Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Đau dạ dày có thể xem là nỗi ám ảnh của con người. Các triệu chứng bệnh chia thành nhiều giai đoạn, vị trí khác biệt và tất nhiên mức độ nguy hiểm cũng khác nhau. Vị trí đau dạ dày ở đâu? Những thông tin bổ ích dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh căn bệnh này một cách tốt nhất. 

Dạ dày nằm ở đâu? Các vị trí đau dạ dày

Dạ dày là một trong những bộ phận bên trong cơ thể, nằm dưới gan, bên trái khoang bụng và gần với lá lách. Bộ phận này còn có tên gọi khác là bao tử. 

Thức ăn sau khi được dung nạp sẽ chuyển đến dạ dày thực hiện chức năng co bóp và chuyển hóa các dưỡng chất tốt cho cơ thể, loại bỏ cặn bã.

Thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh đau dạ dày. Vị trí đau dạ dày gồm có 3 vùng sau: Vùng thượng vị, giữa ổ bụng, đau phía trên bên phải và bên trái.

Vùng thượng vị

Đau dạ dày vùng thượng vị là một trong những vị trí phổ biến nhất mà nhiều người hay mắc phải. Cơn đau xuất hiện tại vùng dưới xương sườn và trên rốn kèm theo các triệu chứng như nóng bụng, cồn cào trong bụng, xót ruột… Cơn đau có thể kéo dài vài giờ, gây cảm giác khó chịu, buồn nôn. 

Đau dạ dày vùng thượng vị hay bị nhầm lẫn với các triệu chứng viêm tụy hay sỏi mật. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy cơ thể khó chịu, các cơn đau đến thường xuyên hoặc ngắt quãng kèm theo ợ hơi, giảm cân, chán ăn, nóng rát cơ thể thì chắc chắn bạn đã mắc phải bệnh viêm dạ dày. Người bệnh không nên uống thuốc bừa bãi mà hãy ghé các cơ sở y tế gần nhất để khám chữa bệnh.

Vùng giữa ổ bụng

Cơn đau dạ dày có thể xuất hiện tại vùng giữa ổ bụng. Tại vị trí này sẽ khó xác định hơn vì giữa ổ bụng không chỉ có dạ dày mà còn có rất nhiều cơ quan khác. Nếu bạn cảm thấy mình ợ chua, đầy bụng, buồn nôn, ợ hơi… rất có thể bạn đã bị mắc bệnh. Cơn đau vùng giữa ổ bụng thường không kéo dài mà xảy ra theo cơn.

Có 3 vị trí đau dạ dày là vùng ổ bụng, thượng vị, vùng trên bên phải và bên trái
Có 3 vị trí đau dạ dày là vùng ổ bụng, thượng vị, vùng trên bên phải và bên trái

Vùng phía trên bên phải và bên trái

Vùng thứ 3 mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đó là vùng phía trên bên phải và bên trái. Thông thường cơn đau xuất hiện chủ yếu tại vùng thượng vị rồi mới đau lan ra 2 bên phải và trái trên rốn. 

Cơn đau lan nhanh và tăng lên mỗi giờ, gây nhức mỏi, đau thắt vùng lưng và hông. Đôi khi, bạn sẽ cảm giác đói cồn cào kèm theo cơn đau 2 bên cạnh sườn. Sau khi ăn no, căn bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt so với 2 vùng trên. 

Đau dạ dày hình thành do những nguyên nhân nào?

Các chuyên gia chỉ ra rằng có nguyên nhân dẫn đến căn bệnh đau dạ dày, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Dù là do nguyên nhân nào, căn bệnh này cũng cần phải được điều trị sớm nếu không sẽ phát sinh nhiều rủi ro. 

Nguyên nhân chủ quan

Vị trí đau bao tử ở đâu thì nguyên nhân chính cũng là do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh của con người. Dưới đây là một vài yếu tố làm hình thành nên căn bệnh này. 

  • Thường xuyên ăn đồ cay nóng: Nhiều người thích ăn đồ cay nóng nhưng lại không biết rằng mức độ ảnh hưởng của thực phẩm với cơ thể như thế nào. Ăn quá nhiều sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây đau rát, khó chịu vùng bụng, cơn đau kéo dài.
  • Thường xuyên sử dụng rượu, bia, chất kích thích, thuốc lá: Đây là các chất không tốt cho hệ hô hấp và dạ dày, chứa nhiều nicotine. Sử dụng lâu dài khiến bao tử bị bào mòn, tạo thành các vết loét.
  • Do căng thẳng, stress: Đôi khi bạn bị stress, mệt mỏi bởi áp lực công việc sẽ làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý. Cơn đau dạ dày xuất hiện ở vùng bụng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt. 
  • Do dùng thuốc kháng viêm: Nhiều người có thói quen dùng thuốc kháng viêm nhưng lại không biết trong thuốc không chứa steroid – một chất kháng sinh đặc biệt tốt cho cơ thể. Qua đó hình thành các hiện tượng khó chịu, gây ức chế thành dạ dày dẫn đến viêm loét, xuất huyết…
  • Do ăn uống không điều độ: Ăn quá khuya, ăn quá no, vừa xem tivi vừa ăn… cũng khiến bệnh đau dạ dày trở nặng hơn. 

Nguyên nhân khách quan

Một vài nguyên nhân khách quan dẫn đến đau dạ dày như sau:

  • Do di truyền: Theo nghiên cứu, người có nhóm máu O thường có tỷ lệ đau dạ dày cao hơn các nhóm máu khác. Ngoài ra nếu như trong nhà bạn có người đã từng bị đau dạ dày thì nguy cơ bạn mắc phải sẽ cao hơn. 
  • Do rối loạn nội tiết: Khi bạn bị mắc các bệnh như thiểu năng cận giáp, suy tuyến yên… rất dễ bị đau dạ dày. 
  • Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori: Vi khuẩn Helicobacter Pylori lây lan dễ dàng thông qua đường tiêu hóa, gây tổn thương niêm mạc, sản sinh độc tố gây chứng viêm, loét dạ dày. 

Một vài biến chứng của bệnh đau dạ dày?

Đau dạ dày một khi không điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Nhiều người vẫn giữ quan niệm chủ quan cho rằng căn bệnh này hoàn toàn không đáng lo ngại. Thực tế, có rất nhiều biến chứng của căn bệnh đau dạ dày mà bạn không thể lường trước được. 

Thủng dạ dày

Dù đau dạ dày nằm ở vị trí nào thì cũng rất nguy hiểm. Cơn đau lâu ngày không chữa trị sẽ gây nên hiện tượng thủng dạ dày. Đây là một biến chứng nghiêm trọng làm lớp niêm mạc tổn thương, bị bào mòn. Viêm loét lâu ngày hình thành vết thủng, sinh hiện tượng xuất huyết dạ dày. Bệnh trở nặng, nguy cơ tử vong của người bệnh là rất cao.

Môn vị dạ dày bị thu hẹp lại

Hẹp môn vị dạ dày là một biến chứng của bệnh đau dạ dày. Biểu hiện là đau bụng giữ dội theo cơn, cơn đau kéo dài, người mệt mỏi, toát mồ hôi… Đôi khi bạn sẽ cảm thấy cơ thể không còn chút sức lực nào, chân tay tê mỏi, chán ăn.  

Xuất huyết dạ dày

Có thể bạn không biết, hậu quả của những cơn đau kéo dài đó chính là hiện tượng xuất huyết dạ dày. Máu chảy trong dạ dày sẽ rất khó cầm, khiến cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, chân tay lạnh, tụt huyết áp. Đôi khi, cơ thể có thể kèm theo những cơn sốt nhẹ vô cùng nguy hiểm. 

Một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm là xuất huyết dạ dày
Một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm là xuất huyết dạ dày

Ung thư dạ dày

Ung thư luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người và hiện nay y học vẫn chưa đưa ra được phương pháp điều trị triệt để. Khi thấy đau bụng, dạ dày có vết loét mà không điều trị kịp thời rất có thể sẽ dẫn đến ung thư. 

Nhiều người cho rằng đau bụng chỉ do rối loạn tiêu hóa, không qua thăm khám mà uống thuốc theo bản năng như vậy là hoàn toàn sai lầm. Chỉ đến khi bệnh trở nặng thì đã quá muộn, bệnh hình thành khối u. Khối u tích tụ lâu ngày đến giai đoạn cuối tạo thành bệnh ung thư. 

Cách chẩn đoán bệnh đau dạ dày? Khi nào cần gặp bác sĩ

Khi lý giải đau dạ dày thường đau ở vị trí nào, các bác sĩ thường sử dụng nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau. Nếu chỉ dựa vào các triệu chứng thì việc điều trị sẽ vấp phải nhiều sai lầm, khó khăn. 

Đôi khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu nghi là viêm loét dạ dày nhưng thực tế lại không phải. Lúc này cần phải dựa vào các phương pháp như xét nghiệm kiểm tra hơi thở, xét nghiệm máu, nội soi hay chụp X-quang. Có rất nhiều phương pháp chữa đau dạ dày khẩn cấp, trước khi điều trị cần tiến hành các cách chẩn đoán bệnh dưới đây.

Xét nghiệm máu

Không chỉ kiểm tra xem dạ dày của bạn có bị ảnh hưởng không, xét nghiệm máu còn có thể phát hiện được rất nhiều căn bệnh nghiêm trọng khác. 

Xét nghiệm máu có thể xác định được các biến chứng xuất huyết tiêu hóa, hồng cầu trong phân, máu nhiễm mỡ, máu xấu… Đặc biệt, tình trạng viêm loét dạ dày xuất huyết tiêu hóa cũng có thể phát hiện dễ dàng. 

Xét nghiệm kiểm tra hơi thở

Phương pháp chẩn đoán thứ 2 đó chính là xét nghiệm kiểm tra hơi thở. Phương pháp này xác định sự chênh lệch nồng độ CO2 trước và sau khi sử dụng thuốc điều trị.

Xét kiểm tra hơi thở không xâm lấn, không gây đau đớn lại có thể xác định được chính xác căn bệnh. Qua đó, các chuyên gia y tế, bác sĩ có thể khẳng định bệnh nhân có bị nhiễm vi khuẩn HP không. 

Có nhiều phương pháp khác nhau điều trị đau dạ dày
Có nhiều phương pháp khác nhau điều trị đau dạ dày

Xét nghiệm kiểm tra hơi thở sẽ có những quy định chung để bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân. Theo đó, với đồng vị cacbon 14C mang tính phóng xạ tuyệt đối không được sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Đồng vị cacbon 13C vẫn có thể sử dụng được nhưng cần tuyệt đối cẩn thận tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi.

Sử dụng phương pháp nội soi

Đau dạ dày đau ở vị trí nào, tình trạng bệnh ra làm sao, bạn có thể sử dụng phương pháp nội soi để chẩn đoán. Đây là phương pháp phổ biến, được sử dụng rộng rãi, mang tính chính xác cao.

Theo đó, bác sĩ khi thực hiện có thể nhìn thấy những tổn thương bên trong dạ dày, tình trạng viêm nhiễm cũng như lường trước được mức độ tiến triển của các khối u. 

Thông qua hình ảnh, bác sĩ sẽ đưa ra được những chẩn đoán chính xác nhất xem bạn có đang bị mắc bệnh ung thư hay không. Nhiều người sợ cảm giác đau đớn mà không dám nội soi. Nhưng thực chất phương pháp này không gây đau, chỉ hơi vướng ở cổ họng. Nếu bạn cố tình nôn ọe nhiều lần cổ họng sẽ càng đau. 

Phương pháp chụp X-quang

Khi phát hiện những cơn đau ở vùng bụng dai dẳng bạn nên đến trực tiếp các cơ sở y tế uy tín tiến hành chụp X-quang. Bệnh nhân sẽ được sử dụng Barium Sulfate – một loại thuốc có tác dụng cản quang rồi mới tiến hành chụp tia X. Phương pháp này khá tiện lợi, có thể biết được kết quả ngay sau khi chụp khoảng 20 đến 30 phút thậm chí là nhanh hơn. 

Tuy nhiên, xét về độ phổ biến thì chụp X-quang không còn được ưa chuộng như các phương pháp kể trên. Có những ổ viêm loét dạ dày được hình thành sâu bên trong mà khi chụp ảnh chưa thể phát hiện ra được. Nếu không phát hiện kịp thời, ổ loét này sẽ tiến triển thành các tế bào ung thư gây hại cho cơ thể. 

Đau dạ dày khi nào cần gặp bác sĩ?

Như đã nói ở trên, việc đau dạ dày rất dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác như sỏi mật, táo bón, đau bụng do ngộ độc thực phẩm… Vậy nên ngay sau khi cơn đau kéo dài không dứt trong nhiều giờ liền bạn cần phải đi thăm khám trực tiếp tại các cơ sở y tế của địa phương.

Ngoài ra khi xuất hiện các dấu hiệu sau cũng cần phải đi khám:

  • Thượng vị đau rát, cảm giác nóng bức, tức tối xảy ra gây khó chịu, mệt mỏi. 
  • Thượng vị xuất hiện những cơn đau dữ dội vào đêm và rạng sáng. 
  • Vùng xương ức có cảm giác khó chịu, tình trạng ợ chua, ợ hơi xảy ra liên tục, cảm giác chán ăn, sút cân đột ngột.
  • Xuất hiện tình trạng nôn ra máu, biểu hiện nặng dần theo thời gian.
  • Vùng bụng giữa đau dữ dội kèm theo xót ruột, đau nhức 2 bên hông. 
  • Vùng trên bên trái và bên phải đau rát lâu ngày không khỏi. 

Cách phòng tránh đau dạ dày hiệu quả nhất

Vị trí đau dạ dày trên bụng dù ở đâu thì cũng cần phải biết cách phòng tránh tốt nhất. Đối với người chưa mắc đau dạ dày sẽ dễ phòng bệnh hơn là những người bị mãn tính. Lúc này các triệu chứng bệnh đã rõ nét, cơn đau nhức diễn ra thường xuyên hơn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. 

Phương pháp phòng tránh khi chưa bị bệnh

Tìm hiểu được vấn đề đau dạ dày vị trí nào thì bạn cũng phải nắm được phương pháp phòng tránh sao cho hiệu quả. Đối với người có thể trạng bình thường, thay đổi thói quen hàng ngày chính là giải pháp hữu hiệu nhất. 

Thay vì nuông chiều cơ thể theo những sở thích tiêu cực, bạn hãy tập cho mình một chế độ khoa học với những lưu ý dưới đây:

Lựa chọn thực phẩm đúng cách khi bị đau dạ dày
Lựa chọn thực phẩm đúng cách khi bị đau dạ dày
  • Đau dạ dày nên ăn gì? Nên lựa chọn những loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng, cân nhắc độ tương khắc khi kết hợp nguyên liệu đồng thời hạn chế dung nạp vào cơ thể những món ăn cay nóng. 
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, nên ăn chín, uống sôi, hạn chế các loại thực phẩm chiên, xào, chứa nhiều dầu mỡ…
  • Thường xuyên luyện tập các bài tập thể dục thể thao, đi bộ, chạy nhẹ nhàng mỗi ngày. Không tập quá sức khiến cơ đau mỏi, cơ thể suy nhược. 
  • Nói không với các loại chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá… Các chất này khi vào cơ thể sẽ rất có hại. 
  • Nên nhai kỹ, ăn chậm đồng thời chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Không nạp quá nhiều đồ ăn cùng một lúc sẽ gây tổn thương dạ dày. 
  • Nên uống nhiều nước ấm trong ngày. Theo khuyến cáo cơ thể mỗi người cần đủ 2 lít nước mỗi ngày mới có thể khỏe mạnh và tránh được nhiều bệnh tật. 
  • Thường xuyên thăm khám định kỳ theo lịch, không chủ quan với những thay đổi của cơ thể. Nhiều người có cảm giác chán ăn nhưng lại nghĩ nguyên nhân là do áp lực công việc. Thực tế dạ dày của họ đang bị tổn thương mà không hề hay biết.

Phương pháp ngăn chặn biến chứng

Trường hợp khác nếu như bạn đã mắc phải chứng đau dạ dày thì song song với việc điều trị bệnh, vấn đề cần giải quyết đi kèm đó là ngăn ngừa biến chứng. Tùy vào thể trạng mỗi người, triệu chứng bệnh có thể diễn biến phức tạp hoặc chỉ là các cơn đau nhẹ. Tuy nhiên vẫn cần chú ý:

Rèn luyện thể thao điều độ
Rèn luyện thể thao điều độ
  • Đau dạ dày ở vị trí nào cũng cần phải đi thăm khám bác sĩ để có được chẩn đoán chính xác nhất. Không đoán mò, không chủ quan sẽ làm tình trạng bệnh trở nên phức tạp hơn. 
  • Điều trị bệnh cần phải tuân thủ theo đúng lời khuyên của các chuyên gia, bác sĩ. Tuyệt đối không bỏ bữa, không quên uống thuốc, không sử dụng thuốc từ nhiều người chẩn đoán cùng lúc. Như vậy bệnh không những không thuyên giảm mà còn nặng hơn. 
  • Khi cơ thể mệt mỏi, xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần ngay lập tức thăm khám bác sĩ. Lúc này, cơ thể bạn có thể phản ứng lại với các tác dụng phụ của thuốc, điều trị sớm để tránh rủi ro. 
  • Khi có nhu cầu đổi thuốc cần phải có sự tư vấn của bác sĩ. 
  • Chế độ ăn uống cho người bị đau dạ dày cũng sẽ nghiêm ngặt hơn so với những người bình thường. Tốt nhất nên loại bỏ hoàn toàn đồ chua, cay, nóng. Đồng thời bạn cần nhờ bác sĩ tư vấn về chế độ ăn phù hợp nhất. 

Vị trí đau dạ dày thường xuất tại đâu trên cơ thể? Có lẽ qua bài biết trên đây bạn đã có được câu trả lời chính xác nhất. Bệnh này không giống như các bệnh lý thông thường mà có thể trở nặng bất kỳ lúc nào nếu chủ quan. Tốt nhất nên tập thói quen ăn uống sao cho điều độ, khoa học, đầy đủ dưỡng chất đồng thời kết hợp thêm các bài tập thể thao rèn luyện sức khỏe.

Bài viết liên quan
dau-da-day-trong-dem
trao-nguoc-dich-mat
thuoc-da-day-omeprazol
trao-nguoc-da-day-ban-dem
chua-tri-bang-dong-y
hinh-anh-co-be-chua-khoi-viem-da-day-hp-tai-thuoc-dan-toc-1