Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Ngứa ngáy, khó chịu, nổi nhiều mẩn đỏ, thậm chí sưng loét và chảy dịch là những biểu hiện rất dễ nhận thấy của bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm. Người bệnh không chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng hệ thống, nhiễm trùng máu,… thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Viêm da cơ địa bội nhiễm là bệnh gì?

Bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm thực chất là tình trạng chuyển biến nặng của viêm da cơ địa. Khi vùng da tổn thương bị viêm nhiễm do sự xâm nhập của vi khuẩn, như tụ khuẩn liên cầu, tụ cầu vàng,...

Lúc này tình trạng nhiễm trùng có thể bị lây lan nhanh. Hơn thế, việc chữa trị sẽ gặp nhiều khó khăn bởi những vi khuẩn có khả năng kháng thuốc cao, gây biến chứng nặng và ảnh hưởng trực tiếp tới hệ miễn dịch của cơ thể.

Phân loại viêm da cơ địa bội nhiễm:

Bội nhiễm do vi khuẩn:

  • Thường gặp nhất: Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)
  • Ít gặp hơn: Liên cầu khuẩn (Streptococcus pyogenes), tụ cầu kháng methicillin (MRSA)

Bội nhiễm do virus:

  • Virus herpes simplex (HSV): Gây chàm herpeticum
  • Virus molluscum contagiosum (MCV)

Bội nhiễm do nấm:

  • Nấm da (Malassezia spp.)
  • Nấm Candida

Triệu chứng viêm da cơ địa bội nhiễm thường gặp

Tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người, các biểu hiện của viêm da cơ địa bội nhiễm sẽ bộc lộ khác nhau. Cụ thể, đó là tình trạng thay đổi sắc tố da, da đỏ, sưng tấy toàn thân. Thậm chí, một vài người bệnh sẽ có những triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng như:

  • Ngứa ngáy, khó chịu, càng gãi càng ngứa dữ dội
  • Nổi mẩn, phát ban nhiều ở mặt, lưng, tay hoặc chân, thậm chí có trường hợp người bệnh bị nổi mẩn toàn thân.
  • Vùng da bị sưng loét, có mủ và chảy dịch.
  • Một số triệu chứng khác như: mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ,...
Triệu chứng Viêm Da Cơ Địa Bội Nhiễm phổ biến

Nguyên nhân và yếu tố gây bệnh

  • Do các loại vi khuẩn (Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes,...) virus (Virus herpes simplex (HSV), Virus molluscum contagiosum (MCV)...) và nấm (nấm Candida…) gây nên.
  • Ở trong môi trường nhiệt độ cao và làm tăng tiết mồ hôi như: hoạt động ngoài trời, quần áo chật,...
  • Da khô, bệnh viêm da cơ địa tái lại nhiều lần
  • Tiếp xúc với môi trường độc hại như: hóa chất, chất tẩy rửa,...
  • Tiếp xúc trong môi trường chứa chất kích thích, dị ứng với da như phấn hoa, bụi, lông thú,...
  • Nhiễm các bệnh do vi khuẩn gây ra khi đang mắc bệnh viêm da cơ địa.

viem-da-co-dia-boi-nhiem
Vi khuẩn là tác nhân chính dẫn đến bội nhiễm

Biến chứng nguy hiểm của viêm da cơ địa bội nhiễm

  • Nhiễm trùng hệ thống: Trong một số trường hợp đặc biệt, nhiễm trùng có thể lan rộng ra khắp cơ thể người bệnh. Nếu để nhiễm trùng máu, người bệnh có thể gặp những tình trạng đe dọa đến tính mạng.
  • Nhiễm trùng da: Một số loại vi khuẩn và virus như herpes simplex,...có thể gây cho người bệnh cảm giác đau, sưng hoặc viêm từ bên trong
  • Vấn đề khác về da: Viêm da cơ địa bội nhiễm nếu tái phát nhiều lần có thể khiến da mắc các vấn đề khác như: phát triển các bệnh viêm da khác, làm chậm quá trình lành da,...

Chẩn đoán chính xác tình trạng viêm da cơ địa

  • Kiểm tra tiền sử bệnh: Các bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử bệnh của người bệnh, cũng như yếu tố di truyền để bước đầu đưa ra những kết luận về chứng viêm da cơ địa bội nhiễm.
  • Khám lâm sàng: Là việc thăm khám trực tiếp những vùng da bị tổn thương của người bệnh như những vết ngứa, sưng mủ, dịch để tiến hành những bước tiếp theo trong việc chữa trị.
  • Xét nghiệm dị ứng: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện xét nghiệm da để xác định tạng dị ứng.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

  • Người có yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm, thì người bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
  • Người có tiền sử mắc bệnh dị ứng: Những người có tiền sử mắc bệnh nền như hen suyễn, viêm da dị ứng,... có tỉ lệ mắc bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm khá cao. Sự phản ứng quá mức của hệ miễn dịch có thể góp phần vào việc kích thích sự phát triển của bệnh.
  • Người sống trong môi trường không tốt: Những môi trường không tốt như: ẩm ướt, quá nóng, ô nhiễm nước,...sẽ tạo điều kiện cho những vi khuẩn xâm nhập và phát triển vào cơ thể người bệnh.
  • Người có hệ miễn dịch kém: Người bệnh có hệ miễn dịch suy giảm sẽ dễ bị các vi khuẩn xâm nhập.

Phòng ngừa viêm da cơ địa bội nhiễm hiệu quả

  • Giữ vệ sinh da đúng cách, dưỡng ẩm da thường xuyên với những sản phẩm lành tính để giữ cho da mềm mại và tránh tình trạng khô ráp.
  • Không nên dùng tay cào gãi vào vùng da bị tổn thương do có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và làm trầm trọng tình trạng của da. Thay vào đó, người bệnh nên làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Hạn chế tiếp xúc với các môi trường độc hại như: hóa chất, phấn hoa, …
  • Chọn quần áo thoải mái, dễ chịu, thấm hút mồ hôi để tránh cảm giác khó khó chịu, chật chội và giữ cho da khô ráo.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh liên quan đến da nên thăm khám định kỳ. Việc này sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến da, trước khi xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Người bệnh có các dấu hiệu viêm da cơ địa bội nhiễm:

  • Sốt cao
  • Da sưng đỏ, nóng rát, tấy nhiều
  • Nổi nhiều mụn mủ, mụn nước
  • Chảy dịch vàng, có mùi hôi
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Da bị loét, hoại tử
  • Triệu chứng bệnh kéo dài không cải thiện khi đã điều trị

Người bệnh xuất hiện các yếu tố nguy cơ sau:

  • Hệ miễn dịch suy yếu
  • Sử dụng thuốc chứa thành phần corticosteroid trong thời gian dài
  • Mắc các bệnh lý khác như đái tháo đường, béo phì, viêm dạ dày...
  • Người bệnh là trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

Phương pháp phổ biến điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm

Việc kiểm soát phản ứng miễn dịch trong cơ thể, giảm viêm và làm giảm triệu chứng bệnh được xem là nguyên tắc thiết yếu trong điều trị bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm. Để khắc phục tình trạng này hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo một số cách chữa sau:

Chữa viêm da cơ địa bội nhiễm bằng Tây Y

  • Thuốc kháng sinh: Những loại thuốc kháng sinh dạng bôi kết hợp với thuốc chứa Corticoid và chất kháng Histamin H1 sẽ được chỉ định cho những trường hợp nhẹ. Đối với trường hợp nặng hơn sẽ phải dùng đến các loại kháng sinh uống như Penicilin hay Macrolid.
  • Thuốc kháng viêm không Steroid: Nếu người bệnh xuất hiện sưng ở vùng da bị tổn thương và có tình trạng sốt có thể sẽ phải dùng đến Paracetamol để giảm đau và hạ sốt.
  • Thuốc kháng Histamin H1: Loại thuốc này có tác dụng ngăn ngừa cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và có nguy cơ lây lan, điểm hình như các loại thuốc: Clorpheniramin, Cetirizin, Loratadin,...
  • Thuốc chống nấm: Là những loại thuốc đường uống và thuốc bôi như Miconazole, Itraconazole,...dành cho những trường hợp vi khuẩn nấm xâm nhập.

viem-da-co-dia-boi-nhiem
Dùng thuốc tân dược là cách tốt nhất để ngừa viêm, nhiễm trùng

Điều trị bệnh bằng phương pháp y học hiện đại mang lại hiệu quả khá nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh cần thảo luận với các bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

Trị bệnh bằng các bài thuốc dân gian

Bên cạnh việc dùng thuốc, nhiều người bệnh cũng lựa chọn các bài thuốc dân gian với mục đích giúp giảm ngứa, làm sạch da và kiểm soát các triệu chứng của bệnh tại nhà. Nhiều loại thảo dược quen thuộc như lá lốt, lá đinh lăng,... có công dụng tốt trong việc chữa bệnh ngoài da, đặc biệt là viêm da cơ địa bội nhiễm.

  • Lá lốt: Chuẩn bị một bó lá lốt tươi, rửa thật sạch rồi bỏ vào cối hoặc máy xay để làm nhuyễn, sau đó bỏ thêm một chút muối. Vệ sinh vùng da bị thương sạch sẽ rồi đắp hỗn hợp lá đã chuẩn bị lên da, sau 20 phút thì rửa lại với nước, thực hiện 1 - 2 lần mỗi ngày.
  • Lá trầu không: Người bệnh có thể dùng lá trầu không để đắp trực tiếp lên da tương tự như cách dùng lá lốt. Ngoài ra bạn cũng có thể đun nước lá để ngâm rửa vết thương mỗi ngày 2 - 3 lần cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
  • Lá trà xanh: Tương tự như hai cách làm kể trên, lá trà xanh cũng có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm cực kỳ hiệu quả. Sau khi dùng nước lá trà xanh để ngâm rửa những vùng da bị tổn thương, người bệnh có thể dùng phần bã trà để đắp hoặc chà xát nhẹ nhàng lên da.

Mặc dù các mẹo dân gian có thể làm giảm triệu chứng của bệnh nhưng không thể thay thế hoàn toàn cho các phương pháp điều trị y học chính thống. Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi kết hợp cùng các phương pháp khác để đạt kết quả tốt nhất.

Áp dụng các bài thuốc Đông Y

Theo Đông y, viêm đa cơ địa bội nhiễm chủ yếu do tỳ vị hư nhược, thận khí hư, phong nhiệt, khí huyết ứ trệ… Để khắc phục tình trạng bệnh, thầy thuốc sẽ tập trung vào cơ chế thanh nhiệt giải độc, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể; tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, từ đó cải thiện sức khỏe da.

Đồng thời, người bệnh cần tăng cường chức năng thanh lọc của thận, giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể; giúp khí huyết lưu thông tốt hơn, từ đó giảm các triệu chứng như sưng đỏ, ngứa ngáy,...

Dưới đây là một số bài viết cụ thể:

Bài thuốc số 1

Nguyên liệu: Cây Cam thảo dây, ké đầu ngựa, diếp trời, kim ngân dây và húng trám.

Cách làm:

  • Làm sạch các loại dược liệu trên rồi cho vào ấm và sắc với lượng nước vừa đủ
  • Căn lượng nước còn lại để chia 2 - 3 uống trong ngày, kiên trì uống đến khi nhận thấy có sự chuyển biến tích cực của bệnh.

viem-da-co-dia-boi-nhiem
Thuốc đông y giúp đẩy lùi tình trạng bội nhiễm, phục hồi làn da

Bài thuốc số 2

Nguyên liệu: trúc diệp, lan tiên, sài đất, đan sâm, trúc căn và lôi công thảo.

Cách làm:

  • Rửa sạch tất cả nguyên liệu sau đó đem đi sắc với lượng nước vừa đủ. Đem dược liệu đi làm sạch, cho vào ấm sắc với lượng nước vừa đủ.
  • Đun cho đến khi nước trong ấm cạn, căn lượng nước chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc số 3

Nguyên liệu: Chuẩn bị 50 gam lá nam dương sâm khô

Cách làm:

  • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị
  • Đem lá nam dương đã rửa sạch đi sắc cùng 2l nước trên lửa vừa
  • Canh đến khi nào nước còn 1 nửa thì tắt bếp, chia 3 lần uống 1 ngày đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Bài thuốc số 4

Nguyên liệu: Chuẩn bị thảo dược quốc thảo, kim ngân, cúc nháp, thương lang chủng và diếp hoang.

Cách làm:

  • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị và cho lượng nước vừa đủ vào sắc cùng trên lửa vừa.
  • Uống 1 thang thuốc 1 ngày, chia 3 lần sau ăn, lưu ý uống khi còn nóng sẽ có tác dụng tốt hơn.

Dù đem lại những hiệu quả nhất định, việc điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm trong Đông Y thường đòi hỏi sự kiên nhẫn và tuân thủ chặt chẽ với phác đồ điều trị. Để đạt được kết quả tốt nhất, bệnh nhân nên hỏi bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.

Dược liệu chữa viêm da cơ địa bội nhiễm

Sử dụng dược liệu trong điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm mang lại nhiều tác dụng tích cực như:

  • Giảm viêm, giảm ngứa: Các loại dược liệu có tính mát giúp làm dịu da, giảm viêm và giảm ngứa cho người bệnh.
  • Làm sạch và loại bỏ độc tố vùng bị thương: Một số loại thảo dược có tác dụng loại bỏ độc tố và cân bằng năng lượng trong cơ thể, giúp làm sạch và giảm tình trạng viêm, nhiễm trùng.
  • Hỗ trợ phục hồi cơ thể: Thảo dược Đông Y không chỉ giúp giảm triệu chứng của bệnh mà còn góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể, giúp phục hồi vết thương.

Một số dược liệu quý thường được sử dụng trong viêm da cơ địa bội nhiễm phổ biến như sau: Hắc phong tử, tần quy, kinh giới, khổ sâm, sài đất, lan tiên, trúc điệp, củ ráy, ké đầu ngựa, diếp trời, húng trám,....

Những dược liệu trên không chỉ có nguồn gốc từ thiên nhiên mà còn được sử dụng trong y học dân gian từ khá lâu đời. Bởi vậy, người bệnh hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng phương pháp này.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời là chìa khóa để tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần chủ động tới các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán chính xác.

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp

Viêm da cơ địa thuộc chứng viêm da tự miễn gây ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh. Với những triệu chứng ngoài da như ngứa ngáy, mụn nước, mẩn đỏ, nhiều người lo ngại về vấn đề bệnh viêm da cơ địa có lây không

Các triệu chứng viêm da cơ địa tái đi tái lại liên tục sẽ khiến người bệnh căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. Ngoài ra thì việc tái phát nhiều lần sẽ khiến tổn thương trên da người bệnh lan rộng, kéo dài, hình thành nên sẹo gây mất thẩm mỹ.

Viêm da cơ địa là một tình trạng mạn tính, phần lớn không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiếm soát được, vì vậy người bị viêm da cơ địa cần có thói quen, lối sống phù hợp để tránh các đợt tái phát: Theo dõi và kiên trì điều trị bệnh.

Theo Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 tham gia nghĩa vụ quân sự. Như vậy, bạn bị viêm da cơ địa thì sức khỏe loại 6, không đủ điều kiện về sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự

Viêm da cơ địa mất dấu vân tay nếu không điều trị kịp thời sẽ lây lan rộng. Tình trạng này do đâu mà xuất hiện, có nguy hiểm không? Làm thế nào để chữa trị, phục hồi là điều rất nhiều người bệnh quan tâm. Cùng tapchidongy.org tìm hiểu những thông tin chi tiết về hiện tượng và tìm...
Nhắc đến các bệnh về da phổ biến hiện nay không thể bỏ qua bệnh viêm da cơ địa. Ngoài thắc mắc về nguyên nhân, cách chữa, thì không ít người bệnh phân vân về việc bị viêm da cơ địa có nên tắm biển không. Tham khảo ngay các thông tin sau để biết được câu trả lời chính...
Viêm da cơ địa có di truyền không, lây không khi mà đây là căn bệnh thường gặp đối với tất cả mọi người. Để biết câu trả lời chính xác xoay quanh vấn đề này, hãy tham khảo thông tin về bệnh viêm da cơ địa được tapchidongy tổng hợp trong bài viết dưới đây.  Viêm da cơ địa...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Da Cơ Địa Bội Nhiễm bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan