Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Cơ thể bạn xuất hiện những vùng da giảm sắc tố, ban đầu đỏ thẫm sau đó nhạt màu dần. Làn da của bạn bị đóng vảy thành mảng mỏng, gây ngứa nhẹ mà không rõ nguyên nhân. Rất có thể, bạn đã bị vảy phấn trắng. Chủ quan với căn bệnh này có thể khiến bạn bị nhiễm trùng da, viêm khớp ảnh hưởng tới vận động.

Vảy phấn trắng là gì?

Bệnh vảy phấn trắng có tên khoa học là Pityriasis Alba, là một căn bệnh về da. Trên da xuất hiện các mảng da hình tròn hoặc bầu dục bị giảm sắc tố. Cụ thể, vùng da đó bị nhạt màu hơn so với màu da bình thường, bị đóng vảy mịn. Khi được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, những vùng da bị tổn thương sẽ rõ rệt hơn.

vay phan trang
Hình ảnh vảy phấn trắng

Triệu chứng của bệnh vảy phấn trắng

  • Nổi các vết ban đỏ đóng vảy trên mặt và má
  • Những vết hình tròn, bầu dục không đều với màu da với vảy mịn không có mép rõ ràng.
  • Kích thước các vùng da bị bệnh có đường kính từ 1- 4 cm tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ của bệnh nhân.
  • Các mảng thường xuất hiện với số lượng từ 4-20 mảng, có trường hợp xuất hiện nhiều hơn.
  • Các mảng da bong tróc và gây ngứa. Sự kích ứng từ những vết bong tróc có thể gây cảm giác rất đau và khó chịu cho người bệnh.
Triệu chứng Vảy Phấn Trắng phổ biến

Nguyên nhân gây ra vảy phấn trắng

  • Yếu tố di truyền: Người mắc các bệnh di truyền như viêm mũi dị ứng, hen suyễn,... có nguy cơ mắc bệnh vảy phấn trắng cao hơn những người bình thường.
  • Người bị thiếu máu: Theo thống kê từ Medscape, người thiếu sắt dẫn đến thiếu máu mắc bệnh này chiếm 16,5%.
  • Thường xuyên tiếp xúc trong môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ cao, độ ẩm cao, tia UV mạnh,... làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho những người có làn da nhạy cảm và dễ kích ứng.
  • Người có sức đề kháng kém hoặc hệ miễn dịch suy yếu sẽ dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây kích ứng da như thời tiết, phấn hoa,... dẫn đến sự phát triển của vảy phấn trắng.
  • Thói quen vệ sinh và chăm sóc da kém, không thường xuyên có thể tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển trên da.

vay phan trang
Tiếp xúc nhiều với hóa chất công nghiệp làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Các biến chứng của bệnh vảy phấn trắng

Vảy phấn trắng vô hại và sẽ tự khỏi trong vòng vài tháng. Tuy nhiên, nó có thể tái phát nếu không kịp thời điều trị đúng cách. Đáng chú ý, bệnh dai dẳng có thể gây các biến chứng như:

  • Nhiễm trùng da: Vùng da bị tổn thương có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển và ăn sâu vào vết thương gây nhiễm trùng. Khi đó, người bệnh có thể mắc các triệu chứng như đỏ, sưng, đau, thậm chí nó còn có nguy cơ lan rộng ra khắp cơ thể.
  • Mắc bệnh viêm khớp: Những người mắc vảy phấn trắng có nguy cơ cao mắc các bệnh về khớp và giảm khả năng vận động, gây khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
  • Tác động tâm lý người bệnh: Sự tự ti khi mắc bệnh sẽ khiến người bệnh cô lập với các mối quan hệ xã hội, có thể làm suy yếu tinh thần và gây ra các vấn đề khác.

Chẩn đoán bệnh chính xác

  • Kiểm tra lâm sàng: Các bác sĩ sẽ thăm hỏi và khám trực tiếp lên các vùng da bị tổn thương trên cơ thể, hoặc nhìn những triệu chứng các vùng da có vảy mịn, sưng, tấy,... để đưa ra quyết định ban đầu.
  • Kiểm tra bằng đèn Wood: Đây là phương pháp dùng để chẩn đoán các bệnh về da, nhờ làm nổi bật sự khác biệt của màu da.
  • Xét nghiệm Potassium hydroxide (KOH): Đối với những trường hợp nặng do nhiễm trùng nấm, các bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm KOH. Xét nghiệm này bằng cách cạo nhẹ vảy da trộn cùng kali hydroxide và kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định bệnh, tránh nhầm lẫn với bệnh da liễu khác.

vay phan trang
Thăm khám bác sĩ để xác định đúng bệnh, đúng hướng điều trị

Đối tượng có nguy cơ mắc vảy phấn trắng

  • Nhóm trẻ 3 - 16 tuổi: Theo thống kê trong Thư viện Y khoa Hoa Kỳ, căn bệnh này phổ biến ở nhóm trẻ từ 3 - 16 tuổi, đặc biệt có tới hơn 90% xảy ra với trẻ dưới 12 tuổi.
  • Người có yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh vảy phấn trắng, thì nguy cơ mắc bệnh của những người còn lại khá cao.
  • Người mắc các bệnh liên quan đến da liễu: Người mắc một số bệnh da liễu khác như: viêm da cơ địa, viêm da tiết bã,... đều có nguy cơ mắc bệnh vảy phấn trắng.
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu: Khi cơ thể người bệnh có hệ thống miễn dịch suy yếu, sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh cũng như tình trạng bệnh có thể nghiêm trọng hơn.
  • Người tiếp xúc với môi trường độc hại: Khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường độc hại như: hóa chất, tia tử ngoại, sẽ khiến tình trạng của người bệnh nghiêm trọng hơn.

Phòng ngừa bệnh vảy phấn trắng

  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, khói bụi hoặc những tác nhân dễ gây kích ứng da như: nấm mốc, ô nhiễm không khí,...
  • Vệ sinh da sạch sẽ, nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng những sản phẩm có tính kiềm mạnh cho da.
  • Nên sử dụng khăn bông mềm lau khô vùng bị thương sau khi tắm.
  • Hạn chế dùng tay gãi hoặc cọ xát vào vết thương trong quá trình điều trị vì dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và vết thương lan rộng hơn.
  • Nên mặc quần áo thoải mái, hạn chế bị bết dính mồ hôi vào vết thương gây xót rộng rãi để giảm khả năng bị bết dính mồ hôi lên da.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa, môi trường ô nhiễm,...
  • Xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

Khi nào cần gặp bác sĩ

  • Xuất hiện những triệu chứng như: sưng đỏ, đau, ngứa hay những vùng da có màu nhạt hơn da bình thường.
  • Các vùng vảy phấn trắng ngày càng lan rộng hoặc triệu chứng ngày càng nhiều.
  • Khó chịu hoặc đau kéo dài từ các vùng da bị tổn thương mà uống thuốc không đỡ.

Để biết chính xác về tình trạng bệnh và sớm có phác đồ điều trị phù hợp, người bệnh nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ ngay lập tức ngay khi xuất hiện triệu chứng.

Phương pháp điều trị bệnh vảy phấn trắng

Mục tiêu điều trị vảy phấn trắng là làm giảm triệu chứng, làm mờ các mảng da bị tổn thường và cuối cùng là ngăn ngứa tái phát thông qua các loại kem bôi và liệu pháp ánh sáng.

Bôi kem ngoài da

  • Kem dưỡng ẩm: Các dòng kem có chứa thành phần như vaseline, dầu dừa,... giúp bảo vệ lớp biểu bì của da khỏi việc mất nước và làm mềm vảy da của người bệnh, điển hình như: Eucerin Advanced Repair Cream, Aveeno Daily Moisturizing Lotion, Burt's Bees Coconut Foot Cream,...
  • Kem bôi có chứa corticosteroid: Loại kem này có tác dụng giúp giảm viêm, giảm ban hồng, và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, hồi phục da như: Hydrocortisone Cream, Betnovate Cream, Triamcinolone Acetonide Cream,...
  • Kem bôi có chứa hoạt chất ức chế calcineurin: Những loại thuốc như thuốc mỡ Tacrolimus 0,1%, kem Pimecrolimus 1%,...có tác dụng làm giảm tình trạng ngứa.
  • Kem bôi có chứa Calcitriol: giúp cấp ẩm cho da, ngăn ngừa quá trình lão hóa như: Dermatix, Silkron,...

vay phan trang
Dùng thuốc tân dược kiểm soát sự lan rộng của bệnh

Sử dụng kem khắc phục tình trạng vảy phấn trắng là phương pháp an toàn, lành tính. Tuy nhiên, để cách chữa này mang lại tác dụng hiệu quả cao, người bệnh nên sử dụng kem bôi hàng ngày, đúng cách. Chỉ sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ và ngưng dùng nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra.

Dưới đây là một số mẹo để sử dụng kem bôi hiệu quả:

  • Rửa sạch, lau khô vùng da bị vảy phấn hồng.
  • Tiến hành thoa một lớp mỏng kem và đều đặn.
  • Massage nhẹ nhàng để kem thẩm thấu vào da.
  • Tránh thoa kem vào mắt, mũi và miệng.

Áp dụng liệu pháp ánh sáng

Với những trường hợp bệnh nhân tiến triển nặng, những vùng vảy phấn trắng lan rộng, mà những biện pháp thông thường không đạt được kết quả như mong muốn, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng liệu pháp PUVA (kết hợp psoralen và UVA).

Liệu pháp ánh sáng có cơ chế hoạt động như sau:

  • Ức chế sự phát triển của tế bào da bất thường: Tia UVA kích hoạt psoralen, tạo ra các liên kết chéo trong DNA của tế bào da. Điều này sẽ ức chế sự phát triển của các tế bào da bất thường, chẳng hạn như tế bào ung thư da hoặc tế bào bạch biến.
  • Điều hòa hệ miễn dịch: Liệu pháp PUVA có thể giúp điều hòa hệ miễn dịch, giảm bớt sự tấn công của hệ miễn dịch vào các tế bào da khỏe mạnh. Điều này có thể giúp cải thiện các bệnh da liễu liên quan đến hệ miễn dịch, chẳng hạn như vẩy nến và bạch biến.
  • Giảm viêm: Liệu pháp PUVA có thể giúp giảm viêm da, giúp cải thiện các triệu chứng như ngứa, đỏ và sưng tấy.

Hiệu quả của liệu pháp PUVA đã được chứng minh qua nhiều kết quả lâm sàng. Phương pháp này giúp tái tạo các tổn thương do vảy phấn trắng gây ra, từ đó cải thiện tình trạng của da, làm giảm các triệu chứng như ngứa, sưng hoặc đau. Tuy nhiên, liệu pháp này thường có chi phí khá cao, người bệnh có thể cân nhắc về vấn đề tài chính trước khi lựa chọn chữa trị bằng phương pháp này.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh vảy phấn trắng mà người bệnh có thể tham khảo. Dù không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh nên phát hiện và chữa trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.

Danh sách huyệt đạo tham khảo
Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh vảy nến phấn hồng là vô hại và không quay trở lại sau khi nó biến mất.

Bệnh vảy phấn hồng có để lại sẹo không là câu hỏi được nhiều người tìm hiểu. Sẹo sẽ ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ và khiến người bệnh trở nên tự ti, nhất là đối với phái nữ. Bài viết sau đây của Tapchidongyorg sẽ giúp bạn đọc làm rõ vấn đề này. [caption id="attachment_26158" align="aligncenter" width="730"] Vảy...
Vảy phấn hồng kiêng ăn gì, nên ăn gì là điều mà hầu hết bệnh nhân đều quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được những loại thực phẩm mà người bị vảy phấn hồng nên ăn cũng như không nên ăn từ lời khuyên của bác sĩ.  Bệnh vảy phấn hồng kiêng ăn gì là tốt?...
Vẩy phấn hồng là bệnh ngoài da, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến người mắc tự ti vì làn da mất thẩm mỹ. Do đó, nhiều người thắc mắc không biết vẩy phấn hồng bao lâu thì khỏi? Đâu là cách trị bảy vảy phấn hồng hiệu quả? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bạn...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Vảy Phấn Trắng bằng YHCT


Bài viết liên quan