Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm đại tràng không nên ăn gì, nên ăn gì? Luôn là chủ đề được nhiều sự quan tâm của người bệnh bởi đây là bệnh rất nhạy cảm với việc ăn uống. Vì trong và sau quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý. Tham khảo bài để biết chuyên gia tư vấn bị đại tràng nên ăn uống thế nào.

Viêm đại tràng không nên ăn gì để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn?

Viêm đại tràng là bệnh lý quá quen thuộc nhưng để giải quyết tiếp những thắc mắc người bệnh bị đại tràng không nên ăn gì thì dưới đây sẽ là những thực phẩm được liệt vào danh sách đen, bệnh nhân nên lưu ý trong quá trình điều trị của mình.

Viêm đại tràng không nên ăn gì để tránh ảnh hưởng sức khỏe?
Viêm đại tràng không nên ăn gì để tránh ảnh hưởng sức khỏe?

Viêm đại tràng không nên ăn những thực phẩm gây khó tiêu

Mặc dù người viêm đại tràng nên ăn thực phẩm giàu chất xơ, nhưng những chất xơ có hàm lượng cao thì lại gây nên triệu chứng khó tiêu, đầy bụng. Vậy nên không chọn thức ăn có hàm lượng quá cao để ăn.

Một số thực phẩm có hàm lượng chất xơ quá cao mà người bệnh viêm đại tràng nên lưu ý như: Hành củ, đậu quả, ngô, bông cải xanh, nấm… 

Viêm đại tràng không nên ăn các loại đồ ăn gây hại sức khỏe

Ngoài những thực phẩm kể trên thì bệnh nhân viêm đại tràng, viêm trực tràng không nên ăn gì để quá trình điều trị bệnh được hiệu quả nhất? Đó chính là đồ ăn cay nóng, ôi thiu, chứa vi khuẩn (nhiễm khuẩn), đồ dầu mỡ, chế biến sẵn… Bởi đó là những thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa, không chỉ khiến cho bệnh chữa không khỏi mà còn gây triệu chứng bệnh nặng hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh xa rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước có gas… để không gây thương tổn thêm cho đại tràng. Đây có lẽ đã là nguyên tắc bất di bất dịch với người bệnh viêm đại tràng, đặc biệt là những người đã bị chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Bệnh đau đại tràng không nên ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo

Đặc biệt là một số thực phẩm như: Sữa có chứa lactose, mật ong, đồ ngọt,… 

Với bệnh nhân mắc viêm đại tràng thì chức năng của hệ tiêu hóa cũng có phần kém đi, sự hấp thụ dưỡng chất cũng bất thường và đặc biệt thực phẩm chứa nhiều chất béo cũng sẽ gây ra nhiều tác dụng như: Tiêu chảy, chướng bụng, khó tiêu… Vậy nên người đau đại tràng không nên ăn gì quá ngọt, quá béo ngậy.

Người bị viêm đại tràng không nên ăn gì? – Thực phẩm cứng, khó tiêu hóa

Người bệnh chỉ nên ăn những món ăn được nấu chín nhừ, ăn miếng vừa để không gây gánh nặng cho đại tràng và đường ruột. Vậy nên, những món ăn cứng sẽ là điều nên tránh của người bệnh này, điển hình như các loại hạt, ngũ cốc, bắp rang bơ, hoa quả sấy.

Ăn rau sống có thể bị nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng
Ăn rau sống có thể bị nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng

Người có bệnh đại tràng không nên ăn rau sống nhiều

Nếu rau sống không được rửa sạch hoặc trồng ở nơi ô nhiễm thì chắc chắn sẽ chứa vi khuẩn, ký sinh trùng… Vậy nên, người bệnh cần phải cẩn thận đối với những loại rau sống, tốt nhất là không nên ăn để đảm bảo không nhiễm thêm một loại vi sinh vật nào. 

Bởi khi mắc bệnh viêm đại tràng thì chức năng cũng như hệ miễn dịch của bộ phận cũng bị suy yếu, nếu gặp thêm một tác nhân khác nữa thì tình trạng bệnh cũng nặng hơn.

Tóm lại, người bệnh nên xây dựng cho mình thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh, không ăn bữa tối khi quá muộn. Đồ ăn cần phải thái nhỏ miếng vừa ăn, chín kĩ, ninh nhừ, đặc biệt là nên ăn cơm dẻo (nát). Vì như vậy sẽ hạn chế tối đa gánh nặng đối với hệ tiêu hóa, đại tràng và người bệnh không gặp phải những triệu chứng đau bụng, khó tiêu.

Vậy người bị đại tràng nên ăn uống thế nào để khỏe mạnh hơn?

Trên thực tế thì viêm đại tràng là bệnh lý tiêu hóa, nên đường ruột cần khỏe mạnh để các chức năng của bộ phận được hoạt động bình thường, đẩy lùi bệnh nhanh chóng và hiệu quả lâu dài. Ngoài những thông tin viêm đại tràng không nên ăn gì, một chế độ ăn uống hợp lý chính là giải pháp hỗ trợ điều trị mà không người bệnh nào có thể bỏ qua.

Dưới đây là lời giải đáp chi tiết và đầy đủ nhất về: Người bị viêm đại trực tràng nên ăn gì?

Viêm đại tràng có nên ăn khoai lang, ăn bánh mì

Người bị đau đại tràng nên ăn gì khác nữa? Đó là thực phẩm chứa nhiều chất cellulose như: Khoai mì, bánh mì nướng, và có cả khoai lang. Đây là chất được nhiều chuyên gia tư vấn người bệnh nên bổ sung. 

Bởi chất này cũng có tác dụng giảm triệu chứng tiêu chảy khá tốt, càng hiệu quả hơn nếu người bệnh kết hợp với ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột.

Lưu ý khi ăn cũng nên để ý đến lượng phù hợp với cơ thể, không nên ăn quá nhiều trong thời gian ngắn hoặc liên tục vì nó có thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết của cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Liệu viêm đại tràng có nên uống sữa không – Đâu mới là câu trả lời chính xác?

Đây là câu hỏi không phải của riêng người bệnh viêm đại tràng nào, bởi đa phần trong sữa đều có sự xuất hiện của đường lactose. Nhưng khi chất này được nạp vào cơ thể người bệnh sẽ khó dung nạp được (do sự thiếu hụt của lactose trong đường ruột). 

Vì vậy người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng chướng bụng, suy nhược cơ thể, khó tiêu, tiêu chảy,..

Không chỉ vậy, trong sữa còn chứa nhiều chất béo, như vậy lại không hề tốt đối với người mắc bệnh này vì chức năng của hệ tiêu hóa lúc này khó chuyển hóa thành chất dinh dưỡng cho cơ thể. 

Thế nên, người bệnh vẫn có thể uống sữa nhưng phải là loại không chứa lactose. Khi lựa chọn sữa uống thì người bệnh cần tìm hiểu thành phần của chúng để không gây thêm nhiều gánh nặng cho đường ruột.

Người bị viêm đại tràng có thể uống sữa, nhưng phải chọn loại phù hợp
Người bị viêm đại tràng có thể uống sữa, nhưng phải chọn loại phù hợp

Viêm đại tràng có nên ăn sữa chua

Sữa chua có chứa probiotics (vi khuẩn hoặc nấm men) rất tốt cho đường ruột, khi nạp vào cơ thể sẽ tăng sức đề kháng, bảo vệ đại tràng trước những yếu tố gây bệnh. Người bị viêm đại tràng có thể chọn dùng loại sữa chua không chứa lactose.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thêm những loại thực phẩm bổ sung men vi sinh khác như: Kim chi, dưa cà muối… Nhưng nên biết lựa chọn thực phẩm phù hợp, không quá lạm dụng, dưa cà muối thì không nên ăn loại đã quá chua hay kim chi loại quá cay nóng.

Viêm đại tràng có nên ăn chuối

Tiếp đến viêm đại tràng nên ăn hoa quả gì? Đó chính là chuối chín, vì nó là loại hoa quả tươi là thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, ngoài hương vị thơm ngon thì chúng cũng rất bổ dưỡng. Đặc biệt là chứa nhiều kali, chất xơ và vitamin C rất tốt cho người mắc bệnh tiêu hóa.

Một số loại trái cây, hoa quả khác mà bệnh nhân viêm đại tràng có thể ăn như: Ổi, táo, lựu, dưa, việt quất, cam, nho, dâu tây…

Tuy nhiên đối với người bệnh viêm đại tràng thì không nên ăn quá nhiều hoa quả có vị chua, vì nó sẽ có nhiều vitamin C gây tình trạng bệnh viêm loét nặng hơn. Và nên ăn sau bữa ăn hoặc trong bữa phụ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Viêm đại tràng có nên uống mật ong

Nếu bạn đã tham khảo các bài thuốc chữa bệnh dân gian thì cũng thấy rằng mật ong là luôn được coi là thần dược, có công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Một số công dụng đặc trưng như: Làm lành các vết viêm loét, tạo lớp bảo vệ niêm mạc đại tràng, hỗ trợ phục hồi chức năng hệ tiêu hóa, ngăn chặn triệu chứng trào ngược…

Và uống mật ong sẽ càng hiệu quả nếu người bệnh kết hợp với nghệ theo tỷ lệ 1:1. Hay nói một cách dễ hiểu thì người bệnh chỉ cần sử dụng 1 thìa mật ong với 1 thìa tinh bột nghệ, trộn lẫn rồi ăn trực tiếp hoặc vê thành viên hoàn và uống với nước lọc.

Chỉ sau 1 tháng tình trạng bệnh cũng sẽ được cải thiện rõ rệt và các triệu chứng của bệnh cũng sẽ thuyên giảm dần.

Một số loại thực phẩm khác mà người viêm đại tràng nên ăn

Để tiếp tục gợi ý cho người viêm đại tràng nên ăn gì thì dưới đây sẽ là một vài thực phẩm hỗ trợ điều trị rất tốt.

Bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể để nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch
Bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể để nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu đạm: Cá hồi, cá tuyết, cá mòi, cá thu, thịt nạc, trứng…

Trên thực tế thì đạm là chất dinh dưỡng có khả năng mang đến năng lượng cho cơ thể sau khi được nạp vào. Không chỉ vậy, chúng còn có công dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, chuyển hóa các chất trong cơ thể người. Chính vì vậy, khi ăn những thực phẩm trên thì người bệnh cũng sẽ cảm thấy cơ thể có nhiều năng lượng, khỏe khoắn hơn.

Thực phẩm giàu chất xơ: Rau xanh, yến mạch, quả bơ, rau chân vịt…

Không chỉ ở người bệnh viêm đại tràng mà người bình thường muốn cơ thể khỏe mạnh thì không thể phủ nhận được vai trò của chất xơ. Vậy nên, trong bữa ăn tối thiểu phải có một món ăn giàu chất xơ. Khi đó triệu chứng táo bón, khó tiêu sẽ được giảm thiểu đáng kể vì chất xơ có tính nhuận tràng.

Thực phẩm chứa nhiều chất axit béo omega – 3: Cá, hạt óc chó, đậu nành, dầu hạt lanh…

Đối với người bệnh viêm đại tràng thì đây là chất có thể hạn chế được sự bùng phát của triệu chứng bệnh. Bạn có thể ăn kết hợp vào các bữa ăn nhẹ như ăn sáng cùng bánh mỳ để đạt hiệu quả cao nhất.

Gợi ý một số món ăn bổ dưỡng mà người bị viêm đại tràng nên ăn

Ngoài những thực phẩm bổ dưỡng phù hợp với người bệnh viêm đại tràng kể trên thì các chuyên gia dinh dưỡng cũng có chia sẻ thêm một vài món ăn ngon miệng và bổ để bạn có thêm kinh nghiệm về viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì?

Chè trái vải

Vải là một loại hoa quả thường được kết hợp với sen để nấu món chè ngon, rất tốt với người bệnh bị tỳ vị hư hàn. Công thức thực hiện món ăn có tốn một chút thời gian nhưng cũng không phải là khó thực hiện.

Món trái vải bổ dưỡng với người bệnh viêm đại tràng
Món trái vải bổ dưỡng với người bệnh viêm đại tràng
  • Nguyên liệu: Chuẩn bị các liều lượng theo công thức để món ăn được ngon và bổ dưỡng nhất. Đó là: 60g gạo tẻ, 40g hoài sơn, 50g cơm vải khô và 30g hạt sen tươi.
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu trên giã nát hoặc xay nhuyễn và cho vào ninh nhừ. 

Với món ăn này thì người bệnh nên kiên trì ăn thay cơm, mỗi tối trong khoảng 15 – 20 ngày sẽ thấy sự hệ tiêu hóa được ổn định và khỏe khoắn hơn.

Cháo củ sen

Sen không chỉ biểu tượng của các loài hoa mang nét hoài cổ, mà còn là một trong số “thần dược” được sử dụng nhiều trong các bài thuốc cổ phương của ông cha ta. Bởi chúng có nhiều tác dụng, như: bổ sung chức năng dạ dày, cầm máu, an thần, lợi tiểu. 

Vậy nên những người nhiễm bệnh viêm đại tràng do tỳ thận hư hàn thì ăn cháo củ sen rất tốt, quá trình điều trị cũng sẽ có sự tích cực.

Viêm đại tràng nên ăn cháo củ sen
Viêm đại tràng nên ăn cháo củ sen

Nguyên liệu: 150g củ sen (nên chọn loại già), 30g đường trắng và 100g gạo tẻ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch củ sen và gạo tẻ sau đó thái nhỏ củ sen thành từng miếng nhỏ để dễ săn. 
  • Bước 2: Rồi cho vào nồi và hầm chung với gạo tẻ cho đến khi chín nhừ, thì cho thêm đường cho có hương vị.

Tuy nhiên, đường không nên cho nhiều, sẽ gây tiêu chảy hoặc khó tiêu. Mỗi ngày người bệnh nên ăn 1 lần để đạt được hiệu quả sớm nhất.

Cật heo hầm cốt toái bổ

Có lẽ với người sành ăn thì đây là món ăn quá quen thuộc rồi, thời gian chế biến cũng không quá lâu nhưng người nấu cần phải chế biến sạch để món ăn không bị tanh. Công dụng của món ăn là giảm đau, kích thích hệ tiêu hóa nên rất thích hợp với người bị viêm đại tràng.

Chuẩn bị: 10g cốt toái bổ và 400g cật heo (khoảng 2 cái).

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sơ chế cật heo thật sạch, lại bỏ bụi bẩn và mùi tanh rồi cắt thành từng miếng nhỏ. 
  • Bước 2: Còn cốt hoài cổ cũng đun thật sạch, và cho vào trong túi lọc hoặc vải mỏng.
  • Bước 3: Sau đó cho cả hai vào trong nồi nước và hầm trong khoảng 1 tiếng để các chất bổ dưỡng được hòa tan hết và nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn.

Với món ăn này, thì người bệnh nên chia ra ăn 2 lần trong ngày, không cần thiết phải ăn cùng một lúc. Nếu kiên trì ăn trong 1 tuần thì có thể giảm được các triệu chứng khó chịu của viêm đại tràng.

Cháo cá diếc

Đây là món ăn không thể thiếu trong danh sách viêm đại tràng, viêm trực tràng nên ăn gì? Không chỉ bổ dưỡng với người bình thường mà đối với bệnh nhân bệnh viêm đại tràng thì đây còn là món ăn có thể cải thiện được những triệu chứng như: Táo bón, đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng.

Cháo cá diếc rất bổ dưỡng với người bệnh viêm đại tràng
Cháo cá diếc rất bổ dưỡng với người bệnh viêm đại tràng

Chuẩn bị: 100g gạo tẻ và một con cá diếc vừa ăn (khoảng 200g).

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Sơ chế cá diếc (đánh vảy, loại bỏ ruột) rồi đem luộc đến khi chín thì vớt lấy thịt lọc xương
  • Bước 2: Cho gạo tẻ đã vo sạch vào nồi nước luộc cá đó và đun trong 30 phút để gạo đủ nhừ.
  • Bước 3: Cuối cùng cho phần thịt cá vào, đồng thời cho thêm rau thơm để món ăn được ngon miệng hơn như:  hành lá, tía tô rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn, nhưng chỉ nên ăn nhạt. 

Với món ăn dinh dưỡng này thì người bệnh viêm đại tràng cũng chỉ nên ăn 1-2 lần trong ngày khoảng 1 tuần là có thể cải thiện đáng kể, và món ăn phù hợp với người có triệu chứng táo bón hơn.

Trên đây là lời khuyên chi tiết và đầy đủ nhất của chuyên gia về chủ đề: Viêm đại tràng không nên ăn gì, nên ăn gì? Chúc các bạn đẩy lùi bệnh lý đường tiêu hóa này thành công!

Tham khảo thêm:

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan

Bài viết liên quan