Tê bì tay chân là hiện tượng phổ biến ở mọi đối tượng và đang có xu hướng trẻ hóa. Để thoát khỏi tình trạng này một lần và mãi mãi, người bệnh có thể tham khảo những cách trị tê tay, chân tại nhà đơn giản, an toàn, hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Nguyên tắc khi điều trị tê tay, tê chân

Triệu chứng tê bì chân tay có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau từ nguyên nhân bệnh lý cơ thể hoặc cũng có thể do những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Thiếu chất dinh dưỡng và hoạt động sai tư thế cũng là một trong những nguyên nhân gây tê chân tay. 

Từ những kết quả chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh từ bác sĩ chuyên khoa, người bệnh sẽ có phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp bệnh:

  • Nếu nguyên nhân gây bệnh không phải do các bệnh lý gây nên và tình trạng bệnh ở mức nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể chữa tê tay tại nhà thông qua vận động hoặc thể dục thể thao sẽ làm cho các triệu chứng hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết và áp dụng tràn lan các phương pháp sẽ làm việc điều trị trở nên khó khăn hơn, thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe. 
  • Nếu hiện tượng tê bì chân tay kéo dài và tái lại nhiều lần, đây chính là nguyên nhân bệnh lý gây nên, khi đó cần phải điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Thiếu chất dinh dưỡng và hoạt động sai tư thế cũng là một trong những nguyên nhân gây tê chân tay
Thiếu chất dinh dưỡng và hoạt động sai tư thế cũng là một trong những nguyên nhân gây tê chân tay

Điều trị tê tay, tê chân  do bệnh lý chủ yếu chia thành 2 nhóm:

  • Phương pháp điều trị triệu chứng bằng sử dụng thuốc
  • Phương pháp điều trị nguyên nhân: Kết hợp nhiều phương pháp khác nhau dựa vào nguyên nhân bệnh

Trên thực tế, không phải người bệnh nào cũng biết được mức độ bệnh của mình, hầu như khi phát hiện đều là khi bệnh tê bì tay chân đã chuyển sang nặng. Do đó nếu có bất kỳ triệu chứng biểu hiện nào, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và quyết định nên điều trị như thế nào là tốt nhất.

Tổng hợp cách trị tê tay chân hiệu quả

Trị tê tay chân có vô vàn cách từ Tây y đến phương pháp Đông y, bài tập hỗ trợ. Dưới đây là những phương pháp điều trị được cho là hiệu quả nhất và tương đối dễ thực hiện.

Điều trị tê tay chân bằng Tây Y

Điều trị Tây y là phương pháp nội khoa và dùng các thuốc điều trị triệu chứng. Đối với các trường hợp tê tay, chân liên quan đến chèn ép dây thần kinh, viêm khớp chèn ép, viêm dây thần kinh thì được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm theo kê đơn của bác sĩ.

Những trường hợp nặng hơn có thể được chỉ định tiêm Corticoid trực tiếp vào cổ tay, cổ chân để chống viêm. Với những bệnh nhân xuất hiện hiện tượng lâu ngày nhưng không tìm ra nguyên nhân có thể bổ sung thêm vitamin nhóm B để cải thiện triệu chứng bệnh.

Các loại thuốc Tây y trị tê bì tay chân phổ biến đó là:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol và Acetaminophen
  • Thuốc chống viêm không steroid: Aspirin, Diclofenac,…  
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: cải thiện tê bì do đau cơ xơ hóa
  • Thuốc giảm viêm: Gabapentin và Pregabalin.
  • Thuốc tiêm chống viêm corticosteroid: giảm viêm, tê nhức do xơ cứng.

Ngoài ra, phương pháp điều trị ngoại khoa như phẫu thuật giúp can thiệp vào vị trí tê tay chân giúp giải pháp chèn ép dây thần kinh – nguyên nhân gây ra bệnh. Phương pháp phẫu thuật áp dụng phổ biến ở những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm dẫn đến tê tay, tê chân hoặc hội chứng ống cổ tay cổ chân gây ra.

[pr_middle_post]

Điều trị bằng Đông y

Đông y từ xa xưa đã kết hợp những vị thuốc để tạo nên bài thuốc chữa tê bì tay chân, giảm phong hàn, thấp và đẩy lùi các triệu chứng bệnh. Người bệnh chỉ cần đem sắc uống hàng ngày, mỗi ngày sử dụng 1 thang sẽ có tác dụng hiệu quả.

Bài thuốc 1: 

  • Đẳng sâm: 16 gram
  • Bạch truật, hoài sơn, táo: mỗi vị 12 gram
  • Bạch chỉ, bạch thược, mạch môn, quy đầu thần khúc, sài hồ, bạch linh: mỗi vị 10 gram
  • Cát cánh: 9 gram
  • Biển đậu, phòng phong: mỗi vị 8 gram
  • Cam thảo: 6 gram
  • Quế chi, Can khương: mỗi vị 4 gram

Bài thuốc 2: 

  • Thục địa: 20 gram
  • Bạch thược, kê huyết đằng, táo nhân: mỗi vị 16 gram
  • Mộc qua, tục đoạn, ngưu tất, quy đầu, tang ký sinh, kỷ tử: mỗi vị 12 gram
  • Mạch môn: 10 gram
  • Xuyên khung: 8 gram
  • Trích thảo: 6 gram

Mẹo dân gian trị tê bì tay chân

Dưới đây là tổng hợp 6 bài thuốc nam điều trị tê bì tay chân hiệu quả:

Bài thuốc trị tê tay với ngải cứu trắng

Ngải cứu là cây thuốc nam quá quen thuộc đối với mọi người qua các món ăn hàng ngày và công dụng hiệu quả trong chữa bệnh xương khớp. Các tinh chất trong ngải cứu có tính ấm giúp tăng tuần hoàn máu, giãn nở các khớp, cơ, cải thiện các triệu chứng tê bì tay chân.

Bài thuốc trị tê tay với ngải cứu trắng và muối hột
Bài thuốc trị tê tay với ngải cứu trắng và muối hột

Chuẩn bị: 1 bó ngải cứu, 2 thìa to muối hột

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu bỏ phần lá vàng úa sau đó rửa sạch và để ráo
  • Đun sôi nước sau đó cho ngải cứu và muối hột và cùng 
  • Khi lá ngải cứu mềm ra với lên và đắp trực tiếp lên vị trí bị tê bì tay chân
  • Thực hiện đều đặn từ 1 – 2 lần/ngày, và đắp trong vòng 1 tháng sẽ thấy triệu chứng cải thiện rõ rệt.

Dùng quế điều trị tê bì chân tay

Trong nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, quế có chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin B, kali, mangan. Đây là các chất có tác dụng điều hòa lưu thông máu, giảm tê mỏi tay chân. Người bệnh cần kiên trì thực hiện ít nhất từ vài tuần đến 1 tháng để giảm hẳn các triệu chứng.

Dùng quế điều trị tê bì chân tay
Dùng quế điều trị tê bì chân tay

Cách thực hiện:

  • Dùng 1 thìa bột quế khoảng 2 – 4 gram hòa cùng nước ấm uống trực tiếp
  • Ngoài ra, có thể trộn bột quế và mật ong uống vào buổi sáng sau ăn

Bài thuốc trị tê bì tay chân với lá lốt

Y học cổ truyền đã chỉ ra rằng, lá lốt có tính ấm, vị cay, tác động trực tiếp đến các kinh Tỳ, vị. Từ đó làm giảm đau nhức, tê tay chân do lạnh, ngoài ra lá lốt còn giúp kháng viêm và làm khớp xương được thư giãn hơn.

Bài thuốc uống từ lá lốt:

  • Chuẩn bị: 5 – 10 gram lá lốt khô hoặc 20 lá lốt tươi
  • Rửa sạch lá lốt sau đó cho vào ấm sắc đun nhỏ lửa
  • Khi thấy lượng nước trong ấm còn ⅔ thì tắt bếp, lọc lấy nước cốt
  • Uống nước lá lốt khi còn ấm, sử dụng trong ngày
  • Thực hiện ít nhất 15 ngày để có hiệu quả điều trị

Ngâm chân với lá lốt:

  • Chuẩn bị: 200 gram lá lốt tươi, 1 thìa muối ăn
  • Lá lốt rửa sạch, vò nát hoặc băm nhuyễn
  • Đun sôi 2 lít nước sau đó cho lá lốt vào đun trong 10 phút
  • Bỏ muối khuấy đều rồi tắt bếp
  • Đổ nước lá lốt ra chậu cho bớt nóng và thực hiện ngâm chân, tay từ 15 – 20 phút
  • Thực hiện đều đặn vào mỗi tối trước khi ngủ để giảm tê nhức và có giấc ngủ sâu hơn.

Lưu ý: Người có vết thương hở không được dùng phương pháp ngâm chân với lá lốt. Những người mắc bệnh lý như đái tháo đường, suy tĩnh mạch không thích hợp áp dụng.

Cách điều trị tê tay, tê chân không dùng thuốc

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần kết hợp sử dụng với những phương pháp dưới đây để đạt được hiệu quả tốt nhất:

Xoa bóp massage trị tê tay chân

Xoa bóp massage hay bấm huyệt trị tê chân tay là cách làm giảm các triệu chứng tê nhức hiệu quả và nhanh chóng.

Khi thực hiện, người bệnh chỉ cần xoa bóp nhẹ nhàng từ ngón tay lên cổ tay,  tiến dần lên vai và làm ngược lại. Làm tương tự ở mỗi bên tay, chân từ 2 – 3 lần.

Với liệu pháp massage, người bệnh kết hợp với tinh dầu thơm và massage nhẹ nhàng ở vùng tê nhức đến khi có cảm giác nóng lên ở tay và chân. Nhờ vậy quá trình lưu thông máu diễn ra bình thường, ngăn ngừa tê liệu, trị tê tay, chân.

Xoa bóp massage trị tê tay chân
Xoa bóp massage trị tê tay chân

Phương pháp chườm nóng

Chườm bằng nước nóng là cách chữa tê tay chân đơn giản, có tác dụng giảm đau, tê tại chỗ, giúp người bệnh thư giãn và thoải mái hơn.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh chuẩn bị một miếng vải hoặc khăn mỏng nhúng vào nước nóng
  • Vắt cho bớt nước và đắp trực tiếp lên vị trí tê nhức khoảng 10 – 15 phút
  • Đắp cho đến khi cơn tê bì tay chân hết hẳn thì dừng lại, thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

Yoga chữa tê tay chân

Các động tác yoga trị tê tay, chân tương đối đơn giản nên người bệnh hoàn toàn cho thể thực hiện tại nhà. Hãy lựa chọn tư thế phù hợp với bản thân, tránh thực hiện những động tác khó hoặc quá sức làm xảy ra những chấn thương không đáng có.

Dưới đây là một số động tác yoga hữu hiệu cho việc điều trị tê bì tay chân:

  • Ngồi thiền: Ngồi thiền là sự kết hợp giữa ngủ và thức, làm cơ thể thư giãn, các cơ quan trên cơ thể đều ở trạng thái nghỉ ngơi.
  • Tư thế yoga cái cây: Là tư thế người tập thực hiện giống như một cái cây. Động tác này làm tăng khả năng tập trung và giữ thăng bằng, tăng cường sức khỏe bắp tay, bắp chân. Lúc này cơ thể được kéo dãn tối đa, giảm tình trạng tê bì tay chân hiệu quả.
  • Tư thế yoga chim bồ câu: Tư thế này làm cột sống được trải dài và kéo dãn hoàn toàn. Người bệnh tập tư thế này giúp các chi được linh hoạt hơn, tác động đến các dây thần kinh thắt lưng, lưu thông khí huyết và tránh tình trạng tê bì tay chân xảy ra.
  • Tư thế yoga em bé: Người bệnh ngồi với tư thế khom lưng ra phía trước mặt, từ đó kéo dãn phần xương và cột sống lưng dưới hoàn toàn. Bên cạnh đó, tư thế này có tác dụng cải thiện hiện tượng thoái hóa và các triệu chứng tê tay, chân khi ngủ.

Đi bộ trị tê tay, chân

Để cải thiện hiện tượng tê tay chân, người bệnh nên chọn thời điểm đi bộ vào sáng sớm hoặc chiều tối. Tốc độ đi phù hợp với bản thân, không đi quá nhanh hoặc quá chậm làm ảnh hưởng tới khớp xương.

Thời gian đi bộ từ 20 – 40 phút tùy vào thể trạng cơ thể. Ngoài ra, người bệnh nên lựa chọn đồ tập thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt, giày đi bộ không quá cứng để làm ảnh hưởng tới gót chân.

Chế độ dinh dưỡng trị tê tay

Người bệnh tìm hiểu những loại thực phẩm tốt cho xương khớp và hỗ trợ trị tê tay, chân. Một số loại chất dinh dưỡng dưới đây người bệnh không nên bỏ qua trong các bữa ăn hàng ngày:

  • Canxi: Đây là chất vô cùng quan trọng do toàn bộ cơ thể hàm lượng canxi chiếm tới 99%, nếu thiếu sẽ gây ra loãng xương và chứng tê bì tay chân. Canxi có nhiều trong sữa, đậu nành, các loại cá,….
  • Kali: Kali giúp duy trì hoạt động của hệ tiêu hóa, tim mạch, ảnh hưởng đến chức năng của não và oxy trong máu. Dẫn đến tình trạng lượng máu không thể vận chuyển đến các chi khiến tay chân dễ bị tê nhức.
  • Magie: Khoáng chất này kiểm soát hệ thần kinh, khả năng tái tạo xương và năng lượng trong cơ thể. Magie có nhiều trong các loại hạt, rau xanh đậm,  socola đen,..
  • Vitamin nhóm B: Vitamin nhóm B bao gồm B1, B6, B12 giúp tăng hoạt động của tế bào, quá trình tái tạo năng lượng. Nếu thiếu vitamin B sẽ dẫn tới hiện tượng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, chứng tê bì tay chân.

Bên cạnh việc đó, người bệnh có thể cải thiện tình trạng bệnh tê bì tay chân thông qua các món ăn bổ dưỡng. Dưới đây là món cháo đậu đỏ và gừng tươi ăn tốt cho người bệnh bị tê chân, tay.

Đậu đỏ được biết đến là nguyên liệu có vị chua, tính bình, không có độc tố nên tương đối an toàn và lành tính. Do đó có tác dụng hiệu quả giúp thanh nhiệt, giải độc, trị tê bì tay chân. Gừng có tác dụng kháng viêm, giảm sưng tấy, làm tan các cục máu đông.

Cháo đậu đỏ và gừng tươi trị tê tay chân hiệu quả
Cháo đậu đỏ và gừng tươi trị tê tay chân hiệu quả

Chuẩn bị: 

  • Gạo tẻ: 50 gram
  • Đậu đỏ: 50 gram
  • Gừng tươi: 1 lát
  • Lá bạc hà: 5 – 7 lá

Cách thực hiện:

  • Gạo tẻ, đậu đỏ, gừng tươi rửa sạch sau đó cho vào nồi ninh nhừ
  • Lá bạc hà rửa sạch sau đó đun sôi và lọc lấy phần nước cốt
  • Cho nước lá bạc hà vào cùng với cháo đậu đỏ khuấy đều
  • Có thể thêm đường hoặc muối tùy khẩu vị

Một số lưu ý để phòng ngừa bệnh tê bì tay chân hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh cũng như đạt được hiệu quả điều trị tê tay chân, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Sử dụng thuốc điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Nên hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc nhất là thuốc giảm đau..
  • Thời gian sử dụng những bài thuốc Đông y có tác dụng lâu hơn, do đó người bệnh phải sử dụng trong thời gian dài mới nhận thấy được hiệu quả.
  • Kết hợp sử dụng phương pháp sử dụng thuốc và không sử dụng thuốc trong điều trị
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, hạn chế những thực phẩm, đồ uống gây hại
  • Nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe

Trên đây là tổng hợp những cách trị tê tay chân tại nhà hiệu quả người bệnh có thể dễ dàng thực hiện. Dù thực hiện theo phương pháp nào, người bệnh cũng nên chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế trước khi thực hiện để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp cho bản thân, tránh tình trạng bệnh nặng hơn.


Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Bài viết liên quan