Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm amidan cấp là bệnh lý về viêm đường hô hấp cấp có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính do suy giảm hệ miễn dịch, virus, vi khuẩn xâm nhập khiến amidan bị viêm, sưng đỏ hoặc có thể là mưng mủ. Bệnh viêm thường xuất hiện bất ngờ và diễn biến nhanh, nếu không điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm tới sức khoẻ của người bệnh.

Bệnh viêm amidan cấp là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm amidan cấp là giai đoạn đầu tiên của viêm amidan. Trong đó amidan có nhiệm vụ sản sinh ra kháng thể IgG giúp cân bằng hệ miễn dịch, chống lại và tiêu diệt các vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể.

viem-amidan-cap
Viêm amidan cấp có thường mất 7 - 10 ngày để điều trị

Bệnh viêm amidan cấp xảy ra khi amidan bị viêm, sưng tấy, nhiễm trùng, nặng hơn là xuất hiện mủ trắng. Bệnh rất dễ tái phát đặc biệt là ở trẻ nhỏ, những người có hệ miễn dịch kém. Thông thường các bác sĩ thường chia amidan cấp thành 3 cấp độ với biểu hiện khác nhau. Cụ thể:

  • Cấp 1: Amidan sưng to, chiều ngang bằng một phần tư so với khoảng cách giữa trụ chân trước của amidan
  • Cấp 2: Amidan sưng tấy, kích thước lớn một phần ba tình trạng ban đầu.
  • Cấp 3: Amidan sưng viêm, có mủ trắng, kích thước chiều ngang lớn hơn một nửa so với tình trạng ban đầu.

Nhiều người thường thắc mắc rằng “viêm amidan cấp có nguy hiểm không?”. Câu trả lời là không, bởi đây là giai đoạn đầu của bệnh, phần lớn trường hợp bị viêm đều tự khỏi. Tuy nhiên nếu không phát hiện sớm và kịp thời thì tình trạng bệnh sẽ chuyển biến thành viêm amidan mạn tính và viêm amidan cấp mủ; biến chứng sang các bệnh viêm phế quản, viêm tai giữa. Hay nguy hiểm hơn là viêm cầu thận, viêm khớp... ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ

Dấu hiệu viêm amidan cấp

Triệu chứng viêm amidan ở giai đoạn cấp tính không quá rõ rệt và thường bị nhầm lẫn với các bệnh như đau họng, cảm cúm thông thường. Các biểu hiện bao gồm:

  • Sốt: Người bệnh sẽ có những biểu hiện như sốt rét từ 38 - 40 độ C, đau đầu, mệt mỏi.
  • Đau rát tại họng: Cổ họng khô rát, khi nói thường bị đau hoặc mất giọng.
  • Vướng, khó nuốt: Đặc biệt do amidan bị sưng nên sẽ có cảm giác vướng trong họng, khi nuốt gây đau đớn.
  • Ho: Một số trường hợp sẽ xuất hiện kèm theo ho khan, ho có đờm.
  • Mùi hôi miệng: Trường hợp viêm có mủ kèm đờm... hơi thở bị hôi, khó chịu.
  • Các biểu hiện khác: Người mệt mỏi, chán ăn, kém tập trung, với trẻ em quấy khóc, bỏ bú...

Nguyên nhân gây viêm amidan cấp tính

Bệnh viêm amidan cấp thường xảy ra bất ngờ, nguyên nhân có thể do dị dạng bẩm sinh, suy giảm sức đề kháng hoặc biến chứng từ các bệnh viêm đường hô hấp cấp.

Cấu trúc của amidan có đặc điểm là nhiều khe khiến cho trong quá trình ăn uống, các mảnh thức ăn vụn mắc lại ở thành miệng. Vi khuẩn từ đó phát triển và sinh sôi dẫn đến viêm. Ngoài ra còn có các yếu tố gây bệnh bao gồm:

viem-amidan-cap
Amidan cấp thường đi kèm ho, sốt, sổ mũi

  • Vệ sinh không đúng cách: Không có thói quen vệ sinh răng miệng, đánh răng, xúc miệng không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ lại và gây viêm sưng.
  • Vi khuẩn, virus: Nhiễm khuẩn bởi các loại virus như herpes simplex, epstein-barr, adenoviruses, enterovirues và virus cúm... cũng ảnh hưởng trực tiếp đến amidan gây viêm và các triệu chứng cấp tính.
  • Do các thói quen xấu: Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm lạnh, hoặc thực phẩm có chứa bất bảo quản cao, la hét...
  • Môi trường ô nhiễm: Sinh sống, làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hoặc sự thay đổi của thời tiết cũng làm tăng tỷ lệ nhiễm viêm amidan cấp.
  • Nguyên nhân khác: Người có tiền sử về bệnh đường hô hấp như ho gà, sởi, viêm họng, bệnh về tai mũi họng, sức đề kháng kém... có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.

Viêm amidan cấp có tự khỏi không? Điều trị viêm như thế nào dứt điểm?

Amidan bị viêm sưng ở giai đoạn cấp, khi bệnh mới khởi phát với những người có sức đề kháng tốt, bệnh có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc, phòng ngừa đúng cách các dấu hiện viêm sưng amidan sẽ dễ tái phát trở lại đặc biệt là thời điểm giao mùa là thời gian.

Để tránh biến chứng cũng như ngăn ngừa tái phát lại viêm amidan cấp mọi người nên thăm khám, điều trị bài bản. Có nhiều cách điều trị viêm amidan cấp, tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng của bệnh nhân mà các bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Sử dụng thuốc Tây y để chữa bệnh

Cách chữa viêm amidan cấp hiện nay phổ biến nhất vẫn là sử dụng thuốc kháng sinh. Bởi viêm amidan cấp do vi khuẩn gây ra là chủ yếu, việc sử dụng kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, đồng thời kháng viêm. Ngoài ra các bác sĩ còn chỉ định thêm các loại thuốc khác để điều trị các bệnh đi kèm. Tùy vào đối tượng cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

viem-amidan-cap
Thuốc điều trị viêm amidan chỉ dùng theo chỉ định

Điều trị amidan cấp tính ở người lớn

Do cơ thể người trưởng thành có sức đề kháng cao, nên khi mắc viêm amidan cấp thì chỉ cần lưu ý tới chế độ dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì bệnh sẽ thuyên giảm sau 7 - 10 ngày.. Nếu tình trạng bệnh nặng hơn thì bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc như:

  • Thuốc hạ sốt paracetamol 500g (ngày 2 viên, thời gian cách nhau từ 4 - 6 giờ).
  • Thuốc kháng sinh nhóm beta lactam (amoxicillin 250mg dạng gói, liều lượng phụ thuộc vào cân nặng theo tỉ lệ 50mg/kg/ngày).
  • Thuốc kháng sinh nhóm macrolide (erythromycin 500mg sử dụng 2 viên/ngày).
  • Thuốc kháng viêm (alphachymotrypcin 4,2mg sử dụng 2 - 4 viên/ngày).

Viêm amidan cấp ở trẻ em

Trẻ em bị viêm amidan cấp có thể điều trị với một số kháng sinh như sau:

  • Thuốc kháng sinh nhóm beta lactam 

Phụ huynh cho trẻ sử dụng thuốc acid cluvulanic 31,25mg với liều lượng 20mg/kg/ngày, liên tục ngày 3 lần trong vòng một tuần tình trạng viêm sẽ chấm dứt. Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn dạng 1 có thể sử dụng thêm amoxicillin 250g dạng gói. Liều lượng cho trẻ dưới 20kg là 20 - 30mg/kg/ngày.

viem-amidan-cap
Trẻ cần dùng thuốc đúng cân nặng, liều lượng để tránh tác dụng phụ

  • Thuốc kháng viêm alphachymotrypcin

Bên cạnh các thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm còn giúp ức chế vi khuẩn, loại bỏ các triệu chứng viêm amidan cấp. Trẻ dưới 12 tuổi có thể sử dụng 1 - 2 viên alphachymotrypcin 4,2mg/ngày.

Ngoài việc sử dụng thuốc, cha mẹ còn nên vệ sinh vòm miệng cho trẻ bằng cách đánh răng, sử dụng các dung dịch súc miệng thường xuyên.

Lưu ý không sử dụng thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc kháng sinh cần sử dụng trước bữa ăn 20 phút, đi kèm với sử dụng thuốc là chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng. Ưu điểm của các loại thuốc này là đem lại kết quả điều trị nhanh chóng. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng sẽ khiến tình trạng vi khuẩn không còn nhạy cảm với thuốc, kháng thuốc, vì vậy bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi.

Mẹo chữa amidan cấp tại nhà

Ngoài các loại thuốc do bác sĩ chỉ định, trong dân gian cũng có nhiều mẹo chữa amidan cấp tính. Các mẹo dân gian rất dễ thực hiện với nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm nên được rất nhiều người bệnh lựa chọn. Tuy nhiên chỉ với những người bệnh mới ở giai đoạn đầu của bệnh thì mới đem lại hiệu quả cao, nếu tình trạng bệnh đã chuyển sang mãn tính thì cần tới các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

 Một số mẹo mà bạn có thể áp dụng như sau:

  • Mẹo dùng mật ong, nước chanh: Mật ong, nước cốt chanh pha với nước ấm sử dụng 2 lần/ ngày giúp giảm ho, làm dịu vùng sưng, viêm.

viem-amidan-cap
Chanh mật ong có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả

  • Mẹo dùng gừng tươi: Đơn giản với những lát gừng thái móng, đun nhỏ lửa với nước, pha với nước cốt chanh sẽ có tác dụng chữa đau họng cho người bị viêm amidan cấp.
  • Mẹo chữa viêm amidan cấp bằng siro quất: Sử dụng từ 5 - 7 quả quất, cắt nửa sau đó vắt nước vào trong bát nhỏ. Bỏ thêm vài thìa mật ong sau đó hấp cách thuỷ trong vòng 15 - 20 phút. Trong quất có chứa nhiều vitamin C giúp làm sạch khoang miệng, đồng thời giảm viêm amidan giúp bệnh mau khỏi.

Cách điều trị viêm amidan cấp tuy đơn giản nhưng tuỳ thuộc vào đối tượng người bệnh sẽ có cách điều trị riêng biệt.

Cách chữa viêm amidan cấp tính bằng Đông y

Ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh, mẹo dân gian thì cách chữa viêm amidan cấp bằng Đông y cũng khá phổ biến. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, người có sức đề kháng kém, phụ nữ mang thai, đang cho con bú việc sử dụng thuốc kháng sinh từ sớm sẽ không tốt cho sức khoẻ.

Các bài thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo đó là:

Bài thuốc 1: Chuẩn bị 10g bạc hà, 16g kim ngân hoa, ngưu bàng, cam thảo, hoàng cầm mỗi loại 12g. Trẻ trên 10 tuổi và người lớn có thể uống theo thang, 3 lần/ngày. Trẻ dưới 10 tuổi dùng bằng một nửa người lớn.

Bài thuốc 2: Mạch môn 12g, tang bạch bì 12g, ngưu tất 12g, huyền sâm 16g, cát cánh 6g, thăng ma 6g, sa sâm 12g. Sắc cùng 1lít nước trong vòng 20 - 25 phút. Sử dụng liên tục từ 1 - 2 tháng để có hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc 3 - Điều trị viêm amidan cấp kèm đau họng: Chuẩn bị các loại thảo dược gồm quất hồng bì, củ nghệ, cương tàm, phật thủ, kha tử, sơn trà. Các nguyên liệu trên cho vào bình sắc thuốc, cùng 200ml nước, đun sôi để nguội, khi sử dụng có thể cho thêm 1 thìa đường để dễ uống.

Bị viêm amidan cấp nên ăn gì, kiêng ăn gì để nhanh khỏi?

Song song với việc điều trị bằng thuốc tây y, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cũng rất cần thiết, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Một số thực phẩm mà người bị viêm amidan cấp nên sử dụng như:

  • Các loại nước ép hoa quả, đặc biệt là các loại quả chứa nhiều vitamin C như cam, dâu tây, bưởi…
  • Lựa chọn các thực phẩm mềm, ít dầu mỡ như soup, cháo, các món rau để bổ sung thêm chất xơ.
  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều hoạt chất như kẽm, sắt,...

Ngoài các loại thực phẩm trên, người bệnh còn hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá hoặc đồ ăn quá lạnh, quá nóng. Không nên ăn cay, các món chiên nhiều dầu mỡ, hạn chế lượng đường và lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.

viem-amidan-cap
Nạp vitamin giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể

Trên đây là những biểu hiện, cách điều trị bệnh viêm amidan cấp ở cả người lớn và trẻ em. Viêm amidan cấp không quá nguy hiểm tuy nhiên lại gây ảnh hưởng không nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy cần chữa trị sớm và dứt điểm tránh tình trạng tái phát nhiều lần dẫn đến viêm amidan cấp quá phát, nhiễm trùng đường hô hấp cấp…

Các hướng dẫn trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, khi có các biểu hiện về bệnh bạn nên đến các cơ sở y tế để khám chi tiết. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn phòng tránh và chữa trị bệnh viêm amidan cấp một cách hiệu quả nhất.

Câu hỏi thường gặp
“Viêm amidan có gây sốt không? Có cần đi khám không?”. Thực tế, sốt là biểu hiện thường thấy của bất kỳ bệnh lý viêm nhiễm nào. Tuy nhiên, với viêm amidan, biểu hiện sốt có gì đặc biệt? Có phải biểu hiện đặc trưng không? Làm thế nào để xử lý tình trạng này? Mọi câu trả lời đều...
Bất cứ ai ở mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm amidan, phổ biến nhất là trẻ ở độ tuổi từ 5 đến 15. Khác với dạng cấp tính, viêm amidan mãn tính ở trẻ thường dai dẳng, khó chữa và tiềm ẩn không ít nguy cơ cho sức khỏe. Vậy, cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị...
Có nên cắt amidan hay không là thắc mắc phổ biến của đa số mọi người khi gặp các chứng bệnh liên quan đến amidan. Cắt amidan là phương pháp điều trị các triệu chứng đau tức, sưng đau, ngứa họng,... Tuy nhiên, cách chữa này cũng có những ảnh hưởng và nguy cơ nhất định mà không phải ai...
Cắt amidan bằng coblator - phương pháp điều trị mới hiện đại, khắc phục được các tình trạng viêm nhiễm amidan, giảm đau đơn, khó chịu cho người bệnh. Vậy, phương pháp thực hiện như thế nào? Có gây đau không? Chi phí và địa chỉ chữa trị uy tín ở đâu? Tất cả những thông tin trên sẽ được...
Cắt amidan là tiểu phẫu điều trị triệu chứng đau, sưng tại cổ họng, được chỉ định khi tình trạng viêm amidan kéo dài và quá phát. Vậy cắt amidan có đau không? Bao lâu thì hết đau? Tạp chí Đông y sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này ở bài viết dưới. Các phương pháp cắt amidan hiện...
“Cắt amidan bao lâu thì lành?” Vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu khi người bệnh được chỉ định thực hiện thủ thuật y tế này để điều trị viêm amidan. Chủ động tìm hiểu thêm các kiến thức về bệnh sẽ giúp người bệnh có cái nhìn rõ nhất về thủ thuật cắt amidan và yên tâm điều...
Cắt amidan xong có được đánh răng không là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Trường hợp, người bệnh không vệ sinh khoang miệng sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn vi rút gây hại. Ngược lại, người bệnh đánh răng, vệ sinh không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến vết mổ và tình trạng bệnh nghiêm...
Cắt amidan có bị viêm họng nữa không là câu hỏi thường gặp. Viêm amidan và viêm họng đều là các bệnh lý hô hấp, chúng khác nhau nhưng có mối liên quan chặt chẽ, biểu hiện rất dễ nhầm lẫn. Bài viết sau sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn và giải đáp được liệu rằng sau khi thực...
Cắt amidan bằng plasma là phương pháp hiện đại, dùng sóng cao tần phá hủy mô tế bào amidan. Đây là cách chữa được chuyên gia đánh giá cao về mức độ an toàn, thực hiện nhanh và ít biến chứng sau phẫu thuật. Cắt amidan bằng plasma là gì? Khi nào nên cắt? Viêm amidan là bệnh lý phổ...
Cắt amidan bằng laser là một trong những phương pháp điều trị được nhiều người áp dụng. Cách chữa này phù hợp khi điều trị amidan với kích thước nhỏ và lớn, không gây đau và hạn chế biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật. Cắt amidan bằng laser là gì? Có đau không? Viêm amidan là bệnh lý về...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Amidan Cấp bằng YHCT


Bài viết liên quan