Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Tình trạng niêm mạc mũi sưng viêm kéo dài là biểu hiện của chứng viêm mũi dị ứng mãn tính. Bệnh có xu hướng dai dẳng, dễ tái phát khiến chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. 

Viêm mũi dị ứng mãn tính là gì?

Viêm mũi dị ứng mãn tính là bệnh lý đường hô hấp, trong đó tác nhân chính là virus, vi khuẩn, nấm mốc, khói bụi gây nên. Tình trạng bệnh thường kéo dài từ 12 tuần đến 1 năm khiến cho giấc ngủ, hoạt động làm việc - học tập bị ảnh hưởng.

Chứng viêm xoang mũi dị ứng mãn tính sẽ đi kèm các triệu chứng dễ nhận thấy như khó chịu trong xoang, ngứa mũi, chảy nước mũi, nước mắt liên tục… Đặc biệt những triệu chứng này trở nên nặng hơn khi thời tiết thay đổi, phấn hoa, mùi nước hoa hay mùi hoá chất quá nồng.

Cơ chế của bệnh viêm mũi dị ứng là khi tác nhân xuất hiện cơ thể sẽ sinh ra kháng thể, nhưng đồng thời các histamin trong cơ thể cũng được sản sinh khiến kích thích viêm xoang mũi.

viem-mui-di-ung-man-tinh
Tình trạng viêm mũi mãn tính thường gây ra các triệu chứng khó chịu

Biểu hiện của viêm mũi dị ứng mãn tính

Cũng giống như các triệu chứng của viêm mũi dị ứng thông thường, người bệnh mãn tính sẽ có các triệu chứng như:

  • Hắt hơi
  • Sổ mũi
  • Ngứa mũi
  • Nghẹt mũi
  • Ho
  • Đau nhức đầu óc
  • Niêm mạc mũi sưng viêm, tổn thương
  • Khứu giác suy giảm
  • Mệt mỏi, sốt nhẹ

Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh cần điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính kịp thời. Tránh để tình trạng biến chứng, gây ảnh hưởng tới chức năng khác của đường hô hấp.

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng mãn tính

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm xoang mũi dị ứng mãn tính. Theo nghiên cứu của Đại học Victoria ở Wellington (New Zealand) cho biết: “Hệ miễn dịch của những bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng mãn tính có xu hướng sản sinh immunoglobulin E (IgE), đặc biệt khi tiếp xúc với các tác nguyên gây bệnh như ẩm mốc, khói bụi, phấn hoa, lông động vật…”

Bs Frank Fechner - Giảng viên Trường Y Đại học Harvard khẳng định rằng “IgE trong huyết tương khiến histamin được giải phóng khỏi phức hợp với protein khiến niêm mạc mũi sưng viêm.”

Nguyên nhân khiến tình trạng viêm mũi dị ứng mãn tính càng tăng khi:

  • Gen di truyền: Những bệnh nhân có người nhà mắc hen suyễn, viêm xoang dị ứng, viêm da cơ địa, dị ứng… thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
  • Dị dạng bẩm sinh: Những cấu trúc mũi bị dị dạng như gai vách ngăn, vẹo mũi… là nguyên nhân khiến niêm mạc mũi mẫn cảm hơn, dễ bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài.
  • Bệnh cơ địa: Khi người mắc bệnh hen suyễn, viêm da cơ địa, viêm xoang dị ứng sẽ dễ mắc phải viêm mũi dị ứng hơn do histamin trong cơ thể sản sinh nhiều hơn so với người bình thường

Ngoài những nguyên nhân chính trên, nếu người bệnh thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, khói bụi, hoá chất thì tỷ lệ mắc bệnh cũng lớn hơn.

Viêm mũi dị ứng mãn tính có nguy hiểm không?

Mặc dù viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng khi tình trạng này kéo dài thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nổi bật nhất là những bệnh lý về đường hô hấp như:

  • Viêm xoang: Lớp niêm mạc hô hấp lót xung quanh mũi bị tổn thương, phù nền, tiết dịch nhầy liên tục làm tắc nghẽn các xoang. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức vùng trán, suy giảm khứu giác, hắt hơi, sổ mũi và nghẹt mũi kéo dài từ 3 - 6 tháng.
  • Viêm mũi dị ứng bội nhiễm: Tình trạng viêm mũi dị ứng, sưng nề kéo dài sẽ dẫn đến bội nhiễm. Gây tắc các lỗ dẫn lưu dịch từ xoang, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng tương tự như hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mũi, kèm đó là ngứa mắt, phù mí mắt…

viem-mui-di-ung-man-tinh
Tình trạng mãn tính sẽ gây biến chứng viêm xoang

  • Hen suyễn: Bệnh hen thường có những triệu chứng rõ rệt như thở nhanh, thở dốc, thở rít và khò khè… cảm giác bóp nghẹn hoặc đau ngực khi thở. Tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng tới đường hô hấp, khó điều trị.
  • Viêm họng, viêm thanh quản: Viêm mũi dị ứng mãn tính hoàn toàn có thể chuyển biến thành các bệnh lý về thanh quản như viêm họng, viêm amidan. Người bệnh ho khan, sưng bên trong niêm mạc họng, ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt hàng ngày.
  • Viêm tai giữa: Biến chứng gây ra triệu chứng chảy dịch trong tai, suy giảm thính lực, đau nhức trong tai hoặc đau đầu. Người bệnh sẽ mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi… không điều trị kịp thời có thể gây thủng màng nhĩ.
  • Mất ngủ: Do ảnh hưởng của triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi khiến người bệnh ngủ không sâu, mất ngủ, đôi khi ngưng thở khi ngủ.
  • Phì đại mũi: Mũi sưng, phù nề gây cản trở hô hấp, một số trường hợp chảy máu mũi, ứ đọng nước mũi... khó khăn trong sinh hoạt.

Tình trạng kéo dài vài năm sẽ khó điều trị, gây ra phì đại mũi, phù nề khiến khi ngủ người bệnh có thể ngưng thở, polyp mũi….

Lời khuyên cho người bị viêm mũi dị ứng mãn tính

Bệnh lý viêm mũi dị ứng rất dễ mắc phải, đặc biệt là người có cơ địa nhạy cảm hoặc sức đề kháng kém. Những lưu ý sau sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ tái phát các triệu chứng bệnh:

  • Vệ sinh không gian sống, làm việc thường xuyên để hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn, các loại lông động vật khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Giữ vệ sinh răng miệng, tai, mũi, họng thường xuyên.
  • Thay vỏ gối, ga giường thường xuyên (3 tuần/lần) để tránh các loại virus, vi khuẩn phát triển.
  • Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường, giúp phấn hoa, khói bụi, bụi mịn, mùi hôi khiến mũi bị kích ứng.
  • Hạn chế tiếp xúc với các loại hoá chất mà cơ thể bị dị ứng (nếu bạn làm việc trong môi trường nhiều hoá chất thì nên trang bị đồ bảo hộ đầy đủ)
  • Trồng nhiều cây xanh để tăng quá trình lọc khí.
  • Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc chống viêm như steroid.
  • Uống nước thường xuyên, đồng thời cung cấp khoáng chất, vitamin… thông qua thực phẩm.
  • Không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia trong quá trình chữa bệnh.

Cách chữa viêm mũi dị ứng mãn tính

Phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính hiện nay rất đa dạng. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bạn có thể áp dụng các cách chữa phù hợp.

Tránh tiếp xúc với dị nguyên

Nguyên nhân gây dị ứng hầu hết là do các tác nhân bên ngoài như khói bụi, khói thuốc lá, phấn hoa, lông động vật hoặc các loại hoá chất. Cách đầu tiên để điều chữa viêm mũi dị ứng mãn tính đó là tránh tiếp xúc với các dị nguyên. Không chỉ làm dịu các triệu chứng chảy nước mũi, ngứa mắt, mũi, hắt hơi… cách này còn giúp kiểm soát các bệnh lý liên quan như hen suyễn, xoang, mề đay, mẩn ngứa…

viem-mui-di-ung-man-tinh
Lông động vật gây viêm mũi dị ứng, hạn chế tiếp xúc với chúng

  • Tránh xa các loại hoá chất gây hại hoặc hạn chế bằng cách sử dụng đồ bảo hộ trước khi tiếp xúc.
  • Thường xuyên vệ sinh không gian giống để loại bỏ nấm mốc, bụi bẩn
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh vi khuẩn, virus gây kích ứng cho cơ thể

Phương pháp điều trị nội khoa

Cách nhanh nhất làm dịu các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mắt, hắt hơi, đau nhức xoang mũi đó là sử dụng thuốc tây y. Các loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng mãn tính đem đến hiệu quả nhanh chóng như:

  • Thuốc xịt mũi co mạch: Tình trạng viêm mũi dị ứng mức độ nặng, các loại kháng sinh không còn tác dụng. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng thuốc xịt có tác dụng co mạch như Naphazolin hay Oxymetazolin. Cách trị viêm mũi dị ứng mãn tính này sẽ làm giảm tình trạng sưng viêm, giảm lưu lượng máu tuần hoàn tới niêm mạc, đồng thời dịu triệu chứng bệnh. (Lưu ý: Không lạm dụng thuốc, chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, theo chỉ định của bác sĩ)
  • Thuốc kháng histamin: Do histamin kích thích phản ứng dị ứng ở niêm mạc mũi, việc sử dụng các loại thuốc ức chế thụ thể H1 thường được bác sĩ chỉ định với những trường hợp bệnh nhẹ. Các loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng mãn tính này được điều chế ở dạng uống hoặc xịt. Tuy nhiên khi sử dụng thì người bệnh sẽ gặp một số tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng…
  • Thuốc xịt mũi corticosteroid: Với trường hợp phản ứng với tác nhân gây dị ứng quá mạnh mẽ, sử dụng corticosteroid sẽ giúp giảm nhanh hiện tượng sưng huyết, co mạch và ngưng chảy dịch mũi. Tuy nhiên khi sử dụng quá nhiều, thuốc sẽ gây ra tình trạng loét niêm mạc, chảy máu hoặc khô mũi.

Phương pháp điều trị nội khoa sử dụng thuốc Tây y chỉ có tác dụng làm dịu triệu chứng bên ngoài, để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy trước khi sử dụng, bệnh nhân cần có sự tham khảo với bác sĩ để có cách trị viêm mũi dị ứng mãn tính phù hợp nhất.

viem-mui-di-ung-man-tinh
Giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng mãn tính trong vài giờ

Phẫu thuật điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính

Trong trường hợp bệnh nhân đã áp dụng các cách chữa viêm mũi dị ứng mãn tính như không hiệu quả hoặc tình trạng bệnh cứ tái đi tái lại liên tục khiến cuộc sống bị ảnh hưởng. Thì bác sĩ sẽ gợi ý phương pháp phẫu thuật nội soi mũi xoang để dứt điểm bệnh.

Ưu điểm:

  • Loại bỏ sạch các ổ viêm giúp niêm mạc phục hồi nhanh chóng.
  • Thời gian phẫu thuật nhanh chóng.
  • Ít biến chứng, dứt điểm hoàn toàn tình trạng bệnh lý đường hồ hấp

Việc điều trị theo cách trên sẽ đem lại hiệu quả tối ưu nhất, tuy nhiên chi phí phẫu thuật cũng cao hơn.

Điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính bằng Đông y

Đông y quy định các triệu chứng của viêm mũi dị ứng mãn tính do rối loạn tạng phủ. Nguyên nhân có thể do:

  • Phong hàn phạm phế
  • Thể phế tỳ khí hư
  • Phế hư khí nhiệt

Điều trị từ căn nguyên của bệnh giúp các triệu chứng không tái phát, vì vậy mà hiện này có rất nhiều người áp dụng cách trị bằng Đông y chữa chứng viêm mũi mãn tính.

Bài thuốc 1 - Trị phong hàn phạm phế

  • Biểu hiện: Thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi “phong", “hàn" xâm nhập cơ thể khiến chức năng hô hấp bị rối loạn. Hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi liên tục, người xanh xao, hay rùng mình, sợ lạnh.
  • Phương pháp trị: Tác động vào các thể nhằm tán hàn, sơ phòng, thông khiếu.
  • Chuẩn bị nguyên liệu: Quế chi 6g, bạch chỉ 10g, thông bạch 8g, bèo tai tượng 10g, gừng 4g, đại táo 3 quả, kinh giới 10g.
  • Cách thực hiện: Đem sắc cùng 500ml nước sau đó cho thảo dược vào. Đun trong vòng 30 phút thì chia thành các thang uống hàng ngày.
  • Thời gian sử dụng: Uống liên tục từ 7 - 10 ngày để dứt điểm các triệu chứng bệnh.

Bài thuốc 2 - Thể phong nhiệt phạm phế

  • Biểu hiện: Cơ thể suy nhược, hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi, ra nhiều mồ hôi, sốt nhẹ, nhức đầu, dịch mũi có màu vàng nhẹ…
  • Phương pháp trị: Thanh nhiệt, tán phong, thông khiếu bằng các thảo mộc tự nhiên.
  • Chuẩn bị nguyên liệu: Sài đất, ké đầu ngựa, kim ngân hoa, diếp cá mỗi vị 12g. Cúc tần, dâu tằm, quốc lão, bạc hà mỗi vị 8g.
  • Cách thực hiện: Sắc vùng 750ml nước sau đó chia thành 2 lần để uống trong ngày.
  • Thời gian sử dụng: Uống trước khi ăn 30 phút, liên tục trong vòng 15 ngày.

viem-mui-di-ung-man-tinh
Làm dịu cơn khó chịu nhanh chóng với nhiều thảo dược quý hiểm

Bài thuốc 3 - Thể âm hư

  • Biểu hiện: Viêm mũi dị ứng mãn tính do thể âm hư biểu hiện rõ ở tình trạng khô mũi, rát cổ họng, hắt hơi liên tục, chảy nhiều nước mũi, sốt nhẹ về chiều, nước tiểu đổi màu.
  • Phương pháp trị: Tác động thông khiếu, dưỡng phế âm phục hồi cơ thể.
  • Chuẩn bị nguyên liệu: Tây dương sâm thái phiến, bách bộ, ma hoàng, thịt ếch.
  • Cách thực hiện: Hầm các nguyên liệu trên trong 2 giờ. Chia thành 3 lần, ăn hết trong ngày.
  • Thời gian sử dụng: Dùng cho các bữa phụ, ăn liên tục 1 tuần sẽ làm dịu triệu chứng khó chịu.

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng thể mạn tại nhà

Thực tế việc lạm dụng thuốc kháng sinh còn khiến cơ thể gặp phải tác dụng phụ, nhờn .Những mẹo chữa viêm mũi dị ứng vừa giúp làm dịu cơn khó chịu, vừa cải thiện bệnh lý một cách an toàn.

  • Uống trà gừng: Trong trà gừng có tính ấm, điều trị triệu chứng ngứa mũi, chảy nước mũi do cảm lạnh. Cách này giúp làm giảm giảm lượng dịch tiết hô hấp ứ đọng trong xoang.
  • Xông mũi bằng lá bạc hà: Tác dụng tiêu viêm, giảm sưng của lá bạc hà thích hợp để điều trị viêm mũi dị ứng thể mạn. Mỗi ngày xông 2 - 3 lần bằng lá bạc hà tươi giúp các triệu chứng được thuyên giảm.
  • Chườm ấm: Sử dụng nhiệt độ để dẫn lưu dịch tiết, làm giảm tình trạng nghẹt mũi, khó thở. Cách thực hiện phương pháp này người bệnh cần ngồi thẳng, kê gối cao để dịch tiết dễ dàng di chuyển ra ngoài. Dùng tay xoa bóp lên cánh mũi theo hướng kim đồng hồ để làm giảm triệu chứng bệnh.

Nhiều rất phương pháp chữa viêm mũi dị ứng mạn tính tại nhà mà bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên chúng chỉ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh, chứ không dứt điểm hoàn toàn.

Viêm mũi dị ứng mãn tính là bệnh lý phổ biến ở nhiều đối tượng, tuy nhiên chúng không gây nguy hiểm tới tính mạng khiến nhiều người chủ quan. Nếu tình trạng kéo dài sẽ khiến khứu giác bị suy giảm, vì vậy khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, bạn nên tới cơ sở y tế để kiểm tra sớm nhất.

Câu hỏi thường gặp
Bài thuốc nam Tiêu xoang linh dược thang chữa viêm mũi dị ứng của Nhất Nam Y Viện đã điều trị thành công cho hàng nghìn người bệnh. Bài thuốc đã nhận được sự quan tâm của đông đảo người bệnh trên các diễn đàn y khoa, chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, còn không ít người tỏ ra nghi...
Nhiều người thắc mắc căn bệnh dai dẳng viêm mũi dị ứng có chữa khỏi không? Nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm, tình trạng này có thể dẫn đến các bệnh viêm xoang, viêm thanh quản,... Vậy viêm mũi dị ứng có chữa được không và đâu là cách điều trị hiệu quả?  Viêm mũi dị ứng...
Bơi lội là hoạt động thể thao mang nhiều lợi ích cho sức khỏe nên được nhiều người yêu thích. Thế nhưng, khi bị viêm mũi dị ứng có nên đi bơi không là thắc mắc của không ít người. Do đó, để giải đáp câu hỏi này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây. Bị viêm mũi...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Mũi Dị Ứng Mãn Tính bằng YHCT


Bài viết liên quan