Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Viêm cầu thận nên ăn gì là mối quan tâm của rất nhiều người mắc phải bệnh lý này. Nếu muốn điều trị bệnh hiệu quả người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và kiêng khem khi ăn uống. Người mắc chứng viêm cầu thận nên ăn gì kiêng gì để nhanh chữa khỏi bệnh?

Viêm cầu thận nên ăn gì? Top thực phẩm không thể bỏ qua

Viêm cầu thận là tình trạng cầu thận bị viêm, bao gồm viêm các tiểu cầu thận và viêm mạch máu trong thận. Trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân nên tìm hiểu và chủ động bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp giảm tải công suất cho thận. Người mắc chứng viêm cầu thận nên bổ sung vào thực đơn ăn uống của mình các loại thực phẩm sau.

Cá hồi

Các hồi là một trong những thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bị viêm cầu thận nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Cá hồi là thực phẩm dồi dào omega 3, hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, đánh bay ổ viêm nhiễm tại cầu thận.

Các hồi là một trong những thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bị viêm cầu thận nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày
Các hồi là một trong những thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bị viêm cầu thận nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày

Chính vì vậy, bổ sung cá hồi 2-3 lần/tuần sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt. Tuy nhiên, bệnh nhân cần hạn chế cho nhiều muối và gia vị khi chế biến cá hồi.

Viêm cầu thận nên ăn gì? Rau xanh

Người mắc chứng viêm cầu thận thường bị bí tiểu trong một thời gian dài, khiến lượng độc tố tích tụ nhiều, gây tổn thương thận. Trong khi đó, rau xanh có khả năng kiềm hóa nước tiểu, hỗ trợ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Do đó, bệnh nhân nên tăng cường bổ sung rau xanh trong các bữa ăn của mình. Bạn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như rau luộc, salad rau hoặc xào rau với dầu để thay đổi khẩu vị hàng ngày.

Khoai lang

Khoai lang có chứa lượng lớn các khoáng chất, vitamin, chất xơ và tinh bột, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, đặc biệt là người bị viêm cầu thận. Ngoài ra, trong khoai cũng chứa beta carotene (tiền chất vitamin A), dưỡng chất giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân.

Một số người lo lắng rằng khoai chứa nhiều đường sẽ là nguyên nhân khiến thận hoạt động quá tải. Tuy nhiên, lượng đường có trong khoai thấp hơn các loại ngũ cốc khác rất nhiều, vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.

Viêm cầu thận nên ăn gì? Thực phẩm giàu sắt

Người bệnh nên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu sắt bởi người mắc chứng viêm cầu thận thường khả năng lọc máu sẽ suy giảm, khiến lượng máu không đủ cung cấp cho cơ thể. Tình trạng bệnh lý kéo dài sẽ gây đau đầu, thiếu máu và chóng mặt.

Những nhóm thực phẩm giàu sắt như các loại rau xanh (rau đay, rau dền, cần tây…), các loại đậu như đỗ tương, đỗ đen, đu đủ chín… có ảnh hưởng tốt đến việc hỗ trợ điều trị bệnh.

Viêm cầu thận nên ăn gì? Tỏi

Không chỉ biết đến là 1 loại gia vị, tỏi còn có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh viêm cầu thận rất tốt. Trong tỏi có chứa allicin, hoạt chất có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị viêm cầu thận rất tốt. Ngoài ra, hoạt chất này cũng có khả năng duy trì huyết áp và làm sạch máu, từ đó giúp hoạt động của cầu thận dần trở lại bình thường.

Không chỉ biết đến là 1 loại gia vị, tỏi còn có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh viêm cầu thận rất tốt
Không chỉ biết đến là 1 loại gia vị, tỏi còn có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh viêm cầu thận rất tốt

Vì vậy, bệnh nhân có thể ăn sống tỏi hoặc bổ sung gia vị cho các món ăn mỗi ngày cũng rất tốt cho sức khỏe và việc điều trị bệnh.

Viêm cầu thận nên ăn gì? Hoa quả

Người bị viêm cầu thận nên ăn hoa quả gì? Người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại hoa quả mỗi ngày, đặc biệt là các loại quả sau:

  • Táo: Táo là loại quả giàu chất chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình phục hồi của màng lọc cầu thận.
  • Dâu tây: Dâu tây dồi dào các chất chống oxy hóa như vitamin C, ellagitannin, anthocyanin… giúp bảo vệ thận khỏi những phản ứng viêm.
  • Cherry: Loại quả mọng này có khả năng trung hòa các gốc oxy hóa trong cơ thể, giúp hỗ trợ điều trị viêm cầu thận và ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp, tiểu đường.
  • Bưởi: Bưởi giúp tăng cường sức đề kháng cho người bệnh, đồng thời lượng vitamin C có trong bưởi sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
  • Nho đỏ: Nho đỏ được chứng minh có khả năng giảm phù nề, tăng khả năng hồi phục các vết thương tại thận.
  • Mâm xôi: Loại quả này có chứa các loại dưỡng chất như vitamin C, B, chất xơ, folate, flavonoid… có công dụng chống oxy hóa. Ngoài ra, mâm xôi còn có tác dụng ức chế sự phát triển các khối u.

Uống nhiều nước

Viêm cầu thận có nên uống nhiều nước là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Câu trả lời là nên bởi khi bị viêm cầu thận chức năng đào thải chất độc cũng bị suy giảm. Vì vậy, tăng cường uống nước (tối thiểu 2 lít mỗi ngày) sẽ giúp hỗ trợ thanh lọc và đào thải chất độc ra bên ngoài.

tăng cường uống nước (tối thiểu 2 lít mỗi ngày) sẽ giúp hỗ trợ thanh lọc và đào thải chất độc ra bên ngoài
tăng cường uống nước (tối thiểu 2 lít mỗi ngày) sẽ giúp hỗ trợ thanh lọc và đào thải chất độc ra bên ngoài

Bên cạnh nước lọc, người bệnh có thể sử dụng các loại nước luộc rau củ, nước ép hoa quả hoặc nước súp.

Bệnh viêm cầu thận phải kiêng những gì để nhanh khỏi bệnh?

Bên cạnh các thực phẩm tốt cho việc điều trị bệnh, người mắc chứng viêm cầu thận cũng cần kiêng một số thực phẩm để tránh phù và khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Vậy bị viêm cầu thận kiêng ăn gì?

Đồ ăn nhiều muối

Bệnh nhân cần hạn chế thu nạp nhiều muối vào cơ thể vì nó sẽ gây quá tải cho hoạt động của thận. Bởi khi ăn nhiều muối đồng nghĩa với việc bạn sẽ uống nhiều nước hơn, khiến cầu thận hoạt động quá tải.

Do đó, bạn cần hạn chế tối đa lượng muối sử dụng hàng ngày trong chế biến món ăn. Người mắc chứng viêm cầu thận chỉ nên ăn khoảng 2 – 3g muối/ngày. Đồng thời, tránh sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn như cá mắm, đồ muối chua, cá hộp…

Nhóm thực phẩm chứa photpho

Người mắc bệnh về thận nếu tiêu thụ nhiều photpho sẽ tiềm ẩn một số nguy cơ về bệnh tim và xương khớp. Photpho là vi chất có trong nhiều chế phẩm từ sữa như kem, phomai, các loại hạt, bơ đậu phộng… Vì vậy, nếu bạn đang thắc mắc viêm cầu thận có nên uống sữa hay không thì câu trả lời là không nên.

Ngoài ra, vi chất này còn chứa nhiều trong các loại gia vị, chất bảo quản nên người bệnh cần lưu ý khi mua và sử dụng sản phẩm.

Thực phẩm giàu protein

Protein là dưỡng chất cần thiết cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, người mắc bệnh thận nói chung, viêm cầu thận nói riêng cần hạn chế bởi ăn nhiều protein sẽ khiến thận bị hoạt động quá tải. Ngoài ra, giảm lượng protein còn giúp ngăn chặn hiện tượng ứ đọng chất thải trong máu và lượng ure trong máu tăng.

Người mắc bệnh thận nói chung, viêm cầu thận nói riêng cần hạn chế bởi ăn nhiều protein sẽ khiến thận bị hoạt động quá tải
Người mắc bệnh thận nói chung, viêm cầu thận nói riêng cần hạn chế bởi ăn nhiều protein sẽ khiến thận bị hoạt động quá tải

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bệnh nhân chỉ nên tiêu thụ ít hơn 0,6g/kg nặng/mỗi ngày hoặc tăng lên 1kg khi tình trạng bệnh ổn định hơn.

Đồ ăn chứa nhiều kali

Nhóm thực phẩm chứa nhiều kali nếu tiêu thụ nhiều sẽ tăng áp lực cho thận và khiến lượng chất thải ứ đọng trong máu nhiều hơn. Trong khi đó, khi chức năng thận suy giảm thì hoạt động đào thải độc tố cũng không diễn ra như bình thường. Do đó, người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm giàu hàm lượng kali như cà chua, khoai tây, bí, chuối, cam…

Kiêng rượu bia, thuốc lá

Các chất kích thích và đồ uống có cồn như thuốc lá, rượu bia cũng là một trong những tác nhân gây hại đến thận. Chúng có chứa lượng lớn các chất như nicotin, cồn, cafein… làm tăng sản sinh lượng axit lactic, khiến thận phải hoạt động hết công suất để đào thải lượng axit này ra ngoài cơ thể. Đồng thời, rượu bia và thuốc là cũng tiềm ẩn rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Chính vì vậy, tốt nhất bệnh nhân nên tránh xa các loại đồ uống, đồ dùng độc hại này.

Thực đơn dinh dưỡng cho người mắc chứng viêm cầu thận

Người viêm cầu thận có thể tham khảo thực đơn dưới đây với tổng năng lượng cung cấp là 1700 – 1800 calo mỗi ngày, bao gồm khoảng 30g protein và ít hơn 6g muối. Trong đó:

Người viêm cầu thận có thể tham khảo thực đơn dưới đây với tổng năng lượng cung cấp là 1700-1800 calo mỗi ngày, bao gồm khoảng 30g protein và ít hơn 6g muối
Người viêm cầu thận có thể tham khảo thực đơn dưới đây với tổng năng lượng cung cấp là 1700-1800 calo mỗi ngày, bao gồm khoảng 30g protein và ít hơn 6g muối
  • Bữa sáng: Miến dong xào thịt nạc (7h) + dâu tây (200g – 9h). Với nguyên liệu cần chuẩn bị: thịt nạc (50g), miến dong (100g), bột ngọt (2g), dầu (20mL), muối (1,5g), hành hoa (15g).
  • Bữa trưa: Cơm (11h30) + táo (200g – 16h30) + sữa tươi (200mL – 14h). Người bệnh cần chuẩn bị các nguyên liệu: gạo tẻ (100g), trứng gà luộc (2 quả), rau cải xoong (200g), tỏi và dầu (20mL), muối (2g).
  • Bữa tối: Cơm (17h30) + sinh tố dâu tây (200g – 19h30h). Các nguyên liệu người bệnh cần chuẩn bị bao gồm: gạo tẻ (100g), tôm (100g), bí xanh (200g), dầu (20mL), muối (2g).

Lưu ý khi bị viêm cầu thận

Chế độ dinh dưỡng tác động rất lớn đến việc điều trị bệnh, chính vì vậy, xây dựng chế độ ăn uống khoa học cùng với việc duy trì các thói quen sinh hoạt tốt sẽ giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Người mắc chứng viêm cầu thận nên lưu ý những điều sau đây:

  • Hạn chế thu nạp các nhóm thực phẩm gây kích ứng và khiến tình trạng bệnh viêm cầu thận nghiêm trọng hơn.
  • Tránh cung cấp quá nhiều thực phẩm giàu protein sẽ khiến thận phải hoạt động quá tải.
  • Lượng kali trong máu tăng cao cũng sẽ gây ra các tình trạng sức khỏe nguy hiểm như hạ huyết áp, tim mạch, tim đập chậm…
  • Tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm lợi tiểu là cải thiện vấn đề phù cũng như phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể một cách cân đối, khoa học và phù hợp.
  • Người bệnh nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất hỗ trợ tạo máu như vitamin B9, vitamin B12.
  • Kiểm soát trọng lượng cơ thể ở mức cho phép, tránh để xảy ra tình trạng béo phì.
  • Bệnh nhân nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giúp thanh lọc và đào thải chất độc ra bên ngoài cơ thể tốt hơn.
  • Kiêng cữ các loại đồ uống thuốc lá, cà phê, rượu, bia… các tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Tránh làm việc quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi trong thời gian điều trị bệnh.
  • Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu hơn về nguyên tắc dinh dưỡng và giải đáp vấn đề viêm cầu thận nên ăn gì. Bạn đọc có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhất, giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan