Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Trẻ bị viêm họng – tình trạng bệnh lý hô hấp phổ biến rất dễ gặp, đặc biệt trong thời điểm giao mùa. Ba mẹ cần chú ý và đưa trẻ đi khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Chủ động tìm hiểu và nhận biết bệnh viêm họng ở trẻ em thông qua bài viết sau đây.

Trẻ bị viêm họng - bệnh lý hô hấp thường gặp
Trẻ bị viêm họng – bệnh lý hô hấp thường gặp

Trẻ bị viêm họng là bệnh gì? Phân loại viêm họng ở trẻ

Viêm họng là bệnh lý hô hấp phổ biến, thường gặp vào thời điểm giao mùa (đặc biệt khi chuyển từ thời tiết nóng sang lạnh). Bệnh này gặp ở nhiều đối tượng nhưng hay gặp hơn cả ở trẻ nhỏ.

Bệnh gây ra bởi các tác nhân đường hô hấp xâm nhập qua đường hô hấp, cộng hưởng với các yếu tố thuận lợi khác gây viêm nhiễm tại họng.

Ở trẻ, hệ miễn dịch còn đang trong thời kỳ hoàn thiện và phát triển. Do đó, khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh nói chung hạn chế hơn rất nhiều. Trẻ bị viêm họng là tình trạng niêm mạc hầu họng trở nên sưng tấy, phù nề gây đau, ho khan, ho có đờm,…

Tình trạng này có thể điều trị dứt điểm dễ dàng, không để lại biến chứng nếu ba mẹ lựa chọn đúng phương pháp cho từng thể bệnh. 

Có thể chia viêm họng ở trẻ em thành hai thể bệnh chính:

  • Viêm họng cấp: Các biểu hiện xuất hiện nhiều và cấp tính ở thời điểm này. Trẻ thường bị ho dữ dội, đau họng và quấy khóc, chán ăn do cổ họng sưng tấy,….Bệnh ở giai đoạn này nếu điều trị đúng cách có thể khỏi hoàn toàn sau 5-7 ngày. Việc điều trị có thể cần đến thuốc hoặc không, tùy vào mức độ bệnh
  • Viêm họng mãn tính: Ở giai đoạn này, các biểu hiện không còn quá dữ dội nhưng dai dẳng và kéo dài trong thời gian dài. Có thể nhận thấy rõ mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở trẻ nhỏ, cụ thể như: tiếng ho nặng hơn, xuất tiết đờm nhầy nhiều hơn, khàn tiếng,….Việc điều trị ở giai đoạn này sẽ phức tạp và thời gian kéo dài hơn nhiều

Tốt nhất, trẻ bị viêm họng nên được điều trị ngay từ giai đoạn mới khởi phát, các biểu hiện còn nhẹ để việc điều trị nhanh chóng hơn. Ba mẹ nên theo dõi tình trạng của trẻ và đưa đi khám ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. 

Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ em

Đường hô hấp là con đường tiếp xúc nhiều nhất với môi trường bên ngoài. Do đó, trẻ bị viêm họng chủ yếu do các tác nhân gây bệnh thâm nhập qua đường hô hấp. Theo thống kê, trên 70% các ca viêm họng ở trẻ em do virus, vi khuẩn đường hô hấp gây ra. 

Một số nhóm virus gây viêm họng thường gặp như: virus cúm A, cúm B, virus sởi, đặc biệt là virus hợp bào RSV (nhóm virus gây bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh).

Bên cạnh đó, bệnh viêm họng gây ra do vi khuẩn hiếm gặp hơn nhưng mức độ nghiêm trọng cũng cao hơn.Tác nhân vi khuẩn gây bệnh thường là nhóm liên cầu khuẩn Streptococcus.  Điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra phức tạp và thời gian kéo dài hơn.

Ngoài nguyên nhân chính trên, bệnh viêm họng ở trẻ còn có thể do một số nguyên nhân sau đây:

  • Do dị ứng: Viêm họng cũng có thể là một biểu hiện kèm theo của bệnh dị ứng. Với trẻ có cơ địa và tiền sử mắc bệnh dị ứng rất dễ gặp phải tình trạng này. Một số tác nhân gây kích ứng như lông động vật, phấn hoa, thời tiết,…Khi mắc dị ứng, ngoài viêm họng người bệnh còn bị nổi mề đay ngoài da, ngứa ngáy, phù nề,….
  • Do ảnh hưởng của môi trường: Môi trường ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây các bệnh lý về đường hô hấp. Tình trạng này thường gặp ở trẻ sống tại những khu đô thị lớn, ô nhiễm khói bụi. Ngoài ra, cũng có thể do trẻ sinh sống trong môi trường ô nhiễm hóa chất và gây bệnh hô hấp
  • Do bệnh tay chân miệng: Với trẻ em, bệnh tay chân miệng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng. Bệnh này còn đi kèm với các biểu hiện sốt cao, phát ban ở chân tay và lở loét ở miệng
Bệnh tay chân miệng - nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ nhỏ
Bệnh tay chân miệng – nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ nhỏ
  • Do các bệnh lý hô hấp khác: Viêm họng có thể là bệnh lý khởi phát riêng biệt nhưng cũng có thể là tình trạng kèm theo một số bệnh lý hô hấp khác như viêm amidan; cảm cúm; ho gà; viêm xoang;….
  • Do bệnh lý về răng lợi: Các bệnh về răng, nướu và lợi thường gặp ở trẻ nhỏ do việc vệ sinh chưa đúng cách. Khi đó, các tác nhân lưu lại trong khoang miệng sinh sôi và tấn công niêm mạc họng
  • Do lây từ người khác: Viêm họng không phải bệnh truyền nhiễm nhưng trong trường hợp nguyên nhân của bệnh là các nhóm virus, vi khuẩn thì việc lây từ người sang người là hoàn toàn có thể. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ, sức đề kháng còn yếu nên rất dễ bị lây bệnh nếu ở gần người có biểu hiện mắc các bệnh lý hô hấp.

Xác định chính xác nguyên nhân gây viêm họng là bước đầu tiên để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Ba mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt, tránh tự ý mua thuốc khi chưa thăm khám tránh tác động tiêu cực đến bệnh của trẻ nhỏ

Triệu chứng đặc trưng khi trẻ bị viêm họng

Nhìn chung, các biểu hiện khi trẻ bị viêm họng dễ nhận biết và khá tương đồng với các bệnh lý hô hấp khác. Để xác định chính xác tình trạng bệnh mà trẻ đang gặp phải, ba mẹ nên đưa đi khám để được bác sĩ thăm khám cụ thể.

Trẻ có thể bị viêm họng nếu thấy các biểu hiện sau đây:

  • Đau họng: Do niêm mạc hầu họng bị viêm nhiễm khiến trẻ bị đau họng. Cơn đau tăng khi nói hoặc nuốt. Vì thế, trẻ nhỏ thường bỏ ăn do khó chịu ở cổ họng, cảm thấy nghẹn họng, quấy khóc thường xuyên
  • Ho: Đây là biểu hiện đặc trưng của tình trạng viêm nhiễm niêm mạc hầu họng. Ban đầu, trẻ xuất hiện cơn ho khan kéo dài tùy thuộc mức độ viêm nhiễm. Cơn ho có thể xuất hiện đột ngột khi gặp chất kích ứng tại cổ họng ví dụ như ăn, uống nước,…nên rất dễ gây ra biểu hiện sặc ở trẻ nhỏ 
  • Khàn tiếng: Ho lâu ngày có thể ảnh hưởng đến dây thanh quản, khi đó trẻ bị khàn tiếng, thậm chí biến đổi giọng nói trong một thời gian
  • Sốt: Tùy tình trạng và mức độ của người bệnh mà có thể kèm theo biểu hiện sốt hoặc không. Cần chú ý theo dõi thân nhiệt và có biện pháp hạ sốt phù hợp nếu sốt cao lên trên 38,5 độ C.
Trẻ bị viêm họng thường có biểu hiện sốt
Trẻ bị viêm họng thường có biểu hiện sốt
  • Xuất tiết dịch nhầy: Nếu ho khan kéo dài, đặc biệt khi bệnh bước vào giai đoạn mãn tính sẽ kèm theo tình trạng xuất tiết dịch nhầy. Quan sát màu sắc dịch nhầy để nhận biết mức độ viêm nhiễm. Cần lưu ý nếu thấy dịch nhầy có màu trắng hoặc vàng/xanh 

Ngoài ra, tùy từng mức độ và dạng bệnh viêm họng ở trẻ mà có thêm các biểu hiện khác kèm theo. Để có chẩn đoán chính xác và đúng bệnh, ba mẹ nên chủ động đưa trẻ đi thăm khám từ sớm để được điều trị phù hợp. 

Bệnh viêm họng ở trẻ em có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Vậy trẻ bị viêm họng có phải bệnh nguy hiểm không? Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, viêm họng không phải bệnh nguy hiểm, có thể chữa trị dứt điểm hoàn toàn. Với mức độ bệnh nhẹ, nếu ba mẹ thực hiện các mẹo cải thiện triệu chứng đúng cách có thể khỏi hoàn toàn sau 5-7 ngày mà không cần dùng thuốc

Với tình trạng nặng hơn, thời gian điều trị kéo dài tới 7-10 ngày và trẻ có thể phải dùng thuốc mới có thể trị dứt điểm. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng hoặc ba mẹ không chú ý dẫn đến bệnh diễn tiến nặng hơn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng như sau:

  • Biến chứng tại họng: Viêm họng kéo dài khiến lượng tác nhân tại đường hô hấp phát triển mạnh hơn và gây một số tình trạng như áp xe amidan; viêm tấy tại họng; viêm tấy quanh amidan;….
  • Biến chứng cơ quan lân cận: Tác nhân gây bệnh đường hô hấp có thể lan sang một số cơ quan có liên quan xung quanh như đường hô hấp dưới gây viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản,…Đồng thời, do có sự liên thông với tai và mũi nên viêm họng còn gây ra viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm tai giữa 
  • Biến chứng toàn thân: Nguy hiểm nhất, tình trạng viêm họng có thể ảnh hưởng và gây các bệnh lý tại thận, khớp và tim. Một số trường hợp nghiêm trọng, các tác nhân đường hô hấp có thể ăn sâu vào máu và gây nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ

Biện pháp tốt nhất để hạn chế biến chứng là điều trị từ giai đoạn mới khởi phát, khi các biểu hiện còn ở mức độ nhẹ. 

Điều trị viêm họng ở trẻ em như thế nào an toàn, hiệu quả?

Trẻ bị viêm họng có thể trị khỏi hoàn toàn nếu ba mẹ chủ động đưa đi khám ngay khi có các biểu hiện khởi phát của bệnh. Tùy thể bệnh, mức độ diễn tiến và lứa tuổi cụ thể, bác sĩ mới có thể chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Trước hết, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám thông qua các triệu chứng lâm sàng bằng các biện pháp phù hợp. Cụ thể như: soi tai mũi họng, thăm khám thông qua hỏi đáp với trẻ và ba mẹ,….

Đồng thời, trẻ sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để xác định cụ thể nhóm tác nhân gây viêm nhiễm. Nếu nguyên nhân chính là virus, vi khuẩn đường hô hấp, bác sĩ cần chỉ định thực hiện kháng sinh đồ để có loại thuốc điều trị hiệu quả và phù hợp nhất

Tùy mức độ và biểu hiện bệnh, ba mẹ có thể lựa chọn phương pháp Tây y, Đông y hoặc mẹo dân gian để chữa trị dứt điểm nhanh chóng.

Uống thuốc gì trị dứt điểm tình trạng viêm họng ở trẻ em?

Phương pháp Tây y luôn được ưu tiên lựa chọn do hiệu quả nhanh chóng mà nó mang lại. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây y ở trẻ nhỏ cũng không phải an toàn tuyệt đối. Cơ thể trẻ tương đối nhạy cảm và dễ sinh tác dụng phụ nếu dùng thuốc Tây y trong thời gian kéo dài.

Điều trị viêm họng ở trẻ em bằng phương pháp Tây y
Điều trị viêm họng ở trẻ em bằng phương pháp Tây y

Do đó, ba mẹ tuyệt đối lưu ý phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý thay đổi thuốc, tăng giảm liều lượng hoặc ngừng việc điều trị bằng thuốc khi các triệu chứng thuyên giảm mà chưa hết liều.

Trong đơn thuốc cho trẻ bị viêm họng, bác sĩ thường chỉ định một số nhóm thuốc thông dụng sau:

  • Kháng sinh: Chỉ trường hợp nào xác định nguyên nhân là do virus, vi khuẩn mới cần chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Nhóm kháng sinh sử dụng cho trẻ chủ yếu là loại thuốc có hoạt lực vừa đủ và ít tác dụng phụ. Cụ thể, trẻ thường được chỉ định dùng kháng sinh nhóm Penicillin; Cephalosporin; Macrolid (trong trường hợp viêm nhiễm nặng). Kiểm soát chặt chẽ quá trình dùng kháng sinh ở trẻ, tránh tác dụng phụ có thể xuất hiện
  • Kháng viêm: Chỉ định kết hợp với nhóm kháng sinh, tăng hiệu quả tiêu diệt và làm lành các ổ viêm loét trong hầu họng. Thuốc kháng viêm có thể được chỉ định dưới dạng uống, dạng tiêm tùy mức độ viêm nhiễm ở trẻ
  • Thuốc ho, long đờm: Chỉ định với mục đích cải thiện các biểu hiện ho, xuất tiết đờm nhầy ở trẻ. Chủ yếu dùng các loại thuốc như Dexamethasone; Terpin codein; Acetylcystein;…..Lưu ý dùng đúng liều và thời gian đảm bảo hiệu quả và tính an toàn của thuốc
  • Thuốc hạ sốt: Chỉ định khi trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C. Với lứa tuổi này, dạng thuốc hạ sốt đặt trực tràng luôn được ưu tiên sử dụng vì tiện lợi và dễ sử dụng. Ba mẹ cần lưu ý khoảng cách giữa hai lần dùng thuốc, tránh quá liều gây nguy hiểm cho trẻ. 
  • Dung dịch súc họng: Vệ sinh họng hàng ngày là biện pháp làm sạch cần thiết khi điều trị chứng bệnh viêm họng. Ba mẹ có thể sử dụng dung dịch nước muối sinh lý cho trẻ. Hướng dẫn trẻ cách súc miệng thật kỹ, tránh khạc nhổ mạnh gây tổn thương hầu họng.

Trẻ bị viêm họng điều trị với mẹo dân gian tại nhà như thế nào?

Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các mẹo dân gian tại nhà để cải thiện triệu chứng. Phương pháp điều trị này chỉ phù hợp với một số tình trạng viêm họng nhẹ. Đồng thời, ba mẹ cũng nên lưu ý khi sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi áp dụng bài thuốc

Cụ thể, với trẻ nhỏ, ba mẹ có thể áp dụng một vài mẹo điều trị sau đây:

  • Bài thuốc với mật ong: Có thể áp dụng nhiều mẹo trị viêm họng với mật ong. Đơn giản nhất, cho trẻ ngậm trực tiếp mật ong trong cổ họng từ 1-2 phút và nuốt từ từ. Mỗi lần dùng 2-3 thìa với tần suất 2 lần/ngày. Ngoài ra, có thể hòa 1-2 thìa mật ong với nước ấm, khuấy đều và dùng 2-3 lần/ngày giúp cải thiện tình trạng đau họng tương đối hiệu quả.
  • Mẹo điều trị với lá tía tô: Ba mẹ cũng có thể dùng bài thuốc từ lá tía tô để điều trị cho trẻ tại nhà. Một bài thuốc hiệu quả bao gồm các nguyên liệu tía tô, hoa đu đủ đực, hoa khế với liều lượng thích hợp. Rửa sạch và cho tất cả vào bát cùng lượng đường phèn vừa đủ. Chưng cách thủy trong vòng 15-20 phút, chắt lấy nước sử dụng 2 lần/ngày
Bài thuốc với lá tía tô điều trị hiệu quả tại nhà
Bài thuốc với lá tía tô điều trị hiệu quả tại nhà
  • Bài thuốc với tỏi: Tỏi cũng là loại thảo dược có tính kháng viêm tương đối tốt với các bệnh lý hô hấp. Với trẻ bị viêm họng, ba mẹ cần lưu ý kết hợp phù hợp, giảm vị hăng và nồng của tỏi để dễ dùng hơn. Kết hợp tỏi với mật ong (ngâm trước tư 3-4 ngày), khi sử dụng chắt lấy phần nước cốt, có thể hòa thêm một lượng nước ấm khi dùng.
  • Mẹo điều trị với lê – đường phèn: Bài thuốc này không chỉ tốt cho bệnh hô hấp còn giàu dinh dưỡng và ngon miệng khi dùng. Ba mẹ chuẩn bị một quả lê, rửa sạch, cắt phần đầu và khoét bỏ phần hạt và một phần lõi. Thêm lượng đường phèn đã chuẩn bị, chưng cách thủy khoảng 15 phút. Khi dùng cho trẻ dùng cả nước lẫn cái để nâng cao hiệu quả

Các mẹo dân gian trên sử dụng kiên trì có thể cải thiện triệu chứng bệnh tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, không áp dụng mẹo điều trị có mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, tránh tình trạng dị ứng không mong muốn.

Trong quá trình sử dụng, nếu thấy cơ thể có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, phải ngưng dùng thuốc ngay và thông báo với bác sĩ điều trị.

Phương pháp Đông y điều trị bệnh viêm họng

Trẻ bị viêm họng cũng có thể lựa chọn phương pháp Đông y để điều trị dứt điểm hoàn toàn. Ưu điểm của phương pháp Đông y là tương đối lành tính, dùng thời gian kéo dài không gây tác dụng phụ. 

Theo quan điểm trong Đông y, viêm họng là chứng bệnh gây ra do sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Khi đó, phần chính khí trong cơ thể suy yếu, tạo cơ hội cho tà khí xâm nhập và gây bệnh tại đường hô hấp. Do cổ họng là vị trí tiếp xúc nhiều nhất với các tác nhân tà khí bên ngoài nên rất dễ viêm nhiễm

Bài thuốc Đông y điều trị viêm họng ở trẻ an toàn, lành tính
Bài thuốc Đông y điều trị viêm họng ở trẻ an toàn, lành tính

Do đó, để điều trị bằng phương pháp Đông y, các bài thuốc thường tập trung vào cân bằng âm dương, thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm,…và bồi bổ cơ thể. Một số bài thuốc Đông y người bệnh có thể tham khảo sau đây:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm sinh địa, huyền sâm, thạch hộc tía, tang bạch bì, huyết đằng, mạch môn, bạch cương tàm, xạ can, cam thảo với liều lượng thích hợp. Sắc bài thuốc lên và dùng mỗi ngày 1 thang, nên chia thành nhiều lần uống trong ngày và hâm nóng khi uống
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm hoàng cầm, sa sâm, thiên hoa phấn, tang bạch bì, cam thảo, cát cánh. Sắc bài thuốc với khoảng 6 bát nước, đun cạn còn khoảng ½ lượng nước thì tắt bếp. Chắt lấy nước thuốc uống trong ngày, có thể hâm nóng khi uống để nâng cao hiệu quả

Để điều trị Đông y hiệu quả và an toàn ở trẻ bị viêm họng, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế uy tín. Bác sĩ có chuyên môn về Đông y sẽ trực tiếp thăm khám, bắt mạch và gia giảm liều lượng bài thuốc phù hợp nhất với đối tượng sử dụng. Ba mẹ cần kiên trì khi điều trị cho trẻ bằng phương pháp này, đảm bảo dùng thuốc đúng và đủ liều lượng đã được chỉ định

Trẻ bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì hỗ trợ điều trị nhanh chóng?

Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng khi trẻ bị viêm họng và hỗ trợ việc điều trị dứt điểm nhanh chóng hơn. Trẻ nhỏ là lứa tuổi cần đa dạng nguồn dinh dưỡng để phát triển cơ thể toàn diện. Do đó, ba mẹ cần chú ý một vài điều sau trong quá trình chữa trị viêm họng:

  • Bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin C (nhóm hoa quả như chanh, cam,….) hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch ở trẻ
  • Ưu tiên nhóm thực phẩm mềm, dễ nuốt để giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn (ví dụ như cháo, súp, canh,….)
  • Bổ sung trứng gà vào bữa ăn của trẻ. Thành phần dinh dưỡng trong trứng gà hỗ trợ nâng cao sức đề kháng và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ (Nên dùng trứng luộc thay vì trứng chiên hoặc xào nhiều dầu mỡ)
  • Tăng cường nhóm thực phẩm giàu kẽm (các loại đậu, sữa,…..) nâng cao sức đề kháng cho cơ thể 
  • Hạn chế cho trẻ ăn các món ăn nhiều gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ vì ảnh hưởng không tốt để cổ họng bị sưng viêm
  • Hạn chế đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, tránh gây kích ứng cổ họng của trẻ 
  • Không cho trẻ dùng đồ ăn cứng, khó nuốt như các loại hạt, bánh mì,…vì có thể gây vướng mắc tại cổ họng gây đau
  • Không cho trẻ ăn các loại cá có da như cá hố, cá nục,….

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa viêm họng ở trẻ em

Để chữa trị nhanh chóng tình trạng trẻ bị viêm họng, ba mẹ cần có biện pháp chăm sóc tại nhà. Cụ thể, cần chú ý một số biện pháp hỗ trợ điều trị như sau:

  • Cho trẻ uống nhiều nước (tối thiểu 2 lít/ngày) nhưng có thể dưới nhiều dạng như nước hoa quả, nước canh,….
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, cân đối với thời gian làm việc để hạn chế áp lực tâm lý trong thời gian điều trị
  • Tạo thói quen vệ sinh chân tay thường xuyên cho trẻ. Hạn chế để trẻ đưa tay lên mắt mũi miệng để tác nhân có thể xâm nhập
Vệ sinh tay sạch sẽ ngăn ngừa tình trạng tác nhân gây bệnh xâm nhập
Vệ sinh tay sạch sẽ ngăn ngừa tình trạng tác nhân gây bệnh xâm nhập
  • Mang mặc quần áo cho trẻ phù hợp với thời tiết. Nếu có biểu hiện sốt, nên mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt, giữ ấm vùng cổ
  • Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ giúp trẻ dễ thở hơn. Nếu ngủ trong phòng có điều hòa nhiệt độ, ba mẹ không nên bật liên tục và để nhiệt độ quá thấp
  • Mang khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt khu vực ô nhiễm khói bụi. Hạn chế đưa trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi đến nơi đông người
  • Hình thành thói quen vệ sinh răng miệng ở trẻ, tránh chà xát không đúng cách gây tổn thương niêm mạc họng
  • Súc miệng và rửa tai mũi họng hàng ngày với nước muối sinh lý
  • Tạo thói quen cho trẻ tập luyện thể thao hàng ngày nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh lý hô hấp

Trẻ bị viêm họng là tình trạng bệnh lý hô hấp phổ biến do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên rất dễ nhiễm bệnh. Để điều trị dứt điểm nhanh chóng và hiệu quả, ba mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám từ giai đoạn khởi phát.

Đồng thời, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn ngừa tình trạng diễn tiến nặng hơn của bệnh và hạn chế biến chứng có thể xảy ra.

Đừng bỏ lỡ:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan
chua-viem-xoang-man-tinh-bang-thuoc-nam
thuoc-dong-y-tri-viem-amidan
thuoc-xit-viem-mui-di-ung
viem-xoang-tran-cap