Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Trẻ em bị thoát vị đĩa đệm nghe có vẻ vô lý vì đây thường được coi là căn bệnh của người già. Nhưng thực tế cho thấy căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa và đối tượng người trẻ dưới 20 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao. Vậy nguyên nhân do đâu, cách phòng tránh như thế nào? Chúng ta hãy cùng tapchidongy.org tìm hiểu ngay sau đây.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm ở trẻ em

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn Nhà thuốc Đỗ Minh Đường, thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp khi vòng xơ của đĩa đệm bị tổn thương hoặc bị rách khiến keo nhân bên trong thoát ra ngoài, chèn lên các rễ thần kinh và tủy sống. Đây là căn bệnh nguy hiểm có thể khiến người bệnh từ khỏe mạnh trở nên tàn phế, bại liệt nếu không kịp thời chữa trị.

Trẻ em cũng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.
Trẻ em cũng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.

Trẻ bắt đầu quá trình hình thành và phát triển xương khớp ngay từ khi sinh ra tuy nhiên đến giai đoạn 4 tháng tuổi sự phát triển này sẽ nhanh hơn và rõ rệt hơn. Chiều dài và cân nặng của bé sẽ thay đổi một cách rõ ràng. Quá trình này kéo dài đến năm 27 tuổi, hệ thống xương mới ổn định hoàn toàn.

Trong thời gian này, có nhiều yếu tố có thể xảy ra khiến trẻ mắc các bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, ví dụ như:

  • Mang vác đồ nặng: Với thời khóa biểu học dày đặc khiến các bạn nhỏ thường phải mang nhiều sách vở trong balo, cặp sách để thuận tiện đi học. Việc đeo balo nặng và không đúng cách sẽ khiến cột sống của các bạn chịu áp lực lớn dẫn đến tổn thương và gây thoát vị đĩa đệm.
  • Ngồi học sai tư thế: Việc ngồi lâu, ngồi sai cách, cúi gằm mặt xuống bàn…sẽ gây thoái hóa, thoát vị, cong vẹo cột sống ngoài ra còn ảnh hưởng đến mắt của trẻ.
  • Vận động mạnh: Trẻ em khi còn nhỏ khá hiếu động, chạy nhảy thường xuyên để khám phá điều này không tránh được trường hợp bị chấn thương. Khi lớn lên việc chơi các môn thể thao quá sức, không đúng kỹ thuật cũng là lý do tác động đến cột sống.
  • Chế độ ăn thiếu khoa học: Hầu hết các bạn nhỏ đều thích ăn gà rán, nước ngọt, bánh kem, khoai tây chiên… Tất cả các đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp, nước ngọt có ga…đều không tốt cho hệ xương khớp cũng như sự phát triển của trẻ.
  • Béo phì: Ăn nhiều, lười vận động…sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến béo phì ở trẻ em. Cơ thể quá nặng, hệ xương khớp còn non nớt đã phải gánh chịu áp lực của toàn bộ cơ thể từ đó dễ bị tổn thương.
  • Di truyền, bẩm sinh: Một số nghiên cứu thống kê cũng chỉ ra rằng có nhiều trường hợp trẻ bị vấn đề về cột sống bẩm sinh như hẹp ống sống, gai cột sống, cong vẹo cột sống…
  • Sử dụng điện thoại di động: Ngoài ra, trong cuộc sống hiện đại, trẻ còn dễ có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm do sử dụng thiết bị điện tử nhiều trong thời gian dài. Tư thế cúi gập đầu khi dùng điện thoại máy tính bảng khiến các đốt sống cổ bị chèn ép, ảnh hưởng đến dây chằng, đĩa đệm ở cổ.
Trẻ có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm do sử dụng thiết bị điện tử nhiều.
Trẻ có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm do sử dụng thiết bị điện tử nhiều.

Thoát vị đĩa đệm ở trẻ em có nguy hiểm không?

Dù ở bất kỳ lứa tuổi nào, thoát vị đĩa đệm cũng là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Đặc biệt, với các bạn nhỏ thì căn bệnh này còn nhiều rủi ro, nghiêm trọng hơn bởi:

  • Trẻ thường lờ đi, không để ý các dấu hiệu đau ban đầu. Giai đoạn bệnh nhẹ, triệu chứng đau âm ỉ không rõ ràng khiến trẻ chủ quan, mải chơi nên nghĩ chỉ do va đập thông thường.
  • Bố mẹ đánh giá thấp tầm nghiêm trọng của bệnh do ít người nghĩ bệnh này có thể xảy ra ở trẻ em.

Những biến chứng có thể xảy ra khi bị thoát vị đĩa đệm như:

  • Rối loạn khả năng vận động: Những cơn đau kéo dọc cột sống đến tay, chân khiến người bệnh gặp khó khăn khi cử động, cúi vặn mình.
  • Rối loạn cảm giác: Thoát vị đĩa đệm chèn ép lên các dây thần kinh khiến vùng da xung quanh bị tê bì, mất dần cảm giác.
  • Rối loạn cơ tròn: Đối với trường hợp thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể ảnh hưởng đến cơ tròn, người bệnh trở nên mất kiểm soát việc đại tiểu tiện
  • Teo cơ, bại liệt: Trường hợp bệnh kéo dài không được điều trị đúng cách dẫn đến cơ bắp mất sức, teo dần và thậm chí tàn phế bại liệt.

Triệu chứng bố mẹ nên chú ý khi trẻ bị thoát vị đĩa đệm

Bố mẹ cần lắng nghe con trẻ nhiều hơn để sớm phát hiện những triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm sau đây:

  • Đau âm ỉ vùng hông, thắt lưng, chân… (trường hợp thoát vị đĩa đệm thắt lưng), hoặc vùng cổ vai gáy, cánh tay, bắp tay…(trường hợp thoát vị đĩa đệm cổ). Cơn đau nhức tăng nặng khi cử động và giảm khi được nghỉ ngơi.
  • Khi đột ngột thay đổi tư thế đứng, nằm ngồi sẽ thấy cơn đau trở nên dữ dội hơn.
  • Cảm thấy cơ thể yếu dần, mất sức, khó cầm nắm và vận động như bình thường. Chân tay cảm giác châm chích như kiến bò, khó phân biệt nóng lạnh.
Trẻ đeo balo nặng khiến cột sống chịu áp lực lớn dẫn đến tổn thương và gây thoát vị đĩa đệm
Trẻ đeo balo nặng khiến cột sống chịu áp lực lớn dẫn đến tổn thương và gây thoát vị đĩa đệm

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm ở trẻ em an toàn, hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Vì vậy, ngay khi phát hiện trẻ có các triệu chứng bệnh, cha mẹ cần đưa bé đi thăm khám, áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời. Một số phương pháp trị bệnh phổ biến cha mẹ có thể tham khảo như:

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Tây Y

Đây là phương pháp phổ biến, được nhiều người tìm đến khi có các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc giảm đau Acetaminophen: Thuốc được dùng trong trường hợp người bệnh bị đau nhức xương khớp mức độ nhẹ đến trung bình. Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Một số loại thuốc Acetaminophen thường được bác sĩ kê đơn bao gồm: Tylenol, Excedrin, Anacin không chứa aspirin và nhiều loại thuốc điều trị cảm lạnh khác.
  • Thuốc chống viêm Non steroid hoặc Corticosteroid: Một số loại thuốc như Aspirin, Naproxen, Diclofenac, Ibuprofen có tác dụng giảm đau, hạ sốt tức thời.
  • Thuốc giãn cơ, chống đau thần kinh: Bao gồm các loại thuốc như Buscopan, atropin, papaverin, spasmaverine,… mang đến tác dụng làm giảm đau và khó chịu tại các vùng cơ bị co hoặc tổn thương.

Phương pháp vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm ở trẻ em

Song song với việc dùng thuốc, trẻ có thể áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu. Với sự hỗ trợ của các chuyên viên, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, phương pháp sẽ giúp giảm thiểu cơn đau, hạn chế sự chèn ép các dây thần kinh.

Một số phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến có thể kể đến như:

  • Siêu âm, điện xung, sóng ngắn: Giúp chống viêm, từ đó giảm đau hiệu quả.
  • Hồng ngoại, Paraffin, túi chườm: Giúp thư giãn cơ, kích thích tuần hoàn máu, tăng chuyển hóa vùng bị đau, làm giảm đau nhanh chóng.
  • Kéo cột sống bằng máy: Giúp kéo giãn cột sống thắt lưng, giảm thiểu áp lực lên vùng đĩa đệm bị thoát vị, giảm chèn ép rễ thần kinh vùng thoát vị.

Mẹo dân gian chữa thoát vị đĩa đệm ở trẻ em

Các mẹo dân gian cũng là giải pháp được khá nhiều người tìm đến khi muốn điều trị thoát vị đĩa đệm. Phương pháp sử dụng các loại thảo dược tự nhiên lành tính, không gây tác dụng phụ, an toàn với trẻ. Một số cách chữa thoát vị đĩa đệm cho trẻ có thể sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm như sau:

  • Lá lốt

Lá lốt có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tế bào tự do, hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm nhiễm, giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Để điều trị thoát vị đĩa đệm, bạn chỉ cần rửa sạch lá lốt, cho vào máy xay xay nhuyễn, hòa cùng 100ml sữa và uống. Chỉ cần áp dụng cách này trong 20 ngày, tình trạng đau nhức của con sẽ được cải thiện đáng kể.

  • Xương rồng bẹ

Theo một số nghiên cứu khoa học, trong xương rồng có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm, giải độc như: Acid citric, taraxerol, friedelan-3a-ol, tartaric, epifriedelanol, fumaric…

Để cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm, bạn chỉ cần loại bỏ hết gai xương rồng, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ nhựa, sau đó thái xương rồng thành các miếng nhỏ, om cùng cá lóc và ăn 2 – 3 lần/tuần.

  • Lá ngải cứu

Ngải cứu được xem là vị thuốc quý có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, trừ phong thấp, điều hòa khí huyết, nhờ chứa nhiều hoạt chất quý như tricosanol, adenin, cineol, dehydro matricaria este, các flavonoid và cholin, tetradecatrilin.

Bạn chỉ cần rửa sạch lá ngải cứu, sau đó cho vào máy xay xay cùng muối sạch, mật ong, chia thành 2 lần uống trong ngày. Áp dụng cách này đều đặn trong 2 – 3 tuần, tình trạng thoát vị đĩa đệm của con sẽ được cải thiện đáng kể.

Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm ở trẻ em

Khi phát hiện trẻ bị thoát vị đĩa đệm, bố mẹ nên đưa con tới gặp bác sĩ để thăm khám và tư vấn ngay để có phác đồ điều trị phù hợp. Trước khi đến năm 18 tuổi, cơ xương khớp của trẻ vẫn tiếp tục phát triển nên khả năng hồi phục sẽ nhanh hơn.

Ngoài ra, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau để hướng dẫn trẻ phòng tránh thoát vị đĩa đệm:

  • Tránh nằm ngủ không có gối hoặc gối quá cao gây chèn ép, nhức mỏi cổ vai gáy.
  • Không cho trẻ dùng các thiết bị điện tử quá sớm. Trường hợp sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng, cần tránh tư thế cúi gập cổ hoặc nằm trên giường vì sẽ khiến cột sống cổ chịu sức nặng lớn, gây chèn ép các đốt sống.
  • Ngồi học đúng tư thế, mắt nhìn thẳng không cúi đầu quá thấp, tránh cong vẹo cột sống.
  • Bố mẹ cần chú ý khi trẻ chuẩn bị sách vở đi học, chuẩn bị loại balo phù hợp để con không mang vác nặng.
  • Kiểm soát cân nặng, ăn uống đủ chất, bổ sung dinh dưỡng nhất là canxi để tăng cường sức khỏe cho xương khớp.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về trường hợp trẻ em bị thoát vị đĩa đệm. Bệnh này hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và có liệu trình phù hợp. Vì thế, bố mẹ nên lưu ý để kịp thời phát hiện các triệu chứng bệnh của con nhỏ và thăm khám bác sĩ sớm.

Câu hỏi thường gặp
Trong các phương pháp điều trị, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là lựa chọn sau cùng khi các biện pháp khác áp dụng không hiệu quả. Nhưng tâm lý mọi người khá ái ngại khi thực hiện điều trị xâm lấn, thực tế mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin...
Thoát vị đĩa đệm mất nước là gì? Căn bệnh này có nguy hiểm không? Đây chắc hẳn là thắc mắc, mối quan tâm chung của nhiều người. Để có được câu trả lời chính xác, mời bạn đọc theo dõi bài chia sẻ sau đây. Thoát vị đĩa đệm mất nước là gì? Có nguy hiểm không? Đĩa đệm...
Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp trị bệnh đem lại nhiều kết quả khả quan mà không làm phát sinh tác dụng phụ. Vậy, thực sự bấm huyệt trị thoát vị đĩa đệm mang lại hiệu quả thế nào? Đâu là cách thực hiện bấm huyệt chuẩn xác nhất? Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm...
Hiện nay, phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng diện chẩn đang nhận được sự quan tâm từ rất nhiều người bệnh. Bởi đây là phương pháp chữa trị an toàn, không để lại biến chứng có hại đến sức khỏe của người bệnh mà lại tiết kiệm về chi phí. Cùng tìm hiểu ngay diện chẩn chữa...
Khi tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm chuyển biến nặng, bác sĩ có thể phải chỉ định phẫu thuật để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp đó, mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất là điều người bệnh rất quan tâm. Bài viết sau đây, hãy cùng tapchidongy.org tham khảo những địa chỉ mổ...
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là phương pháp điều trị ngoại khoa hiện đại, an toàn, ít xâm lấn. Mặc dù là kỹ thuật điều trị khá phổ biến tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về quy trình, giá cả cũng như hiệu quả của biện pháp này. Để hiểu rõ hơn về cách chữa...
Tập gym giúp kiểm soát vóc dáng, cải thiện sức khỏe xương khớp cũng như sức khỏe của toàn bộ cơ thể. Vậy, với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có tập gym được không? Nếu có thì đâu là các bài tập phù hợp với đối tượng này cùng các lưu ý khi tập là gì? Thoát vị...
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh đi kèm với áp lực công việc khiến tỷ lệ mắc thoát vị đĩa đệm tăng mạnh và dần trẻ hóa trong thời gian gần đây. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể làm khởi phát rất nhiều vấn đề nguy hiểm, thậm chí gây bại liệt. Vậy,...
Theo các chuyên gia về xương khớp, 3 tháng đầu sau mổ thoát vị đĩa đệm là khoảng thời gian rất nhạy cảm, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả phẫu thuật. Vậy, sau khi mổ thoát vị đĩa đệm người bệnh nên ăn gì? Kiêng gì? Có bài tập nào giúp tăng hiệu quả phục hồi đĩa đệm không? Sau...
Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? Tư thế nào phù hợp? Dám chắc đây là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Để có được câu trả lời thỏa đáng, mời bạn đọc tham khảo sau đây. Đừng bỏ qua bởi những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có thêm thông tin trong việc...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Trẻ Em bằng YHCT


Bài viết liên quan