Trồng răng hàm có đau không là vấn đề được khá nhiều người quan tâm, thậm chí nó còn có thể thay đổi quyết định của không ít người, khiến họ phải trì hoãn việc trồng răng. Thế nhưng, trên thực tế mọi việc lại diễn ra nhanh chóng, đơn giản và nhẹ nhàng hơn những gì bạn nghĩ rất nhiều.

Trồng răng hàm có đau không?

Hiện nay có 3 phương pháp chính được sử dụng để trồng răng hàm đó là: Hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép implant. Nếu muốn biết trồng răng hàm có đau không, chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu từng phương pháp một.

Dùng hàm giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp là giải pháp làm răng cổ điển được nhiều người áp dụng khi bị mất răng, người dùng có thể dễ dàng tháo ra và lắp lại dễ dàng khi sử dụng. Quy trình thực hiện trồng răng hàm bằng hàm giả tháo lắp khá nhanh chóng, không cần mài mòn răng hay xâm lấn nên nhìn chung ít gây ra cảm giác đau đớn.

Hàm giả được chế tác bằng các vật liệu nha khoa an toàn, lành tính với cơ thể, thời gian thực hiện khá nhanh, chỉ mất khoảng 4 – 6 ngày là hoàn thiện. Sau đó bệnh nhân có thể sử dụng liên tục trong 10 năm, giúp đảm bảo tính thẩm mỹ, khả năng ăn nhai và tránh tình trạng xô lệch răng. Mặt khác chi phí thực hiện cũng được đánh giá là rẻ nhất trong các phương pháp trồng răng.

Hàm giả tháo lắp có thể dễ dàng tháo ra và lắp lại khi sử dụng
Hàm giả tháo lắp có thể dễ dàng tháo ra và lắp lại khi sử dụng

Khi sử dụng, bệnh nhân chỉ cần đặt hàm giả lên bề mặt của phần nướu bị mất răng, không cần tác động hay can thiệp thêm. Nhờ đó mà hầu như sẽ không có cảm giác gì. Tuy nhiên, trong thời gian đầu sử dụng, khoang miệng có thể chưa quen với hàm tháo lắp nên có thể sẽ có cảm giác kích ứng và khó chịu một chút.

Về nhược điểm, phương pháp này không thể ngăn chặn được hiện tượng tiêu xương hàm và do được làm bằng nhựa nên tính thẩm mỹ không cao. ngoài ra việc hàm dễ dàng tháo lắp nên không có độ khít tuyệt đối với khung hàm, thức ăn thừa hay bị mắc lại, gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng khác.

Phương pháp cầu răng sứ

Cầu răng sứ là phương pháp phục hình nha khoa thay giúp thay thế răng đã mất, mang lại hiệu quả gần như là tuyệt đối cho hàm răng về cả chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ. Cầu răng gồm có 2 mão ở 2 đầu và răng giả nằm ở giữa để thay thế cho răng bị mất. 2 mão răng gắn vào hai răng thật ở 2 bên vị trí mất răng được mài nhỏ gọi là trụ răng, phần răng giả gọi là nhịp cầu.

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp bạn bị mất 1 hoặc nhiều răng. Để làm cầu răng, bác sĩ sẽ mài nhỏ 2 răng thật nằm ở 2 bên răng bị mất. Do đó bạn sẽ cảm thấy ê buốt và khó chịu một chút khi các dụng cụ nha khoa tác động vào. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chỉ mài đi phần men răng chứ không tác động đến lớp men và tủy nhạy cảm bên trong. Đồng thời để quá trình được diễn ra thuận lợi và giảm cảm giác đau đớn, bạn sẽ được tiêm thuốc gây tê vào vùng răng đó trước khi điều trị.

Trồng răng hàm bằng cầu sứ ít gây đau đớn
Trồng răng hàm bằng cầu sứ ít gây đau đớn

Độ bền của cầu răng sứ tương đối tốt, và còn được gắn chặt vào hàm, nhờ đó mà có thể thực hiện các chức năng tương tự răng thật, tính thẩm mỹ cũng cao hơn. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp cho trường hợp các răng bên cạnh phải khỏe mạnh, các vấn đề về răng miệng cần phải điều trị triệt để trước khi là. Đặc biệt là sau vài năm sử dụng, phần gầm của cầu răng có thể bị co lại và bạn phải đi trồng cầu mới.

Trồng răng hàm có đau không? Thông thường, sau khi mài răng bạn sẽ thấy hơi đau và ê buốt nhẹ. Mức độ của cơn đau phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ, nếu bác sĩ có kỹ thuật tốt thì cơn đau sẽ được hạn chế tối đa hoặc không có cảm giác gì. Nhìn chung ê buốt sau mài răng là triệu chứng khá bình thường, nó sẽ giảm dần sau khoảng từ 2 – 3 ngày điều trị.

Cấy ghép implant

Cấy ghép implant được biết đến là phương pháp trồng răng tiên tiến, hiện đại và toàn diện nhất hiện nay. Nó có thể khắc phục được hầu hết các điểm yếu của hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ mà vẫn đảm bảo được chức năng, độ bền và tính thẩm mỹ cao. Nếu những kỹ thuật khác chỉ duy trì được trong 5 – 7 năm thì cấy ghép implant có thể tuổi thọ vĩnh viễn nếu được chăm sóc cẩn thận. mặt khác bạn cũng không cần mài răng nên bảo toàn được tối đa các răng bên cạnh.

Trồng răng hàm cấy ghép implant bệnh nhân sẽ được gây tê
Trồng răng hàm cấy ghép implant bệnh nhân sẽ được gây tê

Nhiều người lo ngại về việc cắm trụ implant sẽ gây đau đớn. Thế nhưng quá trình này lại diễn ra hết sức nhẹ nhàng và nhanh chóng, bởi bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê tại chỗ, giúp người bệnh không có cảm giác gì. Trong khi đó, trụ implant cắm vào xương hàm chính là điểm mấu chốt để ngăn chặn tình trạng tiêu xương dẫn tới biến dạng khuôn mặt.

Các cảm giác đau nhức, khó chịu sau khi trồng răng implant chủ yếu là do thuốc tê hết tác dụng. Bạn không cần lo lắng về điều này vì sau khi cắm trụ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, kháng sinh để dùng tại nhà. Mặt khác, mức độ cơn đau của từng người sẽ khác nhau, có người thấy đau âm ỉ nhưng nhiều trường hợp chỉ có cảm giác như kiến cắn.

Xem thêm: Trồng răng cửa có đau không, quy trình và chi phí như thế nào?

Trồng răng hàm bao lâu thì hết đau?

Sau khi trồng răng hàm, cơn đau sẽ kéo dài trong bao lâu là vấn đề mà nhiều người thắc mắc, bởi nó có thể gây ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt hàng ngày. Thời gian của cơn đau sẽ phụ thuộc vào phương pháp trồng răng, cụ thể là:

  • Hàm giả tháo lắp: Hàm giả không gây đau đớn cho bệnh nhân vì được thực hiện khá nhẹ nhàng, không tác động nhiều đến những bộ phận khác. Thế nhưng, khi miệng có thêm sự xuất hiện của một khí cụ lạ sẽ không tránh khỏi cảm giác lạ lẫm, khó chịu đôi chút. Chỉ sau vài ngày làm quen với hàm giả, cảm giác khó chịu sẽ biến mất ngay lập tức.
  • Cầu răng sứ: Như đã đề cập ở trên, các cơn đau khi lắp cầu răng sứ chủ yếu xuất hiện khi mài răng để làm trụ . Điều này khiến răng nhạy cảm hơn, dễ ê buốt, tuy nhiên nó sẽ biến mất sau khoảng 2 – 3 ngày. Đối với những người có hàm răng nhạy cảm thì thời gian có thể lâu hơn để chấm dứt tình trạng này.
Trồng răng hàm cơn đau có thể kéo dài trong một vài ngày
Trồng răng hàm cơn đau có thể kéo dài trong một vài ngày
  • Cấy ghép implant: Trước khi cắm trụ implant, bạn sẽ được tiêm thuốc tê tại chỗ nên hầu như sẽ không cảm thấy đau đớn hay khó chịu gì. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, tình trạng đau nhức tại vị trí cắm trụ là khá bình thường và phổ biến. Bác sĩ sẽ kê thêm các loại thuốc giảm đau, kháng viêm để làm giảm cơn đau. Các cơn đau sẽ hết hoàn toàn sau 5 – 7 ngày nếu kỹ thuật thực hiện được đảm bảo và không có sai sót gì.

Giải pháp giúp trồng răng hàm không đau

Để làm giảm và loại bỏ các cơn đau do trồng răng hàm gây ra, bạn có thể áp dụng một số giải pháp hiệu quả sau đây.

  • Chọn cơ sở nha khoa uy tín

Chuyên môn, tay nghề của nha sĩ và cơ sở vật chất của nha khoa quyết định tới phần lớn việc trồng răng hàm có đau không và có thành công không. Đặc biệt là phương pháp cầu răng sứ hay cắm trụ implant lại càng cần bác sĩ có trình độ cao và máy móc hiện đại. Đây cũng là việc cần thiết để giảm nguy cơ đau buốt, nhiễm trùng do mài răng quá đà, thực hiện sai kỹ thuật.

Nên chọn nha khoa uy tín để trồng răng hàm
Nên chọn nha khoa uy tín để trồng răng hàm
  • Tránh vận động mạnh

Sau khi trồng răng, bạn cần 2 – 3 ngày để phục hồi, do đó nên nghỉ ngơi nhiều hơn thay vì vận động mạnh, làm việc nặng. Bởi nó có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim, dẫn tới với các cục máu đông tại vùng răng mới trồng. Ngoài ra, vì mới thực hiện thủ thuật nên vùng răng trồng còn khá nhạy cảm, bạn nên hạn chế các tác động để tránh làm tổn thương tới răng và nướu.

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ 

Sau khi trồng răng giả, vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ nhiễm trùng. Đồng thời cảm giác đau đớn, khó chịu cũng phụ thuộc rất lớn vào cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng sau thủ thuật. Hãy bắt đầu bằng việc súc miệng bằng nước muối, hỏi ý kiến của bác sĩ về việc liệu bạn đã đánh răng ngay được chưa và thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Chườm đá

Đây là phương pháp điều trị tại nhà đã được công nhận lâm sàng có tác dụng gây tê dây thần kinh tạm thời và giảm đau, Do đó, nó sẽ khiến vùng răng mới trồng giảm đau và sưng tấy cực hiệu quả.

Bạn có thể dùng túi chườm, miếng vải hoặc khăn mềm bọc một vài viên đá lạnh rồi áp lên má vùng răng đau. Tuy nhiên, không nên chườm đá trong thời gian quá dài, bạn chỉ nên áp dụng tối đa 20 phút, sau đó nghỉ ít nhất 20 phút rồi mới thực hiện lần tiếp theo.

Chườm đá giúp làm giảm cơn đau
Chườm đá giúp làm giảm cơn đau
  • Ăn uống khoa học

Theo lời khuyên của các bác sĩ, sau khi trải qua bất cứ thủ thuật nha khoa nào có yêu cầu gây tê hoặc gây mê toàn thân, người bệnh cũng nên ăn các món ăn dạng lỏng, mềm, dễ tiêu hóa trong thời gian đầu. Sau đó có thể chuyển sang những loại thực phẩm rắn hơn, đặc biệt không nhai trực tiếp lên vùng răng mới trồng.

  • Không hút thuốc

Việc hút thuốc sau khi trồng răng có thể gây ức chế quá trình làm lành vết thương và khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, để đảm bảo phục hồi sau phẫu thuật, tốt nhất bạn nên hạn chế hút thuốc càng lâu càng tốt, ít nhất là trong 1 tuần đầu tiên.

Trồng răng hàm có đau không còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của từng người. Điều quan trọng để giúp bạn loại bỏ được các cơn đau là quy trình trồng răng phải được thực hiện đúng kỹ thuật. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn tự tin hơn, có được hàm răng chắc khỏe, đều đẹp và ít đau đớn nhất.

Dành riêng cho bạn:


Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan