Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

“Bị viêm họng sốt mấy ngày mới khỏi?”. Sốt là biểu hiện thường đi kèm với tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,… Viêm họng sốt tuy không quá nguy hiểm nhưng trong trường hợp sốt cao, kéo dài sẽ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cùng tìm hiểu về tình trạng này và cách hạ sốt hiệu quả trong bài viết sau đây.

“Bị viêm họng sốt mấy ngày mới khỏi?” Cần đi khám để được chẩn đoán chính xác
“Bị viêm họng sốt mấy ngày mới khỏi?” Cần đi khám để được chẩn đoán chính xác

Bị viêm họng sốt mấy ngày? Có nguy hiểm không?

Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm tại niêm mạc hầu họng gây ra bởi các tác nhân xâm nhập thông qua đường hô hấp. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là các nhóm virus, vi khuẩn (chiếm đến hơn 70% các ca bệnh).

Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa (khi thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh) và ở những người có hệ miễn dịch suy yếu (người già, trẻ nhỏ,….)

Viêm họng thường diễn tiến qua hai giai đoạn: Cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính, tác nhân gây bệnh mới xâm nhập và đang phát triển mạnh mẽ. Các biểu hiện tại thời điểm này diễn ra cấp tính, gây khó chịu dữ dội cho người bệnh. Cụ thể, người bệnh thường bị đau họng, nóng rát cổ họng, ho và kèm theo sốt.

Vậy, người bệnh bị viêm họng sốt mấy ngày? Mức độ và thời gian kéo dài cơn sốt còn phụ thuộc vào tình trạng viêm nhiễm của mỗi người. Thông thường, tình trạng sốt ở người bệnh bị viêm họng kéo dài từ 3-4 ngày (thường sốt theo cơn). 

Người bệnh bị sốt khi mắc viêm họng cấp tính là biểu hiện hoàn toàn bình thường. Đây có thể coi là cơ chế tự vệ của cơ thể khi gặp sự tấn công của các tác nhân gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý nếu nhiệt độ cơ thể tăng cao trên 38,5 độ C, người bệnh cần có biện pháp hạ sốt ngay để tránh tình trạng biến chứng nguy hiểm có sức khỏe, tính mạng.

Bị viêm họng sốt có thể kèm triệu chứng người mệt mỏi, đau nhức khắp cơ thể, thân nhiệt tăng cao, buồn nôn, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa,…

Nếu để tình trạng này kéo dài, người bệnh có thể bị suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến sự nhận thức. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, sốt cao kéo dài có thể gây co giật và ảnh hưởng đến sự phát triển trí não thời kỳ trưởng thành.

Khi nào nên đưa người bệnh đi khám?

Bị viêm họng sốt mấy ngày? Với mức độ viêm nhiễm thông thường, người bệnh bị viêm họng sốt kéo dài khoảng 3-4 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng hơn hoặc điều trị chưa đúng cách, tình trạng viêm nhiễm có thể kéo dài 7 – 10 ngày. Khi đó, cơn sốt tiếp tục xuất hiện và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nghiêm trọng khác. 

Nhận biết các biểu hiện bệnh viêm họng từ giai đoạn khởi phát
Nhận biết các biểu hiện bệnh viêm họng từ giai đoạn khởi phát

Người bệnh cần lưu ý và đi khám ngay nếu thấy các biểu hiện sau:

  • Người bệnh sốt cao, kéo dài nhiều ngày gây ra tình trạng mê man, suy giảm nhận thức
  • Người bệnh có triệu chứng thở gấp, khó thở, đặc biệt khi nằm (nguy hiểm hơn nếu xuất hiện hội chứng ngưng thở khi ngủ)
  • Tim đập nhanh, đỏ mặt, ra nhiều mồ hôi, chóng mặt 
  • Nôn mửa liên tục, người bệnh gần như không ăn uống được do cảm giác buồn nôn
  • Rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu
  • Điều trị bằng các phương pháp nội khoa nhưng không thấy hiệu quả

Cách hạ sốt do viêm họng nhanh chóng, hiệu quả

Với vấn đề “Bị viêm họng sốt mấy ngày?”, người bệnh đã có giải đáp từ những nội dung trên. Nói chung, tình trạng này không nguy hiểm nếu có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả. Nếu người bệnh có biểu hiện sốt cao trên 38,5 độ C cần có biện pháp hạ sốt kịp thời và nhanh chóng, cụ thể như sau: 

Dùng thuốc hạ sốt

Biện pháp hiệu quả nhất khi thân nhiệt lên trên 38,5 độ C là dùng thuốc Tây y. Một số loại thuốc hạ sốt thường dùng như: Paracetamol; Ibuprofen;….Tùy vào độ tuổi và tình trạng của người bệnh mà dùng thuốc với dạng dùng thích hợp. 

  • Dạng viên uống: Thường chỉ định cho người lớn với liều lượng tùy thuộc theo cân nặng. Lưu ý: Chỉ dùng nước khoáng khi dùng thuốc, không nhai hoặc nghiền nát nếu không có chỉ dẫn đặc biệt từ phía bác sĩ điều trị.
  • Dạng viên đặt: Thường chỉ định cho đối tượng trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh hoặc người già, người không có khả năng tự uống thuốc. Khi chưa sử dụng, cần bảo quản thuốc trong tủ lạnh và bỏ ra 15 phút trước khi dùng. 

Cần lưu ý về khoảng cách giữa hai lần dùng thuốc, tránh uống quá liều tác động tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Có thể kết hợp một số biện pháp giảm nhiệt độ khác như chườm lạnh lên trán, lau chân tay bằng nước mát, mang mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.

Vệ sinh tai mũi họng

Với các bệnh lý đường hô hấp, yếu tố vệ sinh rất quan trọng và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh viêm họng. Môi trường khoang họng sạch sẽ hạn chế tối đa khả năng lây lan của virus, vi khuẩn đường hô hấp. Đồng thời, vệ sinh đúng cách cũng hỗ trợ đưa các tác nhân gây bệnh ra ngoài và trị bệnh dứt điểm nhanh chóng.

Vệ sinh tai mũi họng để hạ sốt nhanh chóng
Vệ sinh tai mũi họng để hạ sốt nhanh chóng

Người bệnh nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh tai mũi họng đảm bảo sạch sẽ và hiệu quả nhanh nhất. Các thao tác thực hiện công việc vệ sinh này như sau:

  • Chuẩn bị nước muối sinh lý (mua sẵn ở hiệu thuốc hoặc tự pha tại nhà) và khăn mềm
  • Nhỏ nước muối sinh lý vào tai, mũi với lượng thích hợp (4-5 giọt mỗi bên)
  • Sau khi nhỏ, lấy khăn mềm lau tai và mũi thật sạch
  • Với khoang miệng, súc họng bằng nước muối (súc kĩ khoảng 2-3 phút để nước muối lan đều khắp khoang họng)

Nên duy trì việc vệ sinh tai mũi họng này hàng ngày (tối thiểu 2-3 lần), kể cả khi không mắc các bệnh lý về hô hấp. 

Trẻ nhỏ bị viêm họng thường kèm theo tình trạng nghẹt mũi, khó thở, tăng tiết dịch nhầy. Khi đó, ba mẹ có thể áp dụng cách sau: Nhỏ vào mỗi bên mũi 3-4 giọt nước muối sinh lý cho loãng dịch nhầy. Dùng dụng cụ hút mũi dành riêng cho trẻ lấy dịch nhầy ra, sau đó lau lại sạch sẽ bằng khăn mềm

Lưu ý: Thao tác hút mũi nhẹ nhàng, tránh tổn thương đến niêm mạc mũi và vùng viêm nhiễm. Tuyệt đối không dùng miệng hút mà phải có dụng cụ phù hợp. 

Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý

“Bị viêm họng sốt mấy ngày và cấn ăn uống như thế nào?” Chế độ dinh dưỡng luôn là yếu tố quan trọng trong điều trị các chứng bệnh. Cụ thể, trong thời gian bị viêm họng và sốt, người bệnh cần lưu ý chế độ ăn uống như sau:

  • Ăn đồ ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, canh hầm,….vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa dễ tiêu hóa
  • Các món ăn nên chế biến đơn giản, không quá phức tạp và nhiều gia vị tránh gây kích ứng cổ họng
  • Không ăn đồ ăn cay nóng, nhiều tiêu, ớt, mù tạt hoặc những gia vị tương tự 
  • Uống nhiều nước. Khi bị sốt, người bệnh luôn có cảm giác khô họng và khát nước. Do đó, cần bổ sung nhiều nước cho người bệnh dưới nhiều dạng: nước khoáng, nước hoa quả, nước ép rau củ
  • Hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn trong thời gian bị bệnh
  • Tăng cường ăn hoa quả, rau củ xanh và các thực phẩm giàu vitamin C, giàu chất xơ

Người bệnh nên chia thành nhiều bữa trong ngày để ăn uống dễ tiêu hóa. Không nên ăn quá nhiều một lúc có thể gây cảm giác buồn nôn, nôn mửa, gây đầy bụng khó chịu. 

Nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ

Khi bị viêm họng và sốt, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, đau nhức khắp người và mất sức lực. Để việc điều trị hiệu quả nhất, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn. Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt và dùng biện pháp hạ sốt kịp thời (khi thân nhiệt lên đến 38,5 độ C)

Ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để bệnh viêm họng nhanh chóng dứt điểm
Ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để bệnh viêm họng nhanh chóng dứt điểm

Người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi và thấm hút mồ hôi. Tránh việc đắp chăn hoặc chùm kín khiến cơ thể không thể tỏa nhiệt và việc hạ sốt kém hiệu quả.

Không gian nghỉ ngơi nên duy trì nhiệt độ phù hợp, không đóng kín cửa và cũng không dùng điều hòa nhiệt độ quá lạnh. Dành thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn đến khi cắt cơn sốt và tiếp tục điều trị theo chỉ định của bác sĩ đến khi dứt bệnh hoàn toàn

Bài viết trên đã giải đáp giúp người bệnh vấn đề “Bị viêm họng sốt mấy ngày?”. Biểu hiện sốt khi bị viêm họng không quá nguy hiểm và không gây biến chứng nếu điều trị kịp thời. Người bệnh cần chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe và áp dụng các biện pháp hạ sốt đúng cách để nhanh chóng khỏi bệnh

Đừng bỏ lỡ:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Chắc hẳn bất cứ ông bố bà mẹ nào có con nhỏ cũng đã từng phải lo lắng vì những lần trẻ bị viêm họng. Trẻ bị viêm họng nhưng không ho cũng là một tình trạng viêm họng mà nhiều bé mắc phải. Nhưng, nhiều cha mẹ tin chắc rằng viêm họng thì phải ho, vậy không ho thì...
Viêm họng loét không phải bệnh nan y nhưng lại có thể phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm khác thậm chí là ung thư. Việc điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm được tình trạng đau đớn cũng như ngăn cản nguy cơ xuất hiện biến chứng. Vậy, nhận biết và điều trị viêm họng loét như...
Quả sung được sử dụng để chữa rất nhiều bệnh trong Đông y, trong đó có viêm họng. Bạn đã biết cách chữa viêm họng bằng quả sung chưa? Theo dõi bài viết dưới đây để bỏ túi cho mình kinh nghiệm chữa viêm họng này.  Chữa viêm họng bằng quả sung có tốt không? Quả sung có tên gọi...
Có nhiều trường hợp điều trị viêm họng mãn tính lâu ngày không khỏi hoặc tái phát lại nhiều lần. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là người bệnh chưa biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đúng cách. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu giúp bạn một số lưu ý viêm họng...
Chữa viêm họng bằng diện chẩn là phương pháp nhận được không ít đánh giá tích cực từ phía người bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều người vẫn băn khoăn về mức độ hiệu quả của cách chữa này. Vậy áp dụng diện chẩn chữa viêm họng có tốt không? Khám phá ngay ở bài viết dưới. Chữa viêm...
Viêm họng có cần uống kháng sinh không là vấn đề bệnh nhân cần nắm rõ. Bởi lẽ, đa số các trường hợp mắc bệnh đều có dấu hiệu lạm dụng thuốc tây. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và quá trình điều trị. Để các loại kháng sinh phát huy tác dụng tốt nhất, bạn...
“Bị viêm họng sốt mấy ngày mới khỏi?”. Sốt là biểu hiện thường đi kèm với tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,... Viêm họng sốt tuy không quá nguy hiểm nhưng trong trường hợp sốt cao, kéo dài sẽ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cùng tìm...
Viêm họng uống gì hết đau và ngứa rát nơi cổ họng? Đau họng khiến cho vùng hầu họng của chúng ta bị tổn thương, sưng tấy và khó chịu rất nhiều. Cùng tìm hiểu TOP 16 loại nước uống tốt cho cổ họng và kiểm soát tốt chứng viêm họng dưới đây. Viêm họng uống gì hết? - TOP 16...
Bài viết liên quan