Vảy phấn hồng gibert là gì? Dấu hiệu và cách chữa trị hiệu quả
Bệnh vảy phấn hồng Gibert là một loại bệnh da liễu thường gặp cả ở ngoài lớn và trẻ em. Người mắc bệnh xuất hiện các tổn thương da đặc hiệu, có dạng như các vết chàm đỏ. Các triệu chứng của bệnh vảy phấn hồng Gibert sẽ biến mất sau một thời gian xuất hiện, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của người mắc bệnh.
Bệnh vảy phấn hồng Gibert là gì?
Bệnh vảy phấn hồng Gibert bắt đầu xuất hiện bằng các đốm hồng có hình bầu dục hoặc hình tròn. Đây là một bệnh ngoài da, dạng tổn thương da cấp tính và không có khả năng truyền nhiễm. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Các vùng lưng, ngực, bụng, đùi, mặt trong cánh tay thường là những cơ quan dễ bị nhiễm nhất. Nếu không được chữa trị, các vết đốm sẽ lan rộng nếu không được điều trị.
Đối tượng mắc bệnh khá rộng nhưng trẻ em và trẻ vị thành niên là những đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Hầu hết, các vết vảy phấn hồng này sẽ tự khỏi trong khoảng thời gian từ 3 – 8 tuần nhưng có những trường hợp cần được chữa trị. Vẩy phấn hồng Gibert thường xuất hiện ở nhóm trẻ từ 10 – 35 tuổi và nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.
Dấu hiệu nhận biết vảy phấn hồng Gibert
Thống kê cho thấy khoảng 50% bệnh nhân bị bị vảy hồng Gibert không có biểu hiện rõ ràng. Bệnh nhân giai đoạn đầu có thể cảm thấy đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, và xuất hiện một số tổn thương ở phía trên thân người, lưng, bụng. Các vết thương có thể bị ở mặt, đầu có các đám tròn hay hình oval giới hạn rõ, màu đỏ nhạt với đường kính 2 – 5 cm hoặc có khi rộng hơn.
Hình dạng tổn thương bao gồm thường thấy: ban mề đay xung quanh, màu hồng nhẹ, trung tâm tổn thương bị lõm có màu hồng đặc trưng. Sau khoảng thời gian phát bệnh vảy phấn hồng Gibert, người bệnh có thể cảm thấy chóng mặt, ăn không ngon, bứt rứt trong người và đặc biệt tổn thương sẽ sắp xếp trên da tạo thành các đường song song giống như hình cây thông.
Nguyên nhân gây vảy phấn hồng Gibert
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến hồng vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, một giả thiết đã được các chuyên gia đặt ra, bệnh hình thành bởi sự xâm nhập của virus, nhất là do một chủng virus Herpes. Dù vậy đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được.
Ngoài ra các yếu tố lối sống, sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, môi trường khói bụi… cũng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Để biết chính xác đâu là “thủ phạm”, bệnh nhân nên đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để khám, chẩn đoán.
Bệnh vảy phấn hồng Gibert có lây không? Có nguy hiểm không?
Theo chuyên gia, bệnh vảy phấn hồng gibert không lây nhiễm nó chỉ lây lan trên chính cơ thể người bị bệnh. Nếu cơ thể bị phát ban, nổi vảy không rõ nguyên nhân hãy đặt một cuộc hẹn gặp bác sĩ để được tư vấn.
Bệnh vảy phấn hồng Gibert không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi sau một thời gian trên cơ thể người bệnh. Tuy không nguy hiểm nhưng sẽ khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và tâm sinh lý.
Nếu đối tượng mắc là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai thì có thể gây ra một số biến chứng gây hại:
- Đối với trẻ em, gây nên tình trạng ngứa ngáy nghiêm trọng khiến trẻ quấy khóc, khó chịu, bỏ ăn và cơ thể suy nhược.
- Phụ nữ mang thai có nguy cơ sinh non khi mắc bệnh vảy phấn hồng, giảm thể lực, thể chất của thai nhi.
Cách chuẩn đoán bệnh
Để biết chính xác bản thận có bị vảy nến hồng Gibert hay không bạn cần tìm đến cơ sở khám, chữa bệnh da liễu uy tín. Tại đây bệnh nhân sẽ được thực hiện các phương pháp chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng để tìm ra nguyên nhân, phác đồ điều trị.
- Chẩn đoán lâm sàng
Với thể điển hình, thông thường để xác định và đi vào điều trị xem bệnh nhân có mắc bệnh vảy nến hồng Gibert hay không, bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra trên thể điển hình, các vết thương đỏ hình đám tròn hay hình oval. Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh thể không điển hình bác sĩ sẽ chẩn đoán theo từng vị trí như ở da đầu, mặt, lòng bàn tay, niêm mạc miệng, gây hiện tượng khía ngang móng. Bên cạnh đó còn kiểm tra theo hình thái của thương tổn theo các dạng mụn mủ, sẩn mày đay, sẩn nang lông, xuất huyết.
- Chẩn đoán cận lâm sàng
Trong vài trường hợp đặc biệt, nếu không thể phát hiện bệnh vảy nến hồng Gibert thì cần tiến hành chẩn đoán cận lâm sàng như phân tích mô bệnh học, hóa mô miễn dịch, các tế bào dương tính với TCD4, xét nghiệm tìm nấm âm tính. Nếu chứng nghi ngờ mắc vảy nến phấn hồng Gibert cần tới thăm khám tại các cơ sở y tế để phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời.
Điều trị vảy phấn hồng Gibert bằng cách nào hiệu quả?
Thông thường bệnh sẽ hết sau khoảng 12 tuần vì vậy người bệnh hoàn toàn có thể khỏi bệnh mà không cần điều trị. Tuy nhiên bệnh vảy nến hồng Gibert sẽ gây cảm giác ngứa, rát gây ra ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày. Vì thế, bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng một số phương pháp điều trị sau đây:
Cách chữa bằng mẹo dân gian
Để xoa dịu các cảm giác khó chịu do bệnh gây nên, bạn có thể tìm hiểu và thử áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây:
- Muối hạt: Muối hạt có tác dụng chống viêm, kháng viêm mạnh mẽ. Người mắc bệnh vảy nến hồng gibert lấy muối hạt hòa vào nước ấm, ngày tắm 2 lần và duy trì cho đến khi hết bệnh
- Dầu dừa: Dầu dừa là nguyên liệu có thể dùng trong điều trị vảy nến do cơ chế dưỡng ẩm, cung cấp vitamin cho da. Lấy 2- 3 giọt dầu dừa bôi vào vùng bị tổn thương, sau 10 phút rửa lại bằng nước ấm.
- Lá ớt: Dùng lá ớt, lá sống đời, tinh tre nấu nước uống ngày 2 lần thay cho nước lọc có tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa.
Khi dùng phương pháp dân gian để chữa bệnh vảy nến hồng gibert cần lưu ý các thành phần gây kích ứng, không bôi trực tiếp lên da đang lở loét, vết thương hở.
Điều trị bằng phương pháp hiện đại
Cách chữa bệnh vảy phấn hồng Gibert chủ yếu là bôi ngoài da tại các phần mọc vảy, các vùng bị ngứa rát.
- Kem làm dịu da và dưỡng ẩm: Sử dụng kem bôi dưỡng ẩm, dưỡng da để dưỡng ẩm và làm dịu mát vùng da bị tổn thương, các triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu sẽ có xu hướng giảm dần.
- Thuốc bôi ngoài da chứa steroid: Các dẫn xuất của Corticoid (Betamethasone và Hydrocortisone) làm giảm sưng, viêm và ngứa do vảy nến gây ra. Tuy nhiên, người bệnh chỉ bôi vùng da bị viêm không bôi vết thương hở và dùng trong nhiều ngày
- Thuốc kháng Histamin: Tác dụng làm giảm các phản ứng dị ứng, giảm ngứa và làm lành vết thương nhanh chóng. Nhưng thuốc có tác dụng phụ gây chóng mặt và buồn ngủ trong thời gian sử dụng.
- Thuốc kháng virus Acyclovir: Tác dụng kìm hãm, ức chế hoạt động của các loại virus nhạy cảm gây bệnh. Tuy nhiên loại thuốc uống này cần được theo dõi chặt chẽ và sử dụng theo đơn của bác sĩ.
Ngoài việc dùng thuốc Tây, nếu bệnh nhân mắc phải biến chứng nặng , gây ảnh hưởng đến cuộc sống và có nguy cơ chuyển sang các thể khác thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định bằng phương pháp quang trị liệu để điều trị bệnh. Phương pháp quang trị liệu được áp dụng trong bệnh là Chiếu tia UVB dải hẹp (bước sóng 311nm) với tần suất 5 ngày/tuần trong 1-2 tuần.
Với phương pháp tây y, quang trị liệu khi chữa vảy phấn hồng Gibert, người bệnh nên lưu ý một số điều dưới đây nhằm đạt kết quả tốt nhất.
- Lựa chọn các phòng khám, bệnh viện uy tín, có kinh nghiệm về bệnh.
- Nếu trong trường hợp được chỉ định dùng các loại thuốc corticoid, người bệnh cần tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuy nhiên cần dùng đúng liều lượng, không dùng trong thời gian dài.
- Dùng thuốc kháng histamin sẽ có một số tác dụng phụ trong việc điều trị vảy phấn hồng như gây chóng mặt, buồn ngủ nên cần lưu ý thời gian dùng thuốc.
Thuốc đông y
Khác với Tây y, Đông y cho rằng bệnh vảy phấn hồng Gibert là hệ quả do huyết nhiệt kết hợp với phong hàn, lâu dần dẫn đến tình trạng huyết táo. Nếu lâu ngày mắc bệnh da sẽ bị tổn thương dẫn đến các vết thương ngoài da.
Một số bài thuốc đông y trị bệnh vảy nến phấn hồng gibert gồm:
Bài thuốc điều trị bệnh theo thể phong huyết:
- Nguyên liệu bao gồm: Ké đầu ngựa 20gr; thạch cao, thổ phục linh, hòe hoa sống, sinh địa mỗi thứ 40gr; chích cam thảo, tử thảo, địa phu mỗi thứ 12gr.
- Cách dùng: Đem chia thành 6 thang nhỏ, mỗi ngày sắc 1 thang uống
Bài thuốc theo thể nhiệt huyết
- Nguyên liệu bao gồm: Đương quy, hà thủ ô mỗi thứ 20gr; khương hoạt, ké đầu ngựa, sinh địa mỗi thứ 16gr; thổ phục linh 40gr; huyền sâm và oai linh tiên mỗi thứ 12gr.
- Cách dùng: Bài thuốc theo thể nhiệt huyết chữa bệnh ngày uống 3 lần, người bệnh sắc thuốc và uống sau ăn.
Cũng như các loại vảy nến khác, bệnh vảy phấn hồng không thể điều trị hoàn toàn nhưng thuốc Đông y có thể giảm từ 70 – 85% tổn thương da. Tuy nhiên cần uống thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của thầy thuốc.
Phòng ngừa bệnh vảy phấn hồng Gibert
Bệnh vảy phấn hồng gibert tuy ít khi gây ra các biến chứng và không có khả năng lây nhiễm tuy nhiên bệnh lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khó chịu cho bệnh nhân. Vì vậy trước khi mắc bệnh hãy sinh hoạt điều độ, phòng bệnh bằng một số biện pháp sau:
- Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng thần kinh,hạn chế chất kích thích (rượu, cà phê…)
- Làm công tác vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên làm sạch cơ thể loại bỏ các vảy nến hoặc viêm da thể nhẹ.
- Đối với người mắc bệnh cần thận trọng với các dễ gây dị ứng như thức ăn nhiều protein, đồ tanh
- Không nên tiếp xúc nhiều với hóa chất gây độc hại như son phấn, kem dưỡng, thuốc nhuộm tóc, tắm trắng da …
- Bên cạnh đó, cần ăn uống lành mạnh, đủ chất và đặc biệt là các loại thực phẩm chứa các loại axit béo có lợi như Omega – 3 và các loại rau quả giàu vitamin B12 để ngừa bệnh
Đối với các bệnh nhân đã mắc bệnh cần thực hiện một số chỉ định trong việc điều trị nhằm nhanh chóng đẩy lùi bệnh, hạn chế bớt các diễn tiến của vảy phấn hồng.
- Thay đổi thói quen ăn uống, hạn chế sử dụng những thực phẩm dễ gây kích ứng như đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ. Bổ sung rau xanh, các thực phẩm xanh sạch tốt cho cơ thể.
- Khám lại bệnh vảy phấn hồng Gibert đúng hẹn để nắm được diễn tiến của bệnh, từ đó có các biện pháp khắc phục phù hợp.
- Trường hợp được chỉ định dùng thuốc điều trị, hãy dùng theo đúng liều lượng và thời gian cần dùng thuốc. .
- Thoa kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm cho da bởi lẽ khi mắc bệnh da bị tấn công dễ tổn thương gây đau đớn
Mong rằng bằng những thông tin trong bài viết về bệnh vảy phấn hồng Gibert, độc giả sẽ có cái nhìn tổng quan và nắm bắt được thông tin về căn bệnh. Hãy áp dụng đầy đủ và làm theo chỉ định của các sĩ điều trị để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!