Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm họng cấp ở trẻ khiến nhiều cha mẹ lo lắng bệnh có nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ hay không? Thấu hiểu suy nghĩ của cha mẹ, vì vậy bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về tình trạng bệnh cũng như cách điều trị viêm họng hiệu quả nhất. 

Viêm họng cấp ở trẻ là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm họng cấp ở trẻ là tình trạng viêm nhiễm trong niêm mạc và cấu trúc trong vòm họng của bé. Đây là bệnh hô hấp phổ biến, thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa. Bệnh khiến trẻ khó chịu và quấy khóc vì các triệu chứng sốt, sưng, đau rát họng,…

Bệnh viêm họng RẤT NGUY HIỂM nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Khi đó bệnh dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như:

  • Mắc các bệnh về hô hấp như viêm mũi, viêm dây thanh quản, viêm xoang, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm phế quản.
  • Gây áp xe thành họng, viêm quanh họng, viêm hạch bạch huyết, viêm amidan,…
  • Biến chứng nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến tình trạng viêm khớp, viêm màng tim, viêm cầu thận, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng hô hấp trên,…

Khi thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh viêm họng cấp, cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị hiệu quả.

Viêm họng cấp là bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ
Viêm họng cấp là bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ

Dấu hiệu, nguyên nhân viêm họng cấp ở trẻ nhỏ

Để điều trị dứt điểm tình trạng viêm họng cấp ở trẻ, trước hết cần phải xác định đúng nguyên nhân và tình trạng bệnh. Bệnh viêm họng cấp thường có các dấu hiệu sau đây:

Dấu hiệu viêm họng cấp ở trẻ

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm họng cấp là:

  • Trẻ có dấu hiệu bị nóng sốt đột ngột, sốt cao lên đến 39 – 40 độ.
  • Bị khô, đau rát cổ họng dẫn đến trẻ bị khó chịu trong người, hay quấy khóc, biếng ăn và dễ bị nôn trớ khi ăn.
  • Ho khan hoặc ho có đờm kéo dài: Ở giai đoạn ủ bệnh, trẻ thường hay ho khan, sau đó chuyển sang ho có đờm. Nhiều bé có dấu hiệu ho kéo dài nhiều ngày không khỏi.
  • Thường xuyên chảy nước mũi hoặc nước mắt
  • Cổ họng bé thấy niêm mạc họng sưng đỏ và nổi hạch sưng tấy và đau ở góc hàm.
  • Trẻ có thể có dấu hiệu đi ngoài phân lỏng
  • Ngoài ra, trẻ còn gặp một số dấu hiệu khác như đau đầu, ù tai, đau cổ họng khi nuốt thức ăn.

Các triệu chứng viêm họng này thường kéo dài trong 7 đến 10 ngày và có thể nhanh chóng thuyên giảm khi được điều trị đúng cách.

Khi trẻ có dấu hiệu như: Bị đau họng kéo dài, ho liên tục gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, khó thở hoặc khó nuốt, nôn ói thường xuyên sau khi ăn, sốt cao không rõ nguyên nhân,…

Bạn nên đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Các dấu hiệu này lâu ngày sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân gây viêm họng cấp ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh ở trẻ, tuy nhiên có một số nguyên nhân cơ bản sau:

Do điều kiện sống:

  • Thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm, gió lạnh.
  • Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Khói xe, khói thuốc lá, thuốc lào, phấn hoa, than, bụi bẩn,…
  • Trẻ thay đổi môi trường sống, ví dụ như mới đi học nhà trẻ, mẫu giáo,….
  • Trẻ mới được cai sữa hoặc thay đổi chế độ ăn dặm.
Lông động vật cũng là nguyên nhân gây viêm họng cấp ở trẻ
Lông động vật cũng là nguyên nhân gây viêm họng cấp ở trẻ

Do virus, vi khuẩn, nấm:

  • Do các loại virus như: virus cúm, virus sởi,…
  • Do các loại vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, liên cầu,… Trong đó nguy hiểm nhất là do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A có thể dẫn đến biến chứng như viêm khớp cấp, viêm cầu thận cấp,…
  • Do nấm, tiêu biểu nhất là nấm Candida.

Qua nghiên cứu, có trên 80% các trường hợp trẻ em lúc đầu chỉ bị viêm mũi, họng do virus. Sau vài ngày, sức đề kháng của cơ thể trẻ yếu dần, đặc biệt các bé suy dinh dưỡng hoặc đang mắc các bệnh đường hô hấp (VA, hen phế quản) thì các loại vi khuẩn khác đang sống ký sinh ở họng, mũi phát triển mạnh và gây bệnh

Bé bị viêm họng cấp phải làm sao?

Khi trẻ bị viêm họng, cha mẹ có thể làm giảm các triệu chứng bằng cách  sử dụng thuốc hoặc thay đổi thói quen trong sinh hoạt.

Viêm họng cấp ở trẻ em uống thuốc gì?

Bệnh viêm họng cấp ở trẻ em uống thuốc gì hiệu quả nhất? Cha mẹ có thể sử dụng các loại thuốc Tây y, Đông y hay thuốc dân gian để chữa viêm họng cấp ở trẻ nhỏ.

Sử dụng thuốc Tây y

Thuốc Tây y dễ để lại tác dụng phụ cho cơ thể nhất là ở trẻ em. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống kháng sinh khi chưa được bác sĩ thăm khám và tư vấn.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng không được dùng lại đơn thuốc cũ của lần khám trước. Hay tự ý nhỏ các thuốc khiến co mạch kéo dài cho bé. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc ho và các loại siro ho cũng cần được sự đồng ý từ bác sĩ.

Khi trẻ có dấu hiệu sốt, nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt loại đơn chất là paracetamol. Liều lượng an toàn khi sử dụng thuốc để điều trị bệnh là:

  • Viêm họng cấp ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng sử dụng 40mg/kg.
  • Viêm họng cấp ở trẻ 1 tuổi (từ trên 3 tháng – 11 tháng) sử dụng 80mg/kg.
  • Viêm họng cấp ở trẻ dưới 2 tuổi (từ 12 tháng – 24 tháng) sử dụng 120mg/kg.
  • Trẻ trên 2 tuổi (trên 24 tháng tuổi) thì sử dùng 10mg/kg cân nặng.

Khi sử dụng thuốc paracetamol, cứ sau 6 giờ cha mẹ cho trẻ dùng lại thuốc 1 lần nếu trẻ vẫn sốt cao trên 38 độ. Thuốc có thể dùng uống hoặc đặt hậu môn để điều trị bệnh.

Có thể sử dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh cho trẻ
Có thể sử dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh cho trẻ

Lưu ý: Khi trẻ chưa sốt sốt đến 38.8 độ thì không nên sử dụng thuốc hạ sốt. Cha mẹ nên lau nước ấm (nước có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt của trẻ khoảng 20C) vào vùng trán, nách, bẹn cho trẻ. Ngoài ra, có thể sử dụng các biện pháp điều trị khác an toàn hơn.

Sử dụng các bài thuốc dân gian để trị bệnh

Các bài thuốc dân gian có tác dụng giảm các triệu chứng viêm họng cấp cho trẻ an toàn và rất hiệu quả. Cha mẹ có thể áp dụng một số cách chữa bệnh dân gian sau đây:

Sử dụng lá húng chanh: Lá húng chanh có chứa rất nhiều tinh dầu có khả năng tiêu đờm, tiêu độc hiệu quả.

Cách dùng:

  • Lấy 20g lá húng chanh tươi (rửa sạch, thái nhỏ) và 20g đường phèn.
  • Cho nguyên liệu vào bát và chưng cách thủy, vắt lất nước rồi cho bé uống từ từ.
  • Uống liên tục trong vòng 3 – 5 ngày, bé sẽ đỡ hẳn viêm họng và ho.

Dùng lá xương sông: Lá xương sông có tác dụng trị viêm họng cấp và ho cho trẻ rất hiệu quả.

Cách dùng:

  • Chuẩn bị 5 – 10 lá xương sông bánh tẻ, cùng 20 – 30ml giấm ăn.
  • Lá xương sông đập dập, đem nhúng vào giấm để các tinh chất có trong lá tan ra kết hợp với axit acetic.
  • Dùng nước cho trẻ uống, sử dụng từ 5 – 7 ngày bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.
  • Giấm có tác dụng ức chế vi khuẩn và diệt khuẩn, tiêu viêm khi kết hợp với lá xương sông là bài thuốc trị viêm họng rất hiệu quả.

Bé viêm họng cấp phải làm sao? – Dùng thuốc Đông y

Đông y chữa viêm họng cấp chú trọng bồi bổ tạng phủ, cân bằng âm dương, khôi phục chính khí. Sử dụng thuốc Đông y sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng viêm họng.

Đặc biệt, Đông y sử dụng thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, không để lại tác dụng phụ sau khi dùng. Vì vậy, cha mẹ cũng có thể lựa chọn các bài thuốc này để điều trị cho bé.

Các vị thuốc dùng chữa viêm họng thường có tính mát và có khả năng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Một số vị thuốc trị viêm họng cấp hiệu quả như: Kinh giới, tô diệp, phòng phong, sinh khương, cát cánh, bạc hà, cam thảo,…

Khi sử dụng các bài thuốc Đông y chữa bệnh cho trẻ nhỏ, cha mẹ cần chú ý:

  • Cần cho trẻ uống đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc.
  • Không nên lạm dụng các bài thuốc Đông y để chữa bệnh cho trẻ.
  • Sử dụng bài thuốc phù hợp, không nên tự ý kết hợp các bài thuốc để trị bệnh cho bé.
  • Tốt nhất nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn và sử dụng phương pháp điều trị hiệu quả.
Kết hợp thuốc Đông y và chế độ ăn uống để trẻ nhanh khỏi bệnh
Kết hợp thuốc Đông y và chế độ ăn uống để trẻ nhanh khỏi bệnh

Chữa viêm họng cấp ở trẻ không cần thuốc

Ngoài sử dụng thuốc, cha mẹ có thể hỗ trợ điều trị bệnh cho trẻ bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Trẻ bị viêm họng cấp nên ăn gì, kiêng ăn gì

Khi trẻ bị viêm họng cấp, phụ huynh cần đặc biệt chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho con.

  • Trẻ em bị viêm họng cấp nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt và giàu dinh dưỡng. Thức ăn cần để nguội  rồi mới cho trẻ ăn. Nếu ăn nóng, sẽ gây bỏng, rát vùng niêm mạc họng của trẻ và khiến bé cảm thấy đau và khó nuốt.
  • Nên cho bé ăn theo nhu cầu, cha mẹ chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường. Tuyệt đối không nên ép trẻ phải ăn hết phần thức ăn đã chuẩn bị.
  • Khi bị bệnh, trẻ cần được uống nhiều nước (tốt nhất là dùng dung dịch oresol) và nước ép hoa quả. Ngoài ra,  có thể cho trẻ sử dụng thêm siro ho. Tuy nhiên, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn được loại siro ho phù hợp nhất cho trẻ.

Cần giữ gìn và vệ sinh họng hàng ngày

Khi trẻ bị viêm họng cấp, cha mẹ lại càng phải lưu ý vệ sinh và bảo vệ cổ họng cho con hàng ngày.

  • Cha mẹ có thể cho bé dùng nước muối sinh lý để rửa mũi, súc họng nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Hàng ngày nên lau người cho trẻ bằng khăn ấm, đặc biệt là vùng cổ, nách và bẹn cho trẻ. Không nên tắm cho trẻ bằng nước lạnh, vì hơi lạnh có thể làm các triệu chứng bệnh nặng hơn.
  • Cần vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh để trẻ nhỏ tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như: khói bụi, lông động vật, phấn hoa,…
Giữ ấm cho trẻ là biện pháp phòng bệnh rất hiệu quả
Giữ ấm cho trẻ là biện pháp phòng bệnh rất hiệu quả

Trên đây là những kiến thức về bệnh và cách điều trị hiệu quả khi trẻ bị viêm họng cấp. Cha mẹ cần tìm hiểu và tránh mắc sai lầm trong quá trình chữa bệnh cho trẻ.

Đặc biệt, cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh để chữa viêm họng cấp ở trẻ khi chưa được bác sĩ đồng ý. Vì khi sử dụng sai thuốc khiến điều trị khó khăn và có hại cho chức năng gan thận của con.

Không thể bỏ qua:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan
chua-viem-xoang-man-tinh-bang-thuoc-nam
thuoc-dong-y-tri-viem-amidan
thuoc-xit-viem-mui-di-ung
viem-xoang-tran-cap