Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm họng là chứng bệnh đường hô hấp dễ gặp ở nhiều lứa tuổi. Đây không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng nếu về lâu dài không có cách trị dứt điểm, sẽ biến tính trở thành bệnh mãn tính. Vậy làm thế nào để điều trị viêm họng mãn tính nhanh khỏi và tránh tái phát? Những chia sẻ y khoa dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Viêm họng mãn tính là gì? Có sao không?

Viêm họng mãn tính là tình trạng niêm mạc ở hầu họng bị vi khuẩn, nấm tấn công dẫn đến sưng, viêm kéo dài nhiều ngày (trên 10 ngày). 

So với viêm họng cấp, biểu hiện mãn tính thường có biểu hiện các triệu chứng tiến triển chậm, mức độ nhẹ hơn nhưng có đặc tính dai dẳng, rất khó điều trị dứt điểm.

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm
Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm

Dựa vào tổn thương thực thể hầu họng, viêm họng mãn tính được chia thành 4 thể nhiễm như sau:

  • Viêm họng xung huyết: Đây là thể mãn tính mới biến đổi từ viêm họng, xảy ra ngay sau khi kết thúc giai đoạn viêm họng cấp. Thể mãn tính sung huyết được nhận biết bởi tình trạng niêm mạc cổ họng tấy đỏ, sưng nóng và viêm.
  • Viêm họng xuất tiết: Đây là giai đoạn sau của viêm họng sung huyết. Lúc này, niêm mạc cổ họng có xu hướng tiết nhiều dịch nhầy, đờm ứ đọng ở cổ. Khi quan sát có thể nhận thấy có dịch tiết (đục hoặc trong suốt) bám ở thành họng.
  • Viêm họng hạt: Viêm họng hạt còn có một tên gọi khác là viêm họng quá phát, là tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm kéo dài khiến các tế bào lympho hoạt động quá mức. Khi hoạt động quá sức như vậy, các lympho bị phồng lên và dẫn đến tình trạng nổi các hạt nhỏ ở thành họng.
  • Viêm họng teo: Viêm họng teo thường gặp ở người cao tuổi với đặc điểm nhận biết là niêm mạc họng bị teo nhỏ dần hay có màu nhợt nhạt. Thể viêm họng này thường ít có chất nhầy và khô ráo vòm họng.

Nguyên nhân, triệu chứng viêm họng mãn tính

Khác với viêm họng cấp, viêm họng mãn tính có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, phải kể đến:

  • Nhiễm trùng không được điều trị dứt điểm: Khác với nhiễm virus có thể điều trị nhanh chóng, nhiễm trùng do vi khuẩn (thường là liên cầu khuẩn) nếu không can thiệp điều trị sớm, nhiễm trùng ở hầu họng có thể kéo dài hơn 10 ngày và chuyển sang xung huyết mãn tính.
  • Dị ứng mãn tính: Những người bị dị ứng mãn tính thường có nguy cơ bị viêm viêm họng kéo dài gây sưng viêm và đau nhức dai dẳng tạo thành viêm họng mãn tính.
  • Hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc thụ động: Khói thuốc lá chứa nicotine và các hóa chất độc hại, gây kích thích hệ hô hấp. Bởi vậy, người hút thuốc lá lâu năm hoặc hít khói thuốc trong thời gian dài có thể bị bệnh cũng như một số bệnh lý hô hấp khác.
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây bệnh
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây bệnh
  • Sinh sống trong điều kiện ô nhiễm: Môi trường ô nhiễm tạo điều kiện cho các bệnh hô hấp mãn tính có xu hướng tăng lên nhanh chóng. 
  • Ảnh hưởng của một số bệnh lý khác: Bệnh còn có thể là hệ quả của một số bệnh lý như: trào ngược dạ dày kéo dài gây hư hại niêm mạc hầu họng; viêm amidan mãn tính, nhiễm trùng có thể lây lan sang niêm mạc cổ họng và gây ra viêm họng; trào ngược dạ dày thực quản (GERD) chứa axit trào ngược lên cổ họng ăn mòn niêm mạc hầu họng, gây viêm kéo dài,…

Viêm họng mãn tính thường không có các triệu chứng đột ngột như giai đoạn cấp tính mà tiến triển chậm nhưng rất dai dẳng. Các triệu chứng điển hình của viêm họng, đó là:

  • Đau họng kéo dài trong nhiều tuần, đau nhất thường xảy ra vào sáng sớm sau khi ngủ dậy
  • Cổ họng luôn khô khan, rát ngứa và nóng
  • Có cảm giác vướng, bận ở cổ họng
  • Nuốt thức ăn hay uống nước cũng đau, khó nuốt hoặc nghẹn vướng khi nhai nuốt
  • Hay bị khàn tiếng, giọng nói trầm hơn bình thường
  • Ho khan hoặc ho kèm đờm
  • Một số trường hợp có thể bị ợ hơi, ợ chua, có cảm giác nóng rát ở vùng ngực

Viêm họng mãn tính ở những người có sức đề kháng yếu như trẻ em và người có hệ miễn dịch kém còn có thể kèm theo sốt, đau đầu, mệt mỏi hay chán ăn..

Viêm họng mãn tính có nổi hạch không? Có lây không?

Người bị viêm vòm họng mãn tính kéo dài thường xuất hiện những triệu chứng cổ họng đau rát, tấy đỏ, người bệnh bị sốt, ho, khản tiếng, có đờm, mệt mỏi. Về lâu dài, nó có thể biến chứng xuất hiện hạch ở cổ họng, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của người bệnh. 

Viêm họng mãn tính có thể nổi hạch
Viêm họng mãn tính có thể nổi hạch

Đã có rất nhiều người lo lắng khi bị viêm họng nổi hạch ở cổ họng, họ cho rằng đây là biểu hiện của bệnh ung thư vòm họng. Nhưng thực ra không phải vậy vì sự xuất hiện hạch ở cổ là hiện tượng khá bình thường ở người mắc bệnh. Bởi đây là phản ứng của hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh. 

Khi đó, hạch nổi lên ở cổ họng với độ lớn nhỏ khác nhau tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh. Hạch có thể tự biến mất sau vài ngày nhưng cũng có thể không biến mất từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà người bệnh không được chủ quan.

Và theo các chuyên gia cũng như các tài liệu y khoa, viêm họng mãn tính hoàn toàn CÓ THỂ LÂY từ người sang người. Nó có thể lây nhiễm trực tiếp thông qua các dịch nhầy, đờm, nước bọt qua việc ho hay hắt hơi. Ngoài ra, thói quen dùng chung cốc, bát đũa,… của mọi người cũng là con đường lây lan nhanh nhất. 

Vì vậy, khi có người thân mắc bệnh viêm họng, mọi người cần phải thật chú ý trong sinh hoạt, vệ sinh gia đình hằng ngày.

Bị viêm họng mãn tính phải làm sao? Hướng điều trị

Khi bị viêm họng mãn tính, người bệnh không nên chủ quan mà phải thăm khám và tìm các phương pháp điều trị hợp lý. Hiện nay có 2 hướng điều trị chính, đó là điều trị theo Tây y và điều trị theo Đông y.

Tây y chữa viêm họng

Hiện nay, Tây y là lựa chọn hàng đầu trong điều trị viêm họng mãn tính. Người bệnh điều trị viêm họng bằng Tây y có thể áp dụng một trong hai cách là dùng thuốc hoặc phẫu thuật:

Bị viêm họng uống thuốc gì?

Theo các nghiên cứu, có một số loại thuốc đặc trị trong điều trị viêm họng, phải kể đến:

  • Thuốc kháng sinh: Đây là nhóm thuốc được chỉ định trong các trường hợp viêm họng ở cấp mãn tính. Ở giai đoạn mãn tính, vi khuẩn thường có khả năng kháng thuốc cao hơn giai đoạn cấp. Bởi vậy, bạn hãy sử dụng thuốc liên tục theo chỉ định của các chuyên viên y tế.
Dùng thuốc Tây cần tư vấn kỹ lưỡng từ chuyên gia
Dùng thuốc Tây cần tư vấn kỹ lưỡng từ chuyên gia
  • Thuốc chống dị ứng: Với trường hợp viêm họng mãn tính do dị ứng, bạn có thể dùng thuốc kháng histamin H1 để làm giảm các triệu chứng như đau rát họng, sổ mũi, nghẹt mũi,…
  • Các loại thuốc khác: Ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn, chỉ định phối hợp các loại thuốc với thuốc trị ho như thuốc làm loãng đờm, thuốc nhỏ mũi, dung dịch súc miệng,… Viêm họng hạt có khả năng tái phát nếu không có các biện pháp chăm sóc đúng cách.

Phẫu thuật chữa viêm họng

Ở một số thể, người bệnh có thể chữa viêm họng mãn tính bằng phẫu thuật.

  • Phẫu thuật nội soi FESS: Cắt bỏ chọn lọc một phần các dị hình gây bít tắc vùng OMC, để giải phóng đường dẫn lưu xoang phía trước. Sau đó, mổ điều trị hút rửa khoang họng.
  • Đốt laser: Trong trường hợp thể viêm họng hạt, các hạt lympho gây vướng khi nuốt,người bệnh có thể lựa chọn đốt laser để cải thiện triệu chứng nói trên. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể tái phát nếu không chăm sóc sức khỏe cẩn thận sau đốt laser.

Đông y trị viêm họng

Ngày nay, Đông y với các bài thuốc thảo dược thân thiện với cơ địa người bệnh vẫn đang được nhiều người bị viêm họng mãn tính lựa chọn trong điều trị.

Dùng thuốc 

Giải pháp trị bằng dùng thuốc Đông y có hiệu quả cao và rất an toàn. Dưới đây là một số bài thuốc chữa viêm họng mạn tính hiệu quả.

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị các vị thuốc: 5g xạ can (đã chế biến); hoàng cầm, cam thảo, cát cánh mỗi vị 3g.
  • Cách thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc vào ấm, tán nhỏ rồi dùng khoảng 20ml nước sôi hòa vào lượng thuốc vừa tán để nguội. Mỗi ngày uống 2-3 lần, sau khoảng 3 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh bắt đầu giảm dần. Dùng liên tiếp từ 10-15 ngày bệnh có thể khỏi hẳn.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị các vị thuốc: Cỏ cứt lợn, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, dây vằng, bạc thau, bạch đồng nữ, hà thủ ô, dàn xay mỗi loại 4g.
  • Cách thực hiện: Cho tất cả thuốc vào ấm đổ nước sôi ngập thuốc, hãm trong thời gian 15 phút. Dùng nước thuốc đã hãm uống thay cho nước. Kiên trì 7-10 ngày sẽ thấy bệnh cải thiện hoàn toàn.

Châm cứu/bấm huyệt

Châm cứu hay bấm huyệt là 2 phương pháp đông y trị viêm họng mãn tính khá hiệu quả. Để thực hiện châm cứu bạn nên đến các y quán để được thầy lang giúp đỡ. Dưới đây là các vị trí huyệt đạo và cách bấm huyệt người bệnh có thể thực hiện tại nhà.

  • Vuốt hai bên họng: Dùng ngón cái day ấn lên huyệt liêm tuyền (nằm ở trên khe của xương móng và chính giữa bờ trên sụn giáp trạng, trên lằn chỉ ngang chỗ cuống hầu) trong 3 phút. Sau đó, dùng ngón cái và ngón trỏ vuốt từ trên xuống dưới vào hai bên cạnh họng 3 phút nữa. rồi đặt ngón cái và ngón trỏ của tay phải lên xương sụn họng ngay chỗ yết hầu lắc nhẹ sang phải và trái mỗi bên 30 lần.
  • Day ấn huyệt phong trì: Lấy 2 ngón cái ấn huyệt phong trì (nằm ở chỗ lõm của bờ trong xương ức đòn và bờ ngoài cơ thang bám ở đáy hộp sọ) trong 2 phút.
  • Xoa huyệt dũng tuyền: Đặt chân trái lên đầu gối của chân phải rồi dùng tay phải xoa huyệt dũng tuyền (nằm dưới lòng bàn chân, ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ hai và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân) chân trái. Nên xoa nhanh và mạnh cho đến khi bàn chân nóng rồi đổi chân phải và thực hiện tương tự.

Biện pháp phòng ngừa viêm họng tái phát

Viêm họng mãn tính rất nguy hiểm, nhất là ở những đối tượng có hệ miễn dịch yếu hay suy giảm. Vì vậy để hỗ trợ làm giảm triệu chứng và điều trị bệnh dứt điểm, người bệnh nên thực hiện các biện pháp sau nhằm tăng cường sức đề kháng và nâng cao thể trạng:

  • Thường xuyên tập thể dục và xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, điều độ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống thích hợp với bệnh viêm họng. Cần chú trọng bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, các vitamin A,D2,… và hạn chế các thực phẩm và đồ uống có hại cho vòm họng như đò quá lạnh, rượu bia, đồ ăn cay nóng,…
Vệ sinh răng miệng phòng ngừa viêm họng mãn tính
Vệ sinh răng miệng phòng ngừa viêm họng mãn tính
  • Giữ ấm cho cơ thể khi trời chuyển lạnh đột ngột, không nên ăn, uống đồ lạnh khi bị viêm họng mãn tính.
  • Vào thời điểm dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, người bệnh nên tăng cường bổ sung vitamin C hoặc bổ sung gừng, sả, nghệ vào các món ăn để tăng sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Vệ sinh răng miệng, tai mũi họng thường xuyên và đúng cách nhằm hạn chế nhiễm khuẩn.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường nhiễm bụi bẩn, hóa chất độc hại, khói thuốc,…

Viêm họng mãn tính đặc trưng là tính dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát. Vì vậy ngoài việc sử dụng thuốc chữa trị các triệu chứng, người bệnh cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đạt hiệu quả tốt nhất.

Đừng bỏ lỡ:

Câu hỏi thường gặp
Viêm họng cấp gây sốt là hiện tượng thường gặp, nhất là đối với trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Thông thường, trong trường hợp trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày? Tình trạng này kéo dài có thể làm phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ....
So với viêm họng do virus, bệnh viêm họng liên cầu khuẩn có mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Bệnh thường khởi phát đột ngột, tiến triển nhanh chóng và dễ phát sinh biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời.  Viêm họng liên cầu khuẩn là gì? Nguyên nhân gây bệnh Viêm họng liên cầu...
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc giúp điều trị viêm họng cấp hiệu quả, trong đó có thuốc Tây y. Vậy, viêm họng cấp uống thuốc gì trong Tây y để bệnh nhanh khỏi nhất? Hãy theo theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác. Viêm họng cấp uống thuốc gì? Khi bị viêm...
Viêm họng mãn tính tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bệnh lâu ngày dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khiến nhiều bệnh nhân lo lắng. Vậy viêm họng mãn tính có chữa khỏi không? Chữa bằng cách nào? Viêm họng mãn tính có...
Có nhiều trường hợp điều trị viêm họng mãn tính lâu ngày không khỏi hoặc tái phát lại nhiều lần. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là người bệnh chưa biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đúng cách. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu giúp bạn một số lưu ý viêm họng...
Chắc hẳn bất cứ ông bố bà mẹ nào có con nhỏ cũng đã từng phải lo lắng vì những lần trẻ bị viêm họng. Trẻ bị viêm họng nhưng không ho cũng là một tình trạng viêm họng mà nhiều bé mắc phải. Nhưng, nhiều cha mẹ tin chắc rằng viêm họng thì phải ho, vậy không ho thì...
Viêm họng loét không phải bệnh nan y nhưng lại có thể phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm khác thậm chí là ung thư. Việc điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm được tình trạng đau đớn cũng như ngăn cản nguy cơ xuất hiện biến chứng. Vậy, nhận biết và điều trị viêm họng loét như...
Chữa viêm họng bằng diện chẩn là phương pháp nhận được không ít đánh giá tích cực từ phía người bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều người vẫn băn khoăn về mức độ hiệu quả của cách chữa này. Vậy áp dụng diện chẩn chữa viêm họng có tốt không? Khám phá ngay ở bài viết dưới. Chữa viêm...
Viêm họng có cần uống kháng sinh không là vấn đề bệnh nhân cần nắm rõ. Bởi lẽ, đa số các trường hợp mắc bệnh đều có dấu hiệu lạm dụng thuốc tây. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và quá trình điều trị. Để các loại kháng sinh phát huy tác dụng tốt nhất, bạn...
“Bị viêm họng sốt mấy ngày mới khỏi?”. Sốt là biểu hiện thường đi kèm với tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,... Viêm họng sốt tuy không quá nguy hiểm nhưng trong trường hợp sốt cao, kéo dài sẽ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cùng tìm...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị bằng YHCT


Bài viết liên quan