Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Vảy nến thể mảng nếu không điều trị kịp sớm rất dễ gây nhiễm trùng da, tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường… Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì, triệu chứng khởi phát ra sao và làm sao để điều trị là vấn đề sẽ được giải đáp ở bài viết dưới.

Vảy nến thể mảng là bệnh gì?

Bệnh vảy nến có nhiều thể khác như vảy nến thể mảng, vảy nến thể mủ, vảy nến thể giọt, vảy nến đỏ da toàn thân, vảy nến khớp. Trong đó, vảy nến thể mảng là loại phổ biến nhất, chiếm đến 80% trên tổng số ca mắc. Đặc trưng của thể là vùng da nhiễm bệnh sẽ lan ra khắp cơ thể. Các vị trí  nhiễm bệnh thường là vùng da bị tì đè như đầu gối, khuỷu tay hoặc da đầu.

Khi mới xuất hiện, vảy nến thể mảng là các mảng hồng ban có ranh giới rõ và lan rộng khắp cơ thể. Trên hồng ban là những mảng da dày có lớp vảy trắng bạc bao phủ. Có một số trường hợp vảy nến thể mảng có thể phối hợp với các thể vảy nến khác.

Vảy nến thể mảng chiếm đến 80% trên tổng số ca mắc
Vảy nến thể mảng chiếm đến 80% trên tổng số ca mắc

Tình trạng bệnh vảy nến thể mảng cũng ảnh hưởng đến cách tiếp cận điều trị bệnh. Bệnh thường được chia thành 2 mức độ như sau:

  • Tổn thương da ít: Khi diện tích da tổn thương dưới 10% diện tích da cơ thể thường được đánh giá là mức độ nhẹ.
  • Tổn thương lan rộng: Mức độ này thường được tính từ dạng trung bình đến nặng. Tổn thương được xác định khi diện tích da nhiễm bệnh chiếm từ 10% diện tích da cơ thể trở lên. Lúc này người bệnh cần cân nhắc phác đồ điều trị kèm theo liệu pháp ánh sáng để điều trị bệnh.

Triệu chứng thường gặp vảy nến thể mảng

  • Trên da xuất hiện những mảng đỏ có đường kính từ 5cm trở lên.
  • Tổn thương da có giới hạn rõ ràng và không giống các bệnh khác.
  • Trên bề mặt da có vảy dày màu trắng, dễ bong.
  • Tổn thương thường nằm ở khuỷu tay, lưng, ngực, xương cụt, chân trước, da đầu và đầu gối.
  • Vảy nến ở nách, ngực có thể lan rộng thành mảng lớn.
  • Có 20 – 40% trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao, da đổ mồ hôi khi mắc vẩy nến dạng mảng lan rộng.
  • Các triệu chứng của bệnh có thể giảm hoặc tăng theo từng giai đoạn và đợt tái phát.

Hình ảnh vảy nến thể mảng

Triệu chứng Vảy Nến Thể Mảng phổ biến

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến thể mảng là gì?

Nguyên nhân gây vảy nến thể mảng là do sự rối loạn của hệ miễn dịch và những yếu tố gia tăng nguy cơ khác. Ở người khỏe mạnh, hệ miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể thông qua cơ chế phát hiện và tiêu diệt các yếu tố ngoại lai như vi khuẩn, virus,...

Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch suy yếu, nó sẽ tấn công vào các tế bào biểu bì, khiến tế bào da phát triển nhanh gấp 10 lần so với bình thường. Từ đó, các tế bào da chết tích tụ lại trên bề mặt và gây tổn thương, sưng, viêm đỏ và dẫn tới bệnh vảy nến.

Ngoài ra, còn phải kể đến các yếu tố có nguy cơ khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn là:

  • Yếu tố di truyền, tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình bạn có bố mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh vảy nến thể mảng, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh này sẽ cao hơn so với những người khác. Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh vảy nến, con sinh ra có tỷ lệ mắc bệnh là khoảng 8%, nhưng nếu cả bố và mẹ đều bị vảy nến, 41% con sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
  • Hệ thống miễn dịch hoạt động không đúng chu trình: Nghĩa là hệ miễn dịch hoạt động không chính xác, nó có thể không phân biệt chính xác giữa tế bào khỏe mạnh và tế bào tổn thương. Điều này dẫn đến việc tăng sản xuất tế bào da, góp phần vào sự phát triển của các triệu chứng vảy nến thể mảng.
  • Yếu tố môi trường: Các yếu tố khiến bệnh vảy nến phát triển nặng hơn là căng thẳng, hút thuốc lá và thường xuyên tiếp xúc với chất gây kích ứng có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh vảy nến thể mảng.
  • Ngoài ra còn một tác nhân khác như: Stress kéo dài; Sử dụng quá nhiều thức uống có cồn như rượu, bia, đồ lên men,... Hút thuốc lá; Chấn thương, trầy xước da; Hoặc sử dụng một số loại thuốc điều trị cao huyết áp, điều trị rối loạn lưỡng cực…

Biến chứng bệnh vảy nến thể mảng

  • Nhiễm trùng da: Những vùng da bị tổn thương do vảy nến mảng rất dễ bị nhiễm trùng nếu không vệ sinh sạch sẽ. Khi vi khuẩn xâm nhập có thể gây biến chứng thành vảy nến thể mủ hoặc nặng hơn.
  • Thay đổi cơ thể: Trường hợp bệnh tiến triển nặng sẽ lan rộng trên da, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh khác: Người mắc bệnh vảy nến thể mảng có thể có nguy cơ cao mắc viêm khớp, bệnh về tim mạch, dạ dày do ảnh hưởng của hệ thống miễn dịch làm việc không tuần tự.

Nhiễm trùng da là biến chứng thường gặp do vẩy nến thể mảng gây ra
Nhiễm trùng da là biến chứng thường gặp do vẩy nến thể mảng gây ra

Gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể: Bệnh vảy nến thể mảng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể vì nó khiến người bệnh tăng cholesterol, tiểu đường và bệnh tim mạch.

Phương pháp chẩn đoán bệnh vảy nến thể mảng

Chẩn đoán cận lâm sàng

Bác sĩ da liễu sẽ kiểm tra các triệu chứng trên da của bệnh nhân xem có vảy nến, vết đỏ hay dấu hiệu tổn thương trên da hay không. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ xem xét vùng da bị ảnh hưởng và cách mà nó phản ứng với ánh sáng.

Chẩn đoán lâm sàng

  • Xét nghiệm sinh hóa: Đối với một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số sinh hóa như C-reactive protein (CRP), từ đó đánh giá mức độ viêm và huyết thanh acid uric.
  • Lấy mẫu da: Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ lấy mẫu da bị ảnh hưởng để thực hiện xét nghiệm dưới kính hiển vi để xác định nguyên nhân và đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.

Đối tượng dễ mắc vảy nến thể mảng

Vẩy nến dạng mảng lan rộng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xuất hiện ở những người trung tuổi và đang dần có xu hướng trẻ hóa. Một số đối tượng có khả năng mắc bệnh vảy nến thể mảng là:

  • Những nhà có thành viên trong gia đình mắc bệnh vảy nến thể mảng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho thế hệ khác trong gia đình.
  • Những người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ cao mắc bệnh vảy nến thể mảng. Sự suy giảm chức năng miễn dịch cũng có thể dẫn đến viêm và tổn thương da, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh vảy nến.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố xã hội và môi trường nguy hại có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Người mắc các bệnh lý như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, béo phì có thể tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến thể mảng.

Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh
Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh

Tuy nhiên, việc mắc bệnh vảy nến thể mảng không phụ thuộc vào những yếu tố trên mà còn phụ thuộc vào sự tương tác phức tạp giữa yếu tố di truyền, môi trường và các bệnh lý khác.

Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Bệnh vảy nến hiện vẫn là một bệnh mạn tính, chưa có thuốc điều trị dứt điểm nên người bệnh cần uống thuốc lâu dài. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện triệu chứng cũng như phòng ngừa bằng các mẹo sau:

  • Xây dựng lối sống khoa học, tích cực để tăng cường sức đề kháng, hạn chế các bệnh nhiễm trùng, chấn thương,… gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
  • Tầm soát vảy nến định kỳ nhằm phát hiện bệnh sớm có phương án điều trị thích hợp.
  • Hạn chế để da người bệnh tiếp xúc trực tiếp dưới  ánh nắng mặt trời.
  • Bên cạnh đó vệ sinh da sạch sẽ, dưỡng ẩm thường xuyên, không uống rượu bia, hút thuốc lá và hạn chế ăn thực phẩm béo, nhiều dầu mỡ, tăng cường bổ sung thức ăn chứa acid folic, omega 3 từ cá thu, cá hồi… để bồi bổ cơ thể.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

  • Nếu phương pháp chăm sóc da bạn áp dụng không mang lại kết quả hoặc triệu chứng của bệnh không giảm đi sau một khoảng thời gian điều trị.
  • Xuất hiện bất kỳ triệu chứng phụ như nhiễm trùng, viêm nhiễm, hoặc có vùng da bị viêm nhiễm mới.
  • Nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc thắc mắc liên quan đến tình trạng sức khỏe của mình.

Điều trị bệnh vảy nến thể mảng bằng cách nào?

Để điều trị bệnh vảy nến thể mảng, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh cũng như độ tuổi mà đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Mẹo chữa bệnh vảy nến thể mảng tại nhà

Mặc dù có nhiều phương pháp chữa bệnh vảy nến thể mảng theo dân gian được lưu truyền, tuy nhiên, việc sử dụng những phương pháp này cần được cân nhắc cẩn thận để tránh gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số mẹo điều trị theo dân gian:

  • Chữa vảy nến thể mảng bằng lá trầu: Lá trầu rửa sạch, cho vào nồi nước, đun sôi trong 15 phút. Sau đó người bệnh dùng nước này ngâm rửa vùng da mắc bệnh vảy nến. Người bệnh có thể dùng bã trầu không chà nhẹ lên da để tăng hiệu quả điều trị.
  • Chữa bệnh vảy nến bằng nha đam: Dùng gel nha đam thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Kiên trì thực hiện sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm.
  • Sử dụng dầu dừa điều trị vảy nến thể mảng: Dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm ngứa. Tuy nhiên, việc sử dụng dầu dừa cần thận trọng do có thể gây kích ứng da với một số người.

Lưu ý: Các phương pháp điều trị tại nhà chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ hoặc mới xuất hiện các triệu chứng. Tuyệt đối không sử dụng với những trường hợp bệnh nặng, da bị tổn thương rộng, vết thương hở hoặc đã bị nhiễm trùng,...

Chữa bệnh vảy nến thể mảng bằng bài thuốc Đông y

Bài thuốc 1: 

  • Chuẩn bị: Thổ phục linh 20g, cỏ nhọ nồi 20g, sinh địa 20g, kim ngân 12g, ké đầu ngựa 12g, kinh giới 8g, cam thảo 4g.
  • Cách dùng: Sắc tất cả với 900ml nước, đến khi cốt còn 600ml thì tắt bếp, để nguội, chia thành 3 phần, uống trong ngày, nên uống lúc đói bụng.

Chữa bệnh bằng Đông y hiệu quả và an toàn
Chữa bệnh bằng Đông y hiệu quả và an toàn

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: Sinh địa 20g, huyền sâm 12g, vừng đen 12g, mạch môn 12g, hà thủ ô 12g, kim ngân 12g, vỏ đậu đen 8g, cam thảo 4g;
  • Cách dùng: Sắc tất các nguyên liệu trên với 900ml nước, khi còn 600ml thì tắt bếp. Thuốc này chia thành 3 lần uống trong ngày, uống lúc đói bụng.

Bài thuốc 3:

  • Chuẩn bị: Đương quy 12g, kê huyết đằng 12g, thổ phục linh 20g, ích mẫu thảo 12g, hổ trượng căn (cốt khí củ) 8g, xuyên khung 6g, kinh giới 12g, bạch cương tàm 12g, cam thảo 4g;
  • Cách dùng: Các vị thuốc trên sắc với 800ml nước, đun đến khi còn 400ml thì tắt bếp, để nguội; chia thành 2 phần, uống vào buổi sáng và chiều lúc đói bụng.

Các bài thuốc trên nên sử dụng liên tục từ 7-10 ngày (1 liệu trình). Sau đó nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục liệu trình mới. Mỗi đợt điều trị nên dùng từ 3-4 liệu trình.

Điều trị bằng thuốc Tây

Phương pháp này được đánh giá là giúp cải thiện triệu chứng vảy nến thể mảng và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của bệnh nhân để kê đơn thuốc phù hợp hoặc chỉ định áp dụng liệu pháp ánh sáng:

Thuốc bôi tại chỗ 

Nếu bệnh vảy nến thể mảng xuất hiện ít, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc bôi tại chỗ. Các loại thuốc thường được sử dụng là corticosteroid, vitamin D, A và anthralin.

Bạn cũng có thể sử dụng những loại thuốc bôi có các thành phần như: Axit salicylic, chiết xuất từ nhựa than đá, lô hội, jojoba, zinc pyrithione và capsaicin để giảm thiểu tình trạng khó chịu do vảy nến thể mảng gây ra.

Ngoài ra, các sản phẩm có chứa chất làm mềm da cũng giúp giữ ẩm và làm hạn chế tình trạng ngứa ngáy, da bong tróc.

Liệu pháp ánh sáng

Nếu bệnh vảy nến lan ra trên diện rộng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn điều trị bằng tia cực tím hoặc phơi nắng. Nếu thực hiện hình thức phơi nắng, bạn nên thoa kem chống nắng ở những vùng da không bị bệnh.

Thuốc có tác dụng toàn thân

Nếu tình trạng bệnh vảy nến thể mảng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng các loại thuốc có tác động đến toàn cơ thể. Các loại thuốc này có tác dụng làm cho các tế bào da phát triển chậm lại.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có tác dụng toàn thân có thể gây ra tác dụng phụ như: Trầm cảm, hung hăng, các vấn đề về gan hoặc gây ung thư da... Các loại thuốc có tác dụng toàn thân có thể dùng là acitretin, cyclosporine, methotrexate…

Thuốc sinh học

Một số loại thuốc toàn thân khác cũng tác động vào hệ miễn dịch để điều trị bệnh vảy nến thể mảng là: Adlimumad, etanercept, brodalumab, guselkumab, infliximab, ixekizumab, secukinumab và ustekinumab… Các loại thuốc này thường tiêm trực tiếp qua đường tĩnh mạch. Thuốc tác động đến tế bào miễn dịch hoặc giữ một số protein nhất định không gây viêm.

Adlimumad thuộc nhóm thuốc sinh học điều trị vẩy nến thể mảng
Adlimumad thuộc nhóm thuốc sinh học điều trị vẩy nến thể mảng

Danh sách huyệt đạo tham khảo

Dược liệu trị bệnh vảy nến thể mảng

Việc sử dụng những dược liệu như: Ké đầu ngựa, cam thảo, đương quy, kim ngân,... trong việc điều trị vảy nến thể mảng có thể mang lại nhiều lợi ích như:

  • Giảm triệu chứng ngứa ngáy và bong tróc vảy do bệnh vảy nến gây ra.
  • Kháng viêm, giảm viêm nhiễm khi áp dụng điều trị vảy nến thể mảng.
  • Giúp bảo vệ da, kháng khuẩn và tái tạo da mới nhanh chóng.
  • Tác động tích cực đến hệ thống nội tiết, giúp cân bằng sự phát triển của các tế bào da và làm giảm triệu chứng vảy nến người bệnh có thể dùng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh vảy nến thể mảng cũng như nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp ích cho độc giả trong việc điều trị bệnh, lấy lại làn da khỏe mạnh.

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Bị vảy nến tắm lá gì và tắm thế nào để bệnh nhanh khỏi là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người bệnh. Những thắc mắc này sẽ được chuyên gia Tạp Chí Đông Y giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. Bị vảy nến tắm lá có hiệu quả không? Bệnh vảy nến...

Vảy nến là bệnh về da liễu thường xuyên xuất hiện và có thể tự khỏi

Các nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân bị vảy nến hoàn toàn có thể tắm biển bình thường. Thậm chí, tắm biển đúng cách còn có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng vảy nến tốt hơn.

Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Đồng Nai cho biết, nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của NB-UVB với vảy nến trung bình và nặng, cải thiện rõ rệt sau 20-36 lần điều trị và 60-70% bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn. Đối với bệnh bạch biến từ 40-70% bệnh nhân tái tạo sắc tố sau 4 tháng điều trị.

Ở da bệnh vảy nến thường có biểu hiện là các mảng da đỏ có vảy trắng, dày, bao gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong giống với giọt nến. Các vị trí hay gặp nhất là các vùng như khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Đặc biệt sau một thời gian tiến triển các tổn thương có thể lan ra toàn thân.

Khi bị bệnh vảy nến, người bệnh thường thấy ngứa da, đa số triệu chứng ngứa của vảy nến thường nhẹ. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân triệu chứng ngứa có thể xảy ra dữ dội.

Vảy nến là bệnh lý ngoài da khá phổ biến tại Việt Nam. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là da ửng đỏ, bong tróc, ngứa ngáy,... Đặc biệt, tình trạng lan rộng của vảy nến khiến nhiều người hoang mang, không biết bệnh vảy nến có lây không và lây qua đường nào. Tapchidongy.org sẽ cùng bạn tìm hiểu...
Bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không? Đây là nỗi lo lắng của nhiều người đang bị bệnh, khi bị bệnh bạn sẽ bị áp lực về tâm lý khá cao, gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Những thông tin bổ ích dưới bài viết này sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác nhất....
Điều trị vảy nến bằng quang hóa trị liệu là một trong những phương pháp được nhiều người biết đến. Tuy vậy so với Tây y hoặc Đông y, cách trị bệnh này có giá thành cao hơn hẳn. Vậy quang hóa trị liệu có gì đặc biệt? bài viết sau đây của Tapchidongy sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu...
Chữa vẩy nến bằng diện chẩn là một phương pháp quen thuộc trong Đông Y. Thế nhưng với nhiều người, thông tin về cách chữa vảy nến này còn khá mơ hồ. Để hiểu rõ hơn, bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc khái quát về phương pháp chữa vẩy nến bằng diện chẩn. [caption id="attachment_29312" align="aligncenter" width="730"] Chữa...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Vảy Nến Thể Mảng bằng YHCT


Bài viết liên quan