Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm họng dị ứng là bệnh lý phổ biến, có xu hướng phát triển mạnh thời gian gần đây. Biểu hiện của viêm họng dị ứng thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với viêm họng thông thường khiến người bệnh chủ quan, làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng. Vậy, cách nhận biết chính xác và điều trị bệnh lý này thế nào?

Viêm họng dị ứng là gì? Có tự hết không?

Viêm họng dị ứng là tình trạng lớp niêm mạc họng  bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài như bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật…

Cụ thể, khi chịu sự tác động của các nhân tố trên, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tiếp ra một lượng lớn các kháng thể, giải phóng ồ ạt histamin khiến vùng họng bị kích thích.

Viêm họng dị ứng là tình trạng ho, hắt hơi, xì mũi liên tục khi người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên 
Viêm họng dị ứng là tình trạng ho, hắt hơi, xì mũi liên tục khi người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên

Các phản ứng thường gặp trong trường hợp mắc viêm họng dị ứng như ho, hắt hơi, xì mũi liên tục, dịch mũi tiết nhiều và người bệnh gặp khó khăn khi nuốt. Một số trường hợp khác có thể gây tình trạng sưng lớp niêm mạc, viêm nhiễm nặng nề.

Thông thường, viêm họng dị ứng có thể tự khỏi khi người bệnh không tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp dị ứng nặng thì người bệnh vẫn cần đến sự trợ giúp của thuốc để giảm bớt triệu chứng, rút ngắn thời gian khỏi bệnh.

Viêm mũi họng dị ứng nếu để lâu không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ làm khởi phát các bệnh lý khác như hen suyễn, nhiễm trùng xoang… Vì vậy, người bệnh cần đặc biệt chú ý, tốt nhất nên đi khám để nhận được sự hỗ trợ từ phía bác sĩ, chuyên gia.

Nguyên nhân, triệu chứng viêm họng dị ứng

Nguyên nhân gây viêm họng dị ứng được xác định liên quan đến tình trạng chảy dịch mũi sau. Khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích, dịch xoang mũi tiết ra nhiều và chảy xuống vùng họng gây ho, đau rát, ngứa ngáy, khó chịu.

Ngoài nguyên nhân cốt lõi trên còn có một số yếu tố làm thúc đẩy tình trạng viêm họng dị ứng khởi phát như:

  • Dị ứng theo mùa: Thông thường vào mùa hoa nở, phấn hoa có nhiều trong không khí dễ khiến nhiều người bị dị ứng. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bị dị ứng quanh năm.
  • Nấm mốc, vi khuẩn: Nấm mốc, vi khuẩn xâm nhập sẽ tác động xấu đến sức đề kháng của cơ thể, làm hệ miễn dịch trở nên nhạy cảm làm tăng nguy cơ bị dị ứng.
  • Thuốc chữa bệnh: Với những loại thuốc có phân tử là protein, hapten… có thể khiến cơ thể bị mẫn cảm, hình thành các kháng thể hoặc tế bào kích thích dị ứng.
  • Sức đề kháng kém: Sức đề kháng kém khiến cơ thể nhạy cảm, dễ phản ứng mạnh với những kích thích bên ngoài.
  • Một số nguyên nhân khác như: Phấn hoa, mỹ phẩm, thuốc lá, lông động vật…. cũng có thể gây nên tình trạng bệnh viêm họng.
Các dấu hiệu nhận biết của bệnh dễ nhầm lẫn với viêm họng thông thường nên người mắc cần đặc biệt chú ý
Các dấu hiệu nhận biết của bệnh dễ nhầm lẫn với viêm họng thông thường nên người mắc cần đặc biệt chú ý

Về phía triệu chứng, thông thường người mắc sẽ bộc lộ các dấu hiệu viêm họng dị ứng sau khi tiếp xúc trực tiếp với những dị nguyên. Các biểu hiện thường gặp của tình trạng viêm họng dị ứng bao gồm:

  • Dịch mũi tiết nhiều, tích tụ lại và chảy ngược xuống họng gây đau rát.
  • Cổ họng khô, ho nhiều và thở khò khè.
  • Người bệnh hắt hơi, sổ mũi liên tục kèm theo tình trạng khó thở.
  • Khàn tiếng, cảm thấy mắc cổ, gặp khó khăn khi nuốt.
  • Đau rát họng, một số trường hợp có thể kèm theo tình trạng sốt, mệt mỏi, chán ăn…

Khi thấy xuất hiện những triệu chứng trên, người bệnh cần theo dõi kỹ các biểu hiện bất thường trên cơ thể, tiến hành thăm khám để có biện pháp điều trị kịp thời nhất.

Cách điều trị viêm họng dị ứng hiệu quả

Có thể thấy, viêm họng dị ứng gây ra rất nhiều phiền toái, khó chịu ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Nghiêm trọng hơn bệnh có thể gây phát sinh các biến chứng nguy hiểm nên việc điều trị kịp thời là điều rất cần thiết.

Một số cách điều trị viêm họng dị ứng hiệu quả hiện nay như sau:

Sử dụng mẹo dân gian

Mẹo, bài thuốc dân gian được minh chứng hiệu quả qua hàng nghìn đời nay. Phương thức chữa bệnh này có ưu điểm đơn giản, tiết kiệm và không gây bất cứ tác dụng phụ nào.

Một số mẹo dân gian được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Sử dụng mật ong: Mật ong là chất chống oxy hóa mạnh giúp kháng khuẩn đồng thời làm dịu cổ họng. Người bệnh có thể pha mật ong vào nước nóng để uống hoặc ngậm mật ong nguyên chất trong cổ họng một lúc. Phương pháp này nên duy trì đều đặn hàng ngày để đạt hiệu quả cao.
  • Sử dụng bột nghệ: Tương tự như mật ong, bột nghệ cũng là chất chống Oxy hóa cao giúp làm giảm nhanh các triệu chứng đau rát, sưng họng hiệu quả. Để thực hiện, người bệnh pha một lượng bột nghệ vừa đủ (1 – 2 thìa cà phê tùy theo) vào một cốc nước ấm, có thể cho thêm một chút  mật ong vừa giúp dễ uống vừa tăng hiệu quả. Với phương pháp này, người bệnh thực hiện 1 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Sử dụng lá tía tô: Trong lá tía tô có chứa nhiều hoạt chất có khả năng giảm tình trạng đau, ngứa, rát họng, giảm ho hiệu quả. Để thực hiện, người bệnh cần chuẩn bị một nắm lá tía tô, rửa sạch sau đó giã nát, lọc lấy nước uống. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp lá tía tô trong các món ăn hằng ngày.

Mẹo dân gian trong điều trị viêm mũi dị ứng chỉ nên áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ hoặc dùng song song với phương pháp khác. Nếu dùng song song với các phương pháp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tình trạng tương tác thuốc.

Đông Y trong điều trị viêm họng dị ứng

Theo Đông Y, viêm họng dị ứng khởi phát do sự đấu tranh giữa khí chính và khí tà trong cơ thể. Khi các vị thuốc Đông Y đi vào cơ thể sẽ giải quyết triệt để căn nguyên này từ đó trị bệnh tận gốc. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc Đông Y còn giúp người bệnh lưu thông khí huyết, phục hồi cơ thể và nâng cao hệ miễn dịch.

Đông y sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh từ đó kết hợp các vị thảo dược dược nhằm cân bằng âm dương, tác động vào căn nguyên gây bệnh. Khi âm dương cân bằng, sức đề kháng của người bệnh tăng lên, bệnh sẽ tự lui và hạn chế tái phát.

Sử dụng phương pháp Tây Y

Thuốc Tây Y khắc phục được yếu điểm của các phương pháp trên, có thời gian chữa trị nhanh, các triệu chứng giảm rõ rệt.

Một số loại thuốc Tây thường dùng trong chữa viêm họng dị ứng gồm:

  • Nhóm thuốc kháng H1 như Cetirizin Stada,Telfast BD…
  • Thuốc có tác dụng làm lỏng dịch nhầy mũi, họng như Bromhexin, Acetylcystein…
  • Nước súc miệng, nước muối sinh lý NaCl 0,9% để làm sạch khoang mũi, họng.
  • Các loại thuốc kháng khuẩn, giảm viêm trong trường hợp bệnh có dấu hiệu viêm nhiễm.

Với những trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm, kiểm tra để có được chẩn đoán chính xác và lên pháp đồ điều trị phù hợp nhất.

Thuốc Tây có thể gây các phản ứng phụ, ảnh hưởng xấu lên chức năng gan, thận. Vì vậy, người bệnh không được tự ý mua thuốc, thay đổi liều dùng mà không có chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý khi điều trị viêm họng dị ứng

Viêm họng dị ứng là bệnh lành tính, việc điều trị không quá phức tạp nhưng lại có xu hướng tái phát nhiều lần. Để tránh tình trạng này, bên cạnh tuân thủ đúng phương pháp điều trị người bệnh cần thực hiện chế độ kiêng khem, sinh hoạt hợp lý.

Chế độ dinh dưỡng khi điều trị bệnh lý này như sau:

  • Người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt để tránh làm xước, đau rát vùng họng đang bị tổn thương.
  • Nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C như cam, chanh…
  • Sử dụng các món ăn chế biến đơn giản như luộc, hấp…. để tránh làm vùng họng bị đau rát.
  • Không sử dụng đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, gia vị… khiến cổ họng dễ bị kích thích.
  • Nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể, ưu tiên sử dụng nước ấm và tránh tuyệt đối việc dùng nước lạnh.
  • Với người bị dị ứng với thực phẩm lạ cần tránh sử dụng các món ăn được chế biến từ thực phẩm đó.
  • Người bệnh không được sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác khiến bệnh trầm trọng hơn.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý giúp bệnh nhanh khỏi và tránh tái phát
Xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý giúp bệnh nhanh khỏi và tránh tái phát

Song song với chế độ dinh dưỡng khoa học thì thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị bệnh. Một số lưu ý trong thói quen sinh hoạt khi điều trị viêm họng dị ứng như sau:

  • Lựa chọn những trang phục phù hợp với điều kiện thời tiết. Đặc biệt, với những ngày lạnh, người bệnh cần che chắn kĩ vùng cổ.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế việc tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng.
  • Tránh tuyệt đối việc tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng đã biết.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn màn để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn hoặc tác nhân gây kích thích khác.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên nhằm nâng cao sức khỏe, sức đề kháng.
  • Tránh để cơ thể stress kéo dài, hạn chế tình trạng thức khuya có tác động xấu đến sức khỏe.

Bên cạnh những vấn đề trên, người bệnh cũng cần lưu ý những thay đổi bất thường của cơ thể trong thời gian điều trị. Nếu quá trình chữa trị không có tiến triển hoặc người bệnh phát sinh các biến chứng phụ thì phải liên lạc với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Người bệnh không được tự ý khắc phục biến chứng, mua thuốc không kê đơn bởi điều này rất dễ khiến bệnh trở nặng, diễn biến phức tạp hoặc phát sinh vấn đề nguy hiểm.

Viêm họng dị ứng trên thực tế không giống với viêm họng thông thường, bệnh lý này thường kéo dài dai dẳng và có thể làm vùng họng bị viêm nhiễm nặng. Để đạt hiệu quả điều trị tốt, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế song song với việc xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý.

Không thể bỏ qua:


Top địa chỉ phòng khám Viêm Họng Dị Ứng


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan