Tổ Đỉa Và Ghẻ Nước: Cách Phân Biệt Và Điều Trị Bệnh Hiệu Quả Cao

Tổ đỉa và ghẻ nước là hai bệnh lý da liễu khác nhau, khá thường gặp. Do đặc trưng của cả hai bệnh lý này đều là tình trạng xuất hiện các mụn nước li ti trên da và gây ngứa ngáy dữ dội nên nhiều người thường nhầm lẫn. Để phân biệt được 2 bệnh lý này và nắm được các thông tin điều trị cơ bản, người bệnh có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.

Tổ đỉa và ghẻ nước là bệnh gì?

Tổ đỉa và ghẻ nước là hai bệnh lý ngoài da thường gặp. Tổ đỉa là một dạng đặc biệt của thể bệnh chàm. Bệnh lý này có các đặc trưng là các mụn nước mọc sâu dưới da, khu trú ở bàn tay, bàn chân và gây ngứa ngáy rất dữ dội. Chứng bệnh tổ đỉa thường bùng phát theo chu kỳ và rất dễ tái phát.

Bệnh ghẻ nước cũng có đặc trưng là các mụn nước li ti gây ngứa ngáy. Tuy nhiên, các mụn nước này thường nổi trên bề mặt da và có thể ảnh hưởng đến tất cả các vị trí trên cơ thể người bệnh. Mụn ghẻ nước thường tập trung nhiều nhất ở kẽ ngón tay, lòng bàn tay, bộ phận sinh dục nam giới.

Bệnh ghẻ nước do ký sinh trùng gây ra trong điều kiện ô nhiễm, đặc biệt hay xuất hiện vào mùa đông khi thời tiết lạnh.

Tổ đỉa và ghẻ nước là hai bệnh lý da liễu có triệu chứng tương đồng
Tổ đỉa và ghẻ nước là hai bệnh lý da liễu có triệu chứng tương đồng

Nguyên nhân gây bệnh

Nắm được nguyên nhân gây bệnh có thể giúp phân biệt hai bệnh lý này hiệu quả. Các nguyên nhân chủ yếu gây ra hai bệnh lý này có thể kể đến như sau:

Nguyên nhân bị tổ đỉa

Hiện nay, bệnh tổ đỉa chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể xác định được một số yếu tố có thể khiến bệnh bùng phát như sau:

  • Người bệnh bị nhiễm virus hoặc nhiễm khuẩn khiến da bị tổn thương.
  • Tổ đỉa có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền.
  • Người bệnh có thể bị tổ đỉa do dị ứng thuốc và hóa chất hoặc thực phẩm.
  • Người bệnh bị suy giảm thể chất và căng thẳng thần kinh.
  • Người bệnh bị rối loạn dây thần kinh giao cảm khiến tay chân bị đổ mồ hôi.
  • Người mắc bệnh dị ứng, miễn dịch hoặc các bệnh lý về gan, thận có nguy cơ bị tổ đỉa cao hơn.

Bất cứ đối tượng nào cũng có nguy cơ bị tổ đỉa. Độ tuổi dễ mắc bệnh nhất là thanh thiếu niên và người trưởng thành.

Nguyên nhân bị ghẻ nước

Nguyên nhân gây ra ghẻ nước là do một loại tạp khuẩn, ký sinh trùng mang tên Sarcoptes scabiei hominis. Đây là một loại ký sinh trùng có kích thước vô cùng nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường và tồn tại khắp mọi nơi. Loại tạp khuẩn này có thể đào hang, đẻ trứng trên da người.

Các con ghẻ cái khi tán công vào da sẽ đào hang, đẻ trứng khiến số lượng ký sinh trùng trên da tăng vọt. Trong quá trình hoạt động, các con ghẻ sẽ thải độc tố khiến da bị kích ứng gây ngứa ngáy và nổi mụn.

Bệnh ghẻ nước thường gặp ở những người sống trong môi trường ô nhiễm, chật chội và vệ sinh cá nhân kém. Trong mùa mưa bão, ngập lụt hoặc thời tiết màu đông dễ khiến bệnh bùng phát nhiều hơn.

Triệu chứng để phân biệt tổ đỉa và ghẻ nước

Các dấu hiệu đặc trưng của hai bệnh lý này khá giống nhau khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Do đó, để xác định chính xác tình trạng bệnh, người bệnh có thể dựa trên các triệu chứng sau đây:

Dấu hiệu bệnh tổ đỉa

Khi bị tổ địa, làn da của bạn sẽ biểu hiện một số triệu chứng điển hình như:

  • Người bệnh tổ đỉa xuất hiện các mụn nước mọc sâu dưới da. Các mụn này được bao bọc bởi lớp da dày, cứng nên rất khó vỡ. Mụn nước có thể mọc rải rác ở bàn tay, bàn chân hoặc thành từng cụm.
  • Các mụn nước tổ đỉa này thường không tự vỡ, có thể bị teo lại và tự tiêu. Lúc đó, trên da có thể xuất hiện lớp vảy sừng dễ bong tróc.
  • Tổ đỉa khiến người bệnh bị ngứa ngáy dữ dội. Khi cào gãi các mụn nước có thể dẫn tới nguy cơ nhiễm khuẩn gây sưng tấy và nóng sốt.
  • Vị trí bị tổ đỉa chỉ trong phạm vi bàn tay và bàn chân.
  • Đây là thể bệnh mãn tính, có thể tái phát theo từng đợt.
Bệnh tổ đỉa chỉ khởi phát ở bàn tay hoặc bàn chân với các mụn nước li ti rất khó vỡ
Bệnh tổ đỉa chỉ khởi phát ở bàn tay hoặc bàn chân với các mụn nước li ti rất khó vỡ

Dấu hiệu bệnh ghẻ nước

Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh ghẻ nước cần cảnh giác:

  • Các mụn ghẻ nước thường mọc nổi trên bề mặt da và có nước trắng. Các mụn này mọc rải rác và dễ lây lan.
  • Các mụn nước khi mọc nổi trên bề mặt da thường dễ vỡ, có xu hướng xuất hiện nhiều và lan rộng.
  • Mụn thường xuất hiện tại các kẽ ngón tay, ngón chân, khu vực thắt lưng, đùi trong và cơ quan sinh dục. Bệnh khởi phát ở trẻ dưới 2 tuổi có thể xuất hiện mụn toàn thân.
  • Người bệnh bị ngứa ngáy dữ dội, nhất là thời gian ban đêm.
  • Trên vùng da bị ghẻ nước có thể xuất hiện những rãnh ghẻ do hoạt động đào hang và đẻ trứng của ghẻ cái.
Ghẻ nước xuất hiện trên nhiều bộ phận, có mụn nước và các rãnh li ti do ký sinh trùng gây ra
Ghẻ nước xuất hiện trên nhiều bộ phận, có mụn nước và các rãnh li ti do ký sinh trùng gây ra

Tổ đỉa và ghẻ nước có lây không? Có nguy hiểm không?

Ghẻ nước và bệnh tổ đỉa là hai bệnh lý thường gặp. Vậy các chứng bệnh này có lây không, có nguy hiểm không. Thông tin ngay dưới đây sẽ cung cấp cho bạn lời giải đáp chính xác nhất.

Đối với bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa là một tình trạng viêm da mãn tính, không gây nguy hiểm đáng kể đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, do bệnh thường khởi phát đột ngột, kéo dài và có triệu chứng khó chịu nên người bệnh bị ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và tâm lý.

Bệnh tổ đỉa có thể gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày, việc đi lại, mức độ tập trung trong công việc và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh. Nếu không điều trị chứng tổ đỉa đúng cách có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng, biến dạng móng.

Tổ đỉa là bệnh lý không có khả năng lây lan từ người sang người. Bệnh chỉ có tính di truyền qua các thế hệ trong gia đình.

Đối với bệnh ghẻ nước

Ghẻ nước là bệnh lý da liễu truyền nhiễm. Bệnh có khả năng lây lan khắp các vùng da lành trên cơ thể và lây nhiễm trực tiếp từ người sang người. Trong điều kiện thuận lợi, bệnh có thể bùng phát thành dịch.

Bệnh ghẻ nước có thể lây qua con đường trực tiếp như ôm hôn, quan hệ tình dục, nắm tay, tiếp xúc với người bệnh. Bệnh có thể lây qua con đường gián tiếp như sử dụng chung đồ dùng cá nhân, ngủ chung giường với người bệnh.

Ghẻ nước là bệnh lý da liễu tương đối nguy hiểm có thể gây nhiễm trùng da ở người bệnh. Khi bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến nguy cơ chàm hóa da hoặc người bệnh có thể bị nhiễm trùng dẫn tới viêm cầu thận cấp.

Cách chữa tổ đỉa ghẻ nước

Nắm được nguyên nhân và triệu chứng của từng bệnh lý giúp người bệnh phân biệt được rõ hai tình trạng bệnh khác nhau. Mỗi một căn bệnh sẽ có các cách điều trị khác nhau.

Điều trị bệnh tổ đỉa

Trong trường hợp bệnh khởi phát nhẹ và ở giai đoạn cấp tính, bệnh tổ đỉa có thể thuyên giảm sau 3 đến 5 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, để phòng ngừa bệnh tái phát và điều trị một cách tốt nhất, người bệnh cần áp dụng các biện pháp điều trị sau đây:

Sử dụng thuốc Tây y

  • Sử dụng các thuốc bôi ngoài da như: Cồn BSI, thuốc tím pha loãng hoặc kem bôi Milian trong trường hợp nhẹ. Trong trường hợp bệnh nặng hơn có thể sử dụng thuốc mỡ Corticoid, thuốc kháng sinh và chống nấm.
  • Nhóm thuốc uống bao gồm: Thuốc kháng sinh, chống nấm, Corticoid hoặc thuốc kháng Histamin H1.
  • Người bệnh có thể được xem xét áp dụng liệu pháp ánh sáng.

XEM THÊM

Người bị tổ đỉa có thể sử dụng thuốc Tây y bôi tại chỗ để điều trị bệnh
Người bị tổ đỉa có thể sử dụng thuốc Tây y bôi tại chỗ để điều trị bệnh

Các phương pháp khác

Đông y thường điều trị bệnh tổ đỉa nhờ sự kết hợp giữa bài thuốc bôi tại chỗ, thuốc ngâm rửa và thuốc bôi ngoài da trong một liệu trình điều trị để cải thiện triệu chứng bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như trầu không, lá lốt, củ ráy hoặc lá bàng để ngâm rửa tay, chân giúp cải thiện triệu chứng bệnh nhanh chóng.

Điều trị bệnh ghẻ nước

Dựa vào mức độ bệnh, người bị ghẻ nước có thể được điều trị bằng các phương pháp sau đây.

Điều trị bằng Tây y

Phương pháp điều trị ghẻ nước bằng Tây y chỉ yếu sử dụng các thuốc bôi ngoài da để diệt ký sinh trùng cũng như ngăn ngừa bệnh lan rộng. Trong trường hợp bệnh bùng phát nặng, người bệnh có thể được chỉ định kháng sinh và thuốc chống viêm toàn thân. Cụ thể:

  • Thuốc bôi ngoài da: Bao gồm D.E.P, Benzyl Benzoate 33%, Lindane 1%, Kem Permethrin 5%, Kem Eurax, Crotamiton 10%…
  • Nhóm thuốc đường uống: Thuốc kháng Histamin H1, kháng sinh hoặc vitamin tổng hợp.

Điều trị bằng Đông y

Người bệnh có thể áp dụng điều trị ghẻ nước bằng các bài thuốc Đông y sau đây:

  • Bài thuốc số 1: 50gr vỏ trắng cây xoan, 100ml dầu vừng, 50gr bồ kết. Chế các nguyên liệu trên thành cao, bôi 2 lần mỗi ngày.
  • Bài thuốc số 2: 20gr cây kiến cò, 20gr rễ cây muồng trâu, 100ml rượu 45 độ. Chế bài thuốc trên thành cao, bôi 2 lần mỗi ngày.
  • Bài thuốc số 3: 50gr hạt máu chó và 100ml dầu vừng hoặc dầu lạc. Trộn đều và thoa lên vùng da bị ghẻ nước 2 lần mỗi ngày.

Điều trị bằng thuốc nam

Người bệnh ở thể nhẹ có thể cải thiện bệnh tại nhà bằng các phương pháp sau:

  • Tắm với nước muối loãng.
  • Tắm bằng nước lá đào hoặc lá khế.
  • Sử dụng nhựa nha đam bôi lên vùng da bị bệnh.
  • Lấy nước lá ba bạch bôi lên vùng bị ghẻ ngứa.
Người bị ghẻ nước có thể điều trị bằng thuốc diệt ký sinh trùng
Người bị ghẻ nước có thể điều trị bằng thuốc diệt ký sinh trùng

Cách chăm sóc và phòng ngừa

Tuy là hai bệnh lý khác nhau với cách điều trị khác nhau nhưng để chăm sóc và phòng ngừa bệnh tái phát, người bệnh đều cần thực hiện các lưu ý sau:

  • Vệ sinh cơ thể, tay chân hàng ngày, đúng cách.
  • Thường xuyên làm sạch nhà cửa, vệ sinh đồ đạc, chăn gối, giường chiếu và giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ và thoáng mát.
  • Không tiếp xúc với các hóa chất hoặc chất tẩy rửa mạnh trực tiếp, tránh xa môi trường bị ô nhiễm.
  • Sử dụng riêng biệt đồ cá nhân, không dùng chung với người khác.
  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, kiêng các đồ tanh, chất kích thích hoặc đồ uống có cồn.
  • Tăng cường thể lực và hệ miễn dịch bằng cách vận động, tập thể thao hàng ngày.
  • Riêng đối với bệnh ghẻ nước, nếu trong gia đình có người bị bệnh cần cách ly và điều trị tích cực để ngăn ngừa bệnh lây lan.

Tổ đỉa và ghẻ nước tuy là hai bệnh lý khác nhau nhưng đều là bệnh da liễu dễ tái phát và gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Do đó, khi có các triệu chứng bệnh, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác bệnh lý, từ đó áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp để cải thiện bệnh nhanh chóng.

THÔNG TIN ĐÁNG QUAN TÂM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.