Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm họng khi mang thai là bệnh lý hô hấp phổ biến ở bà bầu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để điều trị an toàn và hiệu quả, cần chủ động nhận biết triệu chứng và đi thăm khám ngay từ giai đoạn khởi phát. Tìm hiểu thông tin bệnh lý này trong bài viết sau đây để có hướng xử lý phù hợp.

Viêm họng khi mang thai - bệnh lý hô hấp phổ biến ở bà bầu
Viêm họng khi mang thai – bệnh lý hô hấp phổ biến ở bà bầu

Viêm họng khi mang thai do đâu?

Viêm họng khi mang thai là tình trạng bệnh lý hô hấp thường gặp ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối trong thai kỳ. Bệnh này xuất hiện do các tác nhân đường hô hấp tấn công và gây kích ứng tại niêm mạc hầu họng. Khi đó, bà bầu sẽ có các triệu chứng như: Đau họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm, mệt mỏi,….ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ.

Để có phương hướng điều trị kịp thời, trước hết cần xác định được nguyên nhân cụ thể gây viêm họng ở người mẹ. Phần lớn viêm họng trong thai kỳ gây ra do một số nguyên nhân sau:

  • Hệ miễn dịch suy giảm: Bước vào thai kỳ, sức đề kháng của người mẹ suy giảm nhiều, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu. Nếu không có các biện pháp bảo vệ sức khỏe đúng cách, người mẹ rất dễ mắc các bệnh lý hô hấp nói chung (trong đó có viêm họng). 
  • Rối loạn nội tiết tố trong thai kỳ: Trong thời kỳ mang thai, lượng hormone trong cơ thể người mẹ bị thay đổi đáng kể. Khi đó, cơ thể bị mất cân bằng hormone và sinh ra một số biểu hiện như khô miệng, đau họng, tăng thân nhiệt và tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh đường hô hấp xâm nhập
  • Ảnh hưởng của thời tiết: Thời tiết thay đổi (đặc biệt thời điểm chuyển từ nóng sang lạnh), cơ thể người mẹ chưa kịp thích ứng, sẽ tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh xâm nhập từ môi trường ngoài dễ dàng. Do đó, mẹ bầu nên mặc trang phục phù hợp với thời tiết, giữ ấm cơ thể (đặc biệt là cổ họng) khi trời trở lạnh
  • Chế độ ăn uống không đảm bảo: Với bà bầu, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò tương đối quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và nâng cao sức đề kháng ở người mẹ. Ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng trong thai kỳ còn có thể khiến sức khỏe người mẹ suy nhược, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. 
  • Ảnh hưởng của các bệnh lý hô hấp: Viêm họng có thể là bệnh lý khởi phát riêng biệt hoặc đi kèm với một số bệnh lý hô hấp khác như viêm amidan, viêm xoang, viêm mũi, viêm phế quản – phổi,…Đây đều là những bệnh lý hô hấp phổ biến thường gặp ở đối tượng suy giảm hệ miễn dịch như bà bầu
  • Bệnh trào ngược dạ dày: Người mẹ có tiền sử trào ngược dạ dày từ trước cũng rất dễ bị viêm họng khi mang thai. Lượng acid dư thừa từ vùng thượng vị đẩy ngược lên kích ứng niêm mạc hầu họng. Khi đó, các ổ viêm loét hình thành và gây đau họng, ợ hơi, ợ chua ở người bệnh

Triệu chứng điển hình của bà bầu khi bị viêm họng

Chủ động nhận biết các biểu hiện viêm họng khi mang thai từ giai đoạn khởi phát sẽ giúp người mẹ có hướng điều trị hiệu quả. Cảnh giác nếu thấy các triệu chứng sau đây:

  • Ngứa họng: Đây là một trong những biểu hiện đầu tiên ở giai đoạn khởi phát. Thời gian đầu, người mẹ cảm thấy ngứa râm ran tại họng, tạo cảm giác muốn ho do cổ họng bắt đầu bị kích ứng. Một thời gian khi bệnh diễn tiến nặng hơn, tình trạng ngứa họng tăng rõ rệt.
  • Đau họng: Niêm mạc hầu họng bị tác động gây viêm và phù nề. Người mẹ bị đau họng dữ dội, cơn đau tăng khi giao tiếp hoặc ăn uống. Cổ họng sưng đau còn gây tình trạng khó thở, đặc biệt khó ngủ về đêm.
Triệu chứng viêm họng gây khó chịu dữ dội ở bà bầu
Triệu chứng viêm họng gây khó chịu dữ dội ở bà bầu
  • Ho: Ở giai đoạn khởi phát, người mẹ thường có biểu hiện ho khan, ho nhiều hơn khi nằm hoặc gặp tác nhân gây kích ứng. Khi bệnh nặng hơn, ho kèm theo biểu hiện xuất tiết dịch nhầy (cảnh giác nếu dịch nhầy có màu vàng/xanh hoặc có mủ trắng)
  • Sốt: Ở giai đoạn viêm họng cấp tính, bà bầu có thể kèm theo biểu hiện sốt (mức độ tăng thân nhiệt còn phụ thuộc vào tình trạng viêm nhiễm). Chú ý theo dõi nhiệt độ cơ thể để có biện pháp hạ nhiệt thích hợp khi sốt cao hơn 38,5 độ. 
  • Chán ăn, đau nhức cơ thể: Cơ thể bị viêm nhiễm khiến bà bầu luôn mệt mỏi, cơ thể đau nhức (đặc biệt khi có biểu hiện sốt). Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây ra tình trạng chán ăn và gây suy nhược cơ thể người mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi 

Ngoài ra, tùy mức độ và tình trạng viêm họng khi mang thai mà có thêm các biểu hiện đặc trưng khác. Để có chẩn đoán chính xác về mức độ bệnh, bà bầu nên chủ động đi thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Viêm họng khi mang thai có nguy hiểm không?

Vậy viêm họng khi mang thai có nguy hiểm không? Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, viêm họng trong thai kỳ là bệnh lý hô hấp thường gặp trong giai đoạn 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Nhìn chung, đây không phải bệnh nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị từ giai đoạn khởi phát.

Tuy nhiên, nếu để các biểu hiện của bệnh diễn tiến nghiêm trọng, kéo dài có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ và thai nhi.

Cụ thể, trong giai đoạn 3 tháng đầu – thời kỳ thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển, sức đề kháng ở người mẹ suy giảm nên việc bệnh thường diễn tiến kéo dài và khó chữa hơn. Bên cạnh đó, nếu điều trị không đúng cách có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đứa trẻ và để lại dị tật bẩm sinh

Viêm họng khi mang thai ở 3 tháng cuối thai kỳ có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm liên quan đến phổi, động thai, sinh non,… Đồng thời, giai đoạn này tương đối nhạy cảm với người mẹ vì chuẩn bị bước vào giai đoạn sinh nở. Các bệnh lý hô hấp sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức, chán ăn và gây suy nhược cơ thể.

Khi đó, quá trình sinh nở sẽ khó khăn và nguy hiểm hơn do sức khỏe của người mẹ không được ổn định. Do đó, để ngăn ngừa bệnh diễn tiến nguy hiểm, bà bầu nên chủ động đi thăm khám khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào tại đường hô hấp.

Cách chữa viêm họng khi mang thai an toàn, hiệu quả

Điều trị viêm họng khi mang thai luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm do đây là thời kỳ nhạy cảm, cần được chú ý chăm sóc cẩn thận. Tùy thuộc vào mức độ cũng như tình trạng của người bệnh mà có phương pháp điều trị phù hợp.

Lưu ý rằng, mọi phương pháp điều trị với bà bầu đều cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý áp dụng bất kỳ phương pháp chữa trị nào cho bà bầu tránh tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi.

Viêm họng khi mang thai uống thuốc gì điều trị nhanh chóng?

Sử dụng thuốc Tây y trong điều trị viêm họng khi mang thai cho hiệu quả cải thiện triệu chứng tương đối nhanh. Tuy nhiên, bà bầu cần sử dụng thuốc với mức liều phù hợp, đảm bảo đủ hoạt lực tác dụng và không ảnh hưởng đến thai nhi. 

Uống thuốc Tây y điều trị dứt điểm nhanh chóng
Uống thuốc Tây y điều trị dứt điểm nhanh chóng

Qua quá trình thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bà bầu. Cụ thể, một số nhóm thuốc thường dùng cho bà bầu khi mắc viêm họng như sau:

  • Thuốc kháng sinh: Chỉ định nếu xác định nguyên nhân gây ho ở bà bầu là do virus, vi khuẩn đường hô hấp. Nhóm kháng sinh Penicillin và Cephalosporin là hai nhóm thuốc an toàn và thường được chỉ định cho bà bầu. Chú ý dùng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ kê trong đơn, không tự ý tăng giảm hoặc ngừng thuốc khi chưa hết liều 
  • Thuốc giảm ho: Chỉ định khi bà bầu ho nhiều, ho dai dẳng kéo dài, gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động sinh hoạt. Có thể dùng dưới dạng thuốc uống hoặc viên ngậm ho với liều lượng cụ thể theo chỉ định của bác sĩ. Dexamethasone là thuốc giảm ho được kê phổ biến nhất cho bà bầu
  • Thuốc kháng viêm: Hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm loét tại niêm mạc hầu họng, tái tạo lớp tế bào mới. Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc kháng viêm dạng uống hoặc dạng viên ngậm tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và tình trạng viêm nhiễm
  • Thuốc hạ sốt: Chỉ định khi bà bầu sốt cao trên 38,5 độ. Lưu ý dùng theo đúng liều lượng và thời gian giữa hai lần dùng thuốc tối thiểu 4-6 tiếng. Kết hợp dùng thuốc hạ sốt với các biện pháp hạ nhiệt khác để cắt cơn sốt nhanh chóng. Thường chỉ định Paracetamol, Ibuprofen,…sử dụng an toàn cho bà bầu. Tuyệt đối không kê Aspirin cho bà bầu vì có thể gây dị tật bẩm sinh ở đứa trẻ
  • Một số thuốc khác: Tùy mức độ viêm họng ở người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định thêm một số nhóm thuốc khác. Cụ thể như dung dịch nước muối sinh lý súc họng, thuốc chống phù nề, dung dịch sát khuẩn nhẹ tại họng,….

Cải thiện triệu chứng tại nhà với mẹo dân gian

Viêm họng khi mang thai ở giai đoạn khởi phát (triệu chứng còn nhẹ), người mẹ có thể cân nhắc lựa chọn các phương pháp điều trị bằng mẹo dân gian. Đây chủ yếu là một số bài thuốc truyền miệng được nhiều người tin tưởng và có hiệu quả tốt trong cải thiện các triệu chứng của bệnh. 

Tuy nhiên, mang thai là thời kỳ nhạy cảm nên cơ thể dễ gặp kích ứng khi tiếp xúc với loại thảo dược thiên nhiên không phù hợp. Do đó, để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Một số mẹo điều trị tại nhà như sau:

  • Mẹo điều trị với nghệ tươi: Người bệnh có thể chuẩn bị bài thuốc với nghệ tươi. Thái lát nghệ, đun với lượng nước vừa đủ khoảng 15 phút. Thêm 1-2 thìa mật ong nguyên chất, khuấy đều và sử dụng hàng ngày từ 1-2 lần. 
Điều trị viêm họng với nghệ tươi tại nhà
Điều trị viêm họng với nghệ tươi tại nhà
  • Bài thuốc từ gừng: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm gừng tươi, lê, củ cải trắng và một lượng mật ong nguyên chất vừa đủ. Nghiền nát củ cải trắng lấy nước cốt, cho vào quả lê chưng cách thủy khoảng 15 phút. Tiếp tục cho gừng, mật ong vào hỗn hợp bên trên và đun sôi thêm 5 phút, bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng dần. Mỗi lần dùng hòa với lượng nước vừa đủ và uống hàng ngày
  • Điều trị viêm họng khi mang thai với tỏi: Bà bầu chuẩn bị vài tép tỏi tươi, bóc vỏ, rửa sạch và giã nát. Hòa lượng tỏi với sữa nóng (để yên khoảng 10 phút) và uống. Sử dụng sữa tỏi với tần suất 2-3 lần/ngày để nâng cao hiệu quả điều trị tốt nhất
  • Súc họng với nước muối: Vệ sinh họng hàng ngày cũng là mẹo hỗ trợ điều trị viêm họng hiệu quả. Bà bầu có thể dùng nước muối sinh lý có sẵn hoặc tự pha để súc miệng. Lưu ý khi dùng, súc thật kỹ khoang miệng cho nước muối thấm đều, làm sạch và ngăn ngừa tác nhân gây bệnh lây lan ra khu vực xung quanh
  • Mẹo điều trị đơn giản với mật ong: Dùng mật ong điều trị viêm họng khi mang thai cũng được áp dụng thường xuyên. Sử dụng kết hợp mật ong, gừng và nước cốt chanh, thêm một ít nước ấm và khuấy đều. Chia thành 2 lần/ngày và sử dụng tối thiểu 5-7 ngày để thấy rõ hiệu quả điều trị

Phương pháp Đông y trị viêm họng khi mang thai

Trong Đông y, viêm họng khi mang thai là tình trạng yết hầu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố phong nhiệt từ bên ngoài. Khi lượng tác nhân bên ngoài tăng nhanh khiến cơ thể mất sự cân bằng âm dương, tạo điều kiện cho sự xâm nhập và gây viêm nhiễm tại hầu họng. 

Phương pháp Đông y điều trị an toàn, lành tính
Phương pháp Đông y điều trị an toàn, lành tính

Với nguyên tắc điều trị tận gốc từ căn nguyên, các bài thuốc Đông y cần sử dụng trong thời gian kéo dài mới đem lại hiệu quả. Tốt nhất, bà bầu nên đi thăm khám tại các cơ sở Đông y để được bắt mạch và gia giảm bài thuốc với liều lượng thích hợp. Cụ thể, có thể tham khảo các bài thuốc Đông y sau đây:

  • Địch đàm thang: Chuẩn bị bài thuốc gồm nhân sâm; bán hạ; thạch xương bồ; chỉ thực; trúc nhự; đởm tinh; quất hồng bì; phục linh; cam thảo. Sắc toàn bộ nguyên liệu thuốc với lượng nước vừa đủ đến khi cạn còn khoảng ½ nước thuốc. Chia thành nhiều lần và dùng 1 thang thuốc/ngày, duy trì tối thiểu 1 tháng để thấy hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Lương cách tán: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm hoàng cầm; chi tử; đại hoàng; bạc hà diệp; mang tiêu; liên kiều; cam thảo. Sao giòn tán mạt tất cả các vị thuốc (trừ vị thuốc mang tiêu, bạc hà diệp), trộn đều tiếp với bạc hà diệp để uống. Mỗi lần dùng khoảng 10g bột, hòa với nước ấm để uống khoảng 4 lần/ngày.
  • Thanh hầu bổ phế thang: Đây là bài thuốc được nghiên cứu bởi Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam. Với thành phần gồm các vị thuốc tang ký sinh, kha tử, tang diệp, quất hồng bì, xích thược, liên kiều,….,bài thuốc này điều trị tương đối an toàn với bà bầu và cải thiện nhanh các triệu chứng viêm họng. 

Bị viêm họng khi mang thai nên ăn gì, kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng một phần đến hiệu quả điều trị viêm họng khi mang thai. Do đó, bản thân người mẹ nên chủ động điều chỉnh chế độ ăn, bổ sung thành phần dinh dưỡng vào chế độ ăn hàng ngày hỗ trợ quá trình điều trị nhanh chóng.

 Người bệnh cần chú ý vài điều sau trong chế độ ăn:

  • Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả vào chế độ ăn nhằm tăng cường lượng vitamin và khoáng chất cần thiết, nâng cao sức đề kháng cho người mẹ
Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả vào chế độ ăn hàng ngày hỗ trợ điều trị viêm họng khi mang thai
Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả vào chế độ ăn hàng ngày hỗ trợ điều trị viêm họng khi mang thai
  • Tăng cường nhóm gia vị tốt cho cổ họng như gừng, tỏi, lá tía tô,….vào bữa ăn hàng ngày hỗ trợ điều trị viêm họng tương đối tốt
  • Lựa chọn những món ăn mềm, lỏng và dễ nuốt, giúp người bệnh dễ tiêu hóa và đảm bảo dinh dưỡng cần thiết
  • Hạn chế dùng các gia vị cay nóng (ớt, hạt tiêu, mù tạt,…) vì có thể gây kích ứng niêm mạc hầu họng nghiêm trọng hơn
  • Hạn chế dùng nhóm thực phẩm khô cứng (ví dụ như bánh mì, ngũ cốc, các loại hạt,…) gây vướng mắc tại họng
  • Hạn chế dùng đồ ăn chế biến nhiều dầu mỡ do có thể tăng sự xuất tiết dịch nhầy tại cổ họng 
  • Không hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian điều trị viêm họng khi mang thai để chữa trị dứt điểm

Biện pháp phòng ngừa viêm họng khi mang thai

Viêm họng khi mang thai là bệnh lý hô hấp phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng và nguy hiểm với sức khỏe thai nhi. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết. Cụ thể như sau:

  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vùng cổ họng
  • Trong 3 tháng đầu, người mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi và bồi bổ cơ thể, tránh tạo cơ hội cho tác nhân gây bệnh hô hấp tấn công
  • Hạn chế tới nơi đông người, trong trường hợp cần thiết, mang khẩu trang để ngăn ngừa sự tấn công của tác nhân đường hô hấp từ môi trường ngoài
  • Uống nhiều nước, bổ sung các loại nước tốt cho sức đề kháng như nước hoa quả, nước canh,…..
  • Đi khám sức khỏe định kỳ trong thời gian mang thai và nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe
  • Lựa chọn một số môn thể thao nhẹ nhàng luyện tập nâng cao sức đề kháng, ví dụ như tập yoga cho bà bầu,….

 Bài viết trên đã cung cấp thông tin về bệnh lý viêm họng khi mang thai. Nhìn chung, đây là tình trạng cần cảnh giác ở bà bầu, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Người mẹ cần chủ động đi thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, điều chỉnh chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng và hỗ trợ quá trình hồi phục hiệu quả hơn. 

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan
chua-viem-xoang-man-tinh-bang-thuoc-nam
thuoc-dong-y-tri-viem-amidan
thuoc-xit-viem-mui-di-ung
viem-xoang-tran-cap