Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm họng phù nề là dạng bệnh hô hấp gây nhiều khó chịu với biểu hiện sưng đau, tấy đỏ, xung huyết các ổ viêm nhiễm tại niêm mạc hầu họng. Bệnh nếu được điều trị từ giai đoạn khởi phát sẽ dễ dàng và tỷ lệ khỏi hoàn toàn sẽ cao hơn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin chung nhất về dấu hiệu và cách điều trị bệnh lý này.

Viêm họng phù nề - tình trạng diễn tiến cấp tính của viêm họng thông thường 
Viêm họng phù nề – tình trạng diễn tiến cấp tính của viêm họng thông thường

Viêm họng phù nề là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Viêm họng phù nề (hay còn gọi là viêm họng xung huyết) là một thể của bệnh viêm họng. Đây được coi là một dạng viêm họng cấp tính thể nặng, có thể xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch suy yếu (trẻ nhỏ, người già, người có nhiều bệnh lý nền).

Tình trạng này thường xuất hiện đồng thời với nhiều bệnh lý hô hấp khác như viêm amidan, viêm xoang, viêm mũi,… Nhìn chung, đây không phải bệnh lý nguy hiểm, có thể điều trị dứt điểm nhưng để lại nhiều khó chịu trong sinh hoạt cho người bệnh.

Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng xung huyết là sự tấn công virus và vi khuẩn đường hô hấp. Trong đó, phổ biến nhất là virus (chiếm đến 70%). Bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn hiếm gặp hơn nhưng mức độ nguy hiểm cũng cao và điều trị khó khăn hơn. 

Cụ thể, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Thay đổi thời tiết đột ngột: Thời tiết biến đổi đột ngột (chuyển từ nóng sang lạnh) khiến cơ thể không thể thích ứng kịp. Đây là cơ hội rất tốt cho các tác nhân đường hô hấp xâm nhập và gây bệnh tại niêm mạc hầu họng (sưng đau, tấy đỏ dữ dội)
  • Ảnh hưởng của môi trường: Môi trường sống ô nhiễm do khói bụi hoặc sinh sống gần khu công nghiệp, ô nhiễm hóa chất là yếu tố thuận lợi nhất cho sự phát triển của virus, vi khuẩn đường hô hấp
  • Thói quen không lành mạnh: Người thường xuyên hút thuốc lá cũng rất dễ gây các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Ngoài ra, hay sử dụng các thực phẩm có gia vị cay nóng, uống nhiều nước đá lạnh cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Căng thẳng áp lực quá độ: Làm việc quá sức, căng thẳng tâm lý, thường xuyên thức khuya khiến cơ thể mệt mỏi, không đủ sức chống lại các tác nhân gây bệnh. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tác nhân gây bệnh
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Ở người bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch, ví dụ như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai,…. có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp cao hơn. 
  • Tính chất công việc: Thường xuyên nói to, nói liên tục hoặc tiếp xúc với nguồn không khí ô nhiễm, hóa chất độc hại,… cũng là những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của tác nhân gây bệnh đường hô hấp
  • Ảnh hưởng của các vấn đề bệnh lý khác: Ngoài các nguyên nhân trên, tình trạng viêm họng phù nề cũng có thể gây ra do bệnh dạ dày (trào ngược dạ dày), bệnh tiểu đường, bệnh dị ứng,….

Hiểu rõ về các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm họng phù nề sẽ giúp người bệnh phòng tránh và giảm tỷ lệ mắc, ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe. 

Triệu chứng bệnh viêm họng phù nề điển hình

Các biểu hiện của viêm họng phù nề không khác biệt nhiều so với các bệnh lý hô hấp khác. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý một số triệu chứng sau:

  • Niêm mạc hầu họng tấy đỏ, sưng đau gây nghẹn họng, khó nuốt, khó nói chuyện. Người bệnh hay bị sặc khi ăn hoặc uống nước
Người bệnh bị sưng đau, nghẹn họng và khó nuốt
Người bệnh bị sưng đau, nghẹn họng và khó nuốt
  • Người bệnh ho nhiều, chủ yếu là ho khan (một số trường hợp nặng thì có thể ho có đờm), cơn ho tăng khi nằm và ngủ
  • Sốt cao (biểu hiện đặc trưng với tình trạng phù nề, xung huyết) gây khó chịu, mệt mỏi và đau nhức khắp mình mẩy
  • Có thể nhìn rõ hai khối amidan sưng to, tấy đỏ (trường hợp ảnh hưởng đến amidan)
  • Sờ thấy hạch dưới cằm
  • Chán ăn, mệt mỏi và cơ thể suy nhược

Khi gặp các triệu chứng này, đặc biệt trong trường hợp sốt cao liên tục, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp. 

Viêm họng phù nề có nguy hiểm không?

Viêm họng phù nề là một dạng bệnh viêm họng cấp tính tương đối nghiêm trọng. Việc điều trị cần được tiến hành càng sớm càng tốt, hạn chế tối đa rủi ro biến chứng có thể gặp phải.

Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh rất có thể gặp phải một số biến chứng sau:

  • Biến chứng tại họng: Không điều trị dứt điểm sớm sẽ tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh phát triển và dẫn đến các biến chứng như áp xe thành họng; viêm tấy hầu họng; hoại tử vùng cổ (biến chứng này ít gặp nhưng cũng cần tuyệt đối lưu ý)
  • Biến chứng tại các cơ quan lân cận: Tai mũi họng là các cơ quan có mối liên hệ mật thiết với nhau nên rất dễ bị ảnh hưởng và gây các bệnh liên quan như viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang,….
  • Biến chứng toàn thân: Nguy hiểm hơn, nếu để bệnh diễn tiến nghiêm trọng rất dễ gây biến chứng tại tim, thận, khớp gây bệnh như viêm cầu thận, viêm cơ tim, viêm khớp dạng thấp,….

Ngoài ra, trường hợp viêm họng xung huyết xuất hiện kèm một số triệu chứng sau sẽ rất nguy hiểm:

  • Chảy máu vòm họng do tiếp xúc lâu ngày với hóa chất hoặc tác nhân gây bệnh
  • Vật nhọn đâm vào gây tổn thương niêm mạc hầu họng, gây viêm và sưng đau 
  • Tình trạng này cũng có thể dấu hiệu nguy hiểm, cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng như ung thư vòm họng, viêm họng mãn tính,….

Cách chữa viêm họng phù nề nhanh chóng, hiệu quả

Viêm họng phù nề ở mức độ nhẹ có thể cải thiện tình trạng sưng tấy sau 3-5 ngày chăm sóc và điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và nhanh chóng trị dứt điểm, hạn chế gây biến chứng, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Có nhiều cách chữa viêm họng (dùng thuốc Tây y, thuốc Đông y hoặc mẹo dân gian tại nhà). Tùy thuộc vào mức độ và diễn tiến của bệnh mà áp dụng cho phù hợp.

Điều trị nội khoa bằng phương pháp Tây y

Với phương pháp Tây y, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm liên quan để việc điều trị chính xác hơn. Một phác đồ điều trị Tây y đúng chuẩn là sự kết hợp giữa điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng. Cụ thể trong đơn thuốc của người bệnh bị viêm họng phù nề thường gặp các nhóm thuốc sau đây:

Thuốc kháng sinh

Tác dụng chính của nhóm thuốc này là kìm hãm và tiêu diệt các nhóm virus, vi khuẩn gây bệnh. Do đó, khi xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh với liều lượng phù hợp.

Mỗi loại kháng sinh có phổ kháng khuẩn riêng biệt và phù hợp với từng nhóm tác nhân cụ thể. Để điều trị hiệu quả, bác sĩ cần chỉ định thực hiện kháng sinh đồ cho người bệnh để xác định loại thuốc phù hợp

Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng gồm: Penicillin; Kháng sinh nhóm Cephalosporin; Kháng sinh nhóm Macrolid (chỉ định khi mức độ nhiễm khuẩn nặng); một số dạng kháng sinh kết hợp khác.

Thuốc chống phù nề, xung huyết

Dùng trong trường hợp người bệnh có biểu hiện sưng tấy, nóng đỏ ở họng. Bác sĩ sẽ kê dùng kết hợp với các nhóm thuốc chống xung huyết, giảm phù nề. Từ đó, cải thiện tình trạng đau nhức, tấy đỏ, giảm các triệu chứng khó chịu.

Alpha chymotrypsin - thuốc chống phù nề, xung huyết thường dùng 
Alpha chymotrypsin – thuốc chống phù nề, xung huyết thường dùng

Trong đó, loại thuốc phổ biến nhất là thuốc chống phù nề Alpha chymotrypsin – thuốc kháng viêm với tác dụng chống xung huyết. Tùy vào từng tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc dạng viên uống hoặc viên ngậm dưới lưỡi để điều trị. 

Liều dùng cụ thể của alpha chymotrypsin cần lưu ý như sau:

  • Viên uống: 2 viên/lần và sử dụng 3-4 lần/ngày
  • Viên ngậm dưới lưỡi: Sử dụng 4-6 viên/ngày và chia làm nhiều lần

Một số loại thuốc khác

Ngoài hai loại thuốc chính trên, người bệnh có thể được chỉ định dùng một số nhóm thuốc khác như: thuốc kháng viêm, thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho, thuốc giảm đau, thuốc điều trị tại họng (dạng xịt, dạng viên ngậm,….)

Mặc dù thuốc Tây y cho hiệu quả nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ, đặc biệt với nhóm thuốc kháng sinh.

Do đó, trong quá trình điều trị và sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa và theo dõi sát các biểu hiện của cơ thể, ngừng dùng thuốc ngay khi có dấu hiệu bất thường (nổi mề đay, dị ứng, đau bụng, buồn nôn,…)

Phương pháp Đông y chữa viêm họng phù nề

Thuốc Tây y đem lại hiệu quả rất nhanh trong việc kiểm soát viêm họng phù nề. Nhưng phương pháp này có nguy cơ để lại nhiều tác dụng phụ như: mất ngủ, giảm trí nhớ, mệt mỏi, dị ứng,…Phương pháp sử dụng thuốc kháng sinh cũng bị hạn chế đối với những đối tượng nhạy cảm như: trẻ em, bà bầu, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Hiện nay sử dụng thuốc Đông y đang được đánh giá rất cao bởi sự an toàn, lành tính, phù hợp cho mọi đối tượng. Thuốc Đông y mang lại hiệu quả toàn diện và bền vững. Đặc biệt ngoài tác dụng chữa trị viêm họng phù nề hiệu quả, thuốc Đông y còn có chức năng bồi bổ cơ thể, cải thiện ăn ngủ, bổ phế, dưỡng huyết, giúp người bệnh nâng cao sức khỏe toàn diện.

Chữa viêm họng phù nề bằng thuốc Đông y
Chữa viêm họng phù nề bằng thuốc Đông y

Mẹo dân gian cải thiện triệu chứng tại nhà

Nếu viêm họng phù nề ở mức độ nhẹ, mới khởi phát, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian để cải thiện triệu chứng. Người bệnh cũng có thể áp dụng các mẹo này kết hợp với phương pháp điều trị chính khác để nâng cao hiệu quả điều trị. 

Việc kết hợp cần thông qua ý kiến bác sĩ điều trị để tránh việc gây tương tác giữa các loại thuốc trong quá trình chữa trị, gây nguy hiểm cho người bệnh. Có thể tham khảo một số mẹo dân gian dễ sử dụng sau đây:

  • Ngậm lá bạc hà: Thành phần chính của lá bạc là là tinh chất menthol – dạng hoạt chất rất có lợi cho tình trạng sưng đau, tấy đỏ tại cổ họng. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị một nắm lá bạc hà vừa đủ, rửa sạch, hãm với nước nóng khoảng 15-20 phút. Uống 1-2 tách trà/ngày giúp cải thiện các triệu chứng xung huyết niêm mạc họng rất hiệu quả.
  • Uống trà mật ong – chanh: Chuẩn bị lượng nước cốt chanh tương đương với ½ quả chanh tươi, thêm 1-2 thìa mật ong nguyên chất và một lượng nước ấm vừa đủ. Khuấy đều, uống 2-3 lần/ngày để tăng hiệu quả điều trị.
Uống trà gừng cải thiện bệnh viêm họng xung huyết
Uống trà gừng cải thiện bệnh viêm họng xung huyết
  • Uống trà gừng: Người bệnh chuẩn bị trà gừng bằng cách đun nóng vài lát gừng tươi với nước, uống hàng ngày. Có thể thêm mật ong để gia tăng hương vị và tăng hiệu quả điều trị viêm họng xung huyết.
  • Súc miệng với nước muối: Súc họng với nước muối pha loãng cũng là biện pháp làm sạch cổ họng hiệu quả. Từ đó, ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các nhóm virus, vi khuẩn đường hô hấp và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Biện pháp phòng ngừa viêm họng phù nề

Viêm họng phù nề là một dạng diễn tiếp cấp tính của bệnh lý viêm họng thông thường, tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm. Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp người bệnh hạn chế được bệnh lý hô hấp nguy hiểm này. Cụ thể như sau:

  • Luôn giữ vệ sinh tai mũi họng bằng nước muối sinh lý (dạng có sẵn hoặc tự pha)
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt vùng cổ họng khi thời tiết thay đổi đột ngột
  • Uống nhiều nước, không để cổ họng bị khô (tối thiểu uống 2 lít nước/ngày). Có thể uống dưới nhiều dạng: nước hoa quả, nước ép rau củ, nước canh,….
  • Mang khẩu trang bảo vệ đường hô hấp khi ra ngoài, đặc biệt đến chỗ đông người
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp, dùng chung đồ dùng cá nhân với người có dấu hiệu mắc các bệnh lý hô hấp
  • Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia vừa ảnh hưởng đến cổ họng vừa có hại cho sức khỏe chung
Hạn chế uống rượu bia ngăn ngừa bệnh hô hấp
Hạn chế uống rượu bia ngăn ngừa bệnh hô hấp
  • Bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cổ họng và sức đề kháng (ví dụ như nhóm thực phẩm giàu vitamin C,E, thực phẩm giàu kẽm,….)
  • Hạn chế uống nước lạnh, nói chuyện lớn tiếng, hét to kéo dài,…
  • Tạo thói quen rửa sạch tay thường xuyên, ngăn chặn việc đưa tay lên mắt, mũi, miệng gây các bệnh lý hô hấp
  • Rèn luyện thể lực hàng ngày nhẹ nhàng, nâng cao sức đề kháng của cơ thể 

Viêm họng phù nề là dạng bệnh hô hấp, cần cảnh giác và điều trị càng sớm càng tốt. Để chữa trị nhanh chóng và hiệu quả, người bệnh nên chủ động đi thăm khám và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chủ động điều chỉnh chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng để tình trạng bệnh nhanh chóng dứt điểm.

Thông tin bổ ích:


Top địa chỉ phòng khám Viêm Họng Phù Nề


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Bình luận (30)

  1. Khánh_hội says:

    Bác sĩ Lê Phương trên bài quen quá hình như tôi thấy lên các trang báo nhiều lắm phải ko nhỉ, nhà tôi cũng có người chữa bệnh tai mũi họng bên bác sĩ về khen lắm

    1. Xuân Thị says:

      Khen sao vậy bạn, mình định dẫn ba đi khám viêm họng xung huyết mà trước giờ chưa dùng bên đông y bao giờ không biết quá trình thăm khám sao cả

    2. Yến Châu~ says:

      Đặt lịch xong đến khám thôi em, gặp bác Phương cái là em thấy ngay, dễ chịu với khám bệnh tận tâm chị đi 1 buổi xong về biết thêm được bnhieu kiến thức đấy, kê chị liệu trình 2 tháng chị uống thấy hợp thuốc nên bệnh giờ khả quan lắm, chị bị viêm họng do trào ngược dd mà giờ cả 2 bệnh đều có phần đỡ nhiều rồi, à trong quá trình dùng thuốc có thể hỏi thêm những gì em chưa hiểu nha bác rỗi là trả lời ngay thôi

  2. Hùng Dũng says:

    Đã ai dùng bài thuốc đông y thanh hầu bổ phế để chữa covid chưa, chứ giờ bị viêm họng ho có cần biết là amidan hay viêm họng phù nề đâu 80% covid rồi ấy, ai dùng rồi review tôi với mua phòng về cho chắc

    1. CHXeDo says:

      Trường hợp em k biết nên nói hên hay xui em mua bài thuốc về dùng được 1 tháng xong thì test ra 2 vạch, mà k có bị triệu chứng gì cả thề hơi sốt với ho đúng 1 ngày hết luôn chả gì khó chịu cả, trong thời gian đó em vẫn dùng bài thuốc xong vài ngày sau là 1 vạch rồi, bệnh nó lướt qua em như 1 cơn gió vậy, thôi thì cố gắng dùng xong cho yên tâm

    2. Trần Hải says:

      Bên link này đọc phản hồi ok lắm nên tôi đặt luôn 2 tháng thuốc về dùng rồi, hy vọng tốt chứ bị xong người nó cứ uể oải khô cổ sặc lên sặc xuống mệt quá https://nhatnamyvien.com/phan-hoi-nguoi-dung-ve-thanh-hau-bo-phe-thang-dac-biet-43213.html

  3. Lê Huỳnh Châu says:

    Nhìn vậy thôi chứ đã bị biến chứng là rất nguy hiểm gần nhà tôi có người bị biến chứng viêm xoang với viêm khớp dạng thấp đi khám bác sĩ mới điều tra được là nguồn cơn do viêm họng phù nề mà ra, mn nên dùng thuốc tốt một chút, tiếc gì chứ làm ơn đừng tiếc sức khỏe

    1. Nguyễn Thắng says:

      Thuốc tốt nào bây giờ các bác giờ tràn lan thực phẩm chức năng mắc tiền mà chả tác dụng bao nhiêu, thuốc ngoại cũng thế làm giả nhiều chả biết đâu mà phân biệt, chưa kể dược liệu bẩn đâu

    2. Maylangthang says:

      Nghe ông nói mất niềm tin vào thuốc ghê, chọn đúng nơi đúng chỗ thì uy tín chứ có gì đâu, Nhất Nam viện gần nhà tôi tôi còn chả rõ hay sao, bên đó uy tín trong giới y học cổ truyền lâu rồi đợt dịch này là bệnh nhân vào chữa viêm họng nhiều lắm, tôi hỏi thử thì 1 phác đồ tốt là 3tr8 1 tháng cũng đâu rẻ nhưng mà họ nói họ k tiếc vì dùng dược liệu thấy an tâm mà chất lượng lại tốt uống thấy có tác dụng nên ai cũng lấy 2 3 tháng thuốc về hết đấy.

    3. Ngọc Nhi Hồ says:

      Bên đó có cái liệu trình trung bình nữa có 2trieu8 1 tháng à anh chị em đang xài cũng thấy tác dụng tốt lắm hong biết liệu trình mạnh còn ra sao nữa, hồi chưa xài amidan em sưng to đau lắm, toàn ăn cháo thui, cơ thê mệt mỏi cứ ho sốt tái đi tái lại liên tục mà dùng kháng sinh còn thấy mệt hơn hên là qua đây dùng hợp thuốc tiến triễn tốt trộm vía giờ ăn uống lại bình thường ngủ ngon hẵn lun

  4. Ngoc Ha 1978 says:

    Tôi đang điêu trị bệnh nay bằng thuôc thanh hau bổ phế thang duoc 3 ngay rồi mà vẫn còn cảm thây sung đỏ đau trong họng khó ăn uông vơi có sôt, các anh chi dùng bao lâu mới khỏi vây, toi thấy uống it quá có cần uông thêm gi không

    1. PhướcHB says:

      Thường thì ai cũng phải một gần 6 7 ngày mới bớt triệu chứng đó ạ, tháng rồi có dịp lên Hà Nội cháu đưa mẹ lên viện khám bốc thuốc họ kê cho 3 tháng dùng ạ, mà mẹ cháu đáp ứng thuốc tốt từ tháng đầu cổ họng khỏe không sưng nữa rôi ạ, đầu tiên là đỡ sốt rồi đến bớt ho đi rồi nên bác yên tâm là không cần dùng thêm gì đâu, nhiều khi tự dùng không đúng lại phản tác dụng. Cứ uống đủ thuốc như bác sĩ họ kê thôi ạ!

    2. Văn Long says:

      Thế tháng đầu tôi uống hết triệu chứng rồi không ngưng thuốc được à, thế khi nào bị lại rồi uống tiếp chứ hết mà cứ dùng có phí quá không vậy?

    3. Tiên Phạm says:

      Ui k làm vậy được anh ơi, họ kê 2 3 tháng có nguyên nhân hết đây ví dụ tháng thứ nhất là trị triệu chứng, tháng t2 là trị căn nguyên nguồn gốc bệnh, còn tháng cuối thì dự phòng tái phát cho mình, anh ngưng ngang rồi sau đấy bị lại mình lại phải tiếp tục dùng lại từ đầu đó, còn phí hơn nữa anh thấy đúng ko?

  5. Lee Min Hee says:

    Dạo này sau dịch em thấy các cô chú dùng dược liệu trị ho với viêm họng nhiều ghê, bổ phế dùng loại nào tốt với dễ uống vậy anh chị, em sợ phải uống nhiều vs đắng lắm, mua uống dần chứ bị cô vi xong là cứ lâu lâu ho với viêm họng mãi

    1. comsuon77 says:

      Ai cũng nói thuốc nam khó uống làm hoang mang chứ mình thấy dễ òm, mấy tháng trc dùng bài thanh hầu thang trị viêm họng hạt, có vỏn vẹn 3 lọ cao 2 uống 1 ngậm thoi vị cũng ko quá khó uống mà được cái tác dụng ưng dễ sợ, bị viêm họng hạt mãn tính khó chịu lắm cổ họng khô khan suốt mà giờ đỡ hẵn mấy tháng khum bị lại mừng ghê v đó

    2. Lily_love says:

      Bình thường kg bị ho tui vẫn hay uống bổ phế nam hà đó nó dạng siro uống ngọt ngọt mà phòng viêm họng cũng okla còn uống trị dứt ho thì kg chắc thấy tác dụng hơi yếu nha ;))

  6. Bubu96 says:

    Em đang vừa sốt vừa đau họng bị sưng amidan mấy ngày mệt mỏi quá đi mất, ăn hog nổi kêu chồng chạy ra mua thuốc mà uống sao bị rối loạn tiêu hóa luôn mà chỉ hạ được sốt thôi, giờ làm sao mọi người -.-

    1. Mai Liên ĐL says:

      Bị tác dụng phụ nặng quá thì mình ngưng thôi em ạ cố uống thêm là nguy hiểm lắm, thuốc tây thì hay bị thế mà chỉ uống hạ sốt kh trị dứt được triệu chứng thì cứ phải uống mãi đấy, đâu chị thấy có mấy cách sử dụng mật ong gừng, tía tô, dắp cá trị amidan tốt lắm thử xem, ăn cam chanh nhiều vào cho có đề kháng

    2. ChiếnĐo says:

      Mình nghe bị amidan là mọi người hay đi cắt mới khỏi đấy bạn ơi chứ uống mấy loại dược liệu sao mà khỏi được

    3. Dương Nguyễn says:

      Anh thấy mọi người bảo cắt amd là giảm sức đề kháng vẫn bị tái lại đầy ra đấy chú, dược liệu coi vậy mà phối nhiều loại lại thì tốt, trước cũng hành sốt đau họng dai dẳng mà may đọc được bài này xong mới quyết định dùng thanh hầu bộ phế thang trị amidan, mà tầm tuần là đỡ với cả giảm sưng nhiều, nhanh gần ngang ngửa cả thuốc tây rồi còn gì, dùng xong nửa năm cổ họng vẫn tốt chán https://nhatnamyvien.com/thanh-hau-bo-phe-thang-chua-viem-hong-viem-amidan-37477.html

  7. Trần Ngọc Mai Thy says:

    Số là tôi bị viêm xoang 2 năm nay rồi giờ lại bị viêm họng phù nề nữa bây giờ bị sưng tấy đau trong hầu họng, ko ăn uống gì được có phải bị biến chứng từ viêm xoang ra ko, có thuốc nào trị được cả 2 ko chỉ tôi với

    1. Linhbae says:

      2 bệnh này thường đi kèm nhau đó chị, nghe bác sĩ nói cũng hk phải biến chứng gì nặng do viêm xoang đâu nhưng nên ưu tiên giải quyết vụ đau họng trước hk nó lại làm viêm xoang nặng lên, em cũng đang tìm thuốc cho đứa cháu đang bị đây cứ lâu lâu là lại bị, phân vân giữa thuốc tây với cả đông y, hk biết bên nào trị triệt để nữa

    2. Hoahongden says:

      Xoang nó bị dai dẳng hơn viêm họng nhiều phải trị lâu còn họng thì các chị cứ mua thuốc liều về uống mấy ngày là đỡ nhất là cái thuốc alpha ngậm dưới lưỡi đấy em thấy giảm sưng tốt, cũng cẩn thận ít uống nước lạnh đi khôg dễ bị lại lắm.

    3. Minh Trâm says:

      Nghe bạn nói bị cả viêm xoang với viêm họng thì mình chia sẽ cho bạn câu chuyện của vợ chồng mình cũng khỏi cả 2 bệnh nhờ uống thuốc nam đây. Chỗ khác thì k chắc mình thì dùng Nhất Nam Y Viện mình có dùng qua rồi, bên đó có cả 2 bài thuốc trị xoang với cả viêm họng mình thấy dùng tốt, điển hình là mình thì viêm họng hạt đợt đó ho nhiều rát từ cổ xuống ngực mà chữa xong mấy tháng rồi giờ cổ họng thông dễ chịu hẵn chưa thấy khó chịu gì lại, còn chồng mình thì bị xoang sàng cũng chữa ở đấy 3 tháng, anh ấy bị cũng mấy năm chứ ít gì, dùng lâu hơn mình nhưng xong thì cũng hết bị hành đau nhức vùng mặt hàm với hắt hơi các thứ luôn, mừng lắm. Nên mình nghĩ bạn cứ trình bày để bác sĩ có thể kê phác đồ phù hợp với bệnh của bạn nhé!

  8. Loan Châu says:

    Viêm họng phù nề cũng do virus, covid thì cũng gây viêm họng thế làm sao phân biệt được nhỉ?

    1. Xuân Tân123 says:

      Khó lắm bác ơi chả thấy ai nói rõ ràng cả, cứ bị sốt ho khó thở thì chứ mua que về test cho chắc ăn, em thấy dạo này thời tiết thất thường, mọi người cứ cảm cúm suốt chả biết đường nào mà lần

    2. Hoàngls says:

      Đợt tôi bị cổ họng sưng đau nhiều khó nuốt đồ ăn với cả nói chuyện cũng khó, amidan sưng to lắm, ho thì khỏi nói rồi còn lúc bị covid thì đau họng khó thở sốt và ho đặc biệt là mất khứu giác ngay, để ý tí thì nó cũng có khác đấy may mà tôi uống thuốc nam nên khỏi nhanh sau qua covid cũng đỡ bị hành, dương xong 3 ngày sau là âm rồi.

    3. Mie mie says:

      Anh ơi uống thuốc gì bày em với ạ, em đang bị sưng đau cổ họng đây ạ khó chịu quá mấy ngày rồi uống liều mà không đỡ hẵn nay lại thêm ho đau ngực luôn ấy, test âm tính chắc là bị viêm họng phù nề ạ

    4. Hoàngls says:

      À thì thuốc nam thanh hầu bổ phế đó em, người nhà anh mua về cho uống chứ anh cũng k để ý, lúc mấy ngày đầu vẫn chưa thấy gì nhưng tầm tuần thì bắt đầu đỡ nhiều, cổ họng bớt sưng đau ăn lại được nhiều hơn, cứ tầm tháng thì bắt đầu bình thường rồi em uống nhiều nước vào và súc nước muối mỗi ngày là ổn, sau khi anh dùng xong bài thuốc thì dính covid, cũng vài ba ngày là hết thôi, k bị hành nhiều như mọi người.

Comments are closed.

Bài viết liên quan