Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Viêm da cơ địa sau sinh là một căn bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn tinh thần của người bệnh. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm da cơ địa sau sinh như thế nào? 

Viêm da cơ địa sau sinh là gì? Nguyên nhân do đâu?

Viêm da cơ địa là một bệnh lý về da liên quan đến cơ địa của người bệnh. Đây là một căn bệnh khá phổ biến với biểu hiện như ngứa ngáy, đỏ da. Người bệnh thường cảm thấy khó khăn, mệt mỏi thậm chí là chán ăn, suy nhược cơ thể vì các triệu chứng của bệnh kéo dài dai dẳng, tái phát thường xuyên. 

Bệnh viêm da cơ địa sau sinh
Bệnh viêm da cơ địa sau sinh

Bất kỳ ai cũng có thể mắc viêm da cơ địa nhưng thường gặp nhất là ở phụ nữ sau khi sinh đẻ. Bệnh sẽ khiến chị em phụ nữ cảm thấy khó chịu bởi những tổn thương trên da kèm theo triệu chứng như viêm nhiễm, ngứa rát… 

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân chính khiến chị em phụ nữ sau sinh dễ mắc bệnh là do rối loạn nội tiết tố. Trong quá trình mang thai, nội tiết tố trong cơ thể thường thay đổi đột ngột. Đây là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị suy yếu, tạo điều kiện để các tác nhân gây viêm nhiễm dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. 

Quá trình thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ xuất hiện vài tuần đầu khi mới có thai và tăng đều đặn khi thai đủ tháng rồi bắt đầu giảm xuống. Progesterone, Estrogen, Estriol là những nội tiết tố có sự biến động mạnh trong thai kỳ. 

Bên cạnh đó, những trường hợp viêm da cơ địa sau sinh có thể đến từ một số nguyên nhân như sau:

  • Tiền sử viêm da cơ địa: Những chị em phụ nữ nếu có tiền sử viêm da cơ địa sẽ thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ bùng phát bệnh cao hơn. 
  • Sức đề kháng: Thời gian đầu sau khi sinh nở là giai đoạn chị em phụ nữ mất nhiều sức, khiến cho sức đề kháng và hàng rào bảo vệ da dần yếu đi. Chính điều này sẽ khiến da dễ bị kích ứng bởi những yếu tố bên ngoài. 
  • Yếu tố môi trường: Một số yếu tố gây dị ứng từ môi trường như phấn hoa, lông động vật có thể khiến chị em phụ nữ bị viêm da sau sinh.
  • Do thức ăn: Phụ nữ sau khi sinh sử dụng nhiều thức ăn cay nóng, chế độ ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây bệnh.
  • Vấn đề vệ sinh cơ thể: Sau khi sinh, chị em thường kiêng khem quá mức, ủ kín cơ thể, không vệ sinh sạch sẽ cơ thể thường xuyên sẽ khiến da bị nổi mẩn, dễ viêm nhiễm. 

Triệu chứng điển hình? Bệnh có nguy hiểm không?

Khi mắc viêm da cơ địa, chị em thường mắc phải một số những triệu chứng ngoài da khó chịu như:

  • Da nổi sần, mẩn đỏ và ngứa: Xuất hiện các nốt ban đỏ hình tròn nổi sần trên da tay hoặc chân. Khi sờ vào, bạn cảm thấy sần sùi và có nổi bọng nước.
  • Da bị phù nề: Bề mặt da dày hơn, nóng và cảm thấy khó chịu mỗi khi đổ mồ hôi. Hiện tượng này thường gặp khi chị em bị viêm da cơ địa ở vùng mặt.
  • Da đóng vảy, có chàm: Giai đoạn bệnh tiến triển nặng, cơ thể sẽ xuất hiện các bọng nước, bị vỡ ra, tiết dịch. Sau đó, vết thương từ từ khô lại và đóng vảy. 
Da bị nổi mẩn đỏ, thô ráp và có bong tróc vảy
Da bị nổi mẩn đỏ, thô ráp và có bong tróc vảy
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi: Chị em phụ nữ sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Đây là triệu chứng thường gặp nhất đối với các mẹ đang chăm sóc con nhỏ.
  • Mất ngủ: Người bệnh thường xuyên bị mất ngủ vì hay bị ngứa ngáy về đêm. 

Viêm da cơ địa sau sinh là một căn bệnh ngoài da không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh sẽ kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và tái phát lại nhiều lần. Do đó, khi mắc bệnh, chị em phụ nữ sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày.

Khi bị ngứa nhiều, người bệnh thường xuyên gãi gây trầy xước và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da. Khi khỏi bệnh, trên da sẽ để loại sẹo gây mất thẩm mỹ. Hơn nữa, chị em phụ nữ sau sinh bị viêm da cơ địa sẽ dễ bị mất ngủ, chán ăn, suy nhược cơ thể và ảnh hưởng trực tiếp đến việc chăm sóc trẻ nhỏ và cho con bú. 

Phương pháp điều trị viêm da cơ địa sau sinh hiệu quả

Viêm da cơ địa sau sinh là căn bệnh khó điều trị triệt để. Khi mới phát hiện những triệu chứng đầu tiên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và thăm khám. Dưới đây là một số những phương pháp chữa viêm da cơ địa hiệu quả dành cho chị em phụ nữ sau sinh:

Điều trị bằng Tây y

Hiện nay, Tây y có nhiều phương pháp chữa bệnh viêm da cơ địa sau sinh như uống thuốc Tây y, liệu pháp ánh sáng….

Sử dụng thuốc Tây y

Thông thường, các bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc dạng bôi bởi thuốc này sẽ ít gây ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ hơn thuốc uống. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc đường uống. Các loại thuốc thường được sử dụng chữa viêm da cơ địa như:

  • Thuốc kháng histamin: Thường được sử dụng bằng đường uống với công dụng ức chế phản ứng dị ứng trong cơ thể và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.
  • Thuốc corticosteroid: Thuốc có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng viêm nhiễm, dị ứng. Người bệnh có thể sử dụng thuốc dưới dạng uống hoặc dạng bôi ngoài da.
  • Dung dịch sát trùng: Một số loại dung dịch sát trùng thường được sử dụng như thuốc tím, nước muối sinh lý, hồ nước… Những loại này được sử dụng trong giai đoạn cấp nhằm làm dịu da, sát trùng và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Ở giai đoạn tổn thương da tiết nhiều dịch, bạn cần hạn chế sử dụng thuốc bôi dạng kem đặc hoặc dạng mỡ. 
  • Kem dưỡng ẩm: Dưỡng ẩm da thường xuyên sẽ giúp làm mềm da, giảm khô ráp và dày sừng. Bên cạnh đó, sử dụng kem dưỡng ẩm còn giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da và hạn chế bệnh tái phát. Một số loại kem dưỡng ẩm lành tính thường được bác sĩ chỉ định như Eucerin, Bioderma, A-derma…
Uống thuốc Tây y chữa viêm da cơ địa sau sinh
Uống thuốc Tây y chữa viêm da cơ địa sau sinh

Trong quá trình mang thai và sau sinh, chị em phụ nữ phải tuyệt đối tuân theo những hướng dẫn của bác sĩ. Việc sử dụng kháng sinh sai, lạm dụng quá mức sẽ rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. 

Liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng là một phương pháp hiện đại được áp dụng để chữa trị viêm da cơ địa. Biện pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng tia cực tím nhân tạo UVA, UVB tác động đến tế bào gây viêm nhiễm như tế bào lympho T, bạch cầu hạt, tế bào mast… Từ đó, giúp giảm hoạt động phóng thích các chất gây tổn thương và viêm nhiễm ở da.

Phương thức này có thể thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp với truyền thuốc để tăng tác dụng điều trị bệnh. Liệu pháp ánh sáng mang lại hiệu quả cao và ít gây ra tác dụng phụ hơn so với việc sử dụng thuốc. Tuy nhiên, lạm dụng phương pháp này có thể làm tăng tốc độ lão hóa và gây bệnh ung thư da. 

Chữa viêm da cơ địa sau sinh bằng thuốc Đông y

Theo Đông y, viêm da cơ địa sau sinh khởi phát do các yếu tố như trường vị thấp nhiệt, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của ngoại tà, uất tích chất độc dưới da. Bên cạnh đó, sinh khí suy yếu, can thận hoạt động kém, khí hư sinh phong gây uẩn nhiệt dưới da và hình thành bệnh. 

Điều trị viêm da cơ địa bằng Đông y theo nguyên tắc bồi bổ khí huyết. Khí huyết lưu thông, tân dịch phục hồi, tà độc được đào thải sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Tiếp đến, Đông y sẽ tập trung bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng.

  • Bài thuốc số 1: Hương truật, thổ phục linh, rau má, kim ngân hoa, sài đất, bồ công anh mỗi vị 12g, đương quy, khổ sâm, kinh giới mỗi loại 10g, thuyền thoái 6g, thạch cao, ngưu bàng tử, tri mẫu, phòng phong mỗi loại 8g, cam thảo 4g. Bạn mang tất cả các nguyên liệu rửa sạch, đun sôi với 2 lít nước. Đun thuốc trong lửa nhỏ cho đến khi ấm thuốc còn ⅓ là được. Chia thuốc thành 3 lần uống mỗi ngày, dùng sau khi ăn ít nhất 30 phút.
  • Bài thuốc số 2: Đảng sâm, mạch đông, đơn tướng quân, rau má, ngân hoa, sài đất mỗi vị 12g, đan sâm 10g, hoàng liên, trúc diệp mỗi vị 8g. Bạn sắc thuốc uống tương tự như bài thuốc trên. 

Có một số dược liệu trong Đông y chống chỉ định sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú. Do vậy, người bệnh cần đến thăm khám tại bác sĩ Đông y và sử dụng thuốc theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. 

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Để giảm thiểu triệu chứng và phục hồi tổn thương ở da, chị em phụ nữ có thể áp dụng các mẹo dân gian chữa bệnh. Sau đây là một số cách điều trị an toàn, hiệu quả được nhiều người sử dụng:

Lá chè xanh

Lá chè xanh chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa mạnh như ECG, EGCG, catechin… Những thành phần này sẽ giúp tái tạo làn da, chống viêm, giảm ngứa và phục hồi các tế bào bị hư tổn. 

Cách thực hiện:

  • Người bệnh chuẩn bị khoảng 1 nắm lá chè xanh tươi.
  • Rửa sạch rồi cho vào nồi đun thêm khoảng 2 lít nước, đun sôi trong 10 phút.
Lá chè xanh chữa bệnh viêm da cơ địa
Lá chè xanh chữa bệnh viêm da cơ địa
  • Bạn vớt bỏ bã, cho nước ra chậu rồi hòa thêm một ít nước lạnh. 
  • Bạn sử dụng nước chè xanh để tắm hoặc ngâm vùng da bị viêm. Mỗi tuần thực hiện cách này từ 3 – 4 lần để điều trị bệnh. 

Lá trầu không

Lá trầu không chứa một hàm lượng polyphenol cao. Thành phần này có tác dụng thúc đẩy sản sinh collagen, làm lành các mô và vết thương trên da. Bên cạnh đó, lá cũng chứa tinh dầu Eugenol – hoạt chất có tính sát trùng, kháng khuẩn cao.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị một ít lá trầu không tươi và muối biển.
  • Rửa sạch lá để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn.
  • Cho lá vào nồi, thêm 3 – 4 lít nước cùng 2 thìa muối biển rồi đun sôi.
  • Bạn mang nước lá trầu đã đun sôi pha cùng một ít nước lạnh cho đủ ấm rồi tắm.
  • Thực hiện cách này mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối để đạt hiệu quả cao. 

Lá khế

Tắm nước lá khế cũng là một cách chữa bệnh hiệu quả, đơn giản mà chị em phụ nữ thường lựa chọn. Theo y học cổ truyền, lá khế có tính mát, giúp giải độc, thanh nhiệt và sát khuẩn hiệu quả. Một số nghiên cứu của y học hiện đại cũng chỉ ra rằng lá khế chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, giúp giảm ngứa và nổi mẩn đỏ. 

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị một ít muối biển và lá khế tươi.
  • Rửa sạch lá khế rồi vò nát lá.
  • Cho lá vào nồi đun cùng với một ít muối. 
  • Khi nước nguội, bạn lấy lá khế ngâm rửa vùng da bị viêm nhiễm, phần lá chà nhẹ lên da bị viêm. 
  • Kiên trì áp dụng cách điều trị viêm da cơ địa với lá khế trong vòng 1 tuần thì sẽ đạt được hiệu quả cao. 

Phương pháp chữa bệnh dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Đối với trường hợp nặng, chị em phụ nữ nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có phương hướng điều trị thích hợp. 

Một số lưu ý khi điều trị và biện pháp phòng ngừa bệnh

Bệnh viêm da cơ địa khó có thể chữa khỏi hoàn toàn nên biết cách phòng tránh sẽ giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh. Để phòng tránh bệnh viêm da cơ địa sau sinh, chị em phụ nữ cần chú ý một số vấn đề như sau:

  • Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn uống điều độ và nghỉ ngơi hợp lý. 
  • Áp dụng các biện pháp bảo vệ da khỏi các yếu tố gây kích ứng, đặc biệt là khi bước vào mùa lạnh và khi thời tiết chuyển mùa.
  • Sử dụng các sản phẩm vệ sinh da phù hợp có tính dịu nhẹ. Người bệnh không nên sử dụng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh gây kích ứng cho da.
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày để giữ ẩm cho da và tránh tình trạng viêm nhiễm nguy hiểm hơn. 
Người bệnh nên uống đầy đủ nước mỗi ngày để giữ ẩm cho da
Người bệnh nên uống đầy đủ nước mỗi ngày để giữ ẩm cho da
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho làn da như rau xanh, trái cây…
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đồ ăn quá cay nóng, dầu mỡ và các chất kích thích, đồ uống có cồn.
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ, hạn chế thức khuya và giữ một tinh thần thoải mái, lạc quan trong suốt quá trình điều trị bệnh. 
  • Người có cơ địa nhạy cảm nên hạn chế sử dụng những vật cứng hoặc tiếp xúc với thú cưng, phấn hoa… 
  • Không gãi ngứa để tránh gây tổn thương cho da làm bệnh tiến triển nặng nề hơn. 
  • Người bệnh phải thăm khám bệnh ngay khi phát hiện triệu chứng và cần tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh. 
  • Tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật. 

Viêm da cơ địa sau sinh tác động rất nhiều đến sức khỏe của chị em phụ nữ và quá trình chăm sóc con nhỏ. Vì thế, khi phát hiện các triệu chứng ban đầu, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.


Top địa chỉ phòng khám Viêm Da Cơ Địa Sau Sinh


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan