“Bị viêm amidan hốc mủ có nên cắt không?” – Băn khoăn thường trực của bất kỳ người bệnh nào mắc các bệnh lý hô hấp. Viêm nhiễm amidan hốc mủ kéo dài có nguy cơ gây biến chứng lan rộng tương đối nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được chỉ định cắt bỏ amidan. Tìm hiểu thông tin trong bài viết sau để hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị này.

Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? 
Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không?

Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? Có nguy hiểm không?

Ở trạng thái bình thường, amidan là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hàng rào miễn dịch cổ họng. Bộ phận này đặc biệt quan trọng với trẻ trong độ tuổi dậy thì (3-10 tuổi). Khi có các tác nhân đường hô hấp xâm nhập, amidan là cơ quan ngăn cản và bảo vệ cổ họng.

Trong điều kiện thuận lợi, khiến các tác nhân gây bệnh tăng đột biến sẽ khiến amidan không kịp thích ứng và xuất hiện tình trạng viêm nhiễm. Một số trường hợp nặng, người bệnh có thể mắc viêm amidan hốc mủ. Các triệu chứng điển hình của tình trạng này là khối amidan sưng to, có khối mủ trắng, miệng hôi,….Đây có thể coi là dạng bệnh mãn tính, việc điều trị tương đối khó khăn, phức tạp và cần nhiều thời gian

Vậy, viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? Can thiệp ngoại khoa được cho là biện pháp chữa trị tận gốc tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng áp dụng phương pháp điều trị ngoại khoa này. Người bệnh nên đi khám và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Thông qua mức độ bệnh và biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ amidan nếu cần thiết. Thực tế, phương pháp can thiệp ngoại khoa này không nguy hiểm và thực hiện tương đối đơn giản. Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, các phương pháp amidan cũng luôn được cải tiến để đảm bảo an toàn và thành công khi thực hiện. Do đó, người bệnh cũng không cần quá lo lắng

Tuy nhiên, cũng như bất kỳ phương pháp can thiệp ngoại khoa nào khác, cắt amidan hốc mủ cũng tiềm ẩn một số nguy cơ biến chứng nhất định. Trong đó, cần lưu ý nhất một số biến chứng phổ biến sau đây:

  • Nhiễm trùng: Xảy ra chủ yếu do công đoạn vô trùng dụng cụ phẫu thuật chưa được thực hiện đúng cách. Ngoài ra, nhiễm trùng vết mổ cũng có thể gây ra do quá trình hồi phục sau phẫu thuật không đúng cách
  • Xuất huyết: Biến chứng này có thể xuất hiện ngay sau 24 giờ phẫu thuật. Khi đó, nguyên nhân có thể do phẫu thuật viên tác động đến các mạch máu xung quanh amidan, gây chảy máu. Ngoài ra, nếu xuất huyết xuất hiện muộn hơn 24 giờ có thể do tác động từ phía bản thân người bệnh (chăm sóc sau phẫu thuật không đúng cách)
  • Sốc phản vệ với thuốc: Trước và sau quá trình phẫu thuật, người bệnh có thể phải dùng một số loại thuốc phù hợp để phục vụ việc điều trị. Tùy cơ địa, người bệnh gặp kích ứng và xuất hiện các triệu chứng sốc phản vệ rất nguy hiểm. Với tình trạng này, cần có biện pháp xử lý ngay, tránh để người bệnh hôn mê và nguy hiểm đến tính mạng

Viêm amidan hốc mủ khi nào cần cắt?

Vấn đề “Viêm amidan có nên cắt không?” đã có câu trả lời từ phần nội dung trên. Có thể khẳng định rằng, cắt amidan không nguy hiểm, tỷ lệ thành công cao nhưng không phải trường hợp nào cũng cần chỉ định can thiệp ngoại khoa trong điều trị. 

Cắt amidan sẽ được chỉ định trong từng trường hợp cụ thể 
Cắt amidan sẽ được chỉ định trong từng trường hợp cụ thể

Các chuyên gia y tế nhận định, phương pháp này thường chỉ định cho các trường hợp sau đây:

  • Viêm amidan hốc mủ mãn tính nhiều năm (có thể kéo dài tới 5-6 năm), tái phát nhiều lần trong năm
  • Xuất hiện biến chứng tại các cơ quan lân cận như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi,….
  • Biến chứng toàn thân tương đối nguy hiểm: Viêm khớp dạng thấp, viêm cơ tim, viêm cầu thận,…
  • Sưng đau amidan nghiêm trọng cùng với hạch ở cổ nổi rõ
  • Amidan sưng to gây chèn ép nghiêm trọng, khiến người bệnh bị nghẹn họng, khó nuốt và ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt
  • Điều trị bằng các phương pháp nội khoa khác nhưng không đem lại hiệu quả
  • Nghi ngờ bệnh viêm amidan đã diễn tiến thành dạng ung thư

Biện pháp điều trị viêm amidan hốc mủ không cần can thiệp ngoại khoa

Không phải trường hợp viêm amidan hốc mủ nào cũng cần can thiệp ngoại khoa trong quá trình điều trị. Tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm và tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Một số biện pháp điều trị viêm amidan hốc mủ mà không cần can thiệp ngoại khoa phải kể đến như sau:

Điều trị nội khoa với thuốc Tây y

Tình trạng viêm nhiễm tại amidan và đã hình thành hốc mủ chủ yếu do các tác nhân virus, vi khuẩn. Khi đó, điều cần thiết nhất là dùng các nhóm thuốc điều trị triệt để nguyên nhân (kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn, virus).

Do đó, kháng sinh và kháng viêm là hai nhóm thuốc được chỉ định thường xuyên nhất. Với kháng sinh, bác sĩ cần thực hiện kháng sinh đồ với người bệnh để xác định chính xác loại tác nhân gây bệnh và loại thuốc có phổ điều trị phù hợp. Liều lượng và thời gian dùng tùy thuộc vào đối tượng người dùng (độ tuổi, cân nặng và mức độ bệnh).

Uống thuốc Tây y điều trị viêm amidan hốc mủ hiệu quả
Uống thuốc Tây y điều trị viêm amidan hốc mủ hiệu quả

Một số kháng sinh thông dụng như Amoxicillin; Cefalexin; Erythromycin; Augmentin (dạng kháng sinh kết hợp mở rộng phổ kháng khuẩn để điều trị). Cần điều trị theo đúng đơn thuốc mà bác sĩ đã chỉ định để phòng ngừa các tác dụng phụ có thể xảy ra. 

Thuốc kháng viêm được chỉ định với mục đích hỗ trợ kháng sinh trong việc làm lành các ổ viêm loét, tái tạo lớp niêm mạc mới. Ngoài hai nhóm thuốc chính trên, người bệnh có thể phải sử dụng thêm một số loại thuốc cải thiện triệu chứng khác: thuốc giảm ho, thuốc long đờm, thuốc an thần,…..

Chữa trị tại nhà với mẹo dân gian

Nếu viêm amidan hốc mủ mới khởi phát, biểu hiện còn nhẹ, chưa nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng một số mẹo dân gian tại nhà. Các mẹo điều trị này chủ yếu có tác dụng cải thiện triệu chứng và hỗ trợ điều trị kết hợp với phương pháp dùng thuốc. 

Một số nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm và chế biến như: Đinh lăng, rau diếp cá, tỏi, lá tía tô,… Hầu hết các nguyên liệu này đều có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn nên tác dụng tương đối hiệu quả với các chứng bệnh hô hấp. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi quyết định sử dụng bất kỳ bài thuốc nào. 

Một số biện pháp chăm sóc cần lưu ý

Để đảm bảo hiệu quả của việc điều trị, trong quá trình dùng thuốc Tây y hoặc mẹo dân gian, người bệnh cần lưu ý:

  • Uống nhiều nước, không để cổ họng bị khô (tối thiểu dùng 2 lít nước/ngày)
  • Giữ ấm cổ họng, đặc biệt trong thời tiết lạnh hoặc thời điểm giao mùa
  • Mang khẩu trang khi ra ngoài hoặc phải tiếp xúc với môi trường hóa chất
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, không chà xát mạnh gây tổn thương niêm mạc họng
  • Súc họng hàng ngày với nước muối sinh lý (khoảng 2 lần/ngày) 
  • Ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm cần thiết và tốt cho họng
  • Hạn chế nhóm thực phẩm giàu gia vị cay nóng, đồ ăn mặn, thức uống lạnh trong thời gian điều trị
Chú ý chăm sóc cơ thể trong thời gian điều trị amidan để bệnh nhanh khỏi
Chú ý chăm sóc cơ thể trong thời gian điều trị amidan để bệnh nhanh khỏi
  • Nếu ngồi trong phòng điều hòa, cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, không để lạnh quá gây nghiêm trọng tình trạng viêm nhiễm
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc trong giai đoạn hồi phục sau quá trình phẫu thuật
  • Luyện tập thể thao hàng ngày giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ ngăn ngừa virus, vi khuẩn lây lan

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc “Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không?”. Căn bệnh này là tình trạng diễn tiến mãn tính nguy hiểm với nhiều biến chứng tiềm ẩn. Do đó, người bệnh nên chủ động đi thăm khám từ sớm để có phương hướng điều trị kịp thời và đúng cách. 

Có thể bạn cần biết:


Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
“Bị viêm amidan hốc mủ có nên cắt không?” - Băn khoăn thường trực của bất kỳ người bệnh nào mắc các bệnh lý hô hấp. Viêm nhiễm amidan hốc mủ kéo dài có nguy cơ gây biến chứng lan rộng tương đối nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được chỉ định cắt bỏ amidan. Tìm...
“Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?” luôn là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm nhất. Việc điều trị nên tiến hành sớm để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng sưng đau, ổ mủ nhiễm trùng,....ở người bệnh. Tìm hiểu thông tin trong bài viết sau để có hình dung rõ nhất về mức độ nguy...
Bài viết liên quan