Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Bất cứ ai ở mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm amidan, phổ biến nhất là trẻ ở độ tuổi từ 5 đến 15. Khác với dạng cấp tính, viêm amidan mãn tính ở trẻ thường dai dẳng, khó chữa và tiềm ẩn không ít nguy cơ cho sức khỏe. Vậy, cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị viêm amidan mãn tính?

Triệu chứng viêm amidan mãn tính ở trẻ em

Viêm amidan được chia thành ba loại, phụ thuộc vào tần suất xuất hiện các triệu chứng viêm amidan và thời gian kéo dài:

  • Viêm amidan cấp tính: Các triệu chứng kéo dài từ 3 ngày đến 2 tuần.
  • Viêm amidan tái phát: Bị viêm amidan nhiều lần trong một năm.
  • Viêm amidan mãn tính: Các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần.
Viêm amidan mãn tính thường gặp ở thanh thiếu niên, hiếm khi gặp ở trẻ dưới 2 tuổi
Viêm amidan mãn tính thường gặp ở thanh thiếu niên, hiếm khi gặp ở trẻ dưới 2 tuổi

Những trẻ bị viêm amidan mãn tính có xu hướng liên tục:

  • Đau họng
  • Sưng amidan
  • Miệng hôi
  • Hạch cổ to và mềm

Ngoài ra, trẻ vẫn có thể gặp các triệu chứng như viêm amidan cấp, bao gồm:

  • Đau đầu
  • Biếng ăn
  • Ăn không ngon miệng
  • Đau tai
  • Khó nuốt
  • Sốt và ớn lạnh
  • Giọng nói như bị bóp nghẹt
  • Cứng cổ

Thông thường, viêm amidan cấp ở trẻ thường chỉ kéo dài vài ngày tới 2 tuần. Bệnh có thể tự khỏi hoặc điều trị dễ dàng bằng các phương pháp thông thường. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài nhiều ngày hơn, rất có thể trẻ đã bị mắc viêm amidan mãn tính.

Nói cách khác, viêm amidan mãn tính là tình trạng nhiễm trùng amidan kéo dài. Nhiễm trùng lặp đi lặp lại có thể hình thành các hốc nhỏ (crypts) trong amidan. Các hốc này chứa đầy vi khuẩn, lắng động các mảnh vụn thức ăn hoặc tế bào chết.

Nó có thể hình thành sỏi amidan. Sỏi này có thể chứa một lượng lớn sulfa, khi bị vỡ sẽ tỏa ra mùi trứng thối đặc trưng. Đây chính là nguyên nhân ​​khiến trẻ viêm amidan hay bị hôi miệng. Chúng cũng có thể tạo cho người bệnh cảm giác bị vướng họng.

Nguyên nhân trẻ bị viêm amidan mãn tính

Virus, vi khuẩn, kháng kháng sinh và thay đổi chức năng miễn dịch đều có khả năng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của viêm amidan mãn tính ở trẻ. Trẻ cũng có thể tăng nguy cơ bị viêm amidan mãn tính nếu tiếp xúc với bức xạ.

Nguyên nhân thường gặp

Nhiễm vi khuẩn và virus là thủ phạm chính gây viêm amidan. Liên cầu khuẩn cũng có thể gây ra viêm amidan hoặc viêm họng liên cầu khuẩn.

Trẻ bị viêm amidan mãn tính thường là do vi khuẩn Streptococcus nhóm A
Trẻ bị viêm amidan mãn tính thường là do vi khuẩn Streptococcus nhóm A

Một số nguyên nhân khác:

  • Adenovirus
  • Virus cúm
  • Virus Epstein-Barr
  • Virus parainfluenza
  • Enterovirus
  • Virus herpes

Những sai lầm trong điều trị viêm amidan cấp cũng có thể làm khiến bệnh diễn tiến thành mãn tính. Lạm dụng thuốc kháng sinh khi điều trị viêm nhiễm thông thường sẽ gây ra tình trạng kháng kháng sinh.

Điều này làm trẻ mất cơ hội có thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, dùng thuốc kháng sinh sai cách (liều thấp hoặc cao, không uống đủ liều) khiến bệnh không thể khỏi dứt điểm, trở nên dai dẳng, từ cấp tính thành mãn tính.

Yếu tố nguy cơ

Bên cạnh đó, những yếu tố dưới đây cũng làm cho trẻ dễ mắc viêm amidan mãn tính hơn:

  • Chức năng amidan phát triển mạnh

Là tổ chức lympho cực lớn nằm bên trong họng, amidan có vai trò “bẫy” và “lọc” mầm bệnh, như virus và vi khuẩn, không cho chúng xâm nhập quá sâu vào bên trong cơ thể. Chính vì vậy, amidan thường bị viêm hoặc quá phát nếu phải hoạt động hết công suất. Chức năng của amidan sẽ giảm dần theo tuổi. Điều đó giải thích vì sao người trưởng thành ít khi bị viêm amidan hơn trẻ nhỏ.

Amidan ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn 4 – 10 tuổi, có hoạt động miễn dịch mạnh mẽ nhất. Do vậy, chúng thường bị viêm tái đi tái lại.

  • Hệ hô hấp chưa hoàn thiện

Khi hít thở, trẻ có khả năng vô tình hít phải một số mầm bệnh trong không khí, bao gồm vi khuẩn, virus, khói bụi hoặc hóa chất độc hại. Vì không khí sẽ tiếp xúc với VA (một trong 6 khối amidan) trước khi vào phổi, nên vi khuẩn sẽ bám vào bề mặt của VA, gây quát phát và viêm.

Ở trẻ nhỏ, hệ hô hấp vẫn đang trên đà hoàn thiện, nên càng dễ bị mầm bệnh xâm nhập vào đường hô hấp. Cùng với đường thở hẹp và ngắn, sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh tiến sâu vào bên trong gây ra nhiều bệnh đường hô hấp. Nói cách khác, chỉ cần một bộ phận ở đường hô hấp bị nhiễm trùng, các bộ phận khác thông với nó cũng có thể dễ dàng mắc bệnh theo.

  • Hít thở nhanh và nhiều hơn

Trung bình, mỗi người trưởng thành có thể hít thở 16 nhịp/phút. Trong khi đó, trẻ em dưới 5 tuổi có thể hít thở nhiều hơn 40 nhịp/phút. Thêm vào đó, do đường thở ngắn, nên trẻ càng hít mạnh và nhanh hơn. Từ đó càng khiến trẻ hít nhiều không khí hơn, làm tăng nguy cơ tiếp xúc với các mầm bệnh trong không khí.

  • Hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng kém

Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, đôi khi không thể chống đỡ được sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Đây cũng là lý do khiến trẻ nhỏ dễ mắc viêm amidan, các bệnh tai mũi họng và bệnh đường hô hấp nói chung.

Trẻ bị viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không?

Viêm amidan mãn tính ở trẻ không quá nguy hiểm tính mạng, nhưng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tổng thể, chất lượng cuộc sống và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Chất lượng cuộc sống và thành tích học tập của trẻ có thể bị ảnh hưởng do viêm amidan mãn tính
Chất lượng cuộc sống và thành tích học tập của trẻ có thể bị ảnh hưởng do viêm amidan mãn tính

Về mặt xã hội, viêm amidan kéo dài và tái phát nhiều lần có thể gây nên sự khó chịu, mỏi mệt. Nó khiến trẻ khó ngủ, mất tập trung, ảnh hưởng tới quá trình học tập. Trẻ thậm chí phải nghỉ học và hạn chế các hoạt động vui chơi.

Đặc biệt, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, viêm amidan mãn tính ở trẻ nhỏ có thể gây ra các biến chứng như:

  • Biến chứng tại chỗ: Áp xe amidan
  • Biến chứng kế cận: Viêm xoang, viêm tai, viêm mũi, viêm thanh quản…
  • Biến chứng xa: Viêm nội mạc, nổi hoặc viêm hạch, viêm cầu thận, viêm cân mạc hoại tử, sốt thấp khớp, sốt tinh hồng nhiệt…

Hướng điều trị cho bé bị viêm amidan mãn tính

Đối với viêm amidan mãn tính nói riêng và viêm amidan ở trẻ nói chung, điều đầu tiên cha mẹ nên làm là đảm bảo giữ nước cho con và kiểm soát cơn đau. Sau đó mới tiến hành chữa bệnh tận gốc.

Tự chăm sóc tại nhà

Nếu trẻ bị viêm amidan do virus, cha mẹ có thể thử một số biện pháp khắc phục tại nhà bao gồm:

  • Nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc nhằm phục hồi sức đề kháng.
  • Dùng chất lỏng ấm, như sữa, soup, nước ấm, trà thảo mộc… để giảm đau họng.
  • Ăn thực phẩm mềm, như gelatin, thạch, cháo, bánh pudding, bún, phở…
  • Sử dụng máy phun sương hoặc máy cấp ẩm trong phòng ngủ của trẻ.
  • Súc miệng vài lần mỗi ngày bằng nước muối ấm, hoặc dung dịch súc họng chứa benzydamine, dibucaine, chlorhexidine gluconate, phenol…

Bên cạnh đó, bổ sung thêm các dưỡng chất và sử dụng thảo dược cũng có thể giúp giảm triệu chứng viêm amidan ở trẻ.

Một số dưỡng chất bổ sung có thể giúp trẻ nhanh khỏi viêm amidan mãn tính
Một số dưỡng chất bổ sung có thể giúp trẻ nhanh khỏi viêm amidan mãn tính

Bao gồm:

  • Cây du trơn: Ngậm viêm ngậm chứa chiết xuất cây du trơn có thể giúp giảm đau.
  • Bổ sung serrapeptase: Đây là một loại enzyme có đặc tính chống viêm mạnh, giúp giảm đau và giúp trẻ nuốt dễ hơn.
  • Papain: Đây là một loại enzyme chiết xuất từ cây đu đủ có thể giúp điều trị viêm.
  • Xuyên tâm liên: Thảo dược này có thể giúp giảm sốt và các triệu chứng đau họng.

Sử dụng thuốc

80% trường hợp bị viêm amidan là do virus, nên sử dụng thuốc kháng sinh không mang lại lợi ích gì. Thuốc không thể giảm các triệu chứng hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Viện Y tế và Chăm sóc sức khỏe (NICE, Anh) gợi ý rằng trẻ chỉ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh nếu:

  • Trẻ bị viêm amidan mãn tính do vi khuẩn
  • Nhiễm trùng thứ cấp sau viêm họng cấp tính
  • Tiền sử sốt thấp khớp
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng cấp tính (như trẻ bị đái tháo đường hoặc suy giảm miễn dịch)

Trẻ có thể được dùng thuốc giảm đau hạ sốt như Paracetamol và Ibuprofen. Thuốc này có sẵn ở dạng viên uống, siro, bột pha dung dịch, tiêm hoặc viên đặt hậu môn.

Viêm amidan do vi khuẩn có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh liều dùng trong khoảng 10 ngày hoặc ít hơn. Các loại kháng sinh thường được chỉ định để điều trị viêm viêm amidan mãn tính bao gồm:

  • Penicillin
  • Clindamycin
  • Cephalosporin

Cha mẹ nên cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều dùng, ngày dùng, không được tự ý ngừng sử dụng thuốc ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm.

Thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ cho trẻ, như:

  • Đau dạ dày
  • Tiêu chảy
  • Nôn
  • Đau đầu
  • Ngứa âm đạo và nhiễm trùng nấm men (ở bé gái)

Để hạn chế các tác dụng phụ khi dùng thuốc kháng sinh và phục hồi hệ vi sinh vật đường ruột sau khi uống thuốc, cha mẹ nên chú ý những điều sau:

Trong khi uống thuốc:

  • Bổ sung probiotic: Điều này có thể làm giảm nguy cơ mắc tiêu chảy hơn 50%. Nên cho trẻ dùng thuốc kháng sinh và probiotic cách nhau vài giờ.
  • Hạn chế chất xơ: Nên hạn chế ăn thực phẩm giàu chất xơ, như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh đậm, atiso… Vì chúng cung cấp quá nhiều chất xơ, khiến trẻ no bụng lâu và làm chậm hấp thu thuốc.
  • Tránh ăn bưởi: Bưởi hoặc nước ép bưởi có thể làm giảm hiệu lực của các loại thuốc kháng sinh.
Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt cả hại khuẩn và lợi khuẩn
Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt cả hại khuẩn và lợi khuẩn

Sau khi điều trị bằng thuốc:

  • Bố sung probiotic: Tăng cường bổ sung các chủng probiotic, như Lactobacilli, Saccharomyces boulardii và Bifidobacteria. Chúng sẽ giúp khôi phục sự cân bằng ở hệ vi sinh đường ruột.
  • Tăng cường chất xơ: Lúc này, trẻ có thể ăn nhiều chất xơ hơn để kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn đường ruột.
  • Bổ sung prebiotic: Đây là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn, nhằm tăng số lượng lợi khuẩn trước đó đã bị thuốc kháng sinh tiêu diệt.

Đi khám kịp thời

Nếu con bạn bị đau họng, khó nuốt hoặc các triệu chứng khác cảnh báo viêm amidan mãn tính, đừng chậm trễ đưa con đi khám chuyên khoa tai mũi họng.

Bác sĩ có thể sẽ hỏi cha mẹ một số câu hỏi về tình trạng của con trẻ.

Bao gồm:

  • Các triệu chứng viêm amidan ở trẻ bắt đầu từ khi nào?
  • Nếu trẻ bị sốt, nhiệt độ của trẻ là bao nhiêu?
  • Trẻ có khó nuốt thức ăn không? Khi nuốt có kêu đau không?
  • Các triệu chứng có cải thiện khi áp dụng các phương pháp điều trị, như thuốc giảm đau hoặc uống nước ấm hay không?
  • Con bạn đã từng được chẩn đoán viêm amidan hoặc viêm họng liên cầu khuẩn trước đây không? Nếu có, quá trình điều trị như thế nào?
  • Các triệu chứng có ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ không?
  • Trẻ đã tiếp xúc với bất cứ ai bị viêm họng liên cầu khuẩn chưa?

Bên cạnh đó, cha mẹ nên chủ động hỏi bác sĩ những vấn đề quan trọng sau:

  • Bao giờ có kết quả kiểm tra?
  • Liệu trình điều trị amidan mãn tính tốt nhất là gì?
  • Trẻ thường xuyên bị viêm amidan có vấn đề gì không?
  • Khi nào trẻ có thể đi học lại hoặc tiếp tục các hoạt động khác?

Đông y trị viêm amidan

E ngại những tác dụng phụ của thuốc Tây, nhiều cha mẹ đã tìm tới Đông y với hy vọng có thể chữa khỏi viêm amidan mãn tính cho con theo cách tự nhiên nhất. Dù hiệu quả chậm và không dễ uống do hương vị hăng nồng, các bài thuốc Đông y vẫn được đánh giá cao bởi tác dụng “chậm mà chắc”.

Đông y chữa viêm amidan từ gốc rễ. Đồng thời, các bài thuốc còn tăng cường sức khỏe tổng thể một cách an toàn, không tác dụng phụ.

Nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở Đông y uy tín, không nên tự ý bốc thuốc
Nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở Đông y uy tín, không nên tự ý bốc thuốc

Một số bài thuốc Đông y:

  • Bài thuốc uống: Chuẩn bị 12gr ngưu hoàng tử, 12gr hoàng cầm, 10gr bạc hà, 10gr cát cánh, 16gr kim ngân hoa, 14gr liên kiều, 8gr hoàng liên. Sắc các vị thuốc với 6 bát nước tới khi chỉ còn một nửa. Cho trẻ uống thuốc này 3 lần/ngày.
  • Bài thuốc súc miệng: Chuẩn bị bạc hà, kim ngân hoa, dã cúc hoa, bắc sa sâm, thổ phục linh và cam thảo. Cho các vị thuốc vào ấm, sắc với 600ml nước tới khi còn một nửa. Dùng nước thuốc để ngậm và súc miệng nhiều lần mỗi ngày.

Bên cạnh đó, trên thị trường hiện có nhiều sản phẩm nền tảng Đông y giúp trị viêm amidan dạng viên uống, viên ngậm, nước thuốc sắc đóng chai hoặc túi, siro… Cha mẹ có thể tìm mua thuốc Đông y dạng này để điều trị viêm amidan cho trẻ.

Cắt amidan

Amidan là một phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch của trẻ. Vì vậy, bác sĩ luôn cố gắng giúp bệnh nhi điều trị dứt điểm để giữ lại amidan nguyên vẹn. Nhưng nếu trẻ bị viêm amidan mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần, các triệu chứng gây khó chịu, khiến trẻ khó thở hoặc không thể ăn uống bình thường, bác sĩ thường khuyến nghị nên cắt amidan cho trẻ.

Trẻ bị hội chứng ngưng thở khi ngủ hoặc ngáy ngủ, bất thường về răng, có VA quá phát hoặc phì đại amidan cũng có thể được chỉ định cắt amidan.

Trẻ không cần nằm viện khi cắt amidan, nhưng có thể cần nghỉ học để tĩnh dưỡng. Sau khoảng 2 tuần, trẻ có thể phục hồi hoàn toàn.

Trẻ bị viêm amidan mãn tính phòng ngừa thế nào?

Chiến lược phòng ngừa viêm amidan mãn tính ở trẻ nhỏ chính là tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.

Có thể dễ dàng ngăn ngừa viêm amidan mãn tính ở trẻ
Có thể dễ dàng ngăn ngừa viêm amidan mãn tính ở trẻ

Nên làm theo cách sau:

  • Cho trẻ ăn chế độ ăn uống khoa học, đa dạng và bổ dưỡng.
  • Tập cho trẻ thói quen đánh răng, súc miệng nước muối 2 lần trong ngày.
  • Cha mẹ nên tạo cho con môi trường sống không có khói thuốc lá, hạn chế cho trẻ tới những nơi nhiều khói thuốc.
  • Khuyến khích trẻ tập thể dục buổi sáng, hoạt động ngoài trời và tắm nắng sớm.
  • Dạy con rửa tay sạch sau khi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi vui chơi…
  • Cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài trời hoặc tới những nơi công cộng.
  • Tránh cho trẻ tới những môi trường có khả năng lây nhiễm cao, như bệnh viện, phòng khám hoặc tiếp xúc gần với người bị bệnh.
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh hoặc chuyển mùa.

Nếu như trẻ bị viêm amidan mãn tính với các dấu hiệu bất thường, như: Sốt cao hơn 38°C, khó thở, khó nuốt, amidan sưng to và vô cùng đau đớn… hãy cho trẻ đi khám chuyên khoa ngay để điều trị kịp thời.

Thông tin hữu ích:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
“Bị viêm amidan mãn tính có nên cắt hay không?” - Vấn đề lo lắng của đa số bệnh nhân khi được chỉ định điều trị. Vậy thực tế phương pháp này có an toàn không? Việc cắt bỏ amidan có để lại di chứng gì hay không? Mọi thông tin chi tiết sẽ được cung cấp đầy đủ trong...
“Viêm amidan uống thuốc gì cho hiệu quả tốt?”. Đây là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm với mong muốn trị dứt điểm tình trạng viêm amidan. Bệnh lý này gây các triệu chứng khó chịu và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng. Cùng giải đáp thông tin qua bài viết và có hướng điều trị phù...
“Có nên cắt amidan cho trẻ khi xuất hiện tình trạng viêm nhiễm hay không?” Đây là vấn đề mà rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn khi trẻ có vấn đề tại amidan. Những thông tin trong bài viết sau về việc cắt bỏ amidan ở trẻ, đối tượng được chỉ định áp dụng sẽ giúp ba mẹ có...
“Cắt amidan có nguy hiểm không?” - Nỗi lo luôn thường trực của nhiều người bệnh khi mắc các chứng viêm nhiễm amidan và được chỉ định cắt bỏ. Chủ động bổ sung thêm kiến thức về phương pháp này sẽ giúp người bệnh hình dung rõ hơn và bớt lo lắng hơn khi điều trị. Cùng các chuyên gia...
Cắt amidan bằng coblator - phương pháp điều trị mới hiện đại, khắc phục được các tình trạng viêm nhiễm amidan, giảm đau đơn, khó chịu cho người bệnh. Vậy, phương pháp thực hiện như thế nào? Có gây đau không? Chi phí và địa chỉ chữa trị uy tín ở đâu? Tất cả những thông tin trên sẽ được...
Viêm amidan có lây không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Được biết, chứng bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây khó thở, suy hô hấp, thậm chí là viêm khớp, viêm cầu thận. Vì thế, việc tìm hiểu nguy cơ lây lan của bệnh là rất cần thiết. Viêm amidan có lây không?...
Cắt amidan bằng plasma là phương pháp hiện đại, dùng sóng cao tần phá hủy mô tế bào amidan. Đây là cách chữa được chuyên gia đánh giá cao về mức độ an toàn, thực hiện nhanh và ít biến chứng sau phẫu thuật. Cắt amidan bằng plasma là gì? Khi nào nên cắt? Viêm amidan là bệnh lý phổ...
Cắt amidan giá bao nhiêu? Vấn đề chi phí phẫu thuật cắt amidan phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng của bệnh, địa chỉ điều trị hay phương pháp điều trị,... Vậy mổ amidan hết bao nhiêu tiền? Cùng tham khảo ở bài viết dưới. Cắt amidan giá bao nhiêu? Amidan nằm sau hầu họng là...
Bài viết liên quan