Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì để bệnh mau khỏi mà vẫn an toàn với làn da mỏng manh của bé? Bài viết này sẽ chia sẻ tới các bạn những loại lá tắm tốt cho các bé bị nổi mề đay. Các mẹ, các bố đang loay hoay tìm đến biện pháp dân gian chữa mề đay cho con thì đừng bỏ qua bài viết này nha.

Có nên tắm lá cho trẻ bị mề đay?

Nổi mề đay là tình trạng trên da xuất hiện các nốt sần, sưng đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu. Người mắc mề đay do cơ thể phản ứng quá mẫn với các tác nhân kích ứng.Tình trạng này rất dễ bắt gặp ở trẻ em do hệ miễn dịch ở các bé còn chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu.

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, chuyên gia da liễu, giám đốc chuyên môn của nhà thuốc Đỗ Minh Đường, nguyên nhân gây ra mề đay ở trẻ có thể đến từ các tác nhân dễ gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa, thực phẩm, thời tiết, thuốc hay tình trạng nhiễm trùng…

Theo đông y, nguyên tắc cơ bản trong điều trị mề đay chính là tiêu trừ độc tố trong cơ thể, loại bỏ tác nhân gây dị ứng, chống tình trạng viêm nhiễm, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Trẻ bị mề đay tắm lá gì để giảm ngứa ngáy, khó chịu
Trẻ bị mề đay tắm lá gì để giảm ngứa ngáy, khó chịu

Trong quan niệm dân gian, khi bị mề đay phải kiêng nước, kiêng gió. Bởi vậy, câu hỏi trẻ bị mề đay có tắm được không là thắc mắc chung của rất nhiều phụ huynh khi chăm sóc các bé bị mề đay.

Các bác sĩ khẳng định, kiêng tắm khi bị mề đay là không khoa học. Tắm với nước ấm, trong không gian tắm kín gió, 1 lần mỗi ngày với thời gian không quá 15 phút giúp cơ thể hồi phục tốt hơn khi bị mề đay.

Phụ huynh có thể yên tâm tắm cho bé khi bị mề đay. Cơ thể sạch sẽ giúp bé thoải mái hơn, giảm nguy cơ viêm nhiễm do bụi bẩn, ký sinh trùng tích tụ trên da. Đặc biệt, tắm cùng các loại lá còn giúp giảm ngứa rát, sưng tấy, thúc đẩy quá trình hồi phục bệnh, không để lại bất kỳ tác dụng phụ nào.

Cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Trẻ bị mề đay tắm lá gì?” nha!

Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì vừa an toàn vừa hiệu quả

Dựa trên nguyên tắc điều trị mề đay trong Đông y, trong dân gian lưu truyền rất nhiều các loại lá tắm có thể sử dụng cho bé bị nổi mề đay tắm. Bạn có thể tham khảo đặc tính và công dụng của từng loại để lựa chọn bài thuốc phù hợp.

Trầu không tiêu hàn, giảm ngứa

Trầu không là loại lá rất quen thuộc trong dân gian Việt Nam. Lá trầu không chỉ có mặt trong những lễ, tết quan trọng mà còn là một loại thảo dược có công dụng kháng viêm rất mạnh. Theo Đông y, trầu không vị cay nồng, tính ấm. Bởi vậy, lá trầu được dùng trong nhiều bài thuốc với tác dụng trung hành khí, khư phong, tán hàn, chống ngứa.

Cách thực hiện tắm lá trầu không trị mề đay cho trẻ:

  • Bước 1: Lá trầu không rửa qua nhiều lần với nước sạch, ngâm trong nước muối loãng 15 phút rồi rửa lại, vớt ra, để ráo.
  • Bước 2: Cho lá trầu không vào nồi, đun cùng 2-3 lít nước sạch. Đun sôi trong 5-10 phút với lửa nhỏ.
  • Bước 3: Đổ nước ra thau, pha cùng nước lạnh cho tới khi nước ấm vừa tắm.
  • Bước 4: Tắm cho bé cùng nước lá trầu không, xoa phần bã trầu lên vùng da bị mề đay. Tắm lại bằng nước sạch ấm.Tắm mỗi ngày 1 lần cho tới khi bệnh khỏi.
Tắm lá trầu không giúp giảm ngứa, tiêu viêm
Tắm lá trầu không giúp giảm ngứa, tiêu viêm

Tắm lá trầu không giúp giảm ngứa, đồng thời tiêu trừ khí lạnh. Bởi vậy, nước tắm lá trầu không sẽ đặc biệt thích hợp với các bé bị nổi mề đay do dị ứng thời tiết – khi tiết trời chuyển đột ngột từ nóng sang lạnh.

Trà xanh bài độc, thanh lọc cơ thể

Trà xanh tên khoa học là Camellia sinesis, là loại cây xanh lâu năm, mọc thành bụi. Trong trà xanh chứa tỷ lệ cao chất chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thư. Theo Đông y, trà xanh vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, bài độc, tiêu viêm, thanh lọc cơ thể.

Cách thực hiện tắm lá trà xanh cho trẻ:

  • Bước 1: Chuẩn bị lá trà xanh tươi, không dập nát, đem rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 15 phút. Sau đó vớt ra, rửa lại bằng nước sạch thêm 2-3 lần rồi vớt ra, để ráo nước.
  • Bước 2: Đun sôi 2 lít nước. Nước sôi già, cho lá chè vào, tiếp tục đun thêm 10-15 phút với lửa nhỏ.
  • Bước 3: Lọc bỏ bã, pha nước lá trà cùng với nước sạch tới khi độ ấm vừa tắm.
  • Bước 4: Chọn nơi kín gió, tắm cho trẻ bị mề đay trong 5 – 10 phút với nước lá trà.

Nên tắm lá trà hàng ngày cho bé tới khi các triệu chứng bệnh khỏi hắn.

Tắm lá trà xanh giúp đào thải độc tố gây mề đay khỏi cơ thể, giảm viêm, thúc đẩy quá trình phục hồi các mô da bị tổn thương do mề đay.

Kinh giới giảm ngứa, lợi tiểu, thanh lọc cơ thể

Kinh giới tên khoa học là Elsholzia Hyland, thuộc họ Hoa môi. Kinh giới vị cay, tính hơi nóng, có tác dụng lợi tiểu, thúc đẩy ra mồ hôi, đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể, giảm ngứa.

Cách thực hiện tắm lá kinh giới cho trẻ:

  • Bước 1: Chuẩn bị khoảng 200g lá kinh giới, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong 15 phút, rửa lại rồi vớt ra để ráo nước.
  • Bước 2: Đun sôi 2-3 lít nước, cho kinh giới vào đun trong 5 phút với lửa nhỏ.
  • Bước 3: Cho nước lá ra thau sạch, pha cùng nước sạch tới khi nước ấm vừa tắm.
  • Bước 4: Dùng nước lá kinh giới tắm cho trẻ. Trong quá trình tắm, dùng bã lá kinh giới xoa lên các vùng da bị nổi mẩn.
Tắm lá trà xanh giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố
Tắm lá trà xanh giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố

Tắm cho bé bị mề đay với lá kinh giới mỗi ngày cho tới khi các triệu chứng bệnh lui hết.

Tắm lá khế giúp tiêu viêm, lợi tiểu

Tắm lá khế khi bị mề đay là phương pháp rất phổ biến trong dân gian. Lá khế vị chua, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Trẻ bị mề đay tắm nước lá khế giúp giảm các nốt mẩn sưng tấy, thúc đẩy quá trình đào thải độc tố để bệnh nhanh khỏi.

Cách thực hiện tắm lá khế trị mề đay cho bé:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, có thể dùng cả cành non. Đem lá khế rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 15 phút. Rửa lại với nước sạch, để ráo.
  • Bước 2: Cho lá khế vào nồi, đun cùng 2 lít nước. Khi nước sôi vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun trong 5 phút.
  • Bước 3: Đổ nước ra thau, pha cùng nước lạnh tới khi nước ấm vừa tắm.
  • Bước 4: Tắm cho trẻ bị mề đay với nước lá khế. Có thể dùng phần lá đắp lên các vùng bị mẩn để giảm cảm giác ngứa.
Tắm lá khế giúp giảm ngứa, tiêu viêm
Tắm lá khế giúp giảm ngứa, tiêu viêm

Nên tắm mỗi ngày cho tới khi hết bệnh.

Lá đơn đỏ giải độc, thanh lọc cơ thể

Đơn lá đỏ hay còn gọi là đơn mặt trời vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, giảm đau.

Cách thực hiện tắm lá đơn đỏ

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá đơn, rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 1 phút, rửa lại với nước sạch, để ráo rồi vò nát nhẹ.
  • Bước 2: Đun sôi 3 lít nước rồi cho lá đơn vào đun trong 5 phút
  • Bước 3: Tắt bếp, cho ½ thìa cà phê muối vào
  • Bước 4: Cho nước tắm ra thau, pha cùng nước lạnh tới khi ấm vừa tắm
  • Bước 5: Tắm cho bé cùng nước lá đơn đỏ

Tắm mỗi ngày cho tới khi bệnh khỏi.

Lá ổi tiêu độc, kháng khuẩn, làm lành tổn thương trên da

Theo Đông y, lá ổi vị đắng, tính ấm, có tác dụng giải độc, kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình hồi phục những tổn thương trên da. Y học hiện đại cũng tìm ra nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa trong lá ổi như: polyphenol, tanin, berbagia… Cách thực hiện tắm lá ổi cho bé bị nổi mề đay

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá ổi non, rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra, để ráo.
  • Bước 2: Đun sôi 2- 3 lít nước, cho lá ổi vào tiếp tục đun sôi trên lửa nhỏ trong 10 phút.
  • Bước 3: Đổ nước ra thau, pha cùng nước sạch tới khi đạt độ ấm vừa tắm.
  • Bước 4: Tắm cho bé bị nổi mề đay bằng nước lá ổi, dùng bã lá ổi xoa nhẹ lên vùng da bị mề đay.
Tắm lá ổi giúp tiêu độc, kháng khuẩn, phục hồi tổn thương da
Tắm lá ổi giúp tiêu độc, kháng khuẩn, phục hồi tổn thương da

Tắm 3-4 lần mỗi tuần đến khi bệnh khỏi. Tắm nước lá ổi giúp xoa dịu cảm giác ngứa tại chỗ, thanh lọc cơ thể, giúp đẩy lùi các triệu chứng mề đay do dị ứng thời tiết (thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh).

Lá mướp đắng tiêu viêm, giảm ngứa

Theo Đông y, lá mướp đắng tính lạnh, tác dụng giải độc và thanh nhiệt. Trong lá mướp đắng còn chứa nhiều vitamin B, C và các khoáng chất như magie, sắt, kẽm… có tác dụng phục hồi các mô tổn thương nhanh chóng.

Cách dùng lá mướp đắng tắm cho bé bị mề đay

  • Bước 1: Chuẩn bị các lá mướp đắng tươi, non (có thể dùng cả phần quả). Đem rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra, để ráo.
  • Bước 2: Đun sôi 2 lít nước rồi cho lá và quả mướp đắng vào đun tiếp trong 5-10 phút với lửa nhỏ.
  • Bước 3: Lọc bỏ bã, pha thêm nước lạnh cho tới khi nước tắm đạt độ ấm vừa phải.
  • Bước 4: Tắm cho trẻ 1 lần mỗi ngày cho tới khi bệnh khỏi.

Tắm lá mướp đắng đặc biệt thích hợp với các bé bị mề đay vào khoảng giao mùa khi tiết trời từ lạnh chuyển sang nóng, giúp giảm cảm giác ngứa, giảm tình trạng phù nề, sưng đỏ của mề đay. Ngoài ra, tắm lá mướp đắng còn giúp giảm tình trạng rôm sảy, hăm tã ở bé.

Lá cây cỏ sữa thanh nhiệt, giải độc

Theo Đông y, cỏ sữa vị hơi chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Sử dụng nước tắm lá cỏ sữa giúp xoa dịu cảm giác ngứa rát, thúc đẩy đào thải độc tố trong cơ thể. Lá cỏ sữa thích hợp với những bé bị mề đay do dị ứng khi thời tiết chuyển từ lạnh sang nóng, dị ứng thức ăn hay dị ứng thuốc.

Cách thức sử dụng nước tắm lá cỏ sữa cho trẻ bị mề đay

  • Bước 1: Chuẩn bị lá cỏ sữa, rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ mao lông. Ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút. Rửa lại với nước sạch, cuộn lại.
  • Bước 2: Cho lá cỏ sữa vào nồi cùng 2-3 lít nước, đun sôi trong 5-10 phút.
  • Bước 3: Lọc bỏ bã, chắt lấy nước pha cùng nước sạch cho tới khi đạt độ ấm vừa tắm.
  • Bước 4: Tắm cho trẻ bị mề đay với nước lá cỏ sữa mỗi ngày cho tới khi các triệu chứng bệnh mất hoàn toàn.

Những lưu ý mẹ cần nhớ khi tắm lá cho trẻ bị nổi mề đay

Để tìm được chính xác câu trả lời cho câu hỏi: “Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì?” mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Các loại lá đều rất lành tính. Tuy nhiên, với những bé có thể trạng đặc biệt, vẫn có thể xuất hiện tình trạng dị ứng. Nếu thành viên trong nhà có dấu hiệu dị ứng với loại lá nào thì tuyệt đối không dùng tắm cho bé.
  • Trong quá trình sử dụng lá tắm, nếu các triệu chứng bệnh không giảm hoặc xuất hiện triệu chứng dị ứng mới, cần ngừng việc tắm ngay và đưa bé đến cơ sở y tế.
  • Lựa chọn nguồn dược liệu sạch, không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Dùng ngay khi dược liệu còn tươi, mới hái để giữ hàm lượng dưỡng chất dồi dào nhất.
  • Bạn có thể tắm sơ cho bé bằng nước ấm trước khi tắm lá để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi. Lỗ chân lông thông thoáng sẽ dễ dàng hấp thu được các dưỡng chất trong nước tắm.
  • Để nước lá chưa pha xa khỏi tầm với của trẻ. Nước lá mới đun tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bỏng, đặc biệt khi bé còn nhỏ và hiểu động.
  • Nhiệt độ nước tắm thích hợp cho bé nằm trong khoảng 35 – 38 độ C. Nước quá nóng có thể làm cảm giác nóng rát của vết mẩn mề đay dữ dội hơn, thậm chí gây bỏng cho bé.
  • Tắm lá chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không cho tác dụng điều trị nhanh chóng, cũng không thể trị tận gốc. Với tình trạng mề đay nghiêm trọng, bố mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Mề đay cấp tính thường kéo dài dưới 6 tuần, có khả năng tự khỏi. Đa số bệnh chỉ dừng lại ở việc gây cảm giác ngứa rát, khó chịu, khiến bé quấy khóc, chán ăn, mất ngủ, làm xáo trộn nhịp sinh hoạt của cả nhà.

Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, bệnh có thể gây sưng phù môi, mắt, miệng, gây sốc phản vệ dẫn đến tử vong. Bởi vậy, bố mẹ không nên chủ quan mà nên tìm phương án điều trị thích hợp cho trẻ ngay từ sớm.

Cách phòng tránh tái phát mề đay ở trẻ em

Để những cơn ngứa ngáy khó chịu của mề đay không bao giờ quay lại, bố mẹ cần lưu ý những điểm sau:

Phát hiện và cách ly bé khỏi dị nguyên gây mề đay

Có nhiều nguyên nhân gây mề đay ở trẻ như phấn hoa, lông chó mèo, thức ăn, thuốc hay sự chuyển đổi đột ngột của nhiệt độ… Phụ huynh cần chú ý để tìm ra nguyên nhân. Từ đó, tránh cho bé tiếp xúc với các nguồn gây bệnh này.

Giữ không gian sống thông thoáng khí

Giữ môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ giúp phòng bệnh mề đay cho trẻ
Giữ môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ giúp phòng bệnh mề đay cho trẻ

Không gian sống sạch sẽ, thoáng khí, giúp hạn chế sự hình thành vi khuẩn, nấm mốc trong môi trường sống. Điều này đặc biệt quan trọng với các bé hiếu động, đang trong thời gian tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh.

Uống nhiều nước

Nước là nguyên tố vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể. Uống nhiều nước giúp thúc đẩy hoạt động trao đổi chất, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Tạo chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Một chế độ ăn cân bằng các nhóm thực phẩm, có các hoạt động thể chất, vui chơi ngoài trời không chỉ giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, đẩy lùi khả năng mắc nhiều bệnh mà còn giúp bé có một tuổi thơ ý nghĩa.

“Trẻ bị mề đay tắm lá gì tốt?” – những thông tin hữu ích trên đây hẳn đã giúp bạn đọc có câu trả lời cho mình. Trước khi áp dụng, phụ huynh cần cân nhắc bởi những phương pháp này đều là truyền miệng, chưa có nghiên cứu khoa học nào. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước để đảm bảo an toàn cho con em mình.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Mề đay là căn bệnh phổ biến với 20% dân số ở mọi độ tuổi có thể mắc phải và khó điều trị dứt điểm. Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc chữa mề đay nổi tiếng của Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc  thu hút sự quan tâm của rất nhiều người vì hiệu quả và an...

Dựa trên nguyên tắc điều trị mề đay trong Đông y, trong dân gian lưu truyền rất nhiều các loại lá tắm có thể sử dụng cho bé bị nổi mề đay tắm. Bạn có thể tham khảo: lá trầu không, trà xanh, kinh giới...

Khi đang nổi mề đay, làn da bệnh nhân đã bị tổn thương, dễ nhiễm khuẩn nếu tiếp xúc với gió, bụi bẩn bên ngoài. Vì vậy, người bệnh nên tránh gió. Tuy nhiên, kiêng gió không đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải hoàn toàn ở trong phòng kín, tách biệt với môi trường bên ngoài.

Bệnh mề đay có hai dạng là cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính bệnh tái phát từ vài giờ đến vài ngày là có thể tự thuyên giảm, nhưng nếu để chuyển sang mãn tính, bệnh có thể phát triển nghiêm trọng, nhất là có thể chuyển sang giai đoạn biến chứng với nhiều nguy cơ rủi ro.

Nổi mề đay có thể tắm tuy nhiên cần lựa chọn cách vệ sinh da đúng cách, người bệnh cũng cần thực hiện kiên chế độ kiêng khem trong thói quen sinh hoạt, luyện tập hằng ngày

Uống rượu bị nổi mề đay là triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Tình trạng này không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Kiêng thực phẩm cay nóng và chất kích thích: Để giảm các triệu chứng mề đay nên tránh ớt, tiêu, gừng, món ăn quá cay. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giảm đường, muối trong chế độ ăn uống. Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu.... Không nên tiếp xúc với nước quá nóng.

Bệnh nổi mề đay bao lâu thì khỏi? Khi mắc phải cần lưu ý gì và cách điều trị bệnh ra sao để đạt hiệu quả nhanh chóng và tận gốc…? Đây là băn khoăn của rất nhiều người. Để giải đáp những vấn đề này, mời bạn đọc hãy cùng khám phá trong bài viết sau đây với những...
Bài viết liên quan