Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Chế độ ăn khoa học là một trong những giải pháp hỗ trợ, điều trị bệnh hiệu quả. Vậy, với trường hợp trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì, ăn gì để nhanh khỏi? Chắc hẳn là câu hỏi được các mẹ quan tâm nhất hiện nay nhưng không phải ai cũng tìm được câu trả lời đúng, chuẩn xác nhất. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê nhóm thực phẩm mà trẻ không nên ăn và nên ăn khi bị bệnh viêm tai.

Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì để hết viêm nhiễm?

Có thể nói, chế độ ăn uống, các chất dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò rất lớn trong quá trình điều trị các bệnh lý, đặc biệt là bệnh viêm tai giữa ở trẻ. Bởi, những thực phẩm phù hợp, khoa học sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, sinh ra các kháng thể chống lại bệnh hiệu quả. Do vậy, để thời gian điều trị bệnh cho con được rút ngắn các mẹ nên biết trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì để hạn chế, tránh làm bệnh trở nên nghiêm trọng.

Nhóm thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng

Khi bé bị viêm tai giữa bố mẹ không nên cho trẻ sử dụng những loại nước uống như sữa hoặc một số thực phẩm như tôm, cá, cua, đậu nành, lúa mì, trứng,… Bởi, những thức ăn trên rất có thể gây dị ứng cho trẻ, khiến tình trạng bệnh chuyển biến ngày một xấu hơn.

Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì? Đó là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng
Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì? Đó là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng

Theo bác sĩ Lê Phương – Chuyên gia hàng đầu về y học cổ truyền tại Việt Nam cho biết, khi trẻ bị dị ứng sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa cao hơn những đối tượng khác. Chính vì vậy, các mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm trên trong thực đơn mỗi ngày.

Những đồ ăn có thể gây viêm

Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì? Để tránh tình trạng viêm nhiễm lan nhanh ở ống tai người mẹ cần chú ý. Tuyệt đối không cho trẻ ăn những đồ ăn có khả năng gây viêm đặc biệt như: Đồ chiên xào chứa nhiều dầu mỡ, những thức ăn, gia vị có tính nóng, xôi, thịt gà,… Những đồ ăn này sẽ khiến vùng tai của trẻ bị sưng tấy nghiêm trọng, đau nhức thậm chí là suy giảm thính giác, ù tai liên tục.

Nếu sử dụng các thực phẩm trên trong một thời gian dài sẽ khiến bệnh khó hồi phục hoàn toàn, dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của các con.

Các thực phẩm dạng sấy khô giải đáp thắc mắc trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì

Trong thời gian trẻ bị bệnh viêm tai giữa bố mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những đồ ăn cứng, có chứa chất bảo quản, đồ sấy khô như: bim bim, đồ ăn vặt, chuối sấy,…

Không nên cho bé ăn quá nhiều các loại thực phẩm đông lạnh, sấy khô
Không nên cho bé ăn quá nhiều các loại thực phẩm đông lạnh, sấy khô

Theo bác sĩ Lê Phương thì đây là những thực ăn có thể gây tổn thương vùng loa tai, khiến trẻ rơi vào tình trạng ù, đau nhức và quấy khóc liên tục. Ngoài ra, trong trường hợp trẻ ăn quá nhiều sẽ dẫn đến đau và choáng đầu, bệnh kéo dài, khó điều trị.

Đồ ăn chứa nhiều đường, cứng, dai

Các loại đồ ăn như bánh, kẹo, socola,… chứa hàm lượng đường cao, tạo điều kiện cho cơ thể giải phóng nội tiết tố insulin vượt quá mức quy định. Điều này khiến lượng đường huyết trong cơ thể suy giảm nhanh gây ra triệu chứng chóng mặt, ù tai.

Đặc biệt, với những thức ăn cứng, khó nhai khiến hàm của trẻ phải hoạt động mạnh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến vùng tai của trẻ, cản trở quá trình phục hồi của người bệnh viêm tai giữa. Do đó, các mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ ăn những thực phẩm trên.

Trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì? Mẹ cần chuẩn bị

Ngoài chế độ ăn kiêng trong quá trình điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ các mẹ cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cần bổ sung hàng ngày cho trẻ. Bởi, thực phẩm không chỉ tăng cường sức để kháng mà có có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả. Do vậy, các mẹ nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm sau

Thực phẩm giàu chất béo omega – 3 và iot

Thức ăn cho bé bị viêm tai giữa nên chứa nhiều omega và iot bởi đây là hai khoáng chất có khả năng cải thiện rõ rệt các triệu chứng ngứa, đau và rát do bệnh viêm tai giữa gây nên.

Theo đó, các mẹ có thể mua một số loại thực phẩm như rong biển, cá, ốc,… để bổ sung cho con trẻ mỗi ngày.

Bổ sung các thức ăn giàu vitamin

Các loại Vitamin A, E, D,… có tác dụng hỗ trợ, tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể trẻ. Đặc biệt, giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng đau nhức, mệt mỏi, chóng mặt,… do bệnh viêm tai giữa gây nên.

Những loại thực phẩm cần bổ sung cho các bé bị viêm tai giữa
Những loại thực phẩm cần bổ sung cho các bé bị viêm tai giữa

Vì thế, việc bổ sung các loại vitamin cho trẻ là điều rất cần thiết. Theo đó, các mẹ có thể lựa chọn mua các thực phẩm chứa nhiều hợp chất này như: thịt bò, gan, cà rốt, cải xanh,…

Nhóm đồ ăn giàu kẽm, sắt và chất xơ

Với trẻ nhỏ, việc bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều sắt, khoáng chất, kẽm,… là điều rất cần thiết nhất là đối tượng trẻ bị viêm tai giữa.

Do đó, để tránh tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ các mẹ cần lưu ý: Thay đổi thực đơn cho trẻ mỗi ngày, đảm bảo trong mỗi bữa ăn phải chứa một trong số các chất dinh dưỡng như: rau dền, thịt gà, heo, bò,…

Mẹ cần chuẩn bị những gì khi trẻ bị viêm tai giữa?

Từ những thông tin bài viết cung cấp có thể thấy rằng, nguồn thực dưỡng mỗi ngày có vai trò rất lớn trong quá trình điều trị bệnh viêm tai giữa của trẻ hiện nay. Chính vì thế, để bệnh sớm được đẩy lùi phụ huynh cần chủ động xây dựng thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày, tuần cho con một cách khoa học, hợp lý. 

Riêng với trẻ sơ sinh người mẹ nên chú ý hơn khi cho con bú, tránh để con nằm ngửa. Đặc biệt, nên hạn chế tối đa việc cho bé uống sữa ngoài thay thế sữa mẹ. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, việc sử dụng sữa mẹ không chỉ giúp bé dễ tiêu hóa mà còn tăng cường sức đề kháng cho con.

Lời khuyên cho cha mẹ khi con bị viêm tai giữa

Để quá trình điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ không kéo dài quá lâu cũng như hạn chế khả năng mắc bệnh, các mẹ cần thực hiện ngay các biện pháp phòng chống bệnh như sau:

Lời khuyên của các chuyên gia dành cho mẹ có con bị viêm tai giữa
Lời khuyên của các chuyên gia dành cho mẹ có con bị viêm tai giữa
  • Không nên cai sữa sớm, sử dụng nguồn sữa mẹ nuôi con ít nhất là trong 6 tháng đầu. Bởi, sữa mẹ không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng mà còn có rất nhiều kháng thể giúp con chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Tắm rửa, vệ sinh chân, tay cho trẻ mỗi ngày và lau sạch cơ thể nhất là vùng tai. Đặc biệt chú ý tới vùng mũi, họng sau khi ăn.
  • Tiêm chủng hàng năm cho trẻ, tránh tình trạng bỏ qua một số vacxin cần thiết theo yêu cầu của bộ y tế.
  • Luôn giữ cho môi trường sống của con được sạch sẽ, hạn chế khói bụi, tiếng ồn.
  • Khi cho trẻ bú, các mẹ tuyệt đối không để trẻ nằm hoặc ngậm bình sữa khi đã ngủ.
  • Cho trẻ mặc đủ ấm vào những ngày lạnh, tránh tiếp xúc với các vật nuôi.
  • Đặc biệt, không được sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân của trẻ với người bị bệnh liên quan đến hô hấp.
  • Trường hợp cơ thể con xuất hiện các triệu chứng bất thường hoặc những dấu hiệu của bệnh hô hấp, bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Mong rằng, với những kiến thức mà bài viết chia sẻ có thể giải đáp giúp các mẹ câu hỏi “Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì, nên ăn gì?”. Hy vọng, sau bài viết các mẹ không chỉ lựa chọn cho con được những thực phẩm phù hợp mà còn chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh cho con hiệu quả nhất.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Bài viết liên quan
chua-viem-xoang-man-tinh-bang-thuoc-nam
thuoc-dong-y-tri-viem-amidan
thuoc-xit-viem-mui-di-ung
viem-xoang-tran-cap