Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Sữa chua là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và được nhiều người yêu thích. Ăn sữa chua mang lại nhiều lợi ích quý giá nhưng với người có vấn đề về tiêu hóa và dạ dày thì cần đặc biệt lưu ý. Vậy nếu bị viêm dạ dày ăn sữa chua được không, nên ăn vào thời điểm nào là tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Người bị viêm dạ dày ăn sữa chua được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua là thực phẩm có chứa nhiều loại lợi khuẩn có tác dụng tốt với người bị viêm dạ dày, đau dạ dày thậm chí là viêm loét dạ dày… Do đó, có thể thấy sữa chua là thực phẩm hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị các bệnh lý về dạ dày nếu được tận dụng đúng cách. Câu hỏi: “Viêm dạ dày ăn sữa chua được không?” thì đáp án là: Có!

Người bị viêm dạ dày hoàn toàn có thể ăn được sữa chua
Người bị viêm dạ dày hoàn toàn có thể ăn được sữa chua

Lý do khiến bạn có thể chọn ăn sữa chua khi bị viêm loét dạ dày được các chuyên gia lý giải rất rõ đó là:

  • Từ quá trình lên men của một loại vi khuẩn thuộc họ lactobacteriaccae sữa chua được tạo ra, lactose vốn có nhiều trong sữa nếu được đem ủ lên men sẽ được chuyển hóa thành đường đơn glucose và galactose, kết quả sẽ tạo ra một loại axit lactic. Loại axit này có vai trò hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu thường thấy ở người bị bệnh dạ dày.
  • Không chỉ vậy, sữa chua còn có chứa một số loại vi khuẩn có thể tạo ra enzym proteaza, khi phân hủy sẽ tạo biến protein chuyển thành các axit amin tự do giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. 
  • Số lượng lợi khuẩn có trong sữa chua là rất lớn, chúng có khả năng ức chế vi khuẩn HP gây hại dạ dày, làm cân bằng môi trường axit dạ dày, giảm mức độ tiết dịch vị acid ở mức trung bình. Chính vì thế, các biểu hiện bệnh lý ở dạ dày được ngăn chặn.
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa
  • Có rất nhiều ý kiến xoay quanh việc ăn đồ chua có thể sẽ làm tăng lượng acid trong dạ dày, nhất là sữa chua cũng có lượng axit nhất định. Thế nhưng, độ axit trong sữa chua tồn tại ở mức độ rất nhỏ, hơn thế lượng axit lactic được tạo ra sau khi ăn sữa chua còn có tác dụng kìm hãm sự phát triển của những loại vi khuẩn gây hại dạ dày.
  • Sữa chua tốt cho người bị viêm dạ dày bởi sau khi ăn một lượng lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ bám lấy lớp niêm mạc của thành dạ dày, chúng có thể tiết ra chất kháng sinh tự nhiên. Vì thế ăn sữa chua còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch tại chỗ cho dạ dày, bảo vệ được các vết loét phục hồi và không có tác động kích ứng xấu, điều trị viêm loét dạ dày tốt hơn.

Như vậy, có thể khẳng định người bị viêm dạ dày hoàn toàn có thể ăn sữa chua để hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý ăn sữa chua đúng cách, không lạm dụng loại thực phẩm này sẽ gây phản tác dụng.

Viêm dạ dày nên ăn sữa chua vào thời gian nào?

Muốn tận dụng được những lợi ích quý giá của sữa chua, người bệnh nên chọn thời điểm ăn sữa chua tốt nhất để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh tốt nhất.

Dưới đây là những thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua dành cho người bị viêm dạ dày:

  • Viêm dạ dày ăn sữa chua sau bữa ăn từ 1- 2 giờ: Đây là thời gian lợi khuẩn phát triển tốt hơn, dịch vị dạ dày cũng đã bị loãng, độ pH trong dạ dày lúc này sẽ tạo điều kiện cho lợi khuẩn phát triển tốt hơn.
  • Ăn sữa chua vào buổi xế chiều: Đối với những người bệnh thường xuyên phải làm việc máy tính hoặc sử dụng điện thoại quá nhiều giờ liền thì việc nạp sữa chua đúng thời gian này có tác dụng rất lớn. Khi đó, cơ thể sẽ tăng thêm sức đề kháng chống lại những tổn hại do bức xạ từ các thiết bị điện tử gây nên.
  • Viêm loét bao tử nên ăn vào buổi tối: Trước khi ngủ từ 1-2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua vô cùng tốt nhất cho cơ thể. Sữa chua sẽ giúp cơ thể thư giãn, hấp thu canxi và đi vào giấc ngủ sâu hơn.
Ăn sữa chua rất tốt cho người bị viêm dạ dày nhưng cần chú ý lựa chọn thời điểm ăn tốt nhất
Ăn sữa chua rất tốt cho người bị viêm dạ dày nhưng cần chú ý lựa chọn thời điểm ăn tốt nhất

Bạn nên tận dụng những khoảng thời gian tốt nhất để ăn sữa chua được chia sẻ ở trên để giúp cho dạ dày có thể co bóp và giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Những lưu ý cần biết với người viêm dạ dày khi ăn sữa chua

Như đã tìm hiểu ở trên, khi bị viêm loét dạ dày bạn vẫn có thể ăn sữa chua. Vậy nhưng, để tận dụng những công dụng của loại thực phẩm này thì bạn không nên ăn tùy ý mà cần chú ý bảo vệ dạ dày và đặc biệt là hãy ghi nhớ những lưu ý dưới đây:

  • Không nên hâm nóng sữa chua: Có nhiều người sợ viêm họng mà đã mang sữa chua đi hâm nóng trước khi dùng. Tuy nhiên, đây là hành động này hoàn toàn sai lầm vì sẽ khiến cho các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ bị tiêu biến đi mất, đặc biệt là chất đạm. 
  • Nên ăn sữa chua cùng những thực phẩm khác như rau củ quả… để làm tăng thêm hương vị.
  • Không nên tùy tiện kết hợp các loại thực phẩm với sữa chua. Đặc biệt, những loại thịt mỡ, thịt xông khói, xúc xích, đồ hộp,…
Nên ăn sữa chua cùng với một số loại hoa quả có lợi, hạn chế ăn cùng những loại thịt chế biến sẵn
Nên ăn sữa chua cùng với một số loại hoa quả có lợi, hạn chế ăn cùng những loại thịt chế biến sẵn
  • Không ăn quá nhiều sữa chua
  • Lưu ý với những người mắc các bệnh về đường ruột hay đang bị các vấn đề về tiêu hóa như: tiêu chảy, chướng bụng, ợ chua… cần ăn khi bụng no và ăn đúng thời gian đã nêu trên. 
  • Ngoài ra, với những người mắc bệnh tiểu đường, xơ cứng động mạch, viêm gan, … thì cần hạn chế và không nên ăn sữa chua có đường để phòng tránh bệnh chuyển biến phức tạp.
  • Không nên ăn sữa chua khi đói bụng: Lý do là khi đói, mức độ axit trong dạ dày tăng lên rất cao. Các lactic axit có trong sữa chua có khả năng khiến lượng axit trong dạ dày tăng cao, làm cho người bệnh viêm loét dạ dày khó chịu hơn.

Qua việc tìm hiểu thông tin để trả lời câu hỏi: “Viêm dạ dày ăn sữa chua được không?” người bị bệnh dạ dày có thêm những hiểu biết để xây dựng chế độ ăn uống hợp lý hơn. Cùng với việc ăn uống hỗ trợ điều trị bệnh, bạn cũng nên kết hợp với nghỉ ngơi, thư giãn và dùng thuốc điều trị bệnh dạ dày theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Chúc bạn mau lành bệnh!

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan