Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm mũi dị ứng kiêng gì, ăn gì có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng bệnh. Để hỗ trợ điều trị, giúp giảm các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi… bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hàng ngày hợp lý bên cạnh phác đồ điều trị từ bác sĩ.

Viêm mũi dị ứng không và nên ăn gì là vấn đề rất cần quan tâm
Viêm mũi dị ứng không và nên ăn gì là vấn đề rất cần quan tâm

Bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? 6 Nhóm thực phẩm đặc kỵ

Viêm mũi dị ứng không nên ăn gì là vấn đề người bệnh rất cần quan tâm. Bởi nếu kiêm khem đúng cách, những biểu hiện trên cơ thể có thể giảm rõ rệt. Đồng thời, việc điều trị cũng có khả năng đạt hiệu quả tối ưu hơn. Vậy, viêm mũi dị ứng không nên ăn gì? Dưới đây là 6 nhóm thực phẩm có hại bạn cần biết để tránh.

1. Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? Quả có chứa dị nguyên

Bình thường trái cây có rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên đối với người bị bệnh viêm mũi dị ứng thì có những loại quả nếu bổ sung vào lại như “thêm dầu vào lửa”.

Vậy viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? Các loại quả có lông ở phía ngoài, cũng giống như phấn hoa, rất dễ gây kích ứng, bạn nên kiêng. Ngay cả những thành phần bên trong cũng có khả năng kích thích ngứa ở mũi. Có thể kể ra một số quả dễ kích thích cách triệu chứng của bệnh như:

  • Chuối: Có chứa các protein dễ giải phóng histamin trong cơ thể gây viêm mũi dị ứng.
  • Đào: Có nhiều lông ở ngoài vỏ dễ gây kích ứng da mũi nếu vô tình hít phải.
  • Táo: Sinh đờm, nhiệt, làm khoang mũi yếu, dễ viêm.
  • Trái cây có múi: Thường chứa chất kích thích gây dị ứng cho người mẫn cảm.

2. Rau cần tây và ngô giải đáp thắc mắc Viêm mũi dị ứng kiêng gì?

Theo các nghiên cứu mới trên cây cần tây, trong loại rau này có chứa các Protein dễ giải phóng histamin. Bên ngoài chúng lại có các thành phần làm kích ứng da giống như ở phấn hoa. Ở ngô cũng tương tự như vậy. Vì thế, người có tiền sử bị bệnh viêm mũi dị ứng hoặc mắc bệnh cơ địa nên hạn chế sử dụng.

hãy cẩn thận loại bỏ hết các vẩy dước hạn ngô
Hãy cẩn thận loại bỏ hết các vẩy dước hạn ngô khi ăn

Nếu bạn muốn bổ sung 2 loại rau này, hãy cẩn thận loại bỏ hết các vẩy dưới hạt ngô và rễ trên cây cần tây. Đây là cách loại bỏ phần dị nguyên bên ngoài ngô và rau cần. Để lọc các protein gây dị ứng, bạn chỉ việc nấu chín 2 loại thức ăn này.

3. Thực phẩm lạnh

Bị viêm mũi dị ứng không nên ăn gì, tại sao cần tránh thực phẩm lạnh? Bởi vì viêm mũi dị ứng có thể đi kèm với bệnh hen suyễn. Thức ăn lạnh khi đi xuống dạ dày sẽ làm co thắt ống thở lớn, tức phế quản. Điều này khiến bạn không chỉ bị viêm ngứa ở mũi mà còn bị ho, khó thở, khò khè.

Một số thực phẩm lạnh tuyệt đối nên kiêng khi đang bị viêm mũi dị ứng là: Trà sữa, kem que, nước ngọt có gas để lạnh, bia lạnh…

4. Viêm mũi dị ứng kiêng những gì? Nguồn thực phẩm chứa phụ gia

“Thủ phạm” chính nhất gây viêm mũi dị ứng trong số các phụ gia là thuốc nhuộm FD & C 5 tạo màu vàng. Ngoài ra còn có:

  • Các chất bảo quản.
  • Thành phần tạo hương liệu.
  • Các chất tạo màu khác…

Tất cả đều rất dễ gây kích ứng. Chúng thường xuất hiện trong rất nhiều món ăn như:

  • Thịt nguội, giăm bông.
  • Các loại hoa quả sấy hoặc mứt, ô mai.
  • Thạch, kem siro, trà sữa.
  • Bánh quy, kẹo cao su.
  • Khoai tây chiên, mì ăn liền…
Thịt nguội có khả năng gây kích ứng da
Thịt nguội có khả năng gây kích ứng da

5. Trà thảo mộc và các hạt có vỏ cứng

Viêm mũi dị ứng kiêng gì? đó là trà thảo mộc. Một số nghiên cứu cho thấy trong một số loại trà có hoa cúc hay echinacea ở Mỹ chứa chất gây ra viêm mũi dị ứng Ragweed.

Ngoài ra, các loại hạt có vỏ cứng như óc chó, hạnh nhân, hướng dương cũng khiến bạn dễ bị viêm mũi dị ứng hoặc gây tái phát, làm bệnh trở nặng. Bởi trong các loại hạt này thường có hàm lượng lớn gluten – thành phần dễ gây kích ứng với nhiều người.

6. Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? Thực phẩm WPD kiểu tây

Bạn chưa biết viêm mũi dị ứng cần kiêng những gì thì nên tránh thực hiện cách ăn của người phương Tây. Việc bổ sung quá nhiều calo, chất béo và đường tinh luyện nhưng lại quên đi các thức ăn giàu vitamin và khoáng chất chống oxy hóa của người Tây phương rất không tốt cho bệnh viêm mũi dị ứng.

Đường tinh luyện làm tuyến tụy hoạt động nhiều hơn, sản sinh ra nhiều dịch nhầy gây nghẹt mũi. Vì vậy, người bị viêm mũi dị ứng càng cảm thấy khó chịu.

Ngoài ra trong các loại thực phẩm kiểu Tây cũng thường có rất nhiều phụ gia, đặc biệt là chất tạo màu hóa học gây kích ứng. Để tránh sử dụng phải các nhóm thực phẩm này, tốt nhất bạn nên bỏ qua những loại đồ ăn uống sau:

  • Nước ép, nước ngọt đóng chai.
  • Kẹo ngậm, nhai nhiều đường.
  • Bánh ngọt chứa nhiều socola, hàm lượng cacao dưới 70%.
  • Thực phẩm cơ thể bạn dễ bị dị ứng

Nếu bạn từng bị viêm mũi dị ứng hoặc mắc các bệnh viêm do cơ địa yếu mà dị ứng với loại thức ăn nào thì tuyệt đối không nên dùng tiếp chúng. Vì thực phẩm mà bạn dị ứng có thể kích thích cơ thể giải phóng histamin, khiến biểu hiện bệnh nặng nề hơn.

Một số nhóm thực phẩm nhiều người hay bị dị ứng:

  • Thực vật và động vật có vỏ: Hạt dẻ, điều, lạc, óc chó, tôm, cua ghẹ biển, hến, trai sông, hạch Brazil…
  • Cá đông lạnh bị chuyển hóa histidine thành histamine do bảo quản sai cách.
  • Thức uống dễ gây kích thích: Sữa bò, cà phê… chứa nhiều Histamin.

Việc kiêng sử dụng các nguồn thực phẩm trên sẽ giúp bạn hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên hoặc kích ứng cơ thể tạo phản ứng dị ứng ở mũi. Nhờ đó giảm bớt nguy cơ phải đối mặt với cảm giác khó chịu hoặc khả năng tái xuất hiện triệu chứng dị ứng.

Viêm mũi dị ứng nên ăn gì thì tốt? Top thực phẩm cần bổ sung

Trong cơ thể chúng ta có một loại tế bào miễn dịch, chúng không chỉ có ở niêm mạc mũi, phổi mà còn nằm trong đường tiêu hóa. Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, nó sẽ kích thích cơ thể sản sinh IgE phản ứng lại.

IgE tác động lên tế bào miễn dịch, giải phóng các histamin. Vì vậy, bạn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, chảy nước mũi, ho, hắt hơi và viêm.

Quercetin có trong quả cơm cháy
Quercetin có trong quả cơm cháy

Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì thì ngăn được cơ chế này? Nếu sử dụng các loại thức ăn không gây kích thích hoặc kháng histamin sẽ rất tốt cho người bệnh.

1. Thức ăn cho người viêm mũi dị ứng: Nhóm kháng histamine

Nhóm này có chứa các dưỡng chất có khả năng tác động làm ngăn chặn sự giải phóng histamine trong hệ miễn dịch. Đó là các loại thức ăn giàu các chất:

  • Quercetin: Có trong quả cơm cháy, đậu bắp, việt quất, măng tây, khoai lang, kỷ tử, trà xanh, hành tây.
  • Chất chống viêm tự nhiên: Có trong gừng, cà rốt, nguồn thực phẩm giàu Omega 3 như các loại cá chứa dầu.
  • Vitamin C: Có trong ổi, lí chua đen, dâu tây, kiwi, súp lơ, cam, tỏi (chứa cả Quercetin)
  • Beta-carotene: Có trong quả anh đào, bí ngô, xoài, diếp cá, cải xoong, và sữa non….

2. Thực phẩm giàu kẽm cho người viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? 8mg kẽm đối với nữ và 11mg đối với nam trưởng thành mỗi ngày là liều lượng cần thiết để duy trì hệ miễn dịch khỏe. Khi hệ miễn dịch khỏe thì các triệu chứng viêm mũi dị ứng cũng khó biểu hiện. Vì vậy, người có nguy cơ hoặc đã, đang bị viêm mũi dị ứng nên bổ sung:

  • Thịt bò: Có chứa hàm lượng kẽm khoảng 4.8mg/100g. Ngoài ra bạn còn có thể đổi sang các loại thịt khác như gà, cừu, lợn cũng có rất nhiều kẽm.
  • Hàu: Trung bình 6 con hàu sẽ chứa khoảng 32mg kẽm.
  • Cua Alaska: Trong 100g sẽ có 7.6mg kẽm.
  • Đậu lăng và các cây họ đậu: Ăn 100g đậu lăng mỗi ngày là bạn đã cung cấp khoảng 12% lượng kẽm cần thiết.
  • Trứng: Trong 1 quả trứng có khoảng 5% lượng kẽm mà cơ thể cần được cung cấp hàng ngày.

Ngoài ra còn rất nhiều thực phẩm giàu kẽm khác như sô cô la đen, ngũ cốc nguyên hạt, một số rau xanh, phô mai…

3. Thực phẩm có chứa Probiotic

Tiến sĩ Justin Turner, một nhà nghiên cứu của Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã chứng minh lợi khuẩn có thể làm giảm hiện tượng viêm mũi dị ứng.

Theo đó, bạn nên bổ sung các nguồn thực phẩm giàu Probiotic dưới đây, đặc biệt khi thời tiết giao mùa.

  • Miso và Natto Nhật Bản.
  • Trà đen hoặc trà xanh, Buttermilk, và các loại đồ uống lên men tương tự.
  • Dưa chuột ngâm nước muối.
  • Nấm sữa kefir…
Natto Nhật Bản
Natto Nhật Bản giàu Probiotic

5 món ăn chữa viêm mũi dị ứng và cách làm

Từ danh sách thực phẩm nên ăn và kiêng, để xây dựng được thực đơn hấp dẫn, tốt cho sức khỏe, bạn nên tham khảo một số món sau:

1. Thịt bò bằm nấu cháo

Không chỉ là nguồn thực phẩm dồi dào kẽm, thịt bò trong Đông y còn có tác dụng kháng viêm, thông mũi, trừ bỏ vi khuẩn một cách tự nhiên. Để món cháo thịt bò hữu ích nhất cho người bệnh viêm mũi dị ứng, bạn nên thêm tỏi và rau thơm làm gia vị.

Cách làm:

  • Rửa sạch và xay nhuyễn 100g thịt bò, 60g tỏi.
  • Vo qua 50g gạo tẻ rồi cho vào nồi, thêm nước nấu cháo.
  • Rau thơm đem rửa sạch thái nhỏ vừa ăn
  • Khi nồi cháo sắp được, bạn cho thịt bò và tỏi vào, đun sôi lại, thêm gia vị và rau.
  • Tắt bếp và thưởng thức khi còn ấm, nên ăn thay bữa sáng hoặc tối để hỗ trợ cải thiện viêm ở mũi.

2. Bổ sung cháo gạo lứt

Ăn gì trị viêm mũi dị ứng? Gạo lứt chứa rất nhiều vitamin, đặc biệt B1 và các chất xơ có hàm lượng cao hơn rất nhiều so với gạo tẻ. Khi kết hợp cùng với đậu đỏ nấu thành cháo, bạn sẽ có một món ăn vừa bổ dưỡng vừa giúp cải thiện tốt tình trạng viêm mũi. Nó giúp trừ thấp, giải độc, tiêu đờm cho người bệnh.

Cách làm:

  • Vo 80g gạo lứt một cách nhẹ nhàng, không chà xát, cho vào nồi cùng với nước để ninh cháo.
  • Đậu đỏ và hạt ngô, mỗi loại 50g đem rửa sạch, cho vào cùng với gạo để chín mềm cùng nhau.
  • Mỗi ngày bạn nên ăn món này 1 lần khi đói hoặc ăn thay bữa sáng, tối để hỗ trợ giảm viêm mũi dị ứng.

3. Bồ câu hầm thuốc Bắc

Bạn chưa biết bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì, nên ăn gì? Bồ câu hầm thuốc bắc chính là món bổ dưỡng nên thêm vào khẩu phần ăn. Thêm vào đó, món này còn làm thông mũi, trừ hàn, ngăn cơ thể bị nhiễm lạnh.

bồ câu hầm thuốc bắc
Bồ câu hầm thuốc bắc

Chuẩn bị

  • 1 con chim bồ câu, làm thịt thật sạch, bỏ phần nội tạng riêng để dùng với món khác.

Các loại thuốc bắc nên có:

  • Táo đỏ hoặc táo đen: 12g.
  • Hoàng kỳ: 60g.
  • Khương phác hoa: 9g.
  • Bạch truật: 9g.
  • Gia vị kèm theo: Gừng tươi, tỏi, tiêu, muối, mắm…

Cách chế biến:

  • Chặt miếng thịt chim, cho hạt khương phác hoa vào túi vải buộc lại.
  • Táo bạn cắt miếng bỏ hạt, các nguyên liệu còn lại đem rửa và thái nhỏ.
  • Cho tất cả vào nồi hầm thật nhừ rồi thêm gia vị và thưởng thức khi còn nóng.

4. Tôm càng xanh nấu canh cải trắng

Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì, món nào nên ăn? Canh tôm cải trắng có tác dụng bồi bổ phổi từ bên trong, từ đó giải độc và hỗ trợ trị viêm mũi dị ứng. Nếu bạn không bị dị ứng với tôm thì nên thử chế biến món này.

Chuẩn bị:

  • Bạn cần khoảng 150g củ cải trắng.
  • 2 bìa đậu mơ.
  • 100g tôm càng xanh bóc vỏ.
  • Các nguyên liệu đi kèm: 50g giá đỗ cùng tỏi, hành lá, các loại gia vị, gừng.

Cách chế biến:

  • Rửa sạch củ cải và đậu mơ rồi cắt miếng.
  • Rửa sạch tôm, giá đỗ, gừng, tỏi, hành lá.
  • Đập nhỏ tỏi và gừng, hành lá cắt thành khúc dài vừa.
  • Phi thơm tỏi và dừng rồi cho nước sôi vào đun với củ cải.
  • Khi nước đã sôi thì cho các nguyên liệu còn lại vào, hạ nhiệt nhỏ.
  • Nêm nếm lại gia vị khi gần được, bỏ hành lá vào rồi tắt bếp.
  • Món này nên ăn cùng trong các bữa cơm nhằm giảm viêm mũi dị ứng.

5. Canh mướp thơm nấu thịt

Trong Y học cổ truyền, mướp vị ngọt, tính mát, có tác dụng hoạt huyết, tiêu đờm, ngăn ngừa tái phát viêm mũi dị ứng. Khi kết hợp với thịt vừa giúp bổ sung lượng kẽm cần thiết cho cơ thể. Từ lâu dân gian đã sử dụng món ăn này để bổ sung dinh dưỡng đồng thời hỗ trợ cải thiện các triệu chứng sổ mũi, hắt hơi mỗi khi thay đổi thời tiết.

Chuẩn bị:

  • 2 quả mướp thơm cùng hành, gừng tươi.
  • Thịt lợn chọn phần nạc vai hoặc bắp, dùng khoảng 200g.

Cách chế biến:

  • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trước khi chế biến.
  • Mướp nạo bỏ vỏ, cắt đuôi và cuống rồi cắt miếng dày khoảng 2 đốt ngón tay.
  • Thái thịt lợn thành miếng vừa ăn, gừng và hành đập dập.
  • Phi hành và gừng trong chảo mỡ già cho thơm lên rồi đổ thịt vào.
  • Đảo đều tay trong khoảng 3 – 5 phút, sau đó cho mướp vào xào cùng khoảng 2 phút.
  • Thêm nước sôi vào cùng gia vị để được món canh mướp nấu thịt.
  • Khi sắp được thì nếm lại và bỏ hành lá vào và tắt bếp, mở vung.
Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? Canh mướp thơm nấu thịt
Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? Canh mướp thơm nấu thịt

Ăn canh mướp thịt lợn cùng cơm hoặc ăn riêng đều có tác dụng tốt cho người viêm mũi dị ứng. Các món ăn dành cho người viêm mũi dị ứng rất đa dạng. Trên đây chỉ là một vài món tham khảo, khi lên thực đơn bạn có thể bổ sung vào.

Lưu ý viêm mũi dị ứng nên làm gì?

Để giảm triệu chứng bệnh bạn không chỉ cần biết viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì mà còn rất nhiều chế độ chăm sóc cơ thể khác cần được chú trọng. Bạn nên:

  • Không đi đến các vùng cỏ hoang, có gió vào mùi hoa lá rụng.
  • Đeo khẩu trang chống bụi khi đến các địa điểm ô nhiễm, nhà máy hàn xì, đơn vị sản xuất vải và khi ra đường.
  • Vệ sinh mũi và tai, miệng mỗi ngày bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối.
  • Uống đủ nước theo cân nặng, dùng thêm các loại trà có khả năng kháng histamine.
  • Ngủ khoảng 9 tiếng mỗi ngày là tốt nhất, kết hợp thiền hoặc tập yoga, nghe nhạc thư giãn.
  • Vệ sinh không gian sống, làm việc, giải trí, ngủ nghỉ thật sạch, tránh để bụi, vi khuẩn bám vào.
  • Tham khảo ý kiến của các chuyên gia điều trị viêm mũi dị ứng cho bạn về chế độ ăn, sinh hoạt.
  • Không tự ý dùng thuốc chữa viêm mũi dị ứng ngoài liệu trình mà hỏi bác sĩ.

Có thể nói viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì ảnh hưởng không hề nhỏ đến khả năng, tiến độ chữa bệnh. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp người viêm mũi dị ứng xây dựng được thực đơn tốt nhất khi điều trị.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan