Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm họng có cần uống kháng sinh không là vấn đề bệnh nhân cần nắm rõ. Bởi lẽ, đa số các trường hợp mắc bệnh đều có dấu hiệu lạm dụng thuốc tây. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và quá trình điều trị. Để các loại kháng sinh phát huy tác dụng tốt nhất, bạn đừng bỏ lỡ nội dung dưới đây.

Viêm họng có cần uống kháng sinh?

Viêm họng có cần uống kháng sinh không? Theo chuyên gia, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng kháng sinh hoặc không. Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi viêm họng khi nào cần dùng kháng sinh?

Viêm họng có cần uống kháng sinh trong trường hợp bị nhiễm khuẩn
Viêm họng có cần uống kháng sinh trong trường hợp bị nhiễm khuẩn

Nguyên tắc chữa bệnh từ xưa đến nay là phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn xét nghiệm và xác định căn nguyên mắc bệnh do virus, thời tiết,… sẽ sử dụng nhóm thuốc khác thay kháng sinh. Bệnh nhân chưa xác định đúng nguyên nhân cũng cần cân nhắc việc điều trị nội khoa vì có thể gặp hậu quả nghiêm trọng.

Nếu bạn là một trong những trường hợp sau đây có thể được chỉ định sử dụng kháng sinh:

  • Viêm họng do vi khuẩn đi kèm tình trạng viêm amidan, cổ họng có hạch, họng có mủ, nuốt thức ăn bị rát họng,…
  • Bị viêm họng với triệu chứng như ho dữ dội, sốt cao trên 38 độ có thể dùng kháng sinh để hạ sốt, giảm đau
  • Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng tân dược trong thời gian dài vì nó có thể phát sinh tình trạng kích ứng, nhờn thuốc,… Nếu gặp tác dụng phụ, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để tránh hậu quả nặng nề.

Các loại kháng sinh dùng trong viêm họng

Viêm họng có uống kháng sinh được, nhưng người bệnh không nên tùy tiện mua thuốc ngoài tiệm. Nếu sử dụng tân dược sai cách có thể cản trở quá trình chữa bệnh, thậm chí còn đe dọa tính mạng. Bạn dùng thuốc theo đơn và sử dụng dựa trên hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc kháng sinh sau:

Nhóm Beta – lactam

Beta – lactam là loại kháng sinh khá phổ biến trong điều trị viêm họng. Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc quen thuộc như:

Beta-lactam là thuốc kháng sinh rất quen thuộc với người bị viêm họng
Beta-lactam là thuốc kháng sinh rất quen thuộc với người bị viêm họng
  • Penicillin: Khả năng kháng nấm, kháng virus, chống nhiễm khuẩn. Vì vậy, nó thường được dùng để trị viêm học do vi khuẩn hoặc nhiễm liên cầu khuẩn. Cơ chế hoạt động của thuốc là hạn chế quá trình tổng hợp vỏ tế bào của hại khuẩn. Tuy nhiên, penicillin không bền khi sống ở môi trường acid nên thuốc được sử dụng phổ biến ở dạng tiêm tĩnh mạch. Lưu ý, nếu sử dụng thuốc quá nhiều bạn có thể bị mề đay, sốt, thiếu máu, sốc phản vệ, giảm tiểu cầu,…
  • Amoxicillin: Chỉ định cho các bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn gây ra. Hàm lượng của thuốc sẽ phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể của từng bệnh nhân. Một số tác dụng phụ của Amoxicillin là nổi mề đay, hoại tử da, tiêu chảy, viêm kết mạc, chóng mặt, tăng động, co giật,… Người có cơ địa dị ứng hoặc quá mẫn với nhóm beta – lactam không nên sử dụng thuốc.
  • Cephalexin: Tác dụng tương tự như hai loại kháng sinh phía trên. Tuy nhiên, phản ứng phụ của Cephalexin khá nặng. Chẳng hạn như tiêu chảy, buồn nôn, nổi mề đay, giảm bạch cầu trung tính,… Nếu cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn cần sớm đến cơ sở y tế để y, bác sĩ xử lý kịp thời.
  • Ceftriaxone: Tuyệt đối không sử dụng thuốc cho người bị dị ứng hoặc trẻ sinh thiếu tháng. Trường hợp suy gan, suy thận, phụ nữ trong thời kỳ thai sản nên thận trọng khi sử dụng.

Viêm họng có cần uống kháng sinh nhóm Macrolid

Đây cũng là nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều bên cạnh Beta – lactam. Một số cái tên tiêu biểu gồm:

  • Clarithromycin: Trị bệnh nhiễm khuẩn tại đường hô hấp và được dùng chung với thuốc ức chế tiết dịch vị acid. Tác dụng của thuốc là trị viêm loét dạ dày do khuẩn Hp. Nhóm này không phù hợp với người bị mẫn cảm với kháng sinh, có tiền sử bệnh tim hoặc bệnh nhân đang dùng dẫn chất pimosid, cisaprid, ergotamin. Những tác dụng phụ không mong muốn là viêm lưỡi, nhức đầu, rối loạn vị giác, viêm miệng, rối loạn chức năng gan, viêm đại tràng giả mạc,…
  • Erythromycin: Thuốc được điều chế dưới 2 dạng đường uống và kem bôi ngoài da. Loạikháng sinh này không phù hợp với người bị viêm gan, rối loạn porphyrin. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần cẩn trọng khi điều trị. Bởi lẽ, nếu bạn dùng sai thuốc có thể bị khô da, đau bụng, tiêu chảy, vàng da, viêm gan,…
  • Azithromycin: Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới, viêm nhiễm qua đường tình dục. Thuốc có khả năng dung nạp nhanh nhưng có thể phát sinh tình trạng chướng bụng, tiêu chảy, buồn nôn. Số ít bệnh nhân còn gặp phải tình trạng giảm bạch cầu trung tính.
Nhóm thuốc Macrolid tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, chị em cần cẩn trọng khi điều trị
Nhóm thuốc Macrolid tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, chị em cần cẩn trọng khi điều trị

Khi sử dụng kháng sinh, nhiều người thấy triệu chứng thuyên giảm nên đã tự ý ngưng sử dụng. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo, đây là việc làm khiến bệnh nặng hơn. Bởi lẽ, mặc dù triệu chứng giảm đi nhưng hại khuẩn vẫn chưa bị loại bỏ hoàn toàn.

Việc ngưng thuốc giữa đợt sẽ làm bệnh nặng hơn. Vì vậy, nếu bạn không gặp tác dụng phụ thì cần điều trị theo thời gian bác sĩ chỉ định.

Viêm họng có nên dùng kháng sinh: Lưu ý cần biết

Không chỉ phụ nữ mang thai, những bệnh nhân khác cũng cần sử dụng kháng sinh theo đơn của chuyên gia. Khi sử dụng kháng sinh, bệnh nhân cần chú ý các vấn đề như:

  • Không tùy tiện đưa đơn thuốc của mình cho người khác. Lý do là vì, tình trạng bệnh lý ở mỗi trường hợp đều có sự khác biệt.
  • Hạn chế sử dụng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang,…
  • Trong thời gian uống thuốc, nếu cơ thể xuất hiện biến chứng xấu, bạn nên liên hệ với nhân viên y tế hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
  • Khi ra ngoài, người bệnh đừng quên đeo khẩu trang kỹ và tránh tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm
  • Không uống nước lạnh hoặc dùng chất kích thích vì có thể làm cổ họng bị kích thích. Bạn nên sử dụng nước ấm hoặc các loại trà thảo dược có khả năng kháng khuẩn, giữ ấm vòm họng. Chẳng hạn như trà gừng, cam thảo, hoa cúc,…
  • Vệ sinh răng miệng, vòm họng sạch sẽ, thường xuyên súc miệng bằng nước muối để ngăn chặn sự lây lan của hại khuẩn
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin C, thực phẩm chứa kẽm,… Đồng thời bạn nên ăn nhiều rau, củ, quả tươi nhằm cải thiện hệ miễn dịch
  • Cân bằng cuộc sống, duy trì lối sống khỏe mạnh, rèn luyện thân thể. Tác dụng của nó là duy trì hoạt động của các chức năng trong cơ thể.
Mặc dù viêm họng có cần uống kháng sinh nhưng người bệnh nên sử dụng theo phác đồ của bác sĩ
Mặc dù viêm họng có cần uống kháng sinh nhưng người bệnh nên sử dụng theo phác đồ của bác sĩ

Không phải tất cả các trường hợp viêm họng đều cần uống kháng sinh. Lạm dụng kháng sinh trong điều trị có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, không chỉ khiến bệnh tái phát thường xuyên, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày mà còn gây ra nguy cơ kháng thuốc.

Kháng kháng sinh có thể dẫn tới các bệnh nhẹ viêm họng, viêm amidan, viêm phổi tái phát sau đó đều không thể chữa được nữa, dẫn tới nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng đa tạng và cuối cùng là tử vong. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân không nên lạm dụng kháng sinh, đặc biệt là trong điều trị các nhiễm trùng nhẹ như viêm họng.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Có nhiều trường hợp điều trị viêm họng mãn tính lâu ngày không khỏi hoặc tái phát lại nhiều lần. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là người bệnh chưa biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đúng cách. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu giúp bạn một số lưu ý viêm họng...
“Bị viêm họng sốt mấy ngày mới khỏi?”. Sốt là biểu hiện thường đi kèm với tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,... Viêm họng sốt tuy không quá nguy hiểm nhưng trong trường hợp sốt cao, kéo dài sẽ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cùng tìm...
Chữa viêm họng bằng diện chẩn là phương pháp nhận được không ít đánh giá tích cực từ phía người bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều người vẫn băn khoăn về mức độ hiệu quả của cách chữa này. Vậy áp dụng diện chẩn chữa viêm họng có tốt không? Khám phá ngay ở bài viết dưới. Chữa viêm...
Viêm họng uống nước đá có nên hay không là thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh khi đang mắc chứng viêm họng lâu ngày. Đa số chúng ta đều nghĩ rằng uống nước đá, ăn nhiều đồ ăn lạnh sẽ khiến tình trạng viêm họng trở nên trầm trọng hơn. Thực hư câu chuyện này ra sao, hãy...
Viêm họng loét không phải bệnh nan y nhưng lại có thể phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm khác thậm chí là ung thư. Việc điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm được tình trạng đau đớn cũng như ngăn cản nguy cơ xuất hiện biến chứng. Vậy, nhận biết và điều trị viêm họng loét như...
Viêm họng uống gì hết đau và ngứa rát nơi cổ họng? Đau họng khiến cho vùng hầu họng của chúng ta bị tổn thương, sưng tấy và khó chịu rất nhiều. Cùng tìm hiểu TOP 16 loại nước uống tốt cho cổ họng và kiểm soát tốt chứng viêm họng dưới đây. Viêm họng uống gì hết? - TOP 16...
Quả sung được sử dụng để chữa rất nhiều bệnh trong Đông y, trong đó có viêm họng. Bạn đã biết cách chữa viêm họng bằng quả sung chưa? Theo dõi bài viết dưới đây để bỏ túi cho mình kinh nghiệm chữa viêm họng này.  Chữa viêm họng bằng quả sung có tốt không? Quả sung có tên gọi...
Viêm họng có cần uống kháng sinh không là vấn đề bệnh nhân cần nắm rõ. Bởi lẽ, đa số các trường hợp mắc bệnh đều có dấu hiệu lạm dụng thuốc tây. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và quá trình điều trị. Để các loại kháng sinh phát huy tác dụng tốt nhất, bạn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan