Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Vi khuẩn HP không chỉ xuất hiện ở người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có khả năng cao nhiễm loại khuẩn này. Bệnh có thể gây 1 số biến chứng nguy hiểm về đường tiêu hóa nếu không phát hiện kịp thời. Cha mẹ hãy xem ngay những thông tin quan trọng nhất về vi khuẩn HP ở trẻ em để biết cách phòng tránh, điều trị.

Trẻ em nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Kết quả thống kê dịch tễ học vào năm 2016 cho thấy: Tại Việt Nam có tới khoảng 40% vi khuẩn HP ở trẻ em. Phần đông trong số đó đều là những trẻ đã bị nhiễm bệnh từ khi còn rất nhỏ. 

Cùng với đó, kết quả của cuộc thống kê cũng cho biết tỉ lệ nhiễm HP đang tăng lên ngày càng nhanh, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ ở độ tuổi ăn dặm và đi nhà trẻ (trẻ có độ tuổi khoảng từ 2 đến 6 tuổi).

Khi trẻ nhiễm vi khuẩn HP sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

  • Trẻ có thể bị thiếu máu trầm trọng, lười ăn, suy nhược cơ thể, trẻ còi cọc chậm phát triển. 
  • Một số trường hợp khác, đặc biệt là với những trẻ nhiễm vi khuẩn HP nặng còn có thể gây loét dạ dày, chảy máu, thủng dạ dày, tiêu chảy, đau bụng liên tục, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch…
  • Hơn thế, trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP còn có nguy cơ dẫn đến những phát sinh thương tổn thực thể và cơ năng do hệ miễn dịch cùng với thể trạng của trẻ suy giảm nhiều. 
Trẻ nhiễm vi khuẩn HP rất nguy hiểm đến sự phát triển và sức đề kháng
Trẻ nhiễm vi khuẩn HP rất nguy hiểm đến sự phát triển và sức đề kháng

Ngoài ra, vi khuẩn HP còn có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường khác nhau. Nếu gặp điều kiện thích hợp, HP sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm về dạ dày. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn này có khả năng kháng thuốc cao nên rất khó để điều trị dứt điểm.

Vì thế nên bố mẹ cần đặc biệt chú ý vì vi khuẩn HP có thể chỉ gây viêm nhẹ nhưng cũng có thể gây nhiễm trùng nặng trong dạ dày của trẻ. Khi trẻ bị nhiễm trùng do HP, dù đã chữa khỏi bệnh nhưng nó cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày về sau, gây hại lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP?

Trẻ nhiễm vi khuẩn HP đa số được xác định nguyên nhân chủ yếu là qua con đường tiêu hóa (chủ yếu nhất là qua đường miệng-miệng, phân-miệng, dạ dày-miệng). Cụ thể: 

  • Vi khuẩn HP lây qua đường miệng: Loại vi khuẩn này không chỉ tồn tại trong niêm mạc dạ dày của người bệnh mà còn được tìm thấy trong nước bọt hoặc các mảng bám ở răng. Nguy cơ trẻ lây nhiễm khuẩn HP trong các bữa ăn hằng ngày từ người lớn là rất cao vì thói quen dùng chung thức ăn hoặc gắp thức ăn cho nhau trong các bữa cơm. 
  • Lây nhiễm vi khuẩn HP qua đường dạ dày: Trẻ có thể bị lây nhiễm vi khuẩn HP từ quá trình thực hiện thao tác nội soi tại các cơ sở y tế, các dụng cụ nội soi tại các cơ sở y tế không được đảm bảo, từ đó vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người bệnh sang trẻ nhỏ thăm khám tại các cơ sở này.
  • Lây nhiễm vi khuẩn HP qua đường hô hấp: Trẻ nhỏ khi đi vệ sinh nhất là vệ sinh ở những nơi công cộng không rửa tay sạch hoặc lây nhiễm qua các trung gian khác như côn trùng (ruồi, muỗi, gián) nếu chúng tiếp xúc với nguồn bệnh sau đó lại bám vào thức ăn của trẻ.
Vi khuẩn HP của trẻ em và những điều bố mẹ không nên bỏ qua
Vi khuẩn HP của trẻ em và những điều bố mẹ không nên bỏ qua

Đặc biệt, trẻ em trong độ tuổi từ 2- 6 tuổi lại chưa biết giữ gìn vệ sinh ăn uống và thường có thói quen ăn uống chung, rất nhiều người lớn thường thích ôm hôn trẻ cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP từ người lớn. Ngoài ra, các nguyên nhân khác được xác định là do hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn chỉnh vì thế vi khuẩn HP dễ dàng tấn công trẻ hơn.

Dấu hiệu cảnh báo vi khuẩn HP ở trẻ em

Vi khuẩn HP ở trẻ thường không gây ra tình trạng nhiễm trùng cấp tính và cũng không có những triệu chứng dữ dội. Có tới khoảng 80% các trường hợp nhiễm khuẩn HP ở trẻ em thậm chí còn không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, chỉ âm ỉ đau trong cơ thể. Thế nhưng cũng có một số trường hợp trẻ sẽ có những triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài khá rõ rệt như:

  • Trẻ có thể bị đau bụng lặp lại nhiều lần và thường có nhiều cơn đau tăng dần sau khi ăn, nhất là đau bụng vùng trên rốn. Những cơn đau này có thể gây nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác.
  • Vi khuẩn HP cũng có thể gây ợ chua, ợ hơi khiến trẻ khó chịu, lười ăn.
  • Trong một vài trường hợp nghiêm trọng nó còn có thể gây loét bao tử và biểu hiện bằng dấu hiệu đi ngoài phân đen thậm chí nôn ra máu, gây thiếu máu ở trẻ…

Khi thấy những dấu hiệu kể trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám kỹ hơn. Cần chú ý: Biểu hiện nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em thường không giống nhau. Tùy theo thể trạng của từng trẻ có sự khác biệt rõ ràng. Với những trẻ lớn, cơ thể có đề kháng cao hơn triệu chứng vẫn có thể không rõ rệt và rất khó để phát hiện.

Làm thế nào để chẩn đoán chính xác nhất vi khuẩn HP?
Làm thế nào để chẩn đoán chính xác nhất vi khuẩn HP?

Cách chẩn đoán vi khuẩn HP ở trẻ em

Nếu thấy trẻ có những biểu hiện nghi nhiễm vi khuẩn HP, bố mẹ nên cho trẻ em đi thăm khám ngay lập tức. Phụ huynh cũng cần chú ý đến các triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ vì chúng thường không thể hiện rõ ràng, khi đó trẻ cần được thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán cần thiết để xác định tình trạng lây nhiễm vi khuẩn HP rõ hơn.

Bố mẹ cũng cần chú ý xét nghiệm chẩn đoán HP chỉ được thực hiện đối với trẻ bị viêm loét đường tiêu hóa và đã được phát hiện qua nội soi hoặc chụp X-Quang cản quang. Khi trẻ có biểu hiện bị đau bụng mãn tính hoặc có ba mẹ có tiền sử nhiễm vi khuẩn HP hoặc bị ung thư dạ dày cũng nên cho trẻ xét nghiệm vi khuẩn HP.

Xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn HP ở trẻ em được thực hiện bằng một số phương pháp dưới đây:

  • Phương pháp sinh thiết: Cùng với quá trình nội soi đường tiêu hóa của trẻ, các bác sĩ sẽ tiến hành thu thập mô niêm mạc ở dạ dày nhằm quan sát mô bệnh học. Khi thực hiện xét nghiệm này có thể giúp loại trừ một số khả năng có thể xảy ra như loạn sản ruột (giai đoạn tiền ung thư dạ dày).
  • Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn: Với phương pháp này mô niêm mạc dạ dày sẽ được nuôi cấy trong môi trường lý tưởng với mục đích xác định chủng vi khuẩn gây bệnh từ đó giúp đánh giá mức độ nhạy cảm của vi khuẩn HP với các loại kháng sinh khác. 
  • Kỹ thuật sinh học phân tử (PCR): Phương pháp này giúp khuếch đại một đoạn ADN của vi khuẩn HP. Phân tích mã gen, bác sĩ có thể xác định được loại vi khuẩn đang xuất hiện bên trong dạ dày. 
  • Phương pháp test hơi thở: Đây là một trong những phương pháp chẩn đoán vi khuẩn HP không xâm lấn. Phương pháp chẩn đoán này được thực hiện nhằm xác định carbon dioxide (sản phẩm bài tiết của vi khuẩn HP) trong hơi thở. Ưu điểm của phương pháp này là không gây đau, khó chịu và gần như không xâm lấn nên thường được ưu tiên sử dụng để xác định vi khuẩn HP ở trẻ nhỏ.
  • Phương pháp xét nghiệm phân: Trong quá trình ăn uống hằng ngày, một lượng nhỏ vi khuẩn HP cũng sẽ theo thức ăn xuống tá tràng, đại tràng và được đào thải qua đường phân. Do đó, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm phân xác định vị trí của vi khuẩn. Kết quả của phương pháp chẩn đoán vi khuẩn HP này chính xác, không gây đau và khó chịu cho trẻ. 
  • Phương pháp chẩn đoán qua nước bọt: Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm nước bọt để chẩn đoán vi khuẩn HP ở trẻ em. Cách chẩn đoán này cho kết quả chính xác và khá nhanh gọn, phù hợp với trẻ.
Chẩn đoán vi khuẩn HP ở trẻ em để phát hiện và điều trị bệnh sớm
Phát hiện sớm vi khuẩn HP ở trẻ em để có cách điều trị thích hợp

Ngoài những phương pháp chẩn đoán kể trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện một vài xét nghiệm khác để thu thập thêm dữ liệu trước khi đưa ra kết quả cuối cùng. Dựa vào kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ đưa ra kết luận người bệnh có bị nhiễm khuẩn HP hay không và từ đó sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất cho trẻ.

Cách điều trị nhiễm khuẩn HP ở trẻ em

Quá trình điều trị nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, tình trạng sức khỏe của trẻ hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm và các yếu tố khác, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng một số loại thuốc sau đây:

Điều trị vi khuẩn HP ở trẻ nhỏ bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc kháng sinh chính là biện pháp điều trị bắt buộc đối với những trường hợp nhiễm khuẩn HP ở trẻ em.Thế nhưng, vi khuẩn HP vốn có điểm đặc biệt khác với những loại vi khuẩn khác.

Vì vậy, các bác sĩ sẽ không chỉ sử dụng một loại kháng sinh duy nhất mà sẽ phối hợp 2 loại kháng sinh cùng với một loại thuốc khác (hay còn gọi là thuốc ức chế toan) nhằm mục đích làm thay đổi điều kiện để vi khuẩn không thể tiếp tục phát triển thêm nữa.

Một số nhóm thuốc kháng sinh thường dùng để tiêu diệt vi khuẩn HP có thể kể đến: Omeprazol, Amoxicillin, Clarithromycin, Levofloxacin, Rifabutin… Khi dùng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

Dùng thuốc Tây cho trẻ phải xin chỉ định của bác sĩ
Dùng thuốc Tây cho trẻ phải xin chỉ định của bác sĩ

Phương pháp ức chế vi khuẩn HP ở trẻ bằng dân gian

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc ức chế vi khuẩn HP ở trẻ em. Sau đây là một bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày được nhiều người áp dụng hiệu quả nhất:

Dùng nghệ vàng và mật ong ức chế vi khuẩn HP

Nghệ vàng có công dụng tốt trong việc điều trị các vấn đề ở dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,… Loại thảo dược tự nhiên này có hợp chất thực vật hỗ trợ ức chế các loại nấm men, virus, ký sinh trùng và vi khuẩn gây hại – bao gồm cả các loại xoắn khuẩn Helicobacter pylori. 

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy, curcumin trong nghệ có khả năng chống loạn sản tế bào hiệu quả (giai đoạn tiền ung thư). Với những tác dụng kể trên, nghệ vàng được tận dụng để điều trị vi khuẩn Hp, phục hồi ổ viêm loét ở dạ dày và tá tràng. 

Mật ong được sử dụng giống như một loại kháng sinh tự nhiên rất tốt trong việc chữa trị bệnh dạ dày. Nó có khả năng kháng viêm, giảm đau và chữa lành tổn thương nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Pha 2 thìa bột nghệ kết hợp cùng với 1 thìa mật ong vào 150ml nước ấm, khuấy đều cho hỗn hợp tan hết.
  • Mỗi ngày uống 3 lần sau bữa ăn trưa – chiều khoảng 1h, riêng với bữa sáng uống trước khi ăn 15 phút.
Không nên sử dụng bài thuốc từ mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi
Không nên sử dụng bài thuốc từ mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi

Dùng lá mơ ức chế vi khuẩn HP

Lá mơ lông là loại rau gia vị quen thuộc và có nhiều công dụng tốt. Trong Đông y, lá mơ được coi là một vị thuốc có tác dụng giải nhiệt, giải độc, tiêu thũng, trừng phong hoạt huyết rất hiệu quả. 

Với những công dụng quý, lá mơ lông thích hợp để làm giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày, ức chế cơn đau nhanh chóng. Lá mơ tía (một mặt lá có màu tím) là loại tốt nhất để ức chế vi khuẩn HP, nó cũng là loại thảo dược phổ biến và dễ tìm nhất.

Cách thực hiện:

  • Lá mơ sau khi hái về, đem rửa sạch 30 – 40g sau đó ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất.
  • Đem lá mơ đi xay hoặc giã nát rồi lọc lấy phần nước cốt, chưng cách thủy trong nồi cơm điện đến khi nóng lên.
  • Mỗi ngày uống nước lá mơ ngày 2 lần trước bữa sáng và bữa tối khoảng 30 phút.
  • Lá mơ cũng có thể dùng để chế biến với các món ăn ngon miệng trong gia đình, có công dụng điều trị bệnh lâu dài ví dụ: lá mơ rán với trứng gà, lá mơ cuốn thịt heo, lá mơ cuốn cá rô đồng…
Lá mơ triệt vi khuẩn HP hiệu quả
Lá mơ triệt vi khuẩn HP hiệu quả

Dùng chuối hột ức chế vi khuẩn HP

Theo nghiên cứu chuối hột có chứa 2 thành phần quan trọng là kali và fructooligosaccharides có tác dụng trong việc nuôi dưỡng những vi khuẩn có lợi bên trong đường ruột, ức chế viêm loét dạ dày.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 5 quả chuối hột xanh, cắt bỏ xơ xanh bên ngoài (không tách hết cùi), tiếp đến cắt thành từng lát mỏng khoảng 0.5cm.
  • Dùng 30g đu đủ chín đã gọt vỏ và loại bỏ hạt, sau đó cắt thành từng miếng vừa phải.
  • Lấy 50g mía lau cạo bỏ phần phấn phủ bên thân ngoài, đem rửa sạch và cắt thành từng khúc.
  • Thêm 1 quả táo chín rửa sạch, gọt vỏ và cũng cắt thành miếng nhỏ vừa phải.
  • Cho hỗn hợp vào nồi nấu cùng với 500ml nước, đợi tới khi sôi thì đun liu riu lửa khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
  • Sau khi sôi, chắt lấy phần nước cốt và chia ra làm 3 phần để uống trong ngày. Thường xuyên sử dụng bài thuốc trên ít nhất là 4 tuần để thấy được hiệu quả.

Thuốc Đông Y chữa vi khuẩn HP ở trẻ em

Kết quả của các quá trình nghiên cứu cho thấy có rất nhiều bài thuốc bí truyền và dân gian, có cơ chế điều trị HP mang lại hiệu quả rất tốt. Những bài thuốc này dựa trên ưu điểm của những bài thuốc bí truyền, kết hợp lý y học hiện đại góp phần tạo nên cơ chế điều trị HP dạ dày mới nhất.

Bài thuốc đông y chữa vi khuẩn HP
Bài thuốc đông y chữa vi khuẩn HP

Các vị thảo dược tự nhiên đi sâu điều trị triệt để nguyên căn gây bệnh từ đó giúp ức chế vi khuẩn HP phát triển dần dần khắc phục triệu chứng, làm lành viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, nhiều vị thuốc Nam giúp bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng ngăn ngừa bệnh không tái phát sau khi dừng sử dụng thuốc.

Hiện nay, Sơ can bình vị tán là 1 trong số ít những bài thuốc triệt vi khuẩn HP khá tốt. Bài thuốc này có một thành phần chính là chè dây – một vị thuốc quý, có công dụng tiêu diệt vi khuẩn HP tận gốc hiệu quả nhất mà rất nhiều người vẫn không biết. 

Chè dây có chứa thành phần Flavonoid và tanin, có công dụng: kháng khuẩn, chống viêm làm ức chế quá trình tổng hợp protein từ đó tiêu diệt vi khuẩn HP tận gốc. Ngoài ra, vị thuốc này còn giúp làm lành vết viêm loét dạ dày nhanh chóng hơn.

Cách phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em?

Vi khuẩn HP hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa lây nhiễm triệt để, vì thế các bác sĩ khuyến cáo phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP cho trẻ từ thói quen ăn uống và vệ sinh hằng ngày, đặc biệt chú ý:

  • Giữ gìn vệ sinh và rửa tay chân sạch sẽ.
  • Giữ thói quen ăn uống sạch sẽ, vệ sinh đồ dùng và các dụng cụ chế biến thức ăn cho trẻ.
  • Không dùng chung dụng cụ ăn uống hằng ngày không chấm chung chén gia vị,  không uống chung ly nước, không mớm thức ăn cho trẻ …
  • Thay bàn chải đánh răng định kỳ và không dùng chung bàn chải đánh răng, ly cốc, đồ dùng vệ sinh cá nhân khác…
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang nhiễm hoặc đang điều trị vi khuẩn HP.

Trên đây là một số thông tin về vi khuẩn HP ở trẻ nhỏ mà bố mẹ cần biết để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của con mình. Hy vọng các bạn có thêm thông tin để có cách phòng ngừa và chăm sóc con em mình tốt nhất.

Bạn có thể tham khảo:

 

Bài viết liên quan
bai-thuoc-dan-gian-chua-viem-hang-vi-da-day
xuat-huyet-da-day-o-tre-em
thuoc-dau-da-day-co-anh-huong-toi-thai-nhi
dau-da-day-cap
thuoc-dong-y-dieu-tri-viem-da-day
hinh-anh-benh-nhan-chua-khoi-viem-dai-trang-man-tinh-o-tuoi-75-1