Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thuốc trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt có tác dụng giảm tiết bã nhờn, ngứa ngáy và ngăn ngừa tổn thương lan rộng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn thông tin các loại thuốc trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt hiệu quả. 

Các loại thuốc trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt tốt nhất hiện nay

Viêm da tiết bã ở mặt là tình trạng chất nhờn, bụi bẩn ứ đọng ở lỗ chân lông nên gây ra tình trạng bít tắc. Bệnh thường xuất hiện ở những người có làn da dầu, tuyến bã nhờn hoạt động quá mức. Bệnh gây nên tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, da lúc nào cũng căng bóng làm ảnh hưởng đến ngoại hình, tâm lý của người bệnh. 

Sử dụng các loại thuốc trị viêm da dầu ở mặt là cách điều trị được nhiều người lựa chọn. Thuốc giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng, hạn chế bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Dưới đây là một số loại thuốc được chuyên gia khuyên dùng trong việc điều trị bệnh viêm da tiết bã nhờn ở mặt: 

Thuốc trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt dạng viên uống

Đối với những người bệnh bị viêm da tiết bã chuyển biến nặng hoặc tổn thương trên diện rộng, bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định một số thuốc điều trị dạng viên uống như:

  • Thuốc chống viêm Corticoid – Dexamethason: Nếu trường hợp bị viêm da tiết bã không thể phục hồi khi sử dụng thuốc bôi thì bác sĩ sẽ kê toa cho bạn thuốc chống viêm Corticoid dạng viên uống. Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, cải thiện tình trạng dị ứng, ngứa ngáy, tiết bã quá mức. 
Điều trị viêm da tiết bã bằng thuốc Tây y dạng viên uống
Điều trị viêm da tiết bã bằng thuốc Tây y dạng viên uống
  • Thuốc kháng Histamin – Loratadin: Nhóm thuốc này phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng, được phép dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Thuốc có công dụng ngăn cản sự hình thành các phản ứng gây viêm nhiễm, ngứa ngáy da. Tuy nhiên, người bệnh cần cẩn thận khi sử dụng vì thuốc sẽ gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, buồn nôn, rối loạn nhịp tim. 

Thuốc trị viêm da tiết bã ở mặt dạng bôi

Thông thường, để cải thiện triệu chứng gây tổn thương ở da mặt, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc dạng bôi có chứa corticoid, thuốc bạt sừng, thuốc kháng nấm. Người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc bôi như: 

  • Kem bôi Dermovate: Sản phẩm này thích hợp sử dụng trong những trường hợp có triệu chứng nhiễm khuẩn thứ phát. Thuốc này có tác dụng ngăn ngừa sự lây lan của vết thương, hạn chế bệnh tái phát nhiều lần.
  • Thuốc mỡ Flucinar: Thành phần chính có trong thuốc mỡ Flucinar là một loại Corticoid có tên là Fluocinolone acetonide. Thuốc này có tác dụng tăng cường tốc độ thẩm thấu qua da để giảm triệu chứng tại chỗ, phục hồi hàng rào keratin.
  • Thuốc bôi Tempovate: Loại thuốc này có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, ức chế tình trạng viêm nhiễm, tiết bã nhờn, tiêu diệt vi nấm, vi khuẩn nhờ hoạt chất Clobetasol có trong thuốc. 
  • Thuốc Tacrolimus Ointment: Calcineurin là chất có khả năng kích thích sản sinh tế bào lympho T dẫn đến các biểu hiện ngoài da. Tacrolimus là loại thuốc ức chế sản sinh Calcineurin. Thuốc có tác dụng ngăn ngừa tổn thương, kháng viêm, chống bội nhiễm và phù hợp với người bệnh không đáp ứng thuốc Corticoid.  
  • Ketoconazol: Đây là loại thuốc chữa viêm da tiết bã ở mặt phổ biến có nồng độ cao. Thuốc có công dụng loại bỏ các vi nấm gây hiện tượng viêm da, nổi mẩn ngứa, tiết bã. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên cẩn thận khi sử dụng thuốc này khi có tiền sử mắc bệnh gan và bị ức chế chuyển hóa vitamin D nếu sử dụng dài ngày.
  • Thuốc diệt nấm Ciclopirox: Loại thuốc này có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi nấm, giảm ngứa ngáy và khoanh vùng tổn thương. Để thuốc phát huy công dụng hiệu quả, bạn nên rửa sạch tay và vùng bị viêm da, thoa một lượng vừa đủ lên da khô. Ngoài ra, loại thuốc này cũng có thể dùng để điều trị viêm da tiết bã da đầu

Kem dưỡng chữa viêm da tiết bã ở mặt

Da mất đi độ ẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ. Khi quá trình này diễn ra quá mức, da sẽ xuất hiện nhiều dầu thừa ứ đọng trong lỗ chân lông, khiến da luôn bóng và sạm đen. Do vậy, trong thời gian điều trị và sau điều trị, người bệnh nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm để cung cấp đủ độ ẩm cho da:

  • Kem dưỡng ẩm Eucerin Balance: Eucerin là một thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng được nhiều người lựa chọn. Sản phẩm này có khả năng cân bằng và phục hồi độ ẩm cho làn da, giúp da sáng mịn và đều màu. Eucerin Balance chứa các thành phần chủ yếu gồm vitamin B7, Ceramide 3, giúp thẩm thấu nhanh, đặc biệt phù hợp với làn da nhạy cảm.  
Bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng để cung cấp đủ độ ẩm cho da
Bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng để cung cấp đủ độ ẩm cho da
  • Kem dưỡng ẩm Avene Trixera + Cream: Sản phẩm này có khả năng cấp ẩm và làm mềm làn da đến 24 tiếng. Kem dưỡng chứa các thành phần như acid béo, ceramide, selectiose và sterol giúp giảm tình trạng kích ứng da, khôi phục hàng rào bảo vệ da và ngăn chặn tình trạng bít tắc lỗ chân lông trên da. 
  • Kem dưỡng ẩm Cerave Moisturizing Lotion: Đây là loại kem dưỡng khá phổ biến trên thị trường và được nhiều người sử dụng. Với thành phần gồm ceramide, glycerin, hyaluronic acid, không chứa cồn, hương liệu, sản phẩm giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da và phục hồi các tổn thương trên làn da. 

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt

Viêm da tiết bã nhờn ở mặt là một căn bệnh kéo dài dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần và rất khó kiểm soát. Do vậy, người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây trong quá trình sử dụng thuốc để đạt hiệu quả tối đa và hạn chế xảy ra các tác dụng phụ:

  • Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trên da, người bệnh không được chủ quan mà cần đến bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng trên da.
  • Người bệnh phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc về uống, gia tăng liều lượng dùng thuốc hoặc bỏ thuốc giữa chừng.
  • Người bệnh không nên kết hợp nhiều phương pháp chữa bệnh một lúc từ Tây y, Đông y, mẹo dân gian tại nhà.
  • Đối với những người mắc bệnh viêm da tiết bã lâu năm, người bệnh phải tái khám đúng hẹn. Người bệnh không được tự ý mua thuốc theo đơn cũ vì sẽ gây nhờn thuốc và bệnh kéo dài không khỏi. 
  • Có những loại thuốc trị viêm da tiết bã ở mặt không nên sử dụng cho người lớn tuổi, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Do đó, nếu những đối tượng trên bị viêm da tiết bã thì nên chủ động tìm đến bác sĩ để thăm khám và điều trị bằng các loại thuốc phù hợp.
  • Người bệnh nên rửa sạch tay và vết thương thật kỹ bằng nước sạch trước khi thoa các loại thuốc trên da.
  • Tuyệt đối không được cào gãi, chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương để tránh gây trầy xước, chảy máu khiến nhiễm trùng lan rộng. 
  • Trong suốt quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần chủ động xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh. Thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe giúp làn da mau chóng phục hồi. Tìm hiểu thông tin viêm da tiết bã kiêng ăn gì để hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe làn da như rượu bia, thuốc lá, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ. 
  • Trong quá trình điều trị, nếu người bệnh phát hiện những dấu hiệu bất thường thì nên nhanh chóng đến bác sĩ để xử lý kịp thời. 
  • Khi lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm, người bệnh nên lưu ý chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tránh mua hàng giả, hàng nhái. 
Người bệnh nên đến bác sĩ thăm khám sớm nhất để hạn chế bệnh diễn biến trầm trọng hơn
Người bệnh nên đến bác sĩ thăm khám sớm nhất để hạn chế bệnh diễn biến trầm trọng hơn

Trên đây là các loại thuốc trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt hiệu quả nhất hiện nay. Hy vọng bạn sẽ sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp và nhanh chóng lấy lại cân bằng trong cuộc sống và công việc. 

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan

Bài viết liên quan