Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Chắc hẳn bất cứ ai cũng đã từng nghe đến khái niệm trật chân. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa biết nguyên nhân gây ra và cách xử lý nếu không may gặp phải. Việc hiểu rõ những vấn đề trên giúp người bệnh tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và để bảo vệ tốt cho sức khỏe bản thân.

Trật chân là hiện tượng gì? Nguyên nhân do đâu

Trật chân là tình trạng các mặt khớp hoặc đầu xương ở chân có sự di lệch đột ngột hoàn toàn hay một phần. Trong các trường hợp trật chân thì bị trật khớp cổ chân là chấn thương phổ biến nhất.

Nguyên nhân trật khớp chân liên quan đến dây chằng và xương chấn thương. Cụ thể là:

  • Làm việc, luyện tập thể chất quá sức.
  • Chấn thương do chơi thể thao, nhất là những bộ môn mang tính chất đối kháng, cần dùng chân nhiều như đá bóng, bóng rổ, trượt tuyết,…
  • Tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông ảnh hưởng đến chân.
  • Té ngã hoặc bị va chạm đột ngột khiến xương chân bị lệch.
Chấn thương khi chơi thể thao rất dễ bị trật chân
Chấn thương khi chơi thể thao rất dễ bị trật chân

Dấu hiệu nhận biết

Chấn thương trật khớp chân có thể dễ dàng nhận biết qua những dấu hiệu sau:

  • Người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn, thỉnh thoảng có cảm giác tê bì như kiến bò.
  • Vùng chân bị tổn thương thấy rõ xương khớp biến dạng, nhô ra khỏi vị trí ban đầu.
  • Xung quanh vết thương bị sưng tấy và bầm tím.
  • Người bệnh không thể cử động được vùng chân, dáng đi khập khiễng.

Khi gặp phải dấu hiệu trật khớp cổ chân này, người bệnh nên đến các phòng khám hoặc bệnh viện để kiểm tra. Không giống như bong gân, trật khớp chân cần được kiểm tra và chăm sóc kỹ càng hơn mới nhanh khỏi bệnh.

Trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi và có nguy hiểm không?

Trật khớp chân không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, chấn thương này gây ra những đau đớn. Bên cạnh đó, người bệnh không thể di chuyển bình thường trong một khoảng thời gian.

Ngoài ra, trật khớp chân có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh và mạch máu ở chân. Nhiều trường hợp nặng hơn là gãy xương. Đây là những trường hợp người bệnh cần hết sức lưu ý.

Bởi nếu không xử lý nhanh chóng, đúng cách bệnh có thể để lại hệ quả nặng nề. Chấn thương này ảnh hưởng đến khả năng đi lại và đời sống sau này.

Người bệnh có thể bị gãy xương khi gặp phải chấn thương trật chân
Người bệnh có thể bị gãy xương khi gặp phải chấn thương trật chân

Người bệnh cần chủ động tìm gặp bác sĩ ngay khi nghi ngờ bị trật chân. Thông thường, trong khoảng 72 giờ đầu, người bệnh sẽ bị viêm tấy vết thương. Do nước hoạt dịch, máu ngấm vào dây chằng ở phía trong bao khớp và có thể tràn cả vào khe khớp.

Bị trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào 4 yếu tố:

  • Mức độ nghiêm trọng của chấn thương trật chân.
  • Cơ địa, sức khỏe người bệnh.
  • Cách xử trí ban đầu ngay sau khi vừa bị trật chân.
  • Ý thức của người bệnh trong quá trình điều trị.

Một ca chấn thương trật chân thường mất khoảng 3 tuần đến 3 tháng. Người bệnh sau khi thăm khám có thể tự điều trị tại nhà theo hướng dẫn. Khi vết thương đã lành, người bệnh vẫn cần tập luyện để đi lại như bình thường.

Chẩn đoán tình trạng trật chân

Sau khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành xem xét qua những dấu hiệu trật khớp cổ chân bên ngoài của vết thương. Điều này để đánh giá mức độ đau, mức độ nghiêm trọng của chấn thương.

Các yếu tố bao gồm sự tổn thương của các mô xung quanh, dây thần kinh và mạch máu. Tiếp theo, người bệnh được kiểm tra chi tiết bằng 1 trong 3 phương pháp sau:

  • Chụp X – quang: Hình ảnh chụp được giúp bác sĩ đánh giá tình trạng trật chân, vị trí xương bị lệch.
  • Chụp cắt lớp CT: Bên cạnh đánh giá xương khớp, người bệnh chụp CT với chất cản quang iot để bác sĩ quan sát lưu lượng máu động mạch.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Hình ảnh khi chụp rõ nét hơn, bác sĩ có thể quan sát ký được những tổn thương dây chằng, gân và sụn.
Phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh giúp bác sĩ đánh giá độ nghiêm trọng và có hướng điều trị phù hợp
Phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh giúp bác sĩ đánh giá độ nghiêm trọng và có hướng điều trị phù hợp

Phương pháp điều trị trật khớp chân đúng cách, an toàn

Chấn thương trật chân khá nguy hiểm nếu không được xử lý. Người bệnh cần chú ý ngay từ khi mới khởi phát. Điều này giúp quá trình chữa trật khớp cổ chân và hồi phục dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Nguyên tắc xử trí ban đầu

Các chuyên gia đã đưa ra nguyên tắc xử lý ban đầu khi bị trật cổ chân là R – I – C – E, chi tiết như sau:

  • R (rested) – Nghỉ ngơi: Ngay sau khi bị chấn thương, người bệnh cần nghỉ ngơi. Đặc biệt người bệnh không được di chuyển phần chân bị trật khớp. Nếu biết cách thực hiện có thể dùng nẹp hoặc băng để cố định ổ khớp. Tuyệt đối không tự ý nắn chỉnh khớp chân. Bởi nếu quy trình thực hiện sai sẽ làm chấn thương nghiêm trọng hơn.
  • I (ice) – Chườm lạnh: Người bệnh tiến hành chườm lạnh bằng bình nước đá hoặc túi chườm. Cách này có tác dụng giảm đau, sưng và giúp mạch co lại.
  • C (compression) – Băng ép: Người bệnh có thể tự thực hiện hoặc đến cơ sở y tế để băng ép vùng bị thương bằng băng thun. Phương pháp này giúp hạn chế sưng nề do ứ máu.
  • E (elevation) – Kê cao: Người bệnh nên để chân cao từ 10 – 20cm để thúc đẩy tuần hoàn máu.

Điều trị trật khớp cổ chân theo Tây y

Sau khi thực hiện kiểm tra tại các cơ sở y tế, ban đầu bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống. Người bệnh sẽ dùng các loại thuốc có tác dụng giảm đau, giãn cơ như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen Sodium hay Acetaminophen…

Thuốc có tác dụng nhanh chóng, làm người bệnh dễ chịu. Tuy nhiên, cần chú ý thực hiện theo đúng đơn được kê để tránh xảy ra những tác dụng phụ nguy hiểm.

Thuốc giảm đau giúp người bị trật chân cảm thấy dễ chịu hơn
Thuốc giảm đau giúp người bị trật chân cảm thấy dễ chịu hơn

Nếu người bệnh bị tổn thương dây thần kinh, mạch máu hoặc bị gãy xương ở chân, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật. Phương pháp này giúp làm lành hoàn toàn vết thương do trật chân.

Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật có thể xảy ra các sự cố nguy hiểm ngoài ý muốn. Do đó, trước khi thực hiện, người bệnh cần cân nhắc lựa chọn bệnh viện cũng như bác sĩ phẫu thuật chính nổi tiếng. Ngoài ra, chi phí phẫu thuật cho mỗi lần phẫu thuật trật chân cũng khá cao.

Đông y chữa trật khớp cổ chân

Hiện nay, do những tác động không tốt của thuốc Tây y, nhiều người bệnh đã tìm đến cơ sở y học cổ truyền để điều trị. Điều trị theo Đông y được đánh giá cao bởi hiệu quả lâu dài, đồng thời mức độ an toàn cao.

Tùy vào mỗi trường hợp mà lương y sẽ bốc thuốc phù hợp nhất. Một số bài thuốc uống phổ biến là Thư cân hoạt huyết phiến.

  • Nguyên liệu: Kê huyết đằng, tự nhiên đồng, tang ký sinh (mỗi loại 15g), chế cẩu tích (12g), thân cân thảo, chế hương phụ, trạch lan, ngũ gia bì, lạc thạch đằng (mỗi loại 10g), hồng hoa (5g).
  • Cách thực hiện: Người bệnh chế thành những viên nén, uống 3 lần/ngày, 5 viên/lần.

Bên cạnh đó, lương y còn thực hiện xoa nắn, bấm huyệt, châm cứu để tăng hiệu quả, giúp bệnh nhanh khỏi. Quá trình điều trị thường khá dài, tuy nhiên sau khi thực hiện xong phác đồ, chân không chỉ hoạt động bình thường mà xương khớp cũng trở nên chắc khỏe hơn.

Trật khớp cổ chân nên làm gì? – Các phương pháp khác

Ngoài những cách trên, người bệnh còn có thể điều trị bằng những phương pháp sau:

  • Nắn trật khớp cổ chân: Người bệnh có thể thực hiện cách này ở tại bệnh viện hoặc cơ sở điều trị Đông y đều được. Tuy nhiên, tuyệt đối tránh trường hợp tự bản thân hoặc nhờ người không biết cách thực hiện để nắn chỉnh khớp.
  • Điều trị trật khớp cổ chân bằng cách bất động: Có khá nhiều trường hợp phải thực hiện bó bột chân để bất động vùng bị tổn thương.
  • Thực hiện bài tập phục hồi: Bên cạnh những cách trên, người bệnh có thể xin hướng dẫn của bác sĩ về việc thực hiện những bài tập phục hồi chức năng. Cách này thúc đẩy quá trình điều trị nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn.
Tuyệt đối không tự ý nắn trật khớp cổ chân nếu không chắc chắn có thể đảm bảo an toàn
Tuyệt đối không tự ý nắn trật khớp cổ chân nếu không chắc chắn có thể đảm bảo an toàn

Làm sao để phòng tránh hiệu quả

Cũng tương tự như các trường hợp trật khớp khác, người bệnh có thể ngăn ngừa nguy cơ gặp phải chấn thương bằng cách:

  • Hạn chế các môn thể thao dễ bị chấn thương vùng chân như trượt tuyết, đá bóng, bóng rổ,…
  • Sử dụng đồ bảo hộ (nếu có), trang phục quần áo, giày dép phù hợp khi chơi thể thao hoặc làm việc.
  • Không đứng quá lâu, nên nghỉ ngơi nhiều để xương hồi phục.
  • Chú ý khi đi giày cao gót, di chuyển trên địa hình không thuận lợi.
  • Thể dục thể thao đều đặn không chỉ giúp xương khớp dẻo dai mà sức khỏe cũng được tăng cường đáng kể.
  • Dinh dưỡng nhiều chất chứa canxi như trứng, sữa, ngũ cốc, rau xanh tốt cho sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng.
  • Thường xuyên tập thể dục, nâng cao sức khỏe và sự dẻo dai của xương khớp.

Trật chân là chấn thương phổ biến và dễ để lại biến chứng nguy hiểm nên người bệnh không được chủ quan. Hy vọng những kiến thức trên đây đã giúp người bệnh biết được trật khớp cổ chân nên làm gì hiệu quả, an toàn nhất nếu không may gặp phải.


Top địa chỉ phòng khám Trật Chân


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan