Viêm da tiết bã ở mặt: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Viêm da tiết bã ở mặt là một bệnh da liễu khó điều trị triệt để. Bệnh xảy ra do hoạt động của tuyến bã nhờn bị rối loạn cộng thêm yếu tố ngoại sinh, nội sinh. Việc nhận biết và điều trị bệnh càng sớm càng tốt là điều mà ai cũng mong muốn.
Viêm da tiết bã ở mặt là gì? Biểu hiện của bệnh
Viêm da tiết bã ở mặt là một căn bệnh ngoài da mãn tính thường gặp ở nhiều người. Bệnh thường xuất hiện ở người trưởng thành và ít khi xảy ra ở trẻ nhỏ. Theo thống kê, trẻ em từ 0 – 3 tháng tuổi chỉ xuất hiện viêm da tiết bã ở vùng da đầu.
Tổn thương do viêm da tiết bã ở mặt thường ảnh hưởng ở những vùng da tiết bã nhiều như da đầu, ngực, cổ, trong đó da mặt là vị trí phổ biến nhất.

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh viêm da dầu tiết bã ở mặt bao gồm:
- Xuất hiện mảng da có màu hồng hoặc đỏ, bề mặt phẳng hơn so với những vùng da xung quanh.
- Bề mặt da bị tổn thương thường xuất hiện vảy bong tróc có màu trắng.
- Da lúc nào cũng trong tình trạng trơn bóng.
- Lớp biểu bì của da khô cho dù bề mặt lúc nào cũng nhẵn bóng, nhiều dầu.
- Đối với tình trạng viêm da dầu ở cánh mũi, làn da sẽ bị bong tróc, tổn thương da sẽ xuất hiện đều cả hai bên.
Triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã ở mặt có thể khu trú ở khu vực hai bên cánh mũi, mày, má, cằm hoặc lan rộng đến viền tóc, cổ và ngực.
Nguyên nhân gây viêm da tiết bã ở mặt
Nguyên nhân gây viêm da tiết bã ở mặt vẫn chưa được xác định rõ ràng. Theo một số nghiên cứu, quá trình khởi phát của bệnh có mối liên hệ với tình trạng phản ứng bất thường của hệ miễn dịch và hoạt động của nấm Malassezia.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm da dầu ở mặt mà bạn có thể tham khảo:
- Vệ sinh da mặt kém: Da mặt có hệ bài tiết dầu nhờn mạnh hơn so với những vùng da khác. Do đó, nếu không vệ sinh da sạch sẽ và đúng cách thì bã nhờn sẽ ứ đọng trong lỗ chân lông. Cùng với đó là sự tấn công của các yếu tố bên ngoài khiến vi khuẩn, nấm da có điều kiện sinh sôi, phát triển.
- Da đổ nhiều dầu: Những người có làn da nhiều dầu thông thường sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã nhờn cao hơn. Đây là một dạng da rất phổ biến ở cả nam và nữ giới. Những người thuộc nhóm da này sẽ dễ mắc phải các vấn đề về da như lỗ chân lông to, da sạm đen, bắt nắng, nổi mụn.
- Rối loạn nội tiết tố: Rối loạn nội tiết tố sẽ tác động nhiều đến sức khỏe làn da của chị em phụ nữ. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng tăng tiết bã nhờn da mặt. Cụ thể, khi hormone trong cơ thể thay đổi sẽ tác động nhiều đến tuyến nhờn ở da mặt. Tình trạng này có nguy cơ xảy ra cao hơn trong quá trình dậy thì, phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh nở.
- Di truyền: Bệnh viêm da dầu trên mặt có thể di truyền ở những người thân cận huyết. Cha mẹ, ông bà mắc bệnh thì người con sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
- Yếu tố thời tiết: Bệnh viêm da tiết bã nhờn ở mặt có xu hướng bùng phát mạnh vào mùa đông và giảm vào mùa hè. Vì mùa đông là thời điểm da khô, dễ tổn thương, suy yếu nên triệu chứng của bệnh thường phát triển mạnh mẽ.
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng tác động rất lớn đến sự tiến triển của bệnh. Nếu người bệnh thường xuyên bổ sung thực phẩm chứa nhiều đường, đồ ăn cay nóng, chất béo thì tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn và kích thích tình trạng viêm da dầu.
- Các nguyên nhân khác: Nguyên nhân gây viêm da tiết bã da mặt có thể do tâm lý như trầm cảm, căng thẳng, stress… Nguy cơ mắc bệnh cũng tăng cao khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu. Khi đó, các vi khuẩn có hại sẽ tấn công vào cơ thể và gây ra bệnh viêm da tiết bã nhờn. Bên cạnh đó, việc dùng mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng da mặt. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm gây bệnh tấn công vào làn da.
Viêm da tiết bã trên mặt có tự hết không? Có lây không?
Da bị viêm da tiết bã là một căn bệnh da liễu lành tính nhưng dễ tái phát. Bệnh lý này không thể điều trị dứt điểm và thường xảy ra ở những vùng da dễ nhìn thấy, đặc biệt là ở mặt.
Vì thế, nó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình, tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Nếu tích cực điều trị và chăm sóc đúng cách thì tổn thương ở da do viêm da tiết bã có thể được kiểm soát và giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Theo các chuyên gia da liễu, viêm da tiết bã nhờn ở mặt xuất hiện do sự hình thành của vi khuẩn và virus. Chính vì thế, bệnh không có khả năng lây lan từ người này sang người khác.
Ngoài ra, đây là căn bệnh không thể tự khỏi và có thể tái đi tái lại nhiều lần. Thế nên, bạn nên áp dụng một số phương pháp điều trị và chăm sóc da đúng cách để ngăn ngừa bệnh tái đi tái lại.
Cách điều trị và chăm sóc viêm da tiết bã ở mặt
Có rất nhiều cách mà bạn có thể áp dụng để chữa trị viêm da tiết bã ở mặt. Tùy theo tình trạng bệnh, bạn có thể lựa chọn phương thức điều trị cho phù hợp. Dưới đây là một số cách điều trị viêm da dầu mà bạn có thể tham khảo:
Sử dụng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây y là một cách điều trị phổ biến mà nhiều bệnh nhân lựa chọn. Tùy vào tình trạng bệnh, mức độ viêm nhiễm mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng loại thuốc cho phù hợp.
- Thuốc kháng nấm: Ketoconazol, ciclopirox là những thành phần chính có trong loại thuốc này. Thuốc này có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn và phòng ngừa viêm nhiễm trên da.
- Thuốc ức chế dạng bôi calcineurin: Đây là loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm da tiết bã ở mặt. Thuốc có tác dụng chống viêm và kiểm soát hầu hết các triệu chứng do bệnh gây ra. Nhóm thuốc này được ưu tiên dùng trên da là bởi không gây ra mụn trứng cá, teo da, giãn mao mạch.
- Thuốc bạt sừng: Thuốc bạt sừng được chỉ định sử dụng khi da bị bong tróc nhiều, ảnh hưởng đến ngoại hình và tính thẩm mỹ. Nhóm thuốc này chứa một số hoạt chất như PHA, BHA, AHA… Loại thuốc này còn có tác dụng điều hòa tuyến bã nhờn, sát trùng và ngừa mụn trứng cá.
- Kem dưỡng ẩm: Với những trường hợp tổn thương ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm để duy trì độ ẩm cho da như Zinc, Glycerin, Panthenol…
Đối với những trường hợp bị viêm da tiết bã lan rộng đến cổ, da đầu, ngực, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định một số loại thuốc kháng sinh, kháng histamin H1 để điều trị bệnh. Người bệnh phải tuân thủ theo nguyên tắc điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bên ngoài về sử dụng.
Chữa viêm da tiết bã nhờn bằng thảo dược thiên nhiên
Khi bệnh đã dần ổn định, người bệnh có thể sử dụng một số mẹo thiên nhiên để tăng sức đề kháng cho làn da và điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn.
Mặt nạ chanh và mật ong
Nếu làn da của bạn bị đổ dầu và bong tróc mạnh, bạn có thể sử dụng mặt nạ chanh và mật ong. Chanh chứa axit citric có tác dụng làm sạch dầu thừa, điều hòa tuyến bã nhờn và loại bỏ bong tróc. Bên cạnh đó, chanh còn chứa vitamin C giúp sản sinh collagen và hạn chế tổn thương trên da mặt.

Mật ong có tác dụng dưỡng ẩm, phục hồi da và chống oxy hóa rất tốt. Khi kết hợp chanh và mật ong, bạn sẽ có ngay một loại mặt nạ rất tốt cho làn da.
Cách thực hiện:
- Bạn vắt ½ quả chanh lấy nước cốt, trộn với 1 – 2 thìa mật ong nguyên chất.
- Bạn làm sạch da mặt và thoa hỗn hợp chanh và mật ong lên da.
- Giữ yên trong khoảng 5 phút, massage nhẹ nhàng trong 2 phút.
- Rửa sạch da mặt với nước ấm một lần nữa và lau khô bằng khăn sạch.
Mặt nạ dâu tây và dầu oliu
Dâu tây chứa nhiều vitamin C và nhiều chất chống oxy hóa giúp nuôi dưỡng làn da, làm mờ vết thâm và giảm lượng chất nhờn ứ đọng trong nang lông. Dầu oliu có tác dụng dưỡng ẩm và giảm đỏ rát do viêm da dầu.
Cách thực hiện:
- Bạn nghiền nát hai quả dâu tây, cho thêm ½ thìa dầu oliu vào và trộn đều hỗn hợp.
- Trước hết, bạn làm sạch da mặt và thoa đều hỗn hợp lên da.
- Dùng tay massage da nhẹ nhàng và rửa lại sau 10 phút.
Mặt nạ sữa chua và nha đam
Sữa chua và nha đam là một công thức mặt nạ làm đẹp quen thuộc của chị em phụ nữ. Mặt nạ này có tác dụng dưỡng ẩm, làm đều màu da và giảm tích tụ dầu thừa trong lỗ chân lông. Nha đam chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa có tác dụng phục hồi các tế bào tổn thương, cải thiện tình trạng da viêm đỏ.
Cách thực hiện:
- Bạn trộn đều 2 thìa sữa chua cùng 1 thìa gel nha đam.
- Rửa sạch da mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ và lau khô bằng khăn sạch.
- Thoa hỗn hợp sữa chua và nha đam trực tiếp lên da.
- Giữ yên trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Chữa viêm da tiết bã ở mặt bằng bài thuốc Đông y
Theo y học cổ truyền, viêm da tiết bã nhờn khởi phát do sức đề kháng kém, khí huyết không thông gây tích trữ độc tố trong cơ thể. Đông y chú trọng chữa bệnh tận gốc, khôi phục chức năng tạng phủ, cân bằng khí huyết và giải độc trong cơ thể. Từ đó giúp giảm triệu chứng, phòng chống nguy cơ bội nhiễm.
Hầu hết các bài thuốc y học cổ truyền đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất an toàn và ít gây ra các tác dụng phụ. Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh viêm da tiết bã phổ biến có thể kể đến như:
- Bài thuốc số 1: 20g kim ngân hoa, 15g ké đầu ngựa, 30g kim ngân dây, 20 lá dâu tằm. Bạn rửa sạch các nguyên liệu, cho vào ấm đun sắc cùng 1,8 lít nước. Đun thuốc đến khi còn 600ml là được. Bạn chia thuốc thành 3 lần uống hết trong ngày, không được để thuốc qua đêm.
- Bài thuốc số 2: 15g lá kinh giới, 15g rau má, 20g kim ngân hoa, 30g sài đất, 15g lá khế. Bạn rửa sạch tất cả các nguyên liệu, đổ nước và ấm và đun sôi trong khoảng 10 phút. Bạn để cho nước nguội rồi dùng bông y tế thấm đều lên da mặt. Thực hiện cách này từ 2 – 3 lần/ngày để các triệu chứng thuyên giảm.

- Bài thuốc số 3: 45g ké đầu ngựa, 15g hạt chi tử, 20g địa hoàng, 30g mộc hồ điệp, 45g hạ khô thảo. Người bệnh rửa sạch tất cả nguyên liệu, sắc thuốc với 1,5 lít nước. Khi thuốc cô đặc lại còn ½ thì bạn để nguội và uống. Người bệnh nên uống thuốc sau bữa ăn để đạt hiệu quả điều trị tối đa.
Người bệnh phải đến phòng khám Đông y để được thăm khám và chẩn đoán tình căn bệnh. Dựa vào đó, thầy thuốc Đông y sẽ bốc thuốc đúng với tình trạng của mỗi bệnh nhân. Có một số vị thuốc Đông y được khuyến cáo không nên sử dụng cho mẹ bầu và em bé, do đó bạn nên lưu ý khi sử dụng thuốc Đông y.
Cách phòng ngừa viêm da tiết bã ở mặt bạn cần biết
Viêm da tiết bã ở mặt là căn bệnh mãn tính và không thể điều trị dứt điểm. Tất cả các biện pháp chữa trị chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng và hạn chế tổn thương lan rộng.
Do vậy, người bệnh cần thiết lập chế độ chăm sóc da đúng cách nhằm hạn chế bệnh tái phát.
- Vệ sinh da mặt 2 lần/ngày với sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa chất bảo quản và không sử dụng xà phòng để rửa mặt. Bạn có thể sử dụng nước sạch để rửa mặt nhiều lần trong ngày nhằm giảm bã nhờn và bụi bẩn.
- Sử dụng kem chống nắng, đeo khẩu trang khi đi dưới trời nắng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng vì sẽ khiến nang lông đổ nhiều dầu gây viêm nhiễm.
- Dưỡng ẩm da 2 lần/ngày với các sản phẩm dịu nhẹ, lành tính, an toàn.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế sử dụng các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, nước ngọt, rượu bia.
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi bằng cách xây dựng chế độ làm việc hợp lý, nghỉ ngơi thường xuyên, ngủ đúng giờ.
- Người bệnh nên điều trị tích cực và kiểm soát tốt các bệnh lý làm bùng phát viêm da tiết bã ở mặt như trầm cảm, rối loạn nội tiết tố.
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh viêm da tiết bã ở mặt mà bạn nên tham khảo. Hy vọng với những kiến thức trên, người bệnh sẽ biết cách chăm sóc da và điều trị bệnh đúng cách. Từ đó giúp bạn nhanh chóng lấy lại làn da khỏe khoắn, mịn màng.
Đọc ngay
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!