Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Bị viêm loét dạ dày ở trẻ em đã là căn bệnh phổ biến, không còn xa lạ với các bậc phụ huynh thời nay dù trước khi bệnh chỉ thường xuất hiện ở người trưởng thành. Do vậy, đây là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của phụ huynh, tham khảo ngay bài viết để biết rõ nguyên nhân và cách điều trị bệnh tốt nhất thì bạn đừng bỏ qua bài viết.

Bệnh viêm loét dạ dày là tình trạng bệnh niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng trong một thời gian giống như người trưởng thành. Tuy nhiên về nguyên nhân, cách điều trị, chăm sóc và phòng ngừa bệnh thì có khá nhiều điểm khác nhau.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở trẻ em

Dựa theo kết quả của nghiên cứu dịch tễ thì thấy rằng, bệnh viêm loét dạ dày gặp rất nhiều ở trẻ có độ tuổi đang phát triển từ 10 – 15 tuổi. Điều này đã phần nào đánh lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với bậc phụ huynh về vấn đề theo dõi sức khỏe của trẻ.

Bởi viêm loét dạ dày là bệnh lý thuộc đường tiêu hóa chỉ thường gặp ở người có độ tuổi từ 35 trở lên, người đã trưởng thành là nhiều. Vậy thực chất có những yếu tố nào đã tác động khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nhiều đến vậy?

Cùng với kết quả trên thì, bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau, nhưng chủ yếu là một số lý do sau:

Khuẩn Hp là một trong số nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ
Khuẩn Hp là một trong số nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ

Do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori:

Không chỉ riêng trẻ nhỏ mà cũng có đến 80% người lớn mắc bệnh viêm loét dạ dày dương tính với khuẩn HP này. Đây vốn thuộc loại xoắn khuẩn, chúng có thể tồn tại trên niêm mạc dạ dày rồi ghi gặp điều kiện thích hợp chúng sẽ phát triển và tấn công, gây thương tổn lên lớp niêm mạc.

Sau một thời gian tình trạng viêm nhiễm sẽ trở nên nặng hơn, lan sang nhiều khu vực khác và hình thành bệnh viêm loét dạ dày.

Do lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau NSAIDs:

Hiện nay trẻ nhỏ thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và độc hại, nên rất dễ mắc bệnh (ốm, sốt…) nên có thể phải sử dụng thuốc từ khi còn rất nhỏ. Phụ huynh không hiểu biết về thuốc và cho con dùng sai cách sẽ khiến trẻ bị nhờn thuốc, dần sẽ dùng liều càng cao.

Khi lạm dụng thuốc như vậy cũng sẽ khiến các vi khuẩn có lợi trong dạ dày bị tiêu diệt, ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày rõ rệt hơn và các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập hơn.

Do chế độ ăn uống không đảm bảo, thiếu điều độ:

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên chế độ ăn uống không hợp lý cũng dễ dàng gây ra các thương tổn cho dạ dày. Đặc biệt là những trẻ có khẩu vị ăn uống nhiều đồ chiên rán và không ăn rau xanh, lười uống nước sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trẻ ăn uống khoa học.

Do tinh thần căng thẳng, stress và áp lực quá độ:

Một trong những lý do khiến trẻ trên 10 tuổi mắc bệnh viêm loét dạ dày là do áp lực về chuyện học hành, sức ép từ gia đình và thầy cô giáo. 

Khi tình trạng đó kéo dài sẽ khiến cho não bộ tác động đến chức năng tiêu hóa của dạ dày rồi gây nên những tình trạng tổn thương, viêm nhiễm và dần hình thành nên bệnh lý về tiêu hóa, trong đó có viêm loét dạ dày.

Triệu chứng viêm loét dạ dày ở trẻ em

Thường thì mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ gây ra những triệu chứng bệnh khác nhau, nhưng đây là bệnh lý có tốc độ phát triển khá nhanh nên đôi khi dấu hiệu bệnh ban đầu sẽ khó xác định được, dễ bị che lấp bởi những bệnh lý nền khác. Khi trẻ có biểu hiện rõ rệt hơn phụ huynh mới bắt đầu phát hiện bệnh của con. 

Đau bụng - biểu hiện thường thấy ở trẻ bị viêm loét dạ dày
Đau bụng – biểu hiện thường thấy ở trẻ bị viêm loét dạ dày

Vậy nên, thường ngày phụ huynh nên theo dõi xem con có bị những triệu chứng kể dưới đây không để sớm biết bệnh và cho bé đi khám:

  • Đau bụng: Cảm giác tập trung chủ yếu đau ở vùng thượng vị, tức là trên phần rốn và dưới phần ức. Ban đầu cơn đau có thể ập đến khi trẻ ăn no, đói bụng hoặc ăn phải thực phẩm bẩn. Về sau khi tình trạng bệnh nặng hơn thì tần suất xuất hiện sẽ nhiều lên, có thể nhiều lần trong ngày.
  • Nóng rát, xót ruột, tức và chướng vùng thượng vị: Nhất là khi vừa ăn, dù ít hay nhiều thì trẻ cũng thường cảm thấy khó chịu và no nhanh. 
  • Buồn và nôn cũng là dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày, nhưng lại thường bị nhầm lẫn với bệnh lý tiêu hóa khác.
  • Đi ngoài ra máu (phân đen) hoặc nôn máu tươi do chảy máu dạ dày. Với trường hợp này trẻ cần phải được chữa trị kịp thời nếu không sẽ gây tình trạng thiếu máu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Vậy nên, phụ huynh cần phải chăm sóc và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ kỹ càng hơn để sớm có phương án xử lý cũng như điều trị phù hợp nhất nếu mắc bệnh.

Trẻ em bị viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?

Với những chia sẻ ở trên về dấu hiệu bệnh viêm loét dạ dày tá tràng của trẻ thì bạn cũng đã phần nào thấy được đây là bệnh lý không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng.

Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh kéo dài mà không được chữa trị đúng cách thì sẽ ngày càng nghiêm trọng, thậm chí khiến trẻ gặp phải những biến chứng:

  • Sụt cân, suy nhược cơ thể, còi xương: Do chán ăn và ăn không ngon miệng, hệ tiêu hóa bị rối loạn chức năng không hấp thụ được dưỡng chất.
  • Tinh thần bị ảnh hưởng, kết quả học tập sa sút.
  • Mắc phải một số bệnh lý khác: Viêm đại tràng, viêm đau dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày (ủ bệnh trên 10 năm)….

Cách chẩn đoán bệnh ở trẻ em bị viêm loét dạ dày

So với người trưởng thành thì trẻ em mắc bệnh viêm loét dạ dày sẽ khó phát hiện hơn, một phần là vì các em nhỏ khó có thể miêu tả chính xác được vị trí đau hay triệu chứng bệnh rõ ràng. 

Chẩn đoán bệnh ở trẻ nhỏ
Chẩn đoán bệnh viêm dạ dày ở trẻ nhỏ

Do vậy, khi con có biểu hiện đau bụng, hay bất thường khác như đã chia sẻ trong phần triệu chứng ở trên thì phụ huynh nên hỏi han trẻ những vấn đề về vị trí, thời gian xuất hiện, tần suất xuất hiện triệu chứng để phần nào xác định cũng như loại trừ được đó là biểu hiện của bệnh hay chỉ đơn thuần là do ăn phải uống chưa đảm bảo.

Trong trường hợp khó xác định hoặc trẻ có biểu hiện khác lạ thì phụ huynh nên cho bé đến cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định nội soi dạ dày gây mê nếu cảm thấy nghi ngờ trẻ bị viêm loét dạ dày, cụ thể hơn là bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi mềm dẻo đưa qua họng để xuống dạ dày và có thể quan sát được cơ quan dạ dày nhờ vào thiết bị camera lắp ở đầu ống nội soi.

Nếu có dấu hiệu bất thường bác sĩ sẽ lấy một mẫu sinh thiết tế bào để xét nghiệm. Ngoài ra, để xác định vi khuẩn Hp bác sĩ có thể sử dụng một số loại xét nghiệm như: Test phân, test hơi thở (không sử dụng test hơi thở có C14 vì chúng có thể ảnh hưởng đến trẻ do chứa hoạt tính phóng xạ) hoặc test máu…

Cách điều trị viêm loét dạ dày ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng bệnh nhân nhạy cảm, có hệ miễn dịch và sức đề kháng chưa toàn diện nên việc chăm sóc, điều trị cũng có nhiều lưu ý hơn so với người lớn. Cụ thể về những cách chữa hiệu quả có thể áp dụng với trẻ nhỏ bị viêm loét dạ dày.

Sử dụng mẹo chữa viêm loét dạ dày tá tràng cho trẻ tại nhà

Thay đổi chế độ ăn và tập cho trẻ có thói quen uống nhiều nước

Như đã chia sẻ thì một trong những nguyên nhân gây bệnh là do việc ăn uống của trẻ chưa điều độ, vậy nên trước tiên việc ăn uống của trẻ cần phải được thay đổi.

Thay đổi chế độ ăn cho trẻ
Thay đổi chế độ ăn cho trẻ
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể trong ngày: Vì uống nhiều nước sẽ giúp quá trình trao đổi chất được diễn ra thuận lợi hơn, chuyển hóa và hấp thụ thức ăn cũng tốt hơn. Từ đó bệnh nhân sẽ thuyên giảm được những triệu chứng của bệnh như đau bụng, khó tiêu, ợ hơi…
  • Ăn đủ bữa, đúng giờ đặc biệt là không ăn quá muộn, ăn quá no, nhất là trước khi đi ngủ.
  • Bổ sung đầy đủ rau xanh (súp lơ, cải, đậu bắp…), vitamin (táo, lê, ổi, dưa hấu, kiwi,…) cần thiết cho cơ thể.
  • Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, chiên rán, cay nóng…

Chườm ấm chữa đau bụng tức thời

Phụ huynh có thể sử dụng túi chườm nóng, hoặc khăn ấm để lên vùng thượng vị, vị trí bị đau bụng. Với mẹo nhỏ này, người bệnh cũng sẽ thuyên giảm được cơn đau tức thì, giúp kích thích tiêu hóa tốt nhưng chỉ tạm thời.

Xoa bóp bụng nhẹ nhàng vùng thượng vị

Vị trí đau nhiều tập trung ở thượng vị, nên việc xoa bóp nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ tại đây sẽ giúp trẻ thấy êm bụng hơn, giảm đau và ợ hơi.

Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm loét dạ dày cho trẻ

Nếu tình trạng đau dạ dày của trẻ sau khi áp dụng các mẹo trên mà không cải thiện, tình trạng bệnh nặng hơn thì phụ huynh nên cho trẻ đến bệnh viện để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng Bộ y tế phù hợp nhất.

Sử dụng thuốc Tây chữa viêm loét dạ dày loại dành cho trẻ
Sử dụng thuốc Tây chữa viêm loét dạ dày loại dành cho trẻ

Dưới đây là một số loại thuốc tây phổ biến, phụ huynh có thể tham khảo:

  • Thuốc chữ Yumangel: Thuốc uống từ 1 – 2 lần/ ngày, liều lượng cụ thể sẽ tùy theo thể trạng, độ tuổi của từng trẻ khác nhau. Công dụng giúp trẻ giảm nhanh các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn.
  • Thuốc Gastropulgite: Tương tự như thuốc kể trên, trẻ sẽ uống theo đúng với chỉ định của bác sĩ và công dụng thuốc là loại bỏ cảm giác đầy bụng, ợ, cơn đau và kích thích tiêu hóa.
  • Thuốc Phosphalugel: Rất tốt trong điều trị bệnh đau dạ dày ở trẻ vì chúng được bào chế dưới dạng sữa, dùng được cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên trước khi dùng phụ huynh vẫn cần thận trọng, nên tham vấn ý kiến bác sĩ.

Trong quá trình sử dụng thuốc Tây trẻ rất dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do vậy, phụ huynh cần phải tham khảo kỹ và tham vấn ý kiến của bác sĩ để cho trẻ dùng thuốc đúng cách nhất.

Viêm loét dạ dày tá tràng trẻ em nên ăn gì, kiêng gì?

Một chế độ ăn uống đảm bảo khoa học, đúng và đủ chất dinh dưỡng cần thiết cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với việc cải thiện và hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho phụ huynh khi xây dựng chế độ ăn cho con:

Thực phẩm trẻ bị viêm loét dạ dày ở trẻ:

  • Thường xuyên ăn thực phẩm mềm, kích thích tiêu hóa tốt như: cháo gà, cháo sườn, chè bí ngô, súp gà, trứng hấp, sữa dinh dưỡng… giúp cân bằng nồng độ acid dạ dày.
  • Thêm bữa phụ các thực phẩm có tác dụng giảm tiết dịch vị như bánh quy, bánh mì, bột sắn, bánh nếp… Hoặc một số dược liệu tốt cho dạ dày như mật ong, tinh bột nghệ và dầu thực vật,…
  • Bổ sung đủ lượng chất xơ cần thiết: Rau, củ, trái cây, nước ép quả, bột yến mạch,… giúp cải thiện triệu chứng táo bón, khó tiêu cho trẻ em.
  • Sử dụng chất đạm dễ tiêu như thịt gà, thịt lợn nạc, cá, cua, tôm…
Viêm loét dạ dày ở trẻ nên ăn uống khoa học
Viêm loét dạ dày ở trẻ nên ăn uống khoa học

Thực phẩm trẻ bị viêm loét dạ dày nên hạn chế ăn:

  • Hạn chế uống nước ngọt, nước có vị chua có gas, nước uống phẩm màu… đồ uống không đảm bảo vệ sinh sẽ dễ gây hiện tượng tiêu chảy, buồn nôn.
  • Không nên cho bé ăn nhiều đồ dầu mỡ, các món chiên, xào nhiều chất béo động vật, thức ăn nhanh, hoặc nhiều gia vị cay, nóng,… vì chúng sẽ gây khó tiêu, đầy bụng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của hệ tiêu hóa.
  • Thận trọng khi cho trẻ ăn hoặc uống trái cây chua có nhiều axit như họ nhà cam, dứa, xoài, cóc… vì chúng sẽ khiến lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn nhanh và tổn thương nặng hơn.

Chỉ với việc tạo cho con có thói quen áp dụng chế độ ăn uống như trên phụ huynh đã giúp trẻ cải thiện được bệnh đến 40% và hạn chế được những nguy cơ tái phát bệnh sau khi chữa trị.

Vậy nên, phụ huynh hãy trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức tổng hợp về viêm loét dạ dày ở trẻ em được chia sẻ ở trên để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho con tốt nhất!

Bài viết liên quan
chua-viem-dai-trang-bang-la-voi
chua-viem-dai-trang-bang-nha-dam
chua-viem-dai-trang-co-that-bang-thuoc-nam
thuoc-dieu-tri-viem-dai-trang-man-tinh