Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm họng không ho là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Để hạn chế rủi ro biến chứng và rút ngắn thời gian điều trị, người bệnh nên đi thăm khám để xác định cụ thể tình trạng của bệnh. Tìm hiểu thông tin về triệu chứng này và các bệnh lý nguyên nhân qua bài viết sau đây.

Viêm họng không ho - biểu hiện của nhiều bệnh lý liên quan
Viêm họng không ho – biểu hiện của nhiều bệnh lý liên quan

Viêm họng không ho là triệu chứng của bệnh gì?

Viêm họng là bệnh lý hô hấp phổ biến thường xảy ra vào thời điểm giao mùa (chuyển từ nóng sang lạnh). Đây có thể là bệnh riêng biệt hoặc triệu chứng kèm theo của một số bệnh lý hô hấp khác như: Viêm amidan; viêm mũi dị ứng; viêm thanh quản;….

Viêm họng không ho là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm về tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trên. Bệnh kéo dài khiến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh bị ảnh hưởng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng khác.

Chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây viêm họng không ho sẽ giúp việc điều trị của bác sĩ an toàn và hiệu quả hơn. Theo các chuyên gia, viêm họng không ho có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:

Cảm lạnh

Đây là bệnh lý hô hấp phổ biến, đặc biệt là thời điểm giao mùa (khi thời tiết chuyển giao đột ngột từ nóng sang lạnh). Các triệu chứng điển hình của tình trạng này như: ớn lạnh, đau họng nhưng không ho, sổ mũi, tắc mũi, hắt hơi,…. Bệnh không quá nguy hiểm, có thể tự khỏi nếu được chăm sóc, xử lý tốt.

Bệnh viêm họng hạt

Viêm họng hạt là một dạng mãn tính của bệnh viêm họng, các biểu hiện của bệnh không diễn tiến dữ dội như dạng cấp tính nhưng dai dẳng và nguy hiểm hơn.

Triệu chứng khi bị viêm họng hạt có thể kể đến như: Sưng đau cổ họng, ho, nóng rát họng, khàn tiếng, mệt mỏi, khó thở, sổ mũi,… Đặc biệt, tại các vị trí niêm mạc hầu họng bị sưng viêm, có thể nhìn thấy ổ mủ trắng (lấm tấm dạng hạt hoặc tồn tại thành từng mảng). 

Viêm họng hạt tương đối nguy hiểm do tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng, cụ thể như: viêm tấy quanh amidan; áp xe amidan; viêm phổi; viêm tai giữa; viêm cầu thận; bệnh xương khớp; bệnh lý cơ tim khác;…..

Viêm họng không ho cảnh báo sỏi amidan

Viêm họng không ho còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh sỏi amidan. Do cấu trúc đặc biệt tại amidan nên đây là môi trường trú ẩn hoàn hảo cho virus, vi khuẩn đường hô hấp và lượng thức ăn dư thừa. 

Xác định chính xác bệnh lý nguyên nhân để điều trị hiệu quả
Xác định chính xác bệnh lý nguyên nhân để điều trị hiệu quả

Lâu ngày, khi lượng tác nhân này tăng cao sẽ gây ra tình trạng dư thừa canxi tại các hốc mủ và gây sỏi amidan. Người bệnh có cảm giác sưng đau hầu họng, khó chịu, nghẹn họng khi nuốt. Tình trạng này nếu không được điều trị tốt sẽ có nguy cơ lây lan sang các khu vực lân cận khiến bệnh diễn tiến nặng hơn. 

Trào ngược dạ dày

Cổ họng có vị trí cấu tạo tương đối đặc biệt, là nơi giao nhau giữa đường hô hấp và đường tiêu hóa. Do đó, viêm họng không ho cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiêu hóa, điển hình là tình trạng trào ngược dạ dày. 

Đây là tình trạng dư thừa acid tại vùng thượng vị và đẩy ngược lên vùng thực quản. Niêm mạc hầu họng bị tấn công liên tục bởi acid dịch vị dẫn đến tổn thương, gây viêm nhiễm. Bên cạnh biểu hiện đặc trưng như đau họng, nóng rát cổ họng, người bệnh còn thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua, ăn uống không ngon miệng,….

Tính chất công việc – nguyên nhân gây viêm họng không ho

Trong một số trường hợp, người bệnh bị viêm họng do tính chất công việc tác động nhiều đến đường hô hấp. Ví dụ như một số công việc phải nói liên tục như giáo viên, ca sĩ,nhà báo, phát thanh viên,… có thể khiến người bệnh bị viêm họng. 

Nguyên nhân ở đây là do dây thanh quản phải hoạt động với tần suất cao và liên tục dẫn đến đau rát cổ họng, gây viêm. Với nguyên nhân này, chỉ cần người bệnh chịu khó nghỉ ngơi, giữ gìn cổ họng và điều chỉnh chế độ sinh hoạt là có thể khỏi hoàn toàn.

Viêm họng không ho có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Vậy, viêm họng không ho có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia y tế nhận định, bệnh lý này có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ diễn tiến nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời.

Nhiều người bệnh còn lo ngại rằng, tình trạng này là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng. Tuy nhiên, chưa có đủ căn cứ để xác định đây là có phải dấu hiệu của ung thư vòm họng hay không?

Vì để chẩn đoán chính xác mức độ bệnh cần dựa vào rất nhiều yếu tố và các biểu hiện ban đầu của bệnh tương tự như nhiều bệnh lý khác. Do đó, để có chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả nhất bệnh lý này, người bệnh nên đi khám nếu thấy các biểu hiện sau đây:

  • Đau họng không ho kéo dài
  • Cảm giác nghẹn họng, khó nuốt, thường xuyên bị sặc khi ăn uống
  • Xuất tiết theo đường mũi họng (dịch nhầy có màu đặc biệt thậm chí có máu tươi)
  • Khàn giọng, thay đổi hoàn toàn giọng nói

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc khi chưa có chẩn đoán từ bác sĩ. Tránh trường hợp dùng thuốc sai bệnh khiến tình trạng viêm họng không ho diễn tiến nặng hơn.

Điều trị viêm họng không ho hiệu quả như thế nào?

Viêm họng không ho là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn. Để việc chữa trị hiệu quả, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở có chuyên khoa phù hợp và thực hiện theo phác đồ của bác sĩ

Đi thăm khám để điều trị viêm họng không ho đúng cách
Đi thăm khám để điều trị viêm họng không ho đúng cách

Tùy mức độ và nguyên nhân gây ra, người bệnh có thể phải uống thuốc theo đơn hoặc áp dụng một số mẹo dân gian tại nhà để cải thiện triệu chứng. Cụ thể như sau:

Uống thuốc gì trị viêm họng không ho?

Phương pháp Tây y luôn là lựa chọn hàng đầu để điều trị các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp nói chung. Dùng thuốc Tây y giúp người bệnh điều trị hiệu quả và cải thiện nhanh chóng các triệu chứng lâm sàng của bệnh. Tuy nhiên, nếu dùng trong thời gian kéo dài, thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ có hại.

Một số nhóm thuốc dùng với chứng bệnh này như sau:

  • Thuốc kháng sinh: Nếu nguyên nhân gây viêm họng do virus, vi khuẩn xâm nhập theo đường hô hấp
  • Thuốc kháng viêm: Hỗ trợ cải thiện ổ viêm nhiễm tại niêm mạc hầu họng
  • Thuốc giãn phế quản
  • Thuốc giảm đau
  • Nước muối sinh lý 

Tùy từng trường hợp cụ thể của người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc khác cho phù hợp. Người bệnh cần lưu ý dùng thuốc đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ chỉ định để đảm bảo hiệu quả của tiến trình điều trị. 

Một phác đồ điều trị chuẩn thường bao gồm thời gian chữa trị nguyên nhân và thời gian ngăn ngừa tái phát. Người bệnh có thể cảm thấy triệu chứng thuyên giảm sau vài ngày dùng thuốc. 

Tuy nhiên, không được ngưng thuốc tại thời điểm này mà phải dùng hết liều bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, người bệnh cũng cần bổ sung thêm các loại thuốc tăng cường sức đề kháng để cải thiện sức khỏe toàn diện, giúp cơ thể phòng chống tốt các tác nhân gây viêm đường hô hấp. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc ngăn ngừa viêm họng tái phát sau điều trị.

Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, đang cho con bú, người có bệnh nền,… cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng thuốc tây y chữa viêm họng. Bởi đây là các loại thuốc có khả năng gây tác dụng phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Cải thiện tình trạng đau họng không ho tại nhà bằng mẹo dân gian

Nếu biểu hiện viêm họng không ho ở giai đoạn mới khởi phát, mức độ diễn tiến nhẹ, người bệnh có thể điều trị bằng mẹo dân gian tại nhà. Cần lưu ý rằng các mẹo này không nên lạm dụng nếu bệnh ở mức độ nặng hoặc có nguy cơ gây biến chứng.

Có thể tham khảo các mẹo điều trị sau đây:

  • Uống nước trà xanh: Trong thành phần lá trà xanh có rất nhiều hoạt chất và chất chống oxy hóa tốt cho các chứng viêm nhiễm. Người bệnh có thể hãm lá trà xanh lấy nước uống hàng ngày, nên dùng khi còn nóng để duy trì hiệu quả của mẹo điều trị này
Uống nước trà xanh hàng ngày cải thiện triệu chứng bệnh
Uống nước trà xanh hàng ngày cải thiện triệu chứng bệnh
  • Dùng mật ong hàng ngày: Mật ong là chất dinh dưỡng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tương đối tốt. Nâng cao hiệu quả bài thuốc, người bệnh có thể kết hợp bột nghệ với mật ong, một lượng nước ấm vừa đủ, khuấy đều và sử dụng hàng ngày.
  • Điều trị với tỏi sống: Tỏi sống là loại gia vị giàu thành phần kháng viêm và rất tốt cho các chứng bệnh hô hấp. Đơn giản nhất, người bệnh có thể dùng 2-3 tép tỏi sống mỗi ngày. Ngoài ra, ngâm tỏi với mật ong 3-4 ngày để điều trị các chứng hô hấp tương đối hiệu quả 
  • Súc họng với giấm táo: Mỗi ngày pha 1-2 thìa giấm táo với nước ấm, dùng để súc họng, làm sạch khoang miệng, rất tốt cho các chứng bệnh hô hấp. Duy trì thói quen này cũng rất tốt cho việc làm sạch khoang miệng và giữ vệ sinh tai mũi họng

Biện pháp ngăn ngừa tình trạng viêm họng không ho

Viêm họng không ho là dấu hiệu cảnh báo người bệnh đang mắc các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp trên. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết để điều trị triệt để tình trạng này, cụ thể như sau:

  • Vệ sinh tai mũi họng hàng ngày, nên sử dụng nước muối (có sẵn hoặc tự pha) để thực hiện quy trình vệ sinh đúng cách
  • Vệ sinh tay chân thường xuyên và hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng (tạo cơ hội cho tác nhân ngoài môi trường xâm nhập và gây bệnh)
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp và dùng chung đồ dùng cá nhân với người có biểu hiện của bệnh lý hô hấp
Vệ sinh tay chân để ngăn ngừa tác nhân gây bệnh xâm nhập
Vệ sinh tay chân để ngăn ngừa tác nhân gây bệnh xâm nhập
  • Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia. Đây là một thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến các bệnh lý hô hấp nói riêng và sức khỏe của người bệnh nói riêng
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật,…đặc biệt nếu người bệnh có tiền sử dị ứng
  • Tăng cường nhóm thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E,…như rau củ, hoa quả để điều trị bệnh viêm họng hiệu quả
  • Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào tại đường hô hấp, người bệnh nên đi khám ngay để được điều trị sớm
  • Dành thời gian nghỉ ngơi để bệnh nhanh chóng dứt điểm, hạn chế làm việc quá sức, nói to, hò hét quá nhiều

Viêm họng không ho là tình trạng hô0 hấp cần điều trị càng sớm càng tốt. Người bệnh nên chủ động đi thăm khám khi thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Đồng thời, điều trị theo đúng phác đồ mà bác sĩ đã chỉ định và kết hợp nghỉ ngơi hợp lý để việc chữa trị nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Đừng bỏ lỡ:


Top địa chỉ phòng khám Viêm Họng Không Ho


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan