Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

So với viêm họng do virus, bệnh viêm họng liên cầu khuẩn có mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Bệnh thường khởi phát đột ngột, tiến triển nhanh chóng và dễ phát sinh biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. 

Viêm họng liên cầu khuẩn là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh do liên cầu khuẩn Streptococcus gây nhiễm trùng, đau rát họng. Các triệu chứng bệnh thường có dấu nghiêm trọng hơn so với khi cổ họng nhiễm trùng do virus.

Tất cả mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn. Tuy nhiên, độ tuổi phổ biến nhất là ở trẻ từ 5 đến 15 tuổi.

Ngoài ra, người có hệ miễn dịch suy giảm hoặc sống trong môi trường ô nhiễm cũng có khả năng nhiễm bệnh cao. Người bệnh có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ lây nhiễm.

Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh về hô hấp thường gặp
Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh về hô hấp thường gặp

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn là bệnh có khả năng lây lan cao. Bệnh chủ yếu qua các con đường cơ bản sau:

  • Đường hô hấp: Khi hít phải các hạt nước trong không khí do người bệnh ho hoặc hắt hơi.
  • Ăn uống: Chia sẻ đồ ăn thức uống, dùng chung các vật dụng khi ăn uống với người bệnh cũng là nguy cơ dẫn đến bệnh viêm họng liên cầu.
  • Tiếp xúc: Nếu tiếp xúc với các đồ vật hoặc những bề mặt khác có dính vi khuẩn gây bệnh, hoặc không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh cũng có khả năng nhiễm bệnh.

Chú ý: Người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh để tránh nguy cơ lây lan bệnh.

Triệu chứng nhận biết viêm họng liên cầu khuẩn

Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn là:

  • Cổ họng có dấu hiệu bị viêm, sưng, nóng rát, đau buốt khi nuốt, chảy nước miếng.
  • Amidan bị sưng đỏ, đôi khi có đốm trắng hay vệt mủ.
  • Cổ họng đau nhói kéo lên tai, có thể sưng hạch trên cổ, dưới khu vực cằm và hai bên xương hàm.
  • Người bệnh thường có dấu hiệu sốt cao trên 38 độ (39 – 40 độ).
  • Khi bị bệnh, hơi thở có mùi hôi bởi sự sinh sôi của các loại vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Lưỡi bị sưng và xuất hiện những đốm trắng nhỏ li ti.
  • Thể trạng mệt mỏi suy nhược, đau nhức cơ khớp, chán ăn, cơ thể bị gầy đi.
  • Ngoài ra còn có biểu hiện nhức đầu, đau bụng và có thể nôn mửa.
Triệu chứng ban đầu của bệnh khó phân biệt với bệnh viêm họng thông thường
Triệu chứng ban đầu của bệnh khó phân biệt với bệnh viêm họng thông thường

Viêm họng do liên cầu khuẩn ban đầu không có các triệu chứng ho, chảy nước mũi, chảy nước mắt hay đau rát mắt như bệnh viêm họng thông thường nên rất khó nhận biết bệnh.

Các triệu chứng bệnh chỉ rõ ràng khi cơ thể sốt cao kèm các triệu chứng tổn thương thực thể, dùng thuốc không có hiệu quả thuyên giảm. Khi đó, tình trạng bệnh đã trở nên trầm trọng và khó điều trị hơn rất nhiều.

Viêm họng liên cầu khuẩn có nguy hiểm không?

Viêm họng liên cầu khuẩn thường có triệu chứng nặng hơn so với bệnh viêm họng do các nguyên nhân khác. Việc điều trị cần đúng cách và kịp để phòng ngừa nguy cơ biến chứng nguy hiểm như:

  • Mắc bệnh nhiễm trùng hô hấp: Vi khuẩn nhiễm bệnh có khả năng lây lan sang các cơ quan hô hấp khác và gây bệnh như: Viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản,  viêm tấy xung quanh amidan,…
  • Nhiễm trùng lan rộng: Liên cầu khuẩn Streptococcus còn có khả năng lây lan xa và gây ra biến chứng nguy hiểm như: Thấp tim, viêm thận, bệnh Osler hay viêm hạch mủ.
  • Nhiễm trùng huyết: Trường hợp bệnh nhân phát hiện muộn và không điều trị đúng cách có thể bị nhiễm trùng huyết và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
  • Sốt thấp khớp: Tình trạng bệnh còn có thể dẫn đến sốt thấp khớp, về sau còn gây biến chứng nguy hiểm cho tim mạch và hệ thần kinh và kéo dài đến suốt đời.

Cách điều trị viêm họng liên cầu khuẩn

Một số cách điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn thường được sử dụng là:

Sử dụng tây y điều trị viêm họng liên cầu

Để tiêu diệt khuẩn Streptococcus nhanh chóng, người bệnh cần phải sử dụng kết hợp giữa nhiều loại thuốc khác nhau. Tùy theo từng triệu chứng bệnh cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc phù hợp.

Sử dụng thuốc kháng sinh

Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại khác sinh chữa viêm họng liên cầu khuẩn sau:

  • Penicillin: Có thể sử dụng thuốc ở dạng tiêm hoặc uống. Trường hợp người bệnh bị đau họng khó nuốt sẽ được tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Đây là loại thước có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em.
  • Amoxicillin: Đây là nhóm thuốc được ưu tiên dùng cho trẻ em hơn vì có dạng viên nhỏ rất dễ uống.

Trường hợp người bệnh bị dị ứng với các thuốc trên, bác sĩ có thể chỉ định dùng Cephalosporin, Clarithromycin, Azithromycin…

Thuốc kháng sinh sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh, hạn chế lây lan sang những người xung quanh. Tuy nhiên, nhóm thuốc kháng sinh thường để lại tác dụng phụ cho cơ thể, nên người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn sử dụng.

Ngoài ra, người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc kháng sinh đến khi trị khỏi bệnh. Nếu ngưng kháng sinh sớm có thể gây nhờn thuốc và các biến chứng nguy hiểm như  viêm khớp, viêm thận.

Trong quá trình sử dụng, nếu có các dấu hiệu kháng thuốc, dị ứng thuốc kháng sinh cần dừng thuốc vào báo ngay cho bác sĩ điều trị.

Thuốc kháng sinh giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh và hạn chế nguy cơ lây lan
Thuốc kháng sinh giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh và hạn chế nguy cơ lây lan

Sử dụng thuốc giảm triệu chứng

Ngoài sử dụng thuốc kháng sinh, các sĩ có thể kê kèm một số loại thuốc hỗ trợ khác để hạ sốt, giảm các triệu đứng sưng đau cổ như:

  • Thuốc giảm sốt:  Nhóm thuốc này có thể dùng dạng viên uống hoặc viên sủi để dễ uống hơn. Các loại thuốc thường được dùng như: Paracetamol, Efferalgan, Panadol, Aspirin…
  • Thuốc giảm sưng đau họng: Sử dụng nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau nhức, mệt mỏi, khó nuốt cho người bệnh. Một số loại thuốc thường được chỉ định là: Thuốc cảm Aleve và Thuốc chống viêm, giảm đau advil.
  • Các sản phẩm siro, viên ngậm trị ho: Các loại thước này có chứa tinh chất từ bạc hà, chanh, các vị thuốc Đông y hoặc chất kháng viêm. Tác dụng chính giúp làm dịu họng, giảm ho, đau rát, tránh được nguy cơ tổn thương họng.
  • Các loại vitamin: Đây là nhóm thuốc bổ sung vitamin A, C hoặc các sản phẩm tương tự nhằm tăng cường đề kháng cho cơ thể.

Sử dụng các bài thuốc Đông y

Một số bài thuốc Đông y giúp trị bệnh viêm họng liên cầu khuẩn hiệu quả thường dùng là:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị: Bạc hà, cỏ nhọ nồi, tang bạch bì mỗi vị 8g; kim ngân, huyền sâm, sinh địa mỗi vị 12g; kinh giới 16g và xạ can 4g. Sắc các vị thuốc đã chuẩn bị với nước sau đó chia làm 2 lần uống, mỗi ngày uống 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng các vị thuốc: Sinh địa, huyền sâm mỗi vị 16g; kê huyết đằng, thạch hộc, mạch môn, tang bạch bì mỗi vị 12g;  bạch cương tàm 8g; xạ can 6g và cam thảo nam 2g. Đem các vị thuốc này đi sắc thành nước uống, mỗi ngày uống 1 thang chia làm 2 lần uống.
Đông y là giải pháp trị bệnh an toàn thường được ưu tiên sử dụng
Đông y là giải pháp trị bệnh an toàn thường được ưu tiên sử dụng

Trị viêm họng liên cầu khuẩn tại nhà

Ngoài sử dụng các biện pháp Tây y và Đông y, người bệnh có thể giảm triệu chứng bệnh bằng một số bài thuốc dân gian tại nhà như:

Sử dụng quất và mật ong

Mật ong và quất là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, ngứa rát họng do bệnh gây ra. Cách thực hiện như sau:

  • Quất rửa sạch sau đó bổ đôi và bỏ hạt.
  • Sau đó đem quất ngâm với mật ong nguyên chất.
  • Mang hỗn hợp quất mật ong hấp cách thủy trong khoảng 15 phút.
  • Mỗi ngày, người bệnh sử dụng khoảng 1 – 2 muỗng hỗn hợp.

Sử dụng tỏi tươi để điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn

Tỏi có tính ấm, mùi vị hăng và chứa lượng lớn các hoạt chất có tên Allicin có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Bên cạnh đó, thành phần Liallyl Sulfide, Ajoene có trong tỏi còn có khả năng làm dịu đi cơn đau rát cổ họng. Cách thực hiện:

  • Tỏi để nguyên vỏ và đem nướng trên bếp cho đến khi vỏ ngoài của tỏi cháy xém và tỏi bắt đầu có mùi thơm là được.
  • Để tỏi nguội bớt sau đó mang đi bóc vỏ
  • Cho tỏi vào tách nhỏ rồi nghiền nát tỏi cùng với nước ấm
  • Chắt lấy nước cốt uống 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối.

Sử dụng trà gừng

Đây là một trong các cách đơn giản nhất giúp người bệnh có thể chữa trị được bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn. Sau khi uống trà gừng khoảng 3 – 5 ngày, các triệu chứng ngứa rát cổ họng đã nhanh chóng biến mất, cổ họng thoải mái, dễ chịu hơn.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng gừng tươi, cạo vỏ, rửa sạch và cắt lát.
  • Sau đó đem đun sôi với 200ml nước, đợi đến khi nước ấm rồi dùng để uống.
  • Để hiệu quả hơn, người bệnh có thể thêm 1 thìa mật ong vào trà gừng.
Trà gừng là biện pháp điều trị viêm họng liên cầu khuẩn tại nhà hiệu quả
Trà gừng là biện pháp điều trị viêm họng liên cầu khuẩn tại nhà hiệu quả

Lưu ý khi điều trị viêm họng liên cầu khuẩn

Một số lưu ý giúp điều trị bệnh viêm họng liên cầu khuẩn đạt hiệu quả tốt nhất:

  • Sử dụng thuốc đúng cách: Cần kiên trì sử dụng thuốc điều trị cho đến khi trị dứt điểm các triệu chứng bệnh. Không nên ngưng thuốc giữa chừng hay thay đổi liều lượng, thời gian sử dụng thuốc. Sử dụng thuốc sai cách sẽ giảm tác dụng thuốc, bệnh lâu khỏi hơn.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Khi điều trị bệnh, bạn nên nghỉ ngơi ít nhất 24 giờ để cơ thể có thể phục hồi năng lượng, tăng cường đề kháng, loại bỏ vi khuẩn nhanh chóng, hiệu quả.
  • Uống nhiều nước: Bổ sung đủ lượng nước giúp cổ họng bớt đau rát hơn. Bạn có thể bổ sung nước bằng cách sử dụng trà thảo mộc hoặc nước ép hoa quả. Lưu ý: Bạn nên dùng nước ấm thay vì nước lạnh và tuyệt đối không dùng nước đá.
  • Ăn các thức ăn mềm: Khi bị viêm họng, cổ họng còn rất đau rát, vì vậy bệnh nhân nên ưu tiên ăn các thức ăn mềm như cháo, súp, canh hầm tốt cho cổ họng và bổ sung đủ dinh dưỡng.
  • Súc miệng bằng nước muối: Đây là cách vệ sinh cổ họng tốt nhất, có thể loại bỏ vi khuẩn và giảm triệu chứng bệnh. Người bệnh có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm pha loãng.
  • Không sử dụng chất kích thích: Bia, rượu, thuốc lá hay các chất kích thích khác sẽ làm tình trạng đau rát cổ họng trầm trọng hơn và khiến việc điều trị giảm tác dụng. Người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng nhóm chất này để bảo vệ họng và giúp bệnh nhanh khỏi hoàn toàn.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về bệnh viêm họng liên cầu khuẩn bạn cần biết. Người bệnh nên tìm hiểu để lựa chọn cho mình phương pháp điều trị cũng như biện pháp phòng tránh bệnh phù hợp để điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Đừng bỏ lỡ:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Quả sung được sử dụng để chữa rất nhiều bệnh trong Đông y, trong đó có viêm họng. Bạn đã biết cách chữa viêm họng bằng quả sung chưa? Theo dõi bài viết dưới đây để bỏ túi cho mình kinh nghiệm chữa viêm họng này.  Chữa viêm họng bằng quả sung có tốt không? Quả sung có tên gọi...
Viêm họng cấp gây sốt là hiện tượng thường gặp, nhất là đối với trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Thông thường, trong trường hợp trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày? Tình trạng này kéo dài có thể làm phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ....
Viêm họng uống gì hết đau và ngứa rát nơi cổ họng? Đau họng khiến cho vùng hầu họng của chúng ta bị tổn thương, sưng tấy và khó chịu rất nhiều. Cùng tìm hiểu TOP 16 loại nước uống tốt cho cổ họng và kiểm soát tốt chứng viêm họng dưới đây. Viêm họng uống gì hết? - TOP 16...
Chắc hẳn bất cứ ông bố bà mẹ nào có con nhỏ cũng đã từng phải lo lắng vì những lần trẻ bị viêm họng. Trẻ bị viêm họng nhưng không ho cũng là một tình trạng viêm họng mà nhiều bé mắc phải. Nhưng, nhiều cha mẹ tin chắc rằng viêm họng thì phải ho, vậy không ho thì...
Chữa viêm họng bằng diện chẩn là phương pháp nhận được không ít đánh giá tích cực từ phía người bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều người vẫn băn khoăn về mức độ hiệu quả của cách chữa này. Vậy áp dụng diện chẩn chữa viêm họng có tốt không? Khám phá ngay ở bài viết dưới. Chữa viêm...
Viêm họng loét không phải bệnh nan y nhưng lại có thể phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm khác thậm chí là ung thư. Việc điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm được tình trạng đau đớn cũng như ngăn cản nguy cơ xuất hiện biến chứng. Vậy, nhận biết và điều trị viêm họng loét như...
Viêm họng uống nước đá có nên hay không là thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh khi đang mắc chứng viêm họng lâu ngày. Đa số chúng ta đều nghĩ rằng uống nước đá, ăn nhiều đồ ăn lạnh sẽ khiến tình trạng viêm họng trở nên trầm trọng hơn. Thực hư câu chuyện này ra sao, hãy...
Viêm họng có bị lây không? là thắc mắc của rất nhiều người về tình trạng bệnh lý hô hấp phổ biến này. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây các biểu hiện tác động trực tiếp đến sức khỏe người mắc. Cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về bệnh lý này và con đường lây lan...
Bài viết liên quan