy nên dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay. 

Cách điều trị không dùng thuốc chữa viêm niêm mạc dạ dày

Đối với bệnh nhân triệu chứng nhẹ, chưa có gì nghiêm trọng và được bác sĩ khuyến cáo phương pháp điều trị này thì người bệnh nên thực hiện như sau:

Thay đổi thói quen ăn uống cũng thuyên giảm bệnh
Thay đổi thói quen ăn uống cũng thuyên giảm bệnh
  • Ăn uống khoa học: Nên chia nhỏ từ 4 – 5 bữa ăn/ngày đầy đủ các dinh dưỡng tốt cho bệnh. Khi ăn hạn chế nói chuyện, ăn chậm, nhai kỹ để không gây nhiều gánh nặng cho dạ dày và dễ dàng hấp thu dưỡng chất hơn.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích ứng không tốt cho dạ dày: Cafe, trà đặc, rượu bia, thuốc lá, thực phẩm chua, cay, nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ sẽ gây khó tiêu và niêm mạc dạ dày sẽ dễ bị tổn thương hơn.
  • Lối sống lành mạnh: Ăn đúng bữa, không bỏ bữa nào, thời gian ăn không quá muốn. Kết hợp với đó là chế độ tập luyện và vận động cơ thể để cải thiện được sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó quá trình cải thiện chứng năng của dạ dày cũng được nhanh hơn.

Dùng thuốc Tây điều trị viêm niêm mạc dạ dày

Mặc dù đây là cách điều trị mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng nó cũng giống như con dao hai lưỡi. Vì đa phần thuốc Tây đều chứa hoạt chất gây ra các tác dụng phụ cho người bệnh như: bào mòn, kháng thuốc, đau bụng, buồn nôn, giảm hiệu quả tiêu hóa,… 

Vì vậy, bệnh nhân không tự ý dùng thuốc, cần tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để quá trình điều trị bệnh hiệu quả nhất.

  • Thuốc kháng sinh: Có thể là thuốc kháng sinh histamin H2 (thuốc Cimetidine, thuốc Ranitidin, thuốc Famotidin)… Hoặc thuốc kháng sinh acid, chúng có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh như đau bụng, chán ăn, đầy bụng.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Như Thuốc Prostaglandin, thuốc Sucralfate, thuốc Bismuth subcitrat… Giúp niêm mạc dày được bảo vệ bởi lớp màng dày dặn và ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn.
  • Thuốc trung hòa axit: Thuốc Phosphalugel, thuốc Yumangel, thuốc Gastropulgite, thuốc Antacid,…

Bài thuốc chữa viêm niêm mạc dạ dày bằng Đông y

Thay vì sử dụng thuốc Tây y chứa nhiều tiềm tàng tác dụng phụ thì vẫn có rất nhiều bệnh nhân lựa chọn phương pháp Đông y. Ngoài ưu điểm lành tính, an toàn trong điều trị nhờ nguồn dược liệu thiên nhiên quý thì cách chữa này còn có nhiều ưu điểm khác như:

  • Nguyên lý điều trị bệnh từ nguyên căn, loại bỏ các tác nhân gây bệnh – phục hồi và bảo vệ niêm mạc dạ dày trước tác nhân gây bệnh.
  • Hiệu quả mang lại cho người bệnh lâu dài, trị tận gốc nên hạn chế sự tái phát bệnh.
  • Đa phần chi phí mua thuốc Đông y khá rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng và thể trạng bệnh nhân.

Viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?

Với các bệnh lý về đường tiêu hóa thì chế độ ăn uống sẽ quyết định đến 40% tỷ lệ chữa khỏi bệnh, nên đầu tiên người bệnh cần phải xây dựng cho mình danh sách thực phẩm nên ăn và không nên ăn.

Thực phẩm bệnh nhân nên ăn:

  • Chuối: Chúng chứa chất pectin rất tốt cho tiêu hóa, có khả năng trung hòa axit, giúp giảm sưng và làm lành các vết thương tổn của niêm mạc dạ dày.
  • Đậu rồng: Chứa các khoáng chất và chất kháng viêm giúp trung hòa axit và cải thiện chức năng của niêm mạc dạ dày.
  • Nghệ: Có tính kháng viêm, chống oxy hóa, tái tạo tế bào nên chúng có công dụng phục hồi, lành vết thương, rất tốt với người bệnh niêm mạc dạ dày.
  • Gừng: Có tính kháng viêm cao, tính ấm nên giúp hỗ trợ trị viêm dạ dày hiệu quả.
  • Cây thì là: Chứa anethole có công dụng giảm đầy hơi, kích thích tiêu hóa hơn cải thiện chứng khó tiêu và cảm giác bụng khó chịu..
  • Sữa chua: Chúng chứa enzyme, lợi khuẩn và probiotic nên khi dung nạp sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện rõ rệt chứng khó tiêu và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
  • Ngũ cốc: Có nhiều khoáng chất cùng một số hoạt chất nhôm, acid folic, sắt, kẽm, Magie giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng khả năng hấp thu hơn cho cơ thể.
  • Trái cây và rau xanh: Đặc biệt loại có màu xanh đỏ, vì chúng chứa nhiều vitamin B, A, C, D, K… Sau khi uống một thời gian người bệnh có thể sẽ thấy cải thiện được một số triệu chứng của bệnh và bổ sung khẩu phần ăn cho cơ thể.
  • Thực phẩm tinh bột: Cơm trắng dẻo, bánh mỳ, ngô lúa mì là thực phẩm giàu tinh bột. dễ tiêu hóa, khi ăn còn dung nạp được nhiều dưỡng chất.
Ăn uống kiêng khem phù hợp sẽ ngăn ngừa bệnh hiệu quả
Ăn uống kiêng khem phù hợp sẽ ngăn ngừa bệnh hiệu quả

Thực phẩm bệnh nhân nên kiêng:

  • Thức ăn có tính axit: dứa, xoài, cóc, nước cam và chanh…
  • Thức uống chứa caffeine và cồn: cà phê, trà chứa caffeine, coca cola, socola…
  • Thức ăn tươi sống: Rau sống, món gỏi cá tôm, thịt tái, nộm…

Bệnh viêm niêm mạc dạ dày là bệnh lý dễ mắc phải, chúng không chừa bất cứ lứa tuổi nào. Vậy nên để bảo vệ được sức khỏe của bản thân và gia đình thì bất cứ ai cũng nên biết cách ăn uống kiêng khem đúng cách, thường xuyên tập luyện.

Đặc biệt là nên đến bệnh viện ngay khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường, để được chẩn đoán và phác đồ điều trị viêm niêm mạc dạ dày hiệu quả nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan
trao-nguoc-da-day-o-tre-em-4-tuoi
chua-viem-dai-trang-co-that-bang-thuoc-nam
khang-sinh-tri-viem-dai-trang