Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm mũi dị ứng theo mùa khiến cơ thể luôn khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh vì vậy cách tốt nhất đó là hiểu về bệnh lý, cách phòng tránh và điều trị khi cần thiết. 

Viêm mũi dị ứng theo mùa là gì?

Thời điểm giao mùa là thời gian mà những người có cơ địa nhạy cảm mắc phải tình trạng viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng theo mùa là bệnh lý về đường hô hấp khi các tác nhân bên ngoài như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, thay đổi thời tiết gây nên.

Viêm mũi dị ứng theo mùa có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào
Viêm mũi dị ứng theo mùa có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào

Chứng bệnh này có nhiều tính chất thay đổi khó lường, chúng có nhiều triệu chứng tương tự bệnh viêm mũi dị ứng nhưng thường xảy ra theo chu kỳ, nguyên nhân bởi thời tiết thay đổi. Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng theo mùa thường diễn ra trong thời gian ngắn, trong vài ngày và xảy ra đột ngột. Khiến người bệnh không kịp chuẩn bị, cơ thể chưa kịp thích ứng với thay đổi. Hai giai đoạn chính của bệnh lý đường hô hấp này đó là:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa cấp tính
  • Viêm mũi dị ứng theo mùa mãn tính

Dù ở thể nào thì chứng bệnh này nếu không điều trị tận gốc sẽ thường tái phát lại theo từng chu kỳ, khiến người bệnh mệt mỏi, tâm lý bị ảnh hưởng.

Triệu chứng và nguyên nhân chính của viêm mũi dị ứng theo mùa

Dấu hiệu nhận biết rõ nhất ở người bị viêm mũi dị ứng theo mùa đó là:

Người bệnh thường cảm thấy các dấu hiệu tương tự như bệnh viêm mũi di ứng
Người bệnh thường cảm thấy các dấu hiệu tương tự như bệnh viêm mũi di ứng
  • Ngứa mũi, khó chịu và hắt hơi liên tục
  • Nước mắt, nước mũi thường xuyên chảy, người bệnh có rỉ mắt, màu đục hoặc ngả vàng.
  • Một số trường hợp sẽ thấy mí mắt, vùng mắt bị kích ứng, sưng lên nếu nhận thấy dịch ở mắt có màu khác thường thì đâu là dấu hiệu của bệnh về mắt hoặc bội nhiễm. Gây nguy hiểm tới sức khoẻ.
  • Đau họng, gây ho khan, bỏng rát hoặc khó nuốt
  • Nghẹt mũi, khó thở, đi kèm với các triệu chứng hắt hơi, ho khó kiềm chế.
  • Khứu giác trở nên mẫn cảm, đau nhức và sưng viêm bên trong niêm mạc mũi.

Tuỳ thuộc vào cơ địa của từng người mà triệu chứng xuất hiện sẽ khác nhau, việc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp tăng tỷ lệ thành công.

Nguyên nhân gây bệnh cũng đa dạng, chủ yếu do biến đổi thời tiết khiến cơ thể chưa kịp thích nghi với điều này. Ngoài ra có thể một số tác nhân khách quan như môi trường sống ô nhiễm, vi khuẩn, virus gây kích ứng thông qua thực phẩm, không khí…

Thông thường các triệu chứng này không quá nặng do hệ miễn dịch tự tiêu diệt các vi sinh ngoại lại. Tuy nhiên khi cơ thể mệt mỏi, thay đổi thời tiết đi kèm làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Thông thường các biểu hiện bệnh chỉ xuất hiện từ 2 – 3 ngày và nặng hơn khi không được điều trị.

Biến chứng của bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa

Mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp tới sức khoẻ, nhưng bệnh viêm mũi dị ứng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới người bệnh. Là tiền đề của nhiều chứng bệnh liên quan tới thị giác, khứu giác… Nếu người bệnh không sớm điều trị, chủ quan khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần thì có thể gây ra tình trạng như:

Nếu không sớm điều trị bệnh dị ứng theo mùa này sẽ biến chúng nhiều chứng bệnh nguy hiểm
Nếu không sớm điều trị bệnh dị ứng theo mùa này sẽ biến chúng nhiều chứng bệnh nguy hiểm
  • Polyp mũi: Vùng niêm mạc mũi bị tổn thương lâu ngày, khiến tế bào bị huỷ hoại phát triển khối u mềm. Do các bệnh lý như viêm xoang, hen suyễn hình thành, polyp mũi tuy không gây đau đớn nhưng nếu chúng phát triển sẽ khiến đường thở ở ống mũi bị chặn, gây mất khứu giác tạm thời.
  • Hen suyễn: Viêm mũi dị ứng theo mùa thường phát triển thành hen suyễn gio các triệu chứng tương tự, dị ứng lâu ngày gây ra các cơn hen cấp tính hoặc mãn tính.
  • Polyp xoang: Ở khu vực niêm mạc xoang, khối u cũng được hình thành sau quá trình tái phát bệnh liên tục. Tuy nhiên biến chứng này nguy hiểm hơn khi chúng phát triển trong vùng xoang sụn nằm sâu dưới mũi. Vì khó phát hiện nên khi điều trị thì tình trạng khối u đã ở giai đoạn nguy hiểm, cần phải phẫu thuật để chữa khỏi.

Viêm mũi dị ứng theo mùa có nguy hiểm không? Câu trả lời là Có, nếu người bệnh cứ tiếp tục chủ quan, không tới bệnh viện để điều trị. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ, chứng viêm mũi còn khiến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh bị ảnh hưởng, tâm lý đi xuống…

Cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng sử dụng các loại thuốc tây y

Thuốc tân dược dùng để điều trị chứng viêm mũi dị ứng thường bao gồm các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau… Các loại thuốc được bác sĩ kê đơn bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin giúp làm giảm đau đầu, dịu các triệu chứng như hắt hơi, ngứa rát mũi, chảy nước mắt, nước mũi…Một số loại thuốc tiêu biểu ( Loratadin, carbinoxamine, Acrivastine…)
  • Thuốc giảm các triệu chứng dị ứng như nổi mề đay, ho dị ứng, viêm mũi dị ứng theo mùa.
  • Thuốc chống viêm, trị hen suyễn, xoang…
Điều trị bằng thuốc sẽ đem lại kết quả nhanh nhưng lại để lại nhiều biến chúng khó lường
Điều trị bằng thuốc sẽ đem lại kết quả nhanh nhưng lại để lại nhiều biến chúng khó lường

Ưu điểm của phương pháp này đó là tác dụng nhanh chóng, dứt điểm các triệu chứng trong thời gian ngắn mà không gây tác dụng phụ nguy hiểm.

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có hạn chế đó là việc lạm dụng thuốc khiến cơ thể sản sinh ra các loại vi khuẩn không còn nhạy cảm với thành phần. Khiến cơ thể nhờn thuốc, vẫn có khả năng tái phát bệnh do không điều trị tận gốc.

Việc sử dụng thuốc tây y cần có sự chỉ định của các chuyên gia hoặc bác sĩ. Không nên tự ý mua và uống khi chưa khám, chưa có đơn thuốc của bác sĩ.

Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả

Do tính chất tái đi tái lại nhiều lần đặc biệt là giai đoạn chuyển mùa, viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến hiện nay. Những đối tượng có cơ địa nhạy cảm, thường xuyên phải làm việc ở nơi điều kiện không đảm bảo, người có sức đề kháng yếu thì chứng bệnh hô hấp này ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống hàng ngày.

Để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa, có nhiều cách đơn giản mà người bệnh hoàn toàn thực hiện được tại nhà.

1. Vệ sinh bằng nước muối sinh lý

Thời tiết chuyển mùa khiến cơ thể chưa kịp thích ứng dẫn đến niêm mạc mũi nhạy cảm, dễ kích ứng, hệ miễn dịch suy giảm là điều kiện tốt để vi khuẩn, virus xâm nhập. Chí vậy việc sử dụng nước muối sinh lý là cách chữa viêm mũi dị ứng đơn giản nhất.

Cách chữa viêm mũi dị ứng theo mùa này có thể áp dụng cho cả trẻ nhỏ và người lớn
Cách chữa viêm mũi dị ứng theo mùa này có thể áp dụng cho cả trẻ nhỏ và người lớn

Nước muối sinh lý làm loãng dịch nhầy, sát khuẩn đồng thời tiêu viêm đối với những trường hợp niêm mạc bị tổn thương. Bạn có thể tới các nhà thuốc để mua nước muối sinh lý hoặc pha chế tại nhà. Tuy nhiên cần đảm bảo vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn. Cách vệ sinh như sau:

  • Bước 1: Sử dụng nước muối sinh lý pha sẵn cho vào bình rửa mũi.
  • Bước 2: Nghiêng đầu góc 45 độ, đưa bình xịt mũi vào một bên sau đó bóp nhẹ.
  • Bước 3: Để nước muối chảy vào lỗ mũi, rửa sạch dịch nhầy và tạp chất.
  • Bước 4: Xì hơi đẩy toàn bộ tạp chất ra khỏi mũi.
  • Bước 5: Lặp lại cho tới khi bên trong mũi sạch hoàn toàn.

Thực hiện cách này 2 lần/ngày cho tới khi chứng viêm mũi dị ứng khỏi hoàn toàn.

2. Xông hơi bằng tinh dầu tự nhiên

Đối với những trường hợp bị mẫn cảm với thuốc thì cách chữa viêm mũi dị ứng theo mùa bằng xông hơi thực sự là giải pháp cứu cánh cho người bệnh. Bằng cách để hơi nóng đi vào xoang mũi, loại bỏ hết tạp chất cũng như dịch nhầy giúp hệ hô hấp thông thoáng hơn.

Các loại tinh dầu thường được sử dụng đều được làm từ thảo dược tự nhiên như bạc hà, chanh sả, trà xanh, hương thảo…. Các thảo dược này đều có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn phục hồi tổn thương giúp việc hô hấp trở nên thuận lợi.

Xông hơi giúp các dịch trong mũi trở nên loãng hơn vệ sinh dễ dàng và an toàn
Xông hơi giúp các dịch trong mũi trở nên loãng hơn vệ sinh dễ dàng và an toàn

Cách sử dụng tinh dầu xông hơi chữa viêm mũi như sau:

  • Bước 1: Đun sôi nước sau đó bắc ra để ngoài.
  • Bước 2: Nhỏ từ 3 – 5 giọt tinh dầu vào nước, đảo đều.
  • Bước 3: Sử dụng khăn tắm to, trùm đầu và xông hơi với nước nóng.
  • Bước 4: Hít thở đều, xông hơi trong vòng 5 – 10 phút sau đó xỉ mũi để làm sạch bụi bẩn.
  • Bước 5: Thực hiện cách này 2 lần/ngày (buổi sáng – buổi tối trước khi ngủ) để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Lưu ý không nên để mặt gần sát tránh bị bỏng.

3. Chữa viêm mũi dị ứng theo mùa bằng tỏi

Trong tỏi có chứa hoạt chất allicin – một loại kháng sinh tự nhiên giúp kháng viêm, diệt khuẩn cực kỳ hiệu quả. Đối với những người có triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi, viêm xoang khi dùng tỏi sẽ chống phù nề, giảm viêm đồng thời làm dịu các triệu chứng của bệnh. Có nhiều cách để sử dụng tỏi chữa bệnh, trong đó tiêu biểu là:

  • Cách 1: Rượu tỏi

Ngâm tỏi với rượu trắng trong thời gian từ 1 – 2 tháng. Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh có thể uống 1 ly nhỏ sau bữa ăn. Ngày uống 2 lần liên tục thực hiện trong thời gian dài thì hô hấp sẽ trở nên thông thoáng hơn.

  • Cách 2 – Dầu tỏi cùng mật ong

Sử dụng dầu tỏi và mật ong nhỏ trực tiếp vào tai bên mũi. Cách này giúp khử khuẩn, giảm viêm đồng thời loại bỏ bụi bẩn.

4. Hạt gấc – điều trị viêm mũi theo mùa hiệu quả

Đông y sử dụng hạt gấc để điều trị những chứng bệnh do vi khuẩn gây ra. Thành phần lycopen, các loại vitamin giúp sát trùng, giảm viêm, làm dịu cảm giác nhức mũi, nghẹt mũi cực kỳ hiệu quả.

Hạt gấc có tác dụng sát trùng, giảm viêm các triệu chứng của bệnh dị ứng theo mùa
Hạt gấc có tác dụng sát trùng, giảm viêm các triệu chứng của bệnh dị ứng theo mùa
  • Bước 1: Hạt gấc già rửa sạch phơi khô
  • Bước 2: Sử dụng từ 20 – 25 hạt sau đó nướng cho phần vỏ ngoài cháy xém
  • Bước 3: Dùng cối giã nát sau đó ngâm cùng rượu trắng.
  • Bước 4: Chờ từ 5 – 7 ngày sau đó dùng tăm thấm dung dịch bôi lên sống mũi.

Dịch trong khoang mũi khi tiếp xúc với hỗn hợp sẽ trở nên loãng hơn, vệ sinh sạch sẽ bằng giấy ăn. Thực hiện cách này trong vòng 1 tuần thì tình trạng viêm mũi sẽ được cải thiện.

5. Khắc phục tình trạng viêm mũi bằng hoa ngũ sắc

Cây hoa ngũ sắc mọc ở nhiều nơi đặc biệt là các khu vực miền núi phía Bắc. Tác dụng của kháng viêm, ức chế phản ứng dị ứng trong cơ thể nhờ hoạt chất ageratocromen và demetoxygeratocromen trong cây. Cách sử dụng hoa ngũ sắc để điều trị đó là:

Chuẩn bị: 100g hoa ngũ sắc, nước muối, vải sạch.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu với nước muối.
  • Bước 2: Cho nguyên liệu vào giã lấy nước
  • Bước 3: Sử dụng vải sạch lọc lấy nước cốt sau đó nhỏ vài giọt vào mũi.
  • Bước 4: Xì nhẹ để tạp chất chảy ra ngoài.

Ngoài ra có thể xông hơi với hoa ngũ sắc cũng đem lại kết quả tương tự. Hoa ngũ sắc là thảo dược dễ kiếm nên được nhiều người sử dụng.

6. Ngải cứu điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa an toàn

Dân gian có mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu cực kỳ hữu hiệu. Bằng cách ngâm chân với nước ngải cứu hoặc đốt ngải cứu trên các huyệt đạo.

  • Bước 1: Dùng ngọn ngải cứu non phơi khô cho héo
  • Bước 2: Cuộn vào một tờ giấy xong đốt trên các huyệt đạo

Tuy nhiên cách này sẽ rấ

t phức tạp, cần sự hiểu biết các vị trí huyệt đạo nên không quá thông dụng.

7. Trà gừng chữa đau nhức đầu do viêm mũi dị ứng

Người bị viêm mũi dị ứng theo mùa thường có biểu hiện chảy nước mắt, nước mũi, đau nhức đầu, hắt hơi liên tục…. Trong gừng có chứa nhiều hoạt chất như axit pantothenic, axit pantothenic , beta-carotene, beta-carotene, và zingerone…giúp giảm đau, đồng thời tăng cường lưu thông máu, nhanh chóng làm lành tổn thương bên trong niêm mạc mũi. Cách thực hiện như sau:

Tính cay, nóng của trà gừng giúp làm dịu triệu chúng ở người bệnh
Tính cay, nóng của trà gừng giúp làm dịu triệu chúng ở người bệnh
  • Bước 1: Gừng tươi rửa sạch thái lát
  • Bước 2: Cho vào ấm đun sôi 10 – 15 phút
  • Bước 3: Đổ ra chén để uống, có thể thêm ít mật ong để tăng hương vị

Những lưu ý mà người mắc viêm mũi dị ứng theo mùa nên biết

Cơ địa nhạy cảm hoặc người thường xuyên phải làm việc ở nơi khói bụi hoặc hoá chất thường mắc bệnh lý về đường hô hấp. Để hạn chế bệnh tái đi tái lại nhiều lần người bệnh cần chú ý:

  • Không dùng bất kỳ vật dụng gì để tiếp xúc với mũi hoặc mắt (kể cả tay) tránh làm tổn thương hoặc lây truyền vi khuẩn lên các bộ phận này.
  • Tránh xa những nơi có nhiều khói bụi
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống, thay ga giường, vỏ gối 2 tuần/lần.
  • Luôn mang khẩu trang khi đi ra ngoài tránh phấn hoa, bụi bẩn, khói thuốc lá làm bạn dị ứng.
  • Bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể bằng cách ăn nhiều hoa quả, rau củ nhằm tăng sức đề kháng.

Bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa không nguy hiểm, hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị nếu người bệnh trang bị kiến thức về chứng bệnh này. Nếu thấy tình trạng bệnh không tiến triển, hãy tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám và sớm điều trị.

Bài viết liên quan
chua-viem-xoang-man-tinh-bang-thuoc-nam
thuoc-dong-y-tri-viem-amidan
thuoc-xit-viem-mui-di-ung
viem-xoang-tran-cap