Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm mũi xoang ở trẻ em là bệnh phổ biến ở những bé bị suy dinh dưỡng, gầy yếu, thường xuyên ốm sốt, đường hô hấp trên kém… Tuy chưa đe dọa tính mạng trẻ nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể gây ra hàng loạt vấn đề khác như viêm tai giữa ứ dịch, polyp mũi,… làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sinh hoạt của trẻ.

Định nghĩa viêm mũi xoang ở trẻ em

Viêm mũi xoang ở trẻ em là thuật ngữ chỉ tình trạng niêm mạc mũi, xoang cạnh mũi bị viêm do nguyên nhân dị ứng, nhiễm khuẩn, siêu vi… Bệnh lý này thường khởi phát sau khi bệnh nhi bị nhiễm trùng hô hấp trên với các triệu chứng kéo dài và ngày càng trầm trọng.

Đa phần các ca bệnh đều là trẻ dưới 6 tuổi
Đa phần các ca bệnh đều là trẻ dưới 6 tuổi

Ước tính, có khoảng 6,6% bệnh nhi khi đến khám bệnh lý liên quan được phát hiện mắc viêm mũi xoang. Trong đó, đối tượng chủ yếu mắc bệnh là trẻ dưới 6 tuổi.

Các nghiên cứu cũng cho thấy viêm xoang mũi hoàn toàn có thể tái phát lại nhiều lần rồi chuyển thành mãn tính. Theo diễn biến của bệnh, viêm xoang mũi ở trẻ có thể được chia làm 3 thể như sau:

  • Viêm xoang mũi cấp tính: Bệnh kéo dài dưới 4 tuần.
  • Viêm xoang mũi bán cấp: Bệnh kéo dài từ 4 tới 8 tuần.
  • Viêm xoang mũi mãn tính: Diễn ra ít nhất trong 8-12 tuần ngay cả khi đã áp dụng mọi phương pháp điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh

Các nguyên nhân gây viêm xoang ở trẻ em tương đối đa dạng. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là các vi sinh vật gây bệnh, điển hình hơn cả là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, E.coli, cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh,… Chúng tồn tại và di chuyển từ hầu, họng, mũi, phế quản và di chuyển ngược lên xoang rồi gây viêm mũi xoang ở trẻ em.

Mặt khác, đây là bệnh lý thường gặp ở những trẻ dưới 6 tuổi, trẻ bị viêm VA, viêm mũi dị ứng, viêm amidan. Đồng thời, bệnh cũng thường khởi phát ở đối tượng gầy yếu, hay ốm sốt, suy dinh dưỡng, đang mắc bệnh viêm đường hô hấp trên,… khi những bệnh lý này không được chữa khỏi cũng khiến trẻ bị viêm mũi xoang.

Bệnh viêm mũi xoang ở trẻ em có liên quan đến các yếu tố sau:

  • Viêm mũi dị ứng: Trẻ bị chảy nước mũi thường xuyên, khò khè, phổi kèm theo ral. Thực tế cho thấy có tới 40% trẻ mắc viêm mũi dị ứng liên quan đến hen phế quản.
  • Viêm đường hô hấp trên: Sốt nhẹ, ho, ngạt mũi, chảy nước mũi. Khi không dùng thuốc các triệu chứng này lại tái phát và có thể gây ra viêm tai giữa cấp tính.
  • Hen phế quản: Trẻ khó thở do phế quản liên tục co thắt. Đặc biệt, vùng niêm mạc phế quản có hiện tượng phù nề và có dịch nhầy. Ước tính có tới 80% số trẻ bị hen phế quản liên quan đến các yếu tố của bệnh viêm mũi dị ứng.
  • Chức năng miễn dịch suy giảm: Những trẻ có bố/mẹ bị AIDS thì khả năng bị viêm mũi xoang cao hơn bình thường do hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm.
  • Giải phẫu hốc mũi bất thường: Bệnh nhi bị vẹo vách ngăn, quá phát VA vòm, VA vòi, quá phát cuốn mũi bẩm sinh.
Viêm đường hô hấp trên trực tiếp gây bệnh ở trẻ
Viêm đường hô hấp trên trực tiếp gây bệnh ở trẻ

Khi những nguyên nhân kéo dài dai dẳng sẽ làm cho niêm mạc mũi phù nề, lỗ thông xoang bị tắc, gây ứ đọng dịch tại xoang và hình thành nên viêm xoang.

Triệu chứng

Bệnh viêm mũi xoang ở trẻ em có các biểu hiện đặc trưng là dịch mũi đặc, có màu xanh hoặc màu vàng, mùi tanh, kèm theo tiếng thở khò khè, mùi hôi, sốt nhẹ. Những triệu chứng này khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc. Dựa theo thời gian mắc bệnh, viêm xoang mũi ở bệnh nhi được chia thành hai thể cấp và mãn tính với những dấu hiệu sau:

  • Thể cấp tính: Triệu chứng bệnh xuất hiện sau đợt viêm đường hô hấp trên cấp tính. Sau khoảng 5-7 ngày, khi viêm xoang nặng hơn thì trẻ bắt đầu ho nhiều, sốt cao, hơi thở có mùi hôi, nước mũi chảy liên tục, đau ổ mắt, nhức đầu, đau họng, đau răng…
  • Thể mãn tính: Dấu hiệu bệnh có thể kéo dài tới 3 tháng nhưng mức độ không rầm rộ như thể cấp tính. Lúc này, trẻ bị sốt từng đợt, khàn tiếng, đau họng tái phát, ho kéo dài, sổ mũi, ù tai, đau tai, giảm hoặc mất khứu giác…

Chẩn đoán viêm mũi xoang ở trẻ em

Để xác định tình trạng viêm mũi xoang ở trẻ em, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt. Trong đó các chẩn đoán xác định bao gồm thăm khám triệu chứng lâm sàng và làm xét nghiệm cận lâm sàng, nhóm chẩn đoán còn lại giúp phân biệt viêm mũi xoang với các bệnh lý viêm đường hô hấp trên.

Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán bao gồm kiểm tra các triệu chứng và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.

Lâm sàng

Bệnh nhi bị nghi mắc viêm mũi xoang ở trẻ em khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như:

  • Sốt nhẹ kéo dài.
  • Nước màu có màu vàng – xanh.
  • Sổ mũi, nước mũi chảy xuống họng gây cảm giác đau họng, khó thở.
  • Hơi thở có mùi hôi, trẻ thường xuyên nôn ọe.
  • Đối với những trẻ trên 6 tuổi, đi kèm những triệu chứng trên luôn là tình trạng nhức đầu, phù nề quanh mắt, cơ thể mệt mỏi khó chịu.
  • Ở bệnh nhi dưới 2 tuổi, viêm mũi xoang sẽ kèm theo viêm tai giữa do bị nhiễm siêu vi, dị ứng khói thuốc hoặc do tác động của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Cận lâm sàng

Để kết luận chính xác trẻ có bị viêm mũi xoang hay không, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Nội soi mũi: Kết quả cho thấy khe mũi hai bên hốc có nhiều dịch nhầy và đặc. Lượng dịch này chảy từ cửa sau mũi xuống họng, niêm mạc cuốn mũi giữa, cuốn mũi dưới bị phù nề. Đặc biệt vòm mũi họng VA phát triển quá mức che kín cửa mũi sau, thậm chí chèn ép vào lỗ vòi Eustache.
  • Chụp X quang: Hình ảnh các xoang bị mờ, niêm mạc xoang dày, phát hiện nhiều dịch trong xoang.
  • Chụp CT Scan: Ở những trẻ bị viêm mũi xoang mãn tính sẽ cho hình ảnh niêm mạc xoang bị tổn thương, giải phẫu mũi xoang có sự thay đổi về cấu trúc.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Qua hình thành thu được giúp phát hiện bệnh lý u xoang ở trẻ.
  • Siêu âm xoang: Chỉ giúp chẩn đoán viêm mũi xoang ở trẻ em trên 4 tuổi, điển hình là bệnh xoang trán, xoang hàm.
  • Nuôi cấy, phân lập vi khuẩn trong dịch mũi xoang: Vi khuẩn được lấy từ vòm mũi họng sau đó đem đi nuôi cấy nhằm tiến hành phân lập và làm kháng sinh đồ.
Chẩn đoán cận lâm sàng kết luận chính xác về bệnh viêm mũi xoang ở trẻ em
Chẩn đoán cận lâm sàng kết luận chính xác về bệnh viêm mũi xoang ở trẻ em

Chẩn đoán phân biệt

Các chẩn đoán này nhằm phân biệt viêm mũi xoang với các bệnh lý có triệu chứng tương tự như viêm đường hô hấp trên, viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi xoang và bệnh viêm đường hô hấp trên:

  • Bệnh viêm đường hô hấp trên cấp tính có thể xuất hiện 6-8 lần/năm. Mỗi đợt bệnh chỉ kéo dài trung bình từ 5-7 ngày là khỏi.
  • Viêm mũi xoang ở trẻ em có nhiều triệu chứng lâm sàng, thường diễn biến phức tạp và kéo dài dai dẳng. Khi không được can thiệp sớm, bệnh có thể tiến triển thành viêm mũi xoang mãn tính.

Phân biệt viêm mũi xoang và viêm mũi dị ứng:

  • Viêm mũi dị ứng có thể được chẩn đoán qua các triệu chứng như ngứa mũi, liên tục hắt hơi, chảy nước mũi hai bên, dịch trong suốt, không mùi. Nếu trẻ bị viêm mũi dị ứng thời tiết sẽ bị hắt hơi nhiều khi trời lạnh, nhất là vào buổi sáng và chiều tối. Bệnh chỉ xuất hiện theo từng cơn, sức khỏe của trẻ hoàn toàn bình thường.
  • Viêm xoang mũi mạn tính cho hình ảnh chụp Xquang với hốc xoang chứa mủ, trẻ bị khàn tiếng, đau rát họng, sổ mũi, ù tai, giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng ngửi mùi.

Nguyên tắc và phác đồ điều trị

Việc điều trị sớm sẽ giúp kiểm soát triệu chứng bệnh, ngăn chặn biến chứng đối với sức khỏe của trẻ. Trên cơ sở thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra nguyên tắc và phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhi.

Mục tiêu điều trị

Nguyên tắc, mục tiêu điều trị viêm mũi xoang ở trẻ em gồm:

  • Giảm, loại bỏ các triệu chứng lâm sàng của viêm mũi xoang.
  • Kiểm soát tốt yếu tố gây nhiễm trùng như vi khuẩn, siêu vi, nấm…
  • Ngăn chặn tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông vũ, khói thuốc lá, bụi bẩn,…
  • Điều trị, kiểm soát các bệnh lý nền như suy giảm miễn dịch, trào ngược dạ dày thực quản…
  • Phát hiện, điều trị tất cả những bất thường trong giải phẫu mũi xoang (nếu có).
Kiểm soát yếu tố nguy cơ là một trong những mục tiêu điều trị bệnh
Kiểm soát yếu tố nguy cơ là một trong những mục tiêu điều trị bệnh

Phác đồ điều trị Tây y

Phác đồ điều trị viêm mũi xoang ở trẻ em còn tùy thuộc vào cơ địa và từng thể bệnh:

Viêm mũi xoang cấp tính ở trẻ em

Với thể bệnh cấp tính, trẻ sẽ được điều trị với các biện pháp nội khoa dùng thuốc là chính:

  • Thuốc kháng sinh nhóm Beta, Cephalosporin: Thời gian sử dụng tối đa từ 7-14 ngày.
  • Nhóm thuốc chống sung huyết, giúp mũi thông thoáng, thông lỗ xoang: Xylometazolin 0.05%, Xylometazolin 0.05%…
  • Corticoid dạng xịt: Dùng tại chỗ nhằm giảm phù nề cho niêm mạch mũi xoang.
  • Nước muối sinh lý hoặc thuốc làm ẩm mũi: Giúp làm loãng dịch mũi, giảm triệu chứng khó chịu ở bệnh nhi.
  • Biện pháp hỗ trợ: Rửa mũi, hút mũi cũng được áp dụng nhằm hỗ trợ điều trị bệnh.

Cần lưu ý rằng các loại thuốc chống xung huyết, kháng sinh histamin cần đặc biệt cẩn trọng khi dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Viêm mũi xoang thể mạn tính ở trẻ

Trong trường hợp các triệu chứng của bệnh kéo dài trên 12 tuần thì coi như trẻ bị viêm mũi xoang mãn tính. Nếu thể bệnh này thường xuyên tái phát 4-6 lần/năm thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để tiếp tục điều trị nội khoa hoặc tiến hành nội soi mũi xoang.

Nguyên tắc chung trong điều ngoại khoa trị viêm mũi xoang ở trẻ em là ưu tiên phẫu thuật bảo tồn hơn là phẫu thuật tiệt căn. Bệnh nhi được chỉ định phẫu thuật trong những trường hợp sau:

  • Các đợt viêm mũi xoang cấp tái phát nhiều hơn 6 lần/năm.
  • Bệnh nhi bị nghẹt mũi, không ngửi được mùi, chảy máu mũi.
  • Mủ nhầy hoặc mủ ứ đọng ở mũi, chảy xuống thành sau họng.
  • Chảy mủ tai, nhức đầu, ù tai gây khó chịu mệt mỏi.
  • Qua thăm khám phát hiện mũi có những biến dạng về cấu trúc giải phẫu, VA phì đại, polyp…
  • Kết quả chụp CT Scan cho thấy trẻ bị viêm xoang mạn tính.

Khi thực hiện phẫu thuật, nếu phát hiện VA trẻ bị viêm thì cũng cần xử lý luôn bằng cách nạo VA, tránh để những thương tổn về sau.

Đông y trị viêm mũi xoang ở trẻ em

Theo quan điểm của y học cổ truyền, viêm xoang do chính khí hư, tà độc xâm nhập, vệ khí suy yếu từ đó khiến Can hỏa – Phế nhiệt – Thận âm hư tổn. Cũng chính vì vậy mà Đông y luôn chú trọng việc bồi bổ chính khí, cân bằng lại âm dương, giúp phục hồi chức năng của Can, Tỳ, Phế. Khi chính khí vững, tạng phủ được bồi bổ sẽ giúp loại bỏ triệt để viêm xoang.

Thuốc Đông y tác động vào căn nguyên gây bệnh
Thuốc Đông y tác động vào căn nguyên gây bệnh

Tiên lượng bệnh và biến chứng

Khi không được điều trị kịp thời, phương pháp điều trị không phù hợp, viêm mũi xoang ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như ứ dịch, polyp mũi, viêm họng mãn tính… Trầm trọng hơn là các biến chứng dưới đây:

  • Biến chứng hen suyễn, viêm phế quản mãn tính.
  • Viêm mí mắt, túi lệ, ổ mắt.
  • Viêm màng não, áp xe não và bệnh viêm não.
  • Viêm tĩnh mạch hang.
  • Bệnh viêm cốt tủy xương, áp xe dưới cốt mạc xương trán.
  • Đau nhức đầu dai dẳng.
Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ
Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ

Biện pháp phòng bệnh

Để phòng tránh viêm mũi xoang ở trẻ em, cha mẹ cần chú ý những biện pháp sau:

  • Điều trị dứt điểm nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc dị ứng, điều này giúp ngăn chặn sự nhiễm khuẩn ở các xoang đang phát triển.
  • Không để trẻ tiếp xúc với người bị cảm hoặc bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do siêu vi. Nếu đã tiếp xúc thì cần rửa tay ngay sau đó.
  • Tránh xa những nơi có khói thuốc vì trong khói thuốc có chứa chất kích thích khiến niêm mạc mũi bị viêm nhiễm nặng hơn.
  • Nếu cơ địa trẻ dị ứng thì cần tránh những tác nhân có thể gây khởi phát dị ứng.
  • Luôn cho trẻ đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài nhằm hạn chế khói bụi, ô nhiễm.
  • Hạn chế để trẻ hít thở không khí khô, nên sử dụng máy tạo ẩm không khí để niêm mạc mũi của trẻ luôn thoải mái nhất.
  • Xây dựng cho trẻ thực đơn ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn nguy cơ suy giảm miễn dịch.

Viêm mũi xoang ở trẻ em tồn tại những biến chứng nguy hiểm khi không được phát hiện và điều trị phù hợp. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe của trẻ, các bậc phụ huynh cần xây dựng cho con chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, thường xuyên theo dõi nhằm phát hiện sớm các bất thường, từ đó kịp thời thăm khám và có biện pháp can thiệp.

Câu hỏi thường gặp
Viêm xoang mãn tính uống thuốc gì là nỗi trăn trở của nhiều người bệnh. Bởi cứ mỗi lần tới bệnh viện là một lần người bệnh được bác sĩ kê cho một đơn thuốc, không kể căn bệnh đó là phức tạp hay dễ chữa. Vậy thuốc chữa viêm xoang mãn tính loại nào tốt nhất? Đón đọc ngay...
Viêm xoang cấp gây chảy máu mũi là tình trạng có thể khiến rất nhiều bệnh nhân lo lắng. Đây là dấu hiệu cho thấy việc kiểm soát bệnh viêm xoang ở người bệnh chưa tốt. Vậy viêm xoang cấp gây ra chảy máu mũi có nguy hiểm không? Cách xử lý và điều trị viêm xoang cấp gây chảy...
Viêm xoang bướm có nguy hiểm không là thắc mắc của không ít người đang mắc bệnh. So với các bệnh lý khác của viêm xoang, viêm xoang bướm do có vị trí sâu gần não nên rất khó trong chẩn đoán và gây ra nhiều tình trạng khó chịu cho cơ thể. Trong bài viết này, người bệnh sẽ...
Viêm xoang mãn tính là căn bệnh liên quan lớn với đường hô hấp, có ảnh hưởng dai dẳng, nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bởi vậy, nhiều người đang lo lắng viêm xoang mãn tính có lây không, nếu có thì con đường lây nhiễm của nó là gì và cách điều trị bệnh nào...
Viêm xoang là bệnh lý phức tạp của đường hô hấp. Do có liên quan đến đường ăn uống nên rất nhiều người cho rằng không nên uống nước đá khi bị viêm xoang. Vậy thực chất viêm xoang uống nước đá được không? Tìm hiểu câu giải đáp vấn đề này trong bài viết sau. Viêm xoang uống nước...
Biến chứng mắt là tình trạng khá phổ biến khi bị viêm xoang, dễ làm phát sinh các vấn đề nguy hiểm, thậm chí là mù lòa. Tuy nhiên, một bộ phận người bệnh lại tỏ ra thờ ơ làm tỷ lệ xuất hiện biến chứng nặng tăng vọt. Vậy, thật sự viêm xoang biến chứng mắt là gì, có...
Viêm xoang mãn tính là bệnh lý khó chữa, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh phương thức điều trị thì viêm xoang mãn tính có đi nghĩa vụ không cũng là vấn đề được nhiều phái mạnh quan tâm. Vậy, viêm xoang mãn tính có ảnh hưởng đến việc...
Xoang sàng sau có mối liên hệ mật thiết với cơ quan hô hấp, mắt và não bộ. Do đó, viêm xoang sàng sau mãn tính không những là bệnh khó chữa mà còn rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy, cách xử lý khi mắc viêm xoang sàng sau mãn tính thế...
Viêm xoang trán uống thuốc gì để mang lại hiệu quả điều trị cao là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Vậy đâu là loại thuốc mang lại hiệu quả cao?  Viêm xoang trán uống thuốc gì? Viêm xoang trán là tình trạng bệnh dễ gây biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là về não. Vì vậy, người...
Bệnh viêm xoang mãn tính có chữa được không là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi họ cứ nghĩ rằng bệnh viêm xoang một khi đã phát triển sang mãn tính thì không thể chữa khỏi được. Vậy sự thật là như thế nào, cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây. Viêm xoang mãn tính...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan