Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm mũi xuất tiết ở trẻ em cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ cần tìm hiểu triệu chứng của bệnh để sớm có phương án khắc phục, tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Viêm mũi xuất tiết ở trẻ em là gì? Triệu chứng

Tên gọi khác của viêm mũi xuất tiết là viêm mũi họng xuất tiết hay viêm mũi xoang xuất tiết. Đây là tình trạng dịch nhầy xuất hiện ở mũi và họng. Bệnh thường xuất phát do bị cảm cúm, viêm họng. 

Triệu chứng viêm mũi xuất tiết ở trẻ
Triệu chứng viêm mũi xuất tiết ở trẻ

Viêm mũi xuất tiết ở trẻ em theo thống kê tại các bệnh viện ngày càng tăng nhất là khi trời lạnh, chuyển mùa. Ở trẻ em, tỷ lệ các bé trai bị viêm mũi xuất tiết nhiều hơn các bé gái, với các triệu chứng điển hình sau đây:

  • Các bé có biểu hiện xuất hiện dịch mũi màu xanh kèm theo chảy nước mũi. 
  • Thường xuyên sụt sùi mũi. Có thể nghẹt mũi ở cả hai bên hoặc chỉ 1 bên nhưng kèm theo thính lực giảm, ù tai.
  • Hay hắt hơi và sẽ hắt hơi một tràng dài liên tục.
  • Nếu để ý kĩ, cha mẹ sẽ thấy niêm mạc phù nề, mũi đỏ. Phía dưới cuốn mũi đỏ, to và đường thở hẹp hơn bình thường.
  • Trẻ nhỏ thường quấy khóc và giọng khàn hơn.

Nguyên nhân gây viêm mũi xuất tiết ở trẻ em

Viêm mũi họng xuất tiết ở trẻ em có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến một số tác nhân chính sau: 

Thời tiết có sự thay đổi đột ngột

Thời tiết thay đổi đột ngột, có thể chuyển từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng, khiến cơ thể trẻ chưa thể thích nghi kịp. Vì thế, gây ra viêm và dễ chuyển sang viêm mũi xuất tiết, viêm mũi dị ứng nếu không được phát hiện, điều trị đúng cách, kịp thời.

Sức đề kháng kém, chưa hoàn thiện

Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Vì thế, sự thay đổi nhiệt độ môi trường sẽ khiến cơ thể trẻ phản ứng nhưng chưa hoàn thiện như người lớn. Từ đó, dẫn đến phù nề các mạch máu ở tai mũi, niêm mạc mỏng, hốc mũi nhỏ và dịch xuất tiết, làm trẻ khó khăn trong việc thở.

Trẻ bị viêm mũi xuất tiết do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện
Trẻ bị viêm mũi xuất tiết do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện

Tiếp xúc với dị nguyên

Trẻ nhỏ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hay dị nguyên từ môi trường như lông động vật, phấn hoa, khói bụi, khói thuốc… rất dễ mắc bệnh về đường hô hấp. Trong đó, điển hình nhất là viêm mũi, viêm mũi xuất tiết…

Biến chứng viêm mũi xuất tiết ở trẻ em

Viêm mũi họng xuất tiết ở trẻ sơ sinh mặc dù không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng các biến chứng để lại nếu không được điều trị đúng cách là rất lớn. Một số biến chứng của bệnh như viêm phế quản, ho kéo dài, viêm họng, viêm thanh quản, giảm thị lực… Từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ cũng như cuộc sống, sinh hoạt sau này.

Do vậy, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, để có hướng điều trị kịp thời.

Cách chữa viêm mũi xuất tiết cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Căn cứ vào từng mức độ bệnh khác nhau mà sẽ áp dụng phương pháp điều trị viêm mũi xuất tiết phù hợp. Tuy nhiên, các cách chữa phổ biến bao gồm dưới đây:

Điều trị viêm mũi xuất tiết ở nhà

Trường hợp trẻ mới bị viêm mũi xuất tiết, cha mẹ có thể áp dụng những cách điều trị sau đây:

Rửa mũi cho trẻ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện cơ thể được như người lớn. Vì thế, điều trị bệnh chủ yếu là áp dụng phương pháp rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%. Việc rửa mũi sẽ giúp hốc mũi của trẻ được làm sạch và những dịch bẩn bên trong cũng được loại bỏ. Tuy nhiên, cha mẹ cần tuân thủ đúng hướng dẫn rửa mũi cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ để tránh làm tổn thương niêm mạc của con.

Rửa mũi đúng cách giúp điều trị viêm mũi xuất tiết ở trẻ
Rửa mũi đúng cách giúp điều trị viêm mũi xuất tiết ở trẻ

Chú trọng biện pháp tăng sức đề kháng 

Tăng sức đề kháng cho con bằng các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại, chống viêm mạng mẽ. Nhờ đó, góp phần đẩy lùi các triệu chứng của viêm mũi xuất tiết và hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Cụ thể như sau:

  • Hãy tích cực cho trẻ sử dụng các món ăn giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt, bông cải xanh, quả ổi, kiwi, đu đủ, quả cam…
  • Bổ sung các thực phẩm có tính ấm như tỏi, gừng… bằng cách thường xuyên sử dụng những gia vị này vào chế biến món ăn. Tỏi, gừng đều là những gia vị chứa chất kháng sinh tự nhiên cực mạnh nên giúp diệt khuẩn, giảm sưng viêm khá tốt.
  • Tăng cường cho trẻ các món ăn mềm, dễ nuốt và dễ hấp thu như súp, cháo… nhằm bổ sung lượng dưỡng chất cần thiết cho trẻ.

Điều trị bằng thuốc Tây

Khi đã áp dụng phương pháp vệ sinh mũi mà không hiệu quả thì lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc để điều trị. Các loại thuốc phổ biến thường là: 

  • Thuốc làm khô niêm mạc mũi (thường là Argyrol): Có tác dụng giúp làm se niêm mạc mũi và ngăn ngừa tình trạng xuất tiết.
Điều trị viêm mũi xuất tiết ở trẻ em bằng thuốc
Điều trị viêm mũi xuất tiết ở trẻ em bằng thuốc
  • Thuốc giảm xuất tiết, thuốc kháng Histamin H1: Có tác dụng ức chế sự sản sinh histamin nhằm giảm xuất tiết viêm mũi xoang, ngăn ngừa tiết dịch nhầy. 
  • Thuốc chống viêm mũi xoang xuất tiết: Loại thuốc này chỉ được dùng khi bệnh nặng. Thường sẽ là nhóm thuốc nhỏ mũi như Collydexa, Polydexa…

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc Tây điều trị viêm mũi xuất tiết ở trẻ em cần tuân thủ đúng liệu trình, hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý ngừng hay thay đổi thuốc để tránh gây hại cho bé.

Phòng ngừa viêm mũi xuất tiết ở trẻ em

Viêm mũi xuất tiết gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt và sự phát triển của trẻ. Do đó, cha mẹ nên áp dụng ngay những biện pháp sau để phòng ngừa bệnh cho bé:

  • Khi thời tiết chuyển lạnh, cha mẹ cần chú ý giữ ấm cho bé.
  • Nơi ở và khu vui chơi, môi trường xung quanh bé cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng.
  • Không nên để bé tiếp xúc với các dị nguyên như lông thú, bụi bẩn, phấn hoa…
Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để đề phòng viêm mũi ở trẻ
Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để đề phòng viêm mũi ở trẻ
  • Chú ý bổ sung thực phẩm giàu vitamin C nhằm tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch cho bé.
  • Đeo khẩu trang cho bé mỗi khi ra ngoài. Nếu không cần thiết thì tránh để trẻ đến những nơi đông người như bệnh viện, trung tâm thương mại, siêu thị…
  • Chú ý vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý 0,9% khi con tiếp xúc với không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi…

Như vậy, từ những chia sẻ trên đây, các bạn đã hiểu rõ hơn về viêm mũi xuất tiết ở trẻ em cũng như cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ mang đến những kiến thức hữu ích để cha mẹ sớm phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời, giúp con yêu sớm khỏi bệnh.

Bài viết liên quan
bai-thuoc-thanh-hau-bo-phe-thang-chua-viem-hong
cach-chua-viem-tai-giua-cho-tre-bang-sap-ong
thuoc-nho-viem-tai-giua-cho-tre-em
thuoc-dong-y-tri-viem-amidan