Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Bơi lội là hoạt động thể thao mang nhiều lợi ích cho sức khỏe nên được nhiều người yêu thích. Thế nhưng, khi bị viêm mũi dị ứng có nên đi bơi không là thắc mắc của không ít người. Do đó, để giải đáp câu hỏi này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Bị viêm mũi dị ứng có nên đi bơi không?

Đối với những người bị viêm mũi dị ứng rất dễ nhạy cảm trước các dị nguyên hơn so với những người khỏe mạnh. Trong khi đó, tại các hồ bơi đều chứa chất tẩy rửa, nhất là clo với tính sát khuẩn mạnh. Vì thế, nếu chất này tiếp xúc với mũi rất dễ gây sưng viêm ở những người mắc các bệnh về viêm xoang, viêm mũi dị ứng.

Bị viêm mũi dị ứng có nên đi bơi không
Bị viêm mũi dị ứng có nên đi bơi không

Trung tâm Xoang mũi New York tại Mỹ nghiên cứu và chỉ ra rằng: Khi bị viêm mũi dị ứng sẽ khiến xoang mũi sưng to lên, tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi phát triển và tích tục các chất nhầy. Kết hợp với đó là áp suất khi bơi lặn có sự thay đổi càng làm trầm trọng tình trạng viêm mũi dị ứng.

Ngoài ra, nhiều bệnh nhân bị viêm mũi cũng đã nhận định rằng: Đường mũi sẽ khó thở hơn sau khi đi bơi. Kèm theo đó là các triệu chứng khác như nước mũi có màu vàng xanh, chảy xuống họng và mùi hôi tanh; thường xuyên khịt khạc rất khó chịu.

Những người bị viêm mũi dị ứng nếu đi bơi nhưng không đúng cách còn có thể làm cho bệnh nặng hơn. Thậm chí là chuyển thành các biến chứng nguy hiểm như viêm dây thần kinh hốc mũi, viêm xương, viêm phế quản, viêm xoang thể hang.

Như vậy, từ những phân tích trên có thể giải đáp viêm mũi dị ứng có nên đi bơi hay không? Tuy môn thể thao này có lợi cho sức khỏe nhưng người bị viêm mũi cần hạn chế để việc điều trị bệnh được triệt để và tận gốc.

Những mẹo nhỏ giúp người bị viêm mũi dị ứng vẫn có thể đi bơi

Trong trường hợp bạn vẫn muốn đi bơi thì cần giảm tần suất và thời gian cho mỗi lần bơi. Tốt nhất chỉ nên bơi lội 1 lần/tuần. Đồng thời, áp dụng ngay các mẹo sau đây để đảm bảo quá trình bơi lội không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như diễn biến của bệnh viêm mũi dị ứng:

  • Tìm hiểu chất lượng hồ bơi, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu xem hồ bơi bạn có đảm bảo chất lượng về nguồn nước, vệ sinh hay không. Đồng thời, nên đánh giá lượng hóa học, hóa chất khử trùng cho hồ bơi là như thế nào.
Tìm hiểu chất lượng nước hồ bơi
Tìm hiểu chất lượng nước hồ bơi
  • Trong quá trình bơi lội, hạn chế ngụp, lặn quá lâu để tránh áp suất thay đổi, nước vào mũi dễ làm bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Nếu không may nước chảy vào mũi, bạn cần xì mũi ngay lúc đó để loại bỏ hết lượng nước ra bên ngoài. Bởi nếu để nước trong hốc mũi đọng lại sẽ gây ứ dịch, làm cho tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.
  • Dụng cụ vệ sinh cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ như bông tắm, dầu gội, xà phòng tắm, nước muối sinh lý. Những đồ dùng này sẽ rất cần thiết khi bạn muốn rửa mũi.
  • Nhớ mang theo khăn tắm để giữ ấm sau khi tắm xong nhằm giúp cơ thể không bị cảm lạnh. Bởi nếu cảm lạnh sẽ làm cho các triệu chứng viêm mũi dị ứng càng nhiều hơn.

Điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng như thế nào?

Viêm mũi dị ứng cần được phát hiện sớm và điều trị tích cực để trị bệnh dứt điểm. Bởi nếu kéo dài bệnh dễ chuyển sang mãn tính và tái phát lại nhiều lần vừa gây hại cho sức khỏe vừa khó khăn trong quá trình chữa trị.

Tích cực điều trị viêm mũi dị ứng
Tích cực điều trị viêm mũi dị ứng

Do đó, khi có dấu hiệu của bệnh, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, thăm khám cụ thể. Từ đó, bác sĩ sẽ đề ra phương án điều trị phù hợp dựa trên nguyên nhân gây bệnh nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Thông thường, điều trị viêm mũi dị ứng sẽ sử dụng đến một số loại thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc xịt xông mũi, thuốc corticoid… Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng, tần suất và thời gian điều trị để đảm bảo hiệu quả cao nhất, tránh gây hại cho sức khỏe.

Viêm mũi dị ứng rất dễ tái phát nếu như chúng ta không biết chăm sóc đúng cách. Vì thế, hãy áp dụng ngay những biện pháp sau đây để phòng ngừa và chăm sóc tốt nhất khi bị viêm mũi dị ứng:

  • Hạn chế bơi lội, ngụp lặn, chơi các môn thể thao dưới nước. Viêm mũi dị ứng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời rất dễ chuyển thành viêm xoang. Vì thế, để bệnh không tái phát và chuyển biến phức tạp, người bệnh cần hạn chế bơi lội, ngụp lặn cũng như tham gia các môn thể thao dưới nước.
Khi bị viêm mũi dị ứng nên hạn chế lặn ngụp, bơi lội
Khi bị viêm mũi dị ứng nên hạn chế lặn ngụp, bơi lội
  • Tránh xa các dị nguyên. Những người bị viêm mũi dị ứng hay có tiền sử mắc bệnh này rất nhạy cảm với các dị nguyên. Do đó, cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với phấn hoa, lông thú, bụi bẩn…
  • Mũi họng cần chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Mũi họng là cơ quan thông với nhau. Vì thế, giữ mũi và họng sạch sẽ, thông thoáng là cách để giúp quá trình hô hấp thuận lợi, tránh dịch nhầy làm đường thở bị tắc.
  • Chú ý giữ gìn môi trường sống, môi trường xung quanh và nơi làm việc luôn sạch sẽ, thông thoáng, đối lưu không khí.
  • Xây dựng chế độ ăn uống với các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, kẽm… là giải pháp tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch và đẩy lùi các tác nhân gây bệnh.

Trên đây bài viết đã giải đáp thắc mắc viêm mũi dị ứng có nên đi bơi không cũng như cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp bạn có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe để bản thân không bị mắc viêm mũi dị ứng.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Nhiều người thắc mắc căn bệnh dai dẳng viêm mũi dị ứng có chữa khỏi không? Nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm, tình trạng này có thể dẫn đến các bệnh viêm xoang, viêm thanh quản,... Vậy viêm mũi dị ứng có chữa được không và đâu là cách điều trị hiệu quả?  Viêm mũi dị ứng...
Bài thuốc nam Tiêu xoang linh dược thang chữa viêm mũi dị ứng của Nhất Nam Y Viện đã điều trị thành công cho hàng nghìn người bệnh. Bài thuốc đã nhận được sự quan tâm của đông đảo người bệnh trên các diễn đàn y khoa, chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, còn không ít người tỏ ra nghi...
Bơi lội là hoạt động thể thao mang nhiều lợi ích cho sức khỏe nên được nhiều người yêu thích. Thế nhưng, khi bị viêm mũi dị ứng có nên đi bơi không là thắc mắc của không ít người. Do đó, để giải đáp câu hỏi này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây. Bị viêm mũi...
Bài viết liên quan