Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm amidan hốc mủ là một trong những thể bệnh viêm amidan mạn tính. Không những dai dẳng, gây nhiều triệu chứng khó chịu như ho, đau họng, hôi miệng… bệnh còn có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ viêm amidan hốc mủ là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Có nên cắt không? Đâu là nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và cách chữa bệnh hiệu quả nhất? 

Viêm amidan hốc mủ là gì?

Amidan nằm ở hai bên thành họng, có nhiệm vụ ngăn ngừa các loại vi khuẩn, virus, bụi bẩn từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Đây là bộ phận có cấu trúc nhiều khe hốc, nằm ở ngã ba hầu họng vì vậy rất dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập và gây viêm nhiễm.

Bệnh viêm amidan hốc mủ là một dạng quá phát của viêm amidan mãn tính. Đây là hiện tượng amidan bị viêm nhiễm lâu ngày, tạo thành mủ trong các khe, hốc và hình thành nên các khối bã đậu có màu trắng, vón cục.

Bệnh lý này có thể xuất hiện ngẫu nhiên ở bất kỳ ai, bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, thường gặp nhất vẫn là trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 5 – 10.

Triệu chứng viêm amidan hốc mủ

Viêm hốc mủ có chung các triệu chứng như của viêm amidan cấp tính và mãn tính. Ngoài ra, bệnh lý này còn đặc trưng bởi những dấu hiệu điển hình sau:

  • Đau rát họng: Người bệnh thường xuyên cảm thấy khó chịu vì họng bị đau rát, ngứa và có cảm giác muốn khạc nhổ. Phản xạ này vô hình chung làm amidan thêm tổn thương.
  • Xuất hiện mủ trắng hoặc xanh: Khi viêm amidan có mủ mới khởi phát, mủ thường có màu trắng. Tuy nhiên nếu để lâu không chữa khỏi thì mủ sẽ chuyển sang xanh kèm theo mùi hôi khó chịu. Triệu chứng này khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Thường xuyên có đờm: Tình trạng này khiến người bệnh thường hắng giọng, khạc nhổ, khi ngủ thở khò khè. Với trẻ nhỏ, bé có thể khò khè ngay cả khi thức.
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao: Những lúc tình trạng viêm bùng phát, người bệnh có thể bị sốt cao lên tới 40 độ, thường sốt về đêm nhiều hơn.
  • Triệu chứng khác: Người bệnh bị viêm amidan có mủ còn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, chán ăn,…

Xuất hiện mủ trong hốc amidan

Nguyên nhân gây bệnh amidan hốc mủ

Viêm amidan mủ xảy ra bởi nhiều nguyên nhân từ khách quan tới chủ quan. Theo các chuyên gia y tế, dưới đây là những yếu tố chính dẫn đến căn bệnh này:

Nguyên nhân chủ quan

  • Do người bệnh không điều trị bệnh amidan cấp tính kịp thời khiến bệnh trở thành mãn tính, tạo mủ.
  • Lười vệ sinh, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công, lây nhiễm.
  • Thường xuyên sử dụng thực phẩm không lành mạnh, các chất kích thích tác động trực tiếp đến vùng họng, phá bỏ cấu trúc, chức năng kháng bệnh cơ quan hô hấp.

Nguyên nhân khách quan

  • Việc tiếp xúc thường xuyên với không khí ô nhiễm, khói bụi, chất hóa học,… cũng có thể gây viêm amidan hốc mủ.
  • Thời tiết thay đổi liên tục, thời điểm giao mùa,… nếu không chăm, sóc bảo vệ vùng họng cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh amidan.
  • Cấu tạo vùng họng khác biệt, quá nhiều khe rãnh,… tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công.
  • Do các bệnh lý tai mũi họng khác: Tai – Mũi – Họng là các cơ quan liên thông. Vì vậy chỉ cần một trong các bộ phận này bị viêm nhiễm thì virus, vi khuẩn tại vùng bị viêm rất dễ xâm nhập sang các cơ quan khác và gây bệnh. Do đó, khi mắc phải bất kỳ bệnh lý mũi, họng nào, người bệnh cũng nên sớm thăm khám, chữa trị dứt điểm.

Bệnh có nguy hiểm không?

Trả lời cho câu hỏi, bệnh viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương, nguyên Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện YHCT Hà Đông cho biết: “Không chỉ gây ra hiện tượng ho, đau họng, mệt mỏi, sốt, hôi miệng, amidan hốc mủ còn dễ tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe người bệnh. Vì vậy người bệnh cần sớm điều trị bệnh dứt điểm, tránh để bệnh tái phát và trở nặng”.

Cụ thể, dưới đây là những biến chứng mà viêm amidan hốc mủ có thể gây ra:

  • Biến chứng tại chỗ: Ảnh hưởng gần nhất của viêm amidan là gây ra nhiễm trùng, áp xe amidan khiến người bệnh sốt, mệt mỏi, đau họng… Hiện tượng này thường xảy ra trong khoảng từ 5 – 7 ngày sau khi phát bệnh.
  • Biến chứng gần: Vi khuẩn, virus khu trú tại vùng amidan bị viêm có thể tấn công sang các khu vực lân cận, từ đó gây ra các bệnh viêm đường hô hấp trên, dưới như: Viêm họng, viêm họng hạt, viêm mũi, viêm phế quản, viêm thanh quản hay viêm phổi…
  • Biến chứng toàn thân: Nếu tình trạng viêm tại amidan không được khắc phục kịp thời thì bệnh có thể gây ra những biến chứng toàn thân như nhiễm trung máu, phù mặt, viêm thận, viêm khớp, suy tim… Những nguy cơ này đều rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng nên cần được xử lý kịp thời.

Viêm amidan hốc mủ là dạng quá phát của viêm amidan mãn tính

Phác đồ điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ

Điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ cũng giống như các bệnh lý hô hấp khác. Tuy nhiên, tùy thuộc vào người bệnh, kết quả thăm khám các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị chính được áp dụng phổ biến như:

Thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ

Thuốc Tây y là lựa chọn phổ biến nhất hiện nay giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng đau, rát,… tạo cảm giác thoải mái chỉ sau 1 – 3 lần sử dụng. Một số loại thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ chủ yếu là:

  • Thuốc giảm viêm: Thuốc có tác dụng giảm nhanh tình trạng viêm, sưng, điển hình như: Lysopaine, Zinnat,…
  • Thuốc kháng sinh: Hầu hết các loại thuốc kháng sinh đều có công dụng ức chế sự hình thành, phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
  • Thuốc giảm đau: Các thuốc thường được chỉ định là thuốc hạ sốt, trị ho, đau rát,…
  • Thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ: Loại thuốc này có công dụng đặc trị chuyên sâu triệu chứng bệnh, tiêu giảm tình trạng viêm, mủ.
  • Thuốc vitamin: Chủ yếu là vitamin C, D giúp phục hồi cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
  • Liệu pháp ngoại khoa: Chủ yếu thực hiện phẫu thuật, cắt bỏ amidan. Phương pháp này tuy có thể trị dứt điểm bệnh nhưng dễ gây biến chứng, đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai, người bị máu đông,…

Thế nhưng, người bệnh cần lưu ý: Các loại thuốc này chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, mang tính tức thời và có thể tái phát trở lại, thậm chí gây tác dụng ngược nếu sử dụng quá lâu. Vậy nên, nếu quá trình điều trị thuốc không hiệu quả bạn nên thử một liệu pháp điều trị khác.

Thuốc cần dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ

Mẹo chữa viêm amidan có mủ tại nhà

Trong trường hợp này, các bài thuốc dân gian tại nhà tuy không có tác dụng điều trị nhưng có thể hỗ trợ thêm, giúp việc điều trị sớm dứt điểm, đạt hiệu quả nhanh. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi phối hợp điều trị với một trong số những bài thuốc dân gian sau:

  • Bài thuốc trị viêm amidan từ lá hẹ: Để phát huy được tác dụng của lá hẹ bạn nên kết hợp sử dụng với gừng. Theo đó, dùng 2 nguyên liệu đã chuẩn bị đêm hấp thủy trong khoảng 7 – 10 phút rồi đem sử dụng.
  • Rau diếp cá: Bài thuốc rau diếp cá là bài thuốc được áp dụng thường xuyên bởi cách làm đơn giản lại cho hiệu quả nhanh. Bạn nên giã nát thảo dược và lấy nước cốt uống mỗi ngày.
  • Mật ong với tỏi: Bạn chỉ cần dập nát tỏi sau đó bỏ ngâm cùng mật ong và đem sử dụng mỗi ngày.
  • Nước muối sinh lý: Sử dụng nước muối sinh lý làm sạch răng miệng, sát khuẩn ít nhất 2 – 3 lần/ ngày

Viêm amidan mủ nên ăn gì, kiêng gì?

Ngoài áp dụng một trong 3 liệu pháp điều trị trên người bệnh hãy chú ý thêm đến chế độ ăn uống, sinh hoạt mỗi ngày để góp phần đẩy lùi bệnh viêm amidan, tránh tình trạng bệnh tái phát nhiều lần.

Những thực phẩm nên ăn

  • Trong thời gian bị bệnh bạn nên cung cấp nhiều rau xanh, bổ sung những loại hoa quả chứa nhiều vitamin,… giúp phục hồi cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nên ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, đạm như thịt bò, gan bò,…để bổ dưỡng cơ thể.
  • Nên bổ sung chất khoáng, nước cho cơ thể mỗi ngày.

Những thực phẩm không nên ăn

  • Những thức ăn ngọt, chứa nhiều nhiều được, dầu mỡ.
  • Không nên ăn những thức ăn cay, nóng, hạn chế những ảnh hưởng đến niêm mạc họng.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu, bia, các chất kích thích như ma túy.
  • Những đồ lạnh như kem, nước đá cũng nên hạn chế để bảo vệ họng của chính mình.

Bên cạnh đó, người bệnh nên áp dụng các bài tập thể dục thường xuyên để cơ thể luôn được khỏe mạnh, giúp lưu thông máu và sớm lùi xa bệnh.

Nên ăn nhiều rau củ

Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không?

Cắt amidan là giải pháp nhiều người nghĩ đến để thoát khỏi những ảnh hưởng, triệu chứng khó chịu mà bệnh mang lại. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khẳng định rằng, không phải ai bị viêm amidan hốc mủ cũng nên cắt.

Nếu bệnh mới khởi phát, các triệu chứng không quá nghiêm trọng, người bệnh chưa điều trị bằng thuốc nội khoa thì nên điều trị bằng thuốc trước. Nếu điều trị đúng cách, chăm sóc sức khỏe và vệ sinh răng miệng đúng cách thì bệnh có thể được cải thiện mà không cần cắt.

Chỉ trong trường hợp viêm amidan hốc mủ thường xuyên tái phát, gây ra những biến chứng gần, tại chỗ hay thậm chí biến chứng toàn thân thì bác sĩ mới xem xét tới việc làm thủ thuật cắt amidan.

Dù đây là thủ thuật đơn giản nhưng người bệnh cũng nên lựa chọn những địa chỉ y tế uy tín để thực hiện. Bởi trong và sau quá trình cắt amidan, một số biến chứng có thể xảy ra như: Hôn mê, nhiễm trùng, đông máu…

Bởi vậy, các bác sĩ khuyên người bệnh nên thực hiện đầy đủ các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết trước khi cắt amidan. Đồng thời, sau khi cắt, cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ để vùng họng không bị nhiễm khuẩn.

Viêm amidan hốc mủ có lây không?

Nguyên nhân phổ biến gây viêm amidan hốc mủ là do virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh lý này hiếm khi lây nhiễm từ người này sang người khác. Vì vậy, không thể xem viêm amidan có mủ là bệnh truyền nhiễm.

Tuy nhiên nếu một người có sức đề kháng yếu tiếp xúc với người bị viêm amidan hốc mủ thì vẫn có thể bị nhiễm virus, vi khuẩn, từ đó xảy ra các bệnh lý đường hô hấp khác như viêm họng, viêm amidan cấp,… Do đó, người bệnh mắc thể bệnh mãn tính này nên đeo khẩu trang, khi ho dùng tay che miệng, không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác.

Viêm amidan hốc mủ có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?

Viêm amidan hốc mủ là giai đoạn mãn tính, thể nặng của viêm amidan mãn tính. Do đó bệnh không thể tự khỏi mà chỉ được đẩy lùi khi bạn điều trị bệnh đúng cách.

Thời gian điều trị viêm amidan hốc mủ tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh, phương pháp điều trị và cơ địa của từng người. Nếu bạn điều trị bệnh sớm khi mới khởi phát, bệnh có thể khỏi hoàn toàn chỉ sau một liệu trình dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu chủ quan không khắc phục kịp thời, không kiêng khem và vệ sinh răng miệng sạch sẽ,.. thì bệnh rất khó khỏi hẳn, dễ tái phát. Khi đó, thời gian điều trị bệnh sẽ rất khó dự đoán.

Những kiến thức mà bài viết chia sẻ về bệnh viêm amidan hốc mủ chắc chắn sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị phù hợp, đẩy lùi căn bệnh, mang lại kết quả cao. Đồng thời, có thể thay đổi nhận thức, sự hiểu biết của quý độc giả dành đối với căn bệnh này, từ đó chủ động biện pháp phòng, chống hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp
“Viêm amidan có gây sốt không? Có cần đi khám không?”. Thực tế, sốt là biểu hiện thường thấy của bất kỳ bệnh lý viêm nhiễm nào. Tuy nhiên, với viêm amidan, biểu hiện sốt có gì đặc biệt? Có phải biểu hiện đặc trưng không? Làm thế nào để xử lý tình trạng này? Mọi câu trả lời đều...
Bất cứ ai ở mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm amidan, phổ biến nhất là trẻ ở độ tuổi từ 5 đến 15. Khác với dạng cấp tính, viêm amidan mãn tính ở trẻ thường dai dẳng, khó chữa và tiềm ẩn không ít nguy cơ cho sức khỏe. Vậy, cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị...
Cắt amidan là tiểu phẫu điều trị triệu chứng đau, sưng tại cổ họng, được chỉ định khi tình trạng viêm amidan kéo dài và quá phát. Vậy cắt amidan có đau không? Bao lâu thì hết đau? Tạp chí Đông y sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này ở bài viết dưới. Các phương pháp cắt amidan hiện...
“Cắt amidan bao lâu thì lành?” Vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu khi người bệnh được chỉ định thực hiện thủ thuật y tế này để điều trị viêm amidan. Chủ động tìm hiểu thêm các kiến thức về bệnh sẽ giúp người bệnh có cái nhìn rõ nhất về thủ thuật cắt amidan và yên tâm điều...
Cắt amidan xong có được đánh răng không là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Trường hợp, người bệnh không vệ sinh khoang miệng sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn vi rút gây hại. Ngược lại, người bệnh đánh răng, vệ sinh không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến vết mổ và tình trạng bệnh nghiêm...
Cắt amidan có bị viêm họng nữa không là câu hỏi thường gặp. Viêm amidan và viêm họng đều là các bệnh lý hô hấp, chúng khác nhau nhưng có mối liên quan chặt chẽ, biểu hiện rất dễ nhầm lẫn. Bài viết sau sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn và giải đáp được liệu rằng sau khi thực...
Cắt amidan bằng plasma là phương pháp hiện đại, dùng sóng cao tần phá hủy mô tế bào amidan. Đây là cách chữa được chuyên gia đánh giá cao về mức độ an toàn, thực hiện nhanh và ít biến chứng sau phẫu thuật. Cắt amidan bằng plasma là gì? Khi nào nên cắt? Viêm amidan là bệnh lý phổ...
Cắt amidan bằng laser là một trong những phương pháp điều trị được nhiều người áp dụng. Cách chữa này phù hợp khi điều trị amidan với kích thước nhỏ và lớn, không gây đau và hạn chế biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật. Cắt amidan bằng laser là gì? Có đau không? Viêm amidan là bệnh lý về...
Chữa viêm amidan bằng diện chẩn được nhiều người bệnh sử dụng. Với ưu điểm điều trị bệnh không dùng thuốc, không bị tác dụng phụ do thuốc Tây. Thông thường phương pháp này sử dụng cho người lớn tuổi, điều trị bệnh tình trạng bệnh nhẹ mới khởi phát.  Chữa viêm amidan bằng diện chẩn có hiệu quả không?...
“Viêm amidan uống thuốc gì cho hiệu quả tốt?”. Đây là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm với mong muốn trị dứt điểm tình trạng viêm amidan. Bệnh lý này gây các triệu chứng khó chịu và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng. Cùng giải đáp thông tin qua bài viết và có hướng điều trị phù...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Amidan Hốc Mủ bằng YHCT


Bài viết liên quan