Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Viêm da tiếp xúc là bệnh lý xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mẫn với một chất nào đó như thức ăn, thời tiết, hóa chất, phấn hoa, bụi bẩn,…. Mặc dù bệnh không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó lại gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu. Vậy khi bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì? Tham khảo bài viết dưới đây để có thêm được những kiến thức hữu ích.

Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để khỏi bệnh?

Những người bị viêm da tiếp xúc thường có làn da rất nhạy cảm, dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là da bị thay đổi màu sắc từ hồng đến tím, xuất hiện mụn nước, nốt sần đỏ, cảm giác bỏng rát, khô da, đóng vảy,…

Để kiểm soát các triệu chứng của bệnh và phòng ngừa tái phát, bạn cần hạn chế để làn da tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên. Vậy đối tượng bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì?

Kiêng sử dụng một số loại thực phẩm gây dị ứng

Chế độ dinh dưỡng có tác động lớn đối với bệnh viêm da cơ địa. Bởi nếu người bệnh ăn uống hợp lý thì các triệu chứng sưng viêm, ngứa ngáy, bong tróc sẽ sớm được cải thiện. 

Ngược lại, nếu sử dụng những loại thực phẩm không phù hợp thì sẽ rất dễ gặp phải tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng. Vậy bị viêm da tiếp xúc cần kiêng ăn gì?

Hải sản

Người bị viêm da cơ địa cần tránh sử dụng các loại hải sản như tôm, cua, ốc, nghêu, sò,… Đây là nhóm thực phẩm có chứa rất nhiều protein, có thể kích thích cơ thể giải phóng ra histamin gây ra tình trạng dị ứng. Từ đó khiến cho các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy người bệnh nên tránh sử dụng những loại thực phẩm này để giúp bệnh nhanh khỏi và không bị tái phát.

Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng sử dụng hải sản
Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng sử dụng hải sản

Thực phẩm chứa nhiều đường

Thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường như bánh, kẹo, hoa quả sấy, mứt tết, nước ngọt đóng chai,… có tác động xấu tới những bệnh nhân đang điều trị viêm da cơ địa. Nguyên nhân là bởi chúng có thể làm giảm tình trạng lưu thông máu, khiến các vết thương lâu lành và làm cho cơn ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn.

Thực phẩm đã qua tinh chế

Những loại thực phẩm đã qua tinh chế như bánh mì trắng, mì ống,…. thường không còn giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng như ban đầu, thậm chí còn chứa nhiều đường và chất bảo quản khác. Vì vậy chúng có thể kích thích phản ứng viêm bên trong cơ thể, khiến bệnh kéo dài dai dẳng.

Thực phẩm muối chua

Người bị viêm da cơ địa cần tránh sử dụng các loại thực phẩm muối chua như dưa muối, cà muối, kim chi, rau củ muối,… Bởi những thực phẩm này có chứa rất nhiều axit lại nghèo dinh dưỡng. Vì vậy chúng có thể gây hại cho dạ dày và thận, đồng thời làm gián đoạn quá trình thải độc của cơ thể. Từ đó khiến cho tình trạng ngứa ngáy viêm nhiễm ngoài da trở nên nghiêm trọng hơn.

Mỡ động vật

Các loại thực phẩm như mỡ lợn, da gà, nội tạng động vật,… có chứa nhiều chất béo bão hòa và các chất khó chuyển hóa trong cơ thể. Nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới đường ruột, dạ dày, gan thận, tim mạch,… Từ đó kích thích phản ứng viêm và khiến vùng da bị bệnh có xu hướng đau rát, bong tróc, chảy dịch,…

Các chất kích thích

Những chất kích thích bao gồm rượu, bia, ma túy, thuốc lá,…. có thể tiêu diệt các tế bào miễn dịch trong cơ thể. Từ đó tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và virus xâm nhập, gây tổn thương da. Khi làn da không được bảo vệ sẽ khiến cho những tổn thương ngày càng ăn sâu và khó phục hồi. Vì vậy người bệnh bị viêm da tiếp xúc cần tránh sử dụng các chất gây kích thích để bệnh sớm thuyên giảm.

Sử dụng các chất kích thích có thể khiến bệnh nặng thêm
Sử dụng các chất kích thích có thể khiến bệnh nặng thêm

Đồ nếp

Một số loại thực phẩm được làm từ gạo nếp như xôi, cơm nếp, bánh khúc, bánh rán, bánh chưng,… có tính nóng, dễ khiến làn da bị mưng mủ. Vì vậy những người bị viêm da tiếp xúc nên tránh sử dụng loại thực phẩm này trong thời gian điều trị bệnh.

Sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa như pho mát, bánh làm từ sữa… được đánh giá là rất tốt cho cơ thể. Nhưng đối với người bị viêm da dị ứng tiếp xúc lại không nên sử dụng. Bởi trong sữa có chứa rất nhiều protein. Nó có thể kích hoạt tình trạng dị ứng của cơ thể, từ đó khiến bệnh trầm trọng thêm.  

Kiêng tiếp xúc với các chất dị nguyên

Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì chắc chắn không thể bỏ qua các chất dị nguyên. Những chất nào bao gồm các yếu tố bên ngoài như phấn hoa, nguồn nước, ánh nắng mặt trời, không khí lạnh, hóa chất,… 

Ở những người bình thường khi tiếp xúc với những tác nhân này có thể sẽ không bị kích ứng. Tuy nhiên với những người có cơ địa dị ứng sẽ rất dễ xảy ra phản ứng ngứa ngáy, mẩn đỏ, viêm nhiễm. Vì vậy khi được chẩn đoán bị bệnh về da liễu, bạn cần tránh tiếp xúc với những thứ như sau:

Hóa chất, các chất tẩy rửa

Khi bị viêm da tiếp xúc nói riêng và các bệnh da liễu nói chung người bệnh nên tránh tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại. Chúng bao gồm hóa chất công nghiệp, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất tẩy rửa vệ sinh,… Những loại này có chứa nhiều thành phần hóa học độc hại, gây ra tình trạng dị ứng, ngứa ngáy, mẩn đỏ nếu tiếp xúc trực tiếp với làn da. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì cần sử dụng găng tay cao su, ủng cao su, giày, mặt nạ,…. để hóa chất không dính vào da.

Không khí khô lạnh

Thời tiết thay đổi thất thường từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại cũng là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào làn da. Ngoài ra, kiểu thời tiết hanh khô, lạnh lẽo cũng khiến cho da bị nứt nẻ, ngứa ngáy. Chính vì vậy người bệnh nên tự khắc phục tình trạng này bằng cách bôi kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên lành tính. Đồng thời nên sử dụng thêm thiết bị phun sương để trong phòng ngủ hoặc bàn làm việc để giảm bớt tình trạng khô hanh trong không khí.

Mỹ phẩm

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại mỹ phẩm, nước hoa có chứa nhiều thành phần không tốt cho làn da như: Corticoid, parabens, formaldehyde,  oxybenzone, avobenzone, pure essential oils, hydroquinone,… Những thành phần này thường dễ gây dị ứng và khiến các triệu chứng viêm da tiếp xúc bùng phát. Vì vậy người bệnh cần ngưng sử dụng các loại mỹ phẩm trong thời điều trị bệnh. 

Đang điều trị viêm da tiếp xúc thì không nên dùng mỹ phẩm
Đang điều trị viêm da tiếp xúc thì không nên dùng mỹ phẩm

Ánh nắng mặt trời

Tia UV có trong ánh nắng mặt trời là tác nhân gây ra rất nhiều vấn đề da liễu. Nó có thể làm tăng hắc tố melanin, khiến da bị thâm sạm, bong tróc và làm các vết thương lâu lành. Vì vậy người bệnh nên hạn chế đi ra ngoài nắng. Nếu bắt buộc phải ra ngoài trời thì cần bôi kem chống nắng, sử dụng khẩu trang, áo chống nắng, mũ rộng vành, kính râm,… để hạn chế làn da bị bệnh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Nguồn nước nhiễm khuẩn

Nguồn nước tại các cống, rãnh, ao, hồ, sông, suối, bể bơi công cộng… thường có nhiều vi khuẩn, vi trùng và các hóa chất, từ đó tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ra các bệnh da liễu. Những người có làn da nhạy cảm nếu tiếp xúc với nguồn nước không đảm bảo vệ sinh sẽ gây ra những tổn thương, viêm nhiễm nghiêm trọng.

“Kiêng” một số thói quen không tốt

Một số thói quen không tốt có thể khiến cho tình trạng viêm da tiếp xúc của bạn trở nên nghiêm trọng, bệnh kéo dài dai dẳng thậm chí là tái phát liên tục. Vì vậy người bệnh cần hạn chế những vấn đề sau:

Gãi ngứa

Thói quen gãi ngứa là nguyên nhân hàng đầu khiến các tổn thương trên da bị viêm loét trầm trọng, làm tăng nguy cơ bị bội nhiễm. Vì vậy người bệnh nên kiểm soát cơn ngứa bằng cách sử dụng kem bôi hoặc thuốc bôi da do bác si kê đơn. “Kiêng” hoàn toàn việc gãi ngứa hoặc kỳ cọ mạnh tay để tránh vết thương bị chảy mủ. 

Căng thẳng stress

Căng thẳng stress quá mức cũng sẽ khiến cơ thể tự kích hoạt cơ thể giải phóng nhiều hóa chất gây kích ứng da. Chưa kể việc lo âu mệt mỏi trong thời gian dài còn làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm, khiến bệnh kéo dài và khó chữa hơn.

Lười uống nước

Lười uống nước khiến cho làn da bị nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Từ đó dễ bị các loại vi khuẩn và ký sinh trùng tấn công. Ngoài ra, việc làn da thiếu ẩm sẽ dẫn đến hiện tượng khô da, bong tróc, mẩn ngứa. Vì vậy người bệnh cần uống từ 1,5-2,5 lít nước trên ngày để kích thích tuần hoàn máu và giúp các tổn thương trên da nhanh chóng được phục hồi.

Lười uống nước khiến cho làn da bị nhạy cảm và dễ bị kích ứng
Lười uống nước khiến cho làn da bị nhạy cảm và dễ bị kích ứng

Lười tắm rửa

Nhiều người thường cho rằng bị các bệnh da liễu thì cần kiêng gió kiêng nước. Thực tế việc không tắm rửa sạch sẽ hàng ngày sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Vì vậy người bệnh nên tắm rửa mỗi ngày bằng nước ấm để loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn và vi khuẩn trên da.

Viêm da tiếp xúc cần làm gì để bệnh nhanh khỏi?

Bên cạnh thắc mắc bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì, người bệnh cũng cần thực hiện một số điều sau để bệnh nhanh được cải thiện:

  • Dùng thuốc đúng cách: Nên sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc uống theo sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được mua thuốc về dùng vì điều này có thể khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Bôi kem dưỡng ẩm: Lựa chọn loại kem dưỡng ẩm có nguồn gốc lành tính để sử dụng mỗi ngày 1-2 lần. Khi làn da được cấp ẩm sẽ cải thiện được tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm, bong tróc.
  • Lựa chọn trang phục phù hợp: Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi. Không mặc các trang phục bó sát, chất vải len, vải dạ, có nhiều lông gây ngứa ngáy.
  • Tắm nước lá: Nên tắm bằng nước lá dược liệu như lá ổi, lá khế, lá trầu không, lá lốt, lá tía tô,… tạm thời nên ngưng sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm có nhiều hương liệu và hóa chất.
  • Ăn uống khoa học: Nên tích cực sử dụng các loại rau xanh, hoa quả tươi bởi chúng rất giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa như: Cà chua, đu đủ, cà rốt, chanh, cam, bơ, kiwi, rau bina, cải bắp, chuối, bí ngô, táo, bông cải xanh, hạt óc chó, hạnh nhân, việt quất,…
  • Tập thể dục thể thao: Tập luyện thể thao thường xuyên sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Từ đó cải thiện hệ miễn dịch, giúp làn da khỏe mạnh hơn. 
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: Các yếu tố dị nguyên có thể ẩn nấp ở trong phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp hoặc sân vườn. Vì vậy bạn nên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, giặt giũ chăn ga gối đệm thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc, lông động vật,… ra khỏi căn nhà của mình.

Trên đây là những thông tin giúp người bệnh hiểu rõ hơn về vấn đề “viêm da tiếp xúc cần kiêng gì? Hy vọng thông qua bài viết này của Tạp Chí Đông Y, bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích, giúp cho quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh được hiệu quả hơn.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan