Vảy Nến Toàn Thân – Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị?
Vảy nến toàn thân được xác định là dạng vảy nến khó gặp, trung bình người mắc bệnh này chỉ chiếm 1% trên tổng số người bị vảy nến. Tuy hiếm gặp nhưng bệnh vảy nến khắp người rất nguy hiểm. Cần nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu để người mắc có thể chủ động trong việc phòng tránh và chữa trị.

Bệnh vảy nến toàn thân là gì? Có nguy hiểm không?
Nếu cơ thể bạn bắt đầu xuất hiện những tổn thương màu đỏ, có lớp vảy bạc phủ trắng hãy nghĩ ngay đến bệnh vảy nến. Vảy nến với nền bệnh lý về da được chia thành nhiều thể khác nhau như: Thể giọt, thể mảng, thể mủ, thể đảo ngược, thể khớp và nặng nhất đó là đỏ da toàn thân hay còn gọi là vảy nến toàn thân.
Vảy nến toàn thân (Systemic psoriasis) hay vảy nến đỏ da toàn thân là thể hiếm và thường phát bệnh từ những dạng nhẹ hơn như vảy nến thể mảng hoặc vảy nến mụn mủ. Đặc biệt bệnh có thể khởi phát do trong quá trình điều trị dùng corticoid đường toàn thân không đúng cách.
Nếu không phát hiện kịp thời, chủ quan thì rất nguy hiểm. Ngoài hiện tượng lớp vảy lan rộng, gây đau rát người bệnh còn bị đe dọa đến tính mạng. Vì vậy đừng chủ quan mà hãy tìm hiểu kỹ thông tin với bệnh lý này.
Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh vảy nến toàn thân bạn bên biết:
- Nếu bệnh kéo dài sẽ gây nhiễm trùng nghiêm trọng, dẫn tới lở loét da, nhiễm trùng máu
- Cơ thể sẽ xuất hiện các vết loét ăn sâu vào da và xương dẫn đến thối thịt
- Người mắc bệnh sẽ làm tăng cơn đau tim lên gấp 3 lần vì vậy dễ dẫn đến đột quỵ và tử vong
- Khi vảy nến quá nặng hệ thống xương khớp sẽ đau nhức, để lâu sẽ bị viêm nhiễm, dẫn đến hình thành các khối u
- Làm suy giảm chức năng của thận, nếu để lâu sẽ bị suy thận, hư thận và nguy hiểm đến tính mạng
Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến toàn thân
Khác với những thể vảy nến thông thường, bệnh vảy nến toàn thân có biểu hiện rất rõ nét giúp người bệnh có thể nhận biết được bệnh lý của mình. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu có thể gây nhầm tưởng với các loại viêm da khác. Bệnh có thể xuất hiện một cách đột ngột hoặc từ từ trên nền của các thể khác như thể mảng, thể mủ.

Dấu hiệu nhận biết người bệnh cần lưu ý:
- Da đỏ trên khắp cơ thể, từ đầu đến chân, ít nhất 90% tổng diện tích da của cơ thể là dấu hiệu điển hình nhất
- Vùng da bị vảy nến được bảo phủ và có thể nhìn thấy rõ những mảng vảy trắng bạc lan rộng. Các mảng trắng này có thể bong ra và biến thành những mảng lớn.
- Da phù nề, rớm dịch và xuất hiện mủ cũng là dấu hiệu dễ nhận biết
- Da căng, nứt, khó chịu, đau và ngứa một cách dữ dội toàn thân và luôn muốn dùng tay gãi.
- Cơ thể thay đổi nhiệt độ thất thường, có triệu chứng ớn lạnh hoặc sốt
- Mắt cá chân sưng, các khớp đau nhức
Nguyên nhân của bệnh vảy nến đỏ da toàn thân
Bệnh vảy nến đỏ da toàn thân theo nghiên cứu được cho là do hệ thống miễn dịch của da hoạt động quá mức tuy nhiên chưa có nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra. Mặc dù vậy các chuyên gia cũng ghi nhận vảy nến toàn thân và các dạng bệnh vảy nến khác hình thành là do sự nhầm lần.
Cơ thể chúng ta sản xuất một loại tế bào bạch cầu, được gọi là lympho T, bạch hầu này sẽ phát hiện và tiêu diệt vi khuẩn khi thâm nhập vào cơ thể. Thế nhưng, kháng thể này sản xuất quá nhiều dẫn tới việc nhận diện sai và kháng ngược lại các tế bào cơ lợi trên da. Chính điều này tạo ra nhiều tế bào mới, các mảng sừng gây ra bong tróc, ngứa ngáy và xuất hiện các vết nứt.
Ngoài ra, với một số nghiên cứu lại cho rằng, bệnh vảy nến đỏ da toàn thân có thể do một số yếu tố khác như:
- Có tính di truyền, di truyền từ đời bố mẹ
- Bị nhiễm trùng
- Trong quá trình điều trị lạm dụng thuốc corticoid
- Da bị cháy nắng tróc vảy
- Căng thẳng, stress, lo âu quá mức do công việc, cuộc sống
- Dừng đột ngột việc điều trị các thể vảy nến trước đó cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh. Chủ yếu là các thể mảng có xuất hiện mủ.

Các phương pháp xét nghiệm bệnh vảy nến toàn thân
Như đã nói, bệnh vảy nến toàn thân rất nguy hiểm, nếu bạn có những biểu hiện kể trên hoặc nghi ngờ bản thân bji vay nến hãy đến cơ sở y tế, các bệnh viện để xét nghiệm ngay. Để chắc chắn về việc bạn có mắc bệnh hay không, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm sau:
- Kiểm tra, thực hiện sinh thiết da
- Xét nghiệm dị ứng liên quan đến da
- Xét nghiệm nhiễm trùng da
Với những bước kiểm tra này, bệnh vảy nến nhanh chóng được phát hiện và điều trị kịp thời. Tránh việc lây lan ra diện rộng và gây khó khăn trong việc điều trị
Cách điều trị bệnh vảy nến toàn thân hiệu quả
Thông thường, khi tiến hành chữa trị cho bệnh nhân các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng, xem xét lịch sử điều trị bệnh tật, sử dụng thuốc trước đó. Việc chữa trị sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân. Tuy nhiên do tổn thương quá nhiều trên bề mặt cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng khó khăn trong điều trị cho người mắc bệnh.
Phương pháp điều trị bao gồm điều trị tại chỗ và điều trị bằng thuốc. Với những bệnh nhân mắc bệnh lý nghiêm trọng việc đầu tiên phải bù nước, tránh việc mất nước sẽ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Phương pháp điều trị tại chỗ ở mức nhẹ và trung bình
Với mức độ nhẹ hoặc trung bình, người bệnh có thể được áp dụng phương pháp điều trị tại chỗ. Hoặc có thể kết hợp với những phương pháp trị liệu khác để nhanh chóng làm giảm mức độ nguy hiểm.

Để xoa dịu làn da bỏng rát, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Làm ướt da, dùng băng gạc đã tiệt trùng để làm dịu mát da
- Dùng thuốc bôi có thành phần corticoid, loại thuốc chuyên dùng cho bệnh vảy nến toàn thân. Bôi sau khi tắm hoặc khi đi ngủ
- Tắm các loại thảo dược thiên nhiên như là tía tô, nước chè xanh …
Dùng thuốc đặc trị
Những trường hợp mắc vảy nến toàn thân nặng sẽ cần sự can thiệp của loại thuốc chuyên dụng như: methotrexate, cyclosporine, retinoid, liệu pháp sinh học (biotherapy). Tuy nhiên về liều lượng cần có sự tư vấn và làm theo chỉ dẫn của các bác sĩ, tránh trường hợp tự ý dùng thuốc.
- Cyclosporine (Infliximab): Nhóm thuốc thường được tư vấn khuyên dùng cho người bệnh. Có công dụng ngăn chặn sự tấn công của các tế bào gây hại, tạo cơ chế tự miễn dịch trên làn da chịu tổn thương.
- Acitretin hoặc Methotrexate: Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự sản xuất quá mức của các tế bào gây hại- một trong những nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến, tuy nhiên sẽ có hiệu quả chậm hơn Cyclosporine (Infliximab
- Thuốc ức chế miễn dịch khác: Adalimumab (Humira ), adalimumab-ATTO (Amjevita), brodalumab (Siliq)… tuy cho tác dụng mạnh nhưng nguy hiểm vì liều lượng cao và nhiều tác dụng phụ.
- Thuốc khác như thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc làm dịu da

Quang trị liệu
Sử dụng tia UVA, UVB, laser (Excimer) để điều trị bệnh là một phương pháp để điều trị bệnh vảy nến toàn thân. Cơ chế của các tia sáng này sẽ thâm nhập vào da, từng tế bào và phá hủy các lớp da, các lớp biểu bì hình thành mảng vảy nến.
Sử dụng phương pháp đông y trong bệnh vảy nến toàn thân
Trong Đông y, vảy nến toàn thân được chia làm hai thể vì vậy các đơn thuốc cùng chia làm hai dạng khác nhau: Phong huyết nhiệt và phong huyết táo.
- Bài thuốc thể phong huyết nhiệt sử dụng các thành phần: Hoa hòe sống, thăng ma, thạch cao, sinh địa, chích thảo, tử thảo, địa phu tử đem sắc thuốc ngày uống 3 lần
- Bài thuốc thể phong huyết táo bao gồm: Huyền sâm, vừng đen, kim ngân hoa và sinh địa, ké đầu ngựa, hà thủ mỗi ngày một thang đem sắc uống
Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp đông ý cần lưu ý cơ thể có phù hợp không và chọn những nơi uy tín chuyên trị bệnh vảy nến toàn thân.

Phải làm gì khi mắc bệnh vảy nến thể đỏ da toàn thân?
Bệnh vảy nến thể đỏ da toàn thân nếu để lâu sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh, vì vậy cần nắm rõ các triệu chứng, mức độ và những lưu ý cần thiết đối với người bệnh
- Điều đầu tiên người mắc bệnh cần làm theo hướng dẫn của các bác sĩ đã kê đơn theo toa tùy mức độ nặng nhẹ của bản thân người mắc bệnh
- Thông báo tất cả các loại thuốc đã và đang sử dụng cho bác sĩ vì có thể do bạn đã lạm dụng thuốc khi điều trị bệnh vảy nến toàn thân
- Luôn luôn vệ sinh da thật tốt, tránh để vi khuẩn, bụi xâm nhập
- Luôn giữ ẩm, tránh làm tổn thương da, làm khô da
- Kiểm tra các vết thương mỗi ngày để phát hiện có nhiễm trùng hay không. Nếu bị nhiễm trùng sẽ trở nên nặng và nguy hiểm
- Tránh các cảm xúc ức chế thần kinh như lo lắng, giận dữ, xúc động …
- Không nên hút thuốc và các loại chất kích thích. Sử dụng nhiều rượu bia cũng làm tổn thương thêm ở người bệnh
- Tái khám đúng hẹn
- Không tự ý dùng thuốc có thành phần corticosteroid mà không được kê đơn bởi bác sĩ, điều này khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn
- Điều trị nghiêm túc theo quy tắc, đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý dừng việc điều trị hoặc đổi loại thuốc khác sẽ dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn
Bệnh vảy nến toàn thân hay còn gọi là vảy nến đỏ da toàn thân tuy rất hiếm gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Nếu bạn có các dấu hiệu của bệnh lý, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để khám và kiểm tra nhé. Và đừng quên, duy trì lối sống lành mạnh, giữ gìn làn da hàng ngày để điều trị và phòng ngừa một cách tốt nhất.
Xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!