Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thuốc trị vảy nến hiện nay được chia thành hai dạng chính là thuốc bôi và thuốc uống điều trị toàn thân. Trên thực tế, tùy thuộc vào tình trạng của từng người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng những loại thuốc khác nhau. Bài viết dưới đây đưa đến cho bạn đọc những thuốc chữa vảy nến hiệu quả nhất hiện nay:

Người bệnh khi bị vảy nến nên bôi thuốc gì? Thuốc trị vảy nến dạng bôi

Để điều trị, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc bôi trị vảy nến để tác động trực tiếp lên các tổn thương và triệu chứng ngoài da. Nhóm thuốc này thường hỗ trợ tiêu viêm, giảm đau tại chỗ. Người bệnh sẽ thấy các dấu hiệu của vảy nến thuyên giảm sau khi sử dụng một thời gian ngắn. Các loại thuốc và kem bôi vảy nến phổ biến gồm:

Thuốc bôi chống bạt sừng và bong vảy

Với người bệnh vảy nến, việc sử dụng thuốc bôi chống bạt sừng9 giúp cải thiện tình trạng khô da, bong và tróc vảy. Nhóm thuốc này thường chứa acid salicylic 2-5%. Tuy vậy, điều trị với nhóm thuốc bôi này không có nhiều tác dụng với trường hợp viêm thâm niên trên nền da cứng hay người bệnh vảy nến mãn tính.

Thuốc chứa acid salicylic có thể sử dụng trong thời gian lâu dài. Bên cạnh đó thuốc còn được kê chung với các thuốc mỡ chứa corticoid để đẩy nhanh hiệu quả điều trị. Lựa chọn thuốc chống bạt sừng, bong vảy để chữa bệnh, người bệnh cần cẩn trọng trước một số tác dụng phụ như kích ứng da, suy yếu nang lông, tóc bị gãy rụng… Điều trị cần theo chỉ định của bác sĩ cũng như dùng thuốc trong liều lượng cho phép.

Với người bệnh vảy nến, việc sử dụng thuốc bôi chống bạt sừng giúp cải thiện tình trạng khô da, bong và tróc vảy
Với người bệnh vảy nến, việc sử dụng thuốc bôi chống bạt sừng giúp cải thiện tình trạng khô da, bong và tróc vảy

Thuốc mỡ trị vảy nến Corticosteroid

Thuốc chứa corticoid hay corticossteroid là nhóm thuốc phổ biến trong điều trị các bệnh viêm da trong đó có vảy nến. Dẫn xuất của corticoid mang lại tác dụng kháng lại tác nhân gây dị ứng, kháng viêm và ức chế hệ miễn dịch.

Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế quá trình tổng hợp DNA, ức chế bạch cầu đa nhân đồng thời chống lại hiện tượng gián phân trên lớp biểu bì tăng sản. Điều trị bằng thuốc này giúp giảm nhanh tình trạng viêm đỏ, sưng phù ngoài da và tình trạng tăng sinh tế bào một cách đáng kể.

Thuốc chứa corticoid nồng độ thấp được dùng ở cả các vùng da nhạy cảm như da mặt, các nếp gấp trên da để hạn chế tình trạng bệnh lan rộng. Thuốc có nồng độ mạnh được chỉ định cho một số trường hợp nặng hoặc kéo dài dai dẳng.

Tên một số thuốc trị vảy nến chứa corticoid phổ biến hiện nay gồm: Flucinar, Eumovate, Synalar, Betnovate, Diproson…

Thuốc chứa corticoid hay corticossteroid là nhóm thuốc phổ biến trong điều trị các bệnh viêm da trong đó có vảy nến
Thuốc chứa corticoid hay corticossteroid là nhóm thuốc phổ biến trong điều trị các bệnh viêm da trong đó có vảy nến

Tác dụng phụ có thể xuất hiện khi dùng thuốc có thể kể đến tình trạng teo và rạn da, giãn mao mạch, nổi mụn,… Một số trường hợp người bệnh còn gặp  hiện tượng nhờn thuốc, bệnh dễ tái phát và trở nên nặng hơn. Do vậy, khi điều trị bằng nhóm thuốc này cần lưu ý:

  • Tuân thủ liều lượng thuốc được bác sĩ chỉ định.
  • Không nên dùng thuốc liên tục trong thời gian dài
  • Chỉ bôi một lớp mỏng thuốc lên vùng da bị bệnh, tránh sử dụng trên diện rộng.
  • Ngưng điều trị nếu thấy da hay cơ thể có biểu hiện bất thường.

Thuốc chữa vảy nến Daivonex

Daivonex là chất tổng hợp và đồng đẳng với vitamin D, mang lại công dụng làm chậm quá trình phát triển của tế bào da. Thuốc này có thể cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến ở mức độ trung bình hoặc kết hợp với thuốc khác để tăng hiệu quả chữa bệnh.

Giống như corticoid, Daivonex cũng giúp ức chế tăng sinh tế bào nhưng ở mức cao hơn, kích thích quá trình biệt hóa lớp tế bào sừng và tác động vào tế bào lymphoT để ức chế hoạt động. Thuốc Daivonex được chỉ định điều trị vảy nến khu trú.

Sừ dụng thuốc bằng cách bôi 2 lần sáng và chiều, không quá 100g mỗi tuần (tương đương 16% diện tích da). Không nên bôi thuốc lên vùng mặt, sau khi thoa cần rửa tay để tránh việc tồn đọng canxi gây khô cứng da.

Daivonex là chất tổng hợp và đồng đẳng với vitamin D, mang lại công dụng làm chậm quá trình phát triển của tế bào da
Daivonex là chất tổng hợp và đồng đẳng với vitamin D, mang lại công dụng làm chậm quá trình phát triển của tế bào da

Thuốc trị vảy nến Anthralin

Thuốc Anthralin thuộc loại thuốc khử oxy, tác dụng ức chế enzym hình thành tế bào da. Dùng thuốc Anthralin bôi ngoài giúp loại bỏ vảy, cải thiện tình trạng khô và nứt nẻ, trả lại vẻ mịn màng của da.

Loại thuốc này chỉ được chỉ định dùng trong thời gian ngắn với nồng độ từ 0,1% đến 0,3%. Khi sử dụng, người bệnh sẽ bôi một lớp mỏng vừa đủ thuốc lên da, để trong 10-20 phút và rửa sạch thuốc đi. Mỗi tuần người bệnh duy trì bôi thuốc đều đặn 2 lần.

Thuốc Anthralin có thể gây một vài tác dụng phụ như kích ứng ngoài da. Không nên để thuốc tiếp xúc với vùng mắt và không tắm bằng nước ấm trong khoảng 1 tiếng kể từ ki bôi. Ngoài ra bạn cần cẩn thận khi bôi thuốc vì thuốc có thể gây ố, bẩn quần áo hay các bề mặt khác khi chạm vào.

Trị vảy nến bằng nhựa than đá Goudron

Thuốc Goudron thuộc nhóm thuốc khử oxy có nguồn gốc từ chưng cất hoặc thủ phân một số loại gỗ có nhự như gỗ thông. Một loại Goudron khác thì có nguồn gốc từ than đá. Thuốc là chất lỏng màu đen hơi nhớt dính và có mùi nhựa hoặc hắc ín. Goudron có tính acid, hòa tan được trong dung môi hữu cơ, ít tan trong nước.

Thuốc mang lại công dụng tiêu viêm, cải thiện tình trạng bong vảy ở bệnh nhân da liễu như chàm, vảy nến, viêm da cơ địa… Đối với bệnh vảy nến, khi bôi thuốc, người bệnh sẽ nhận thấy làn da tổn thương nhanh lành hơn, vùng da thâm cứng trở nên mềm cùng tình trạng tăng sinh tế bào da được hạn chế.

Goudron có thể được dùng dưới dạng kem bôi thoa tại chỗ hoặc dầu gội trị vảy nến da đầu. Thuốc có thể gây nên tác dụng phụ nếu dùng trong thời gian dài. Người bệnh khi này phải đối mặt với tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa, mụn viêm hay viêm nang lông. Chống chỉ định dùng thuốc cho phụ nữ có thai hay đang có con nhỏ bú.

Goudron có thể được dùng dưới dạng kem bôi thoa tại chỗ hoặc dầu gội trị vảy nến da đầu
Goudron có thể được dùng dưới dạng kem bôi thoa tại chỗ hoặc dầu gội trị vảy nến da đầu

Nhóm thuốc trị vảy nến toàn thân dạng uống

Trong những trường hợp các loại thuốc bôi không đem lại công dụng hiệu quả hoặc người bệnh trong tình trạng nặng, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc dạng uống. Nhóm thuốc uống cần được dùng theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ để hạn chế những tác dụng phụ.

Thuốc chữa vảy nến Retinoid dạng uống

Trong nhóm thuốc này có thể kể đến một số tên thuốc phổ biến gồm Acitretin, Soriatan hay Tigason…. Retinoid là dẫn xuất dạng tổng hợp của vitamin A, tác dụng ức chế quá trình sừng hóa của biểu bì. Nhờ công dụng này mà hiện tượng gián phân cũng như tăng sinh tế bào sừng ở người bệnh vảy nến được hạn chế.

Nhiều nghiên cứu y học chỉ ra rằng thuốc Retinoid tác động trực tiếp lên gen của hoạt chất keratin, điều hòa sự tăng trưởng và biệt hóa tế bào. Thuốc giúp cải thiện hệ miễn dịch và chống lại sự thâm nhiễm.

Một số trường hợp người bệnh gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc nếu dùng quá liều hay cơ địa nhạy cảm. Liều lượng phù hợp để sử dụng Retinoid điều trị vảy nến là khoảng 10mg trong ngày với người mới điều trị và tăng dần lên khoảng 25mg/ ngày sau đó. Thời gian điều trị bằng Retinoid từ 6 tháng đến 1 năm và diu trì với nồng độ thấp.

Một vài tác dụng phụ có thể xuất hiện trong quá trình điều trị là khô, mỏng và ngứa da, khô mắt, gây viêm kết mạc, viêm môi, rụng tóc… Thuốc được chống chỉ định cho phụ nữ mang thai bởi có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Một vài tác dụng phụ có thể xuất hiện trong quá trình điều trị là khô, mỏng và ngứa da, khô mắt, gây viêm kết mạc, viêm môi, rụng tóc…
Một vài tác dụng phụ có thể xuất hiện trong quá trình điều trị là khô, mỏng và ngứa da, khô mắt, gây viêm kết mạc, viêm môi, rụng tóc…

Thuốc trị vảy nến ức chế hệ miễn dịch Ciclosporin

Thuốc ức chế miễn dịch Cyclosporin dùng trong điều trị vảy nến để hạn chế hoạt động của tế bào lympho T ở thượng bì và chân bị, tác động gián tiếp lên tế bào viêm để cản trở hiện tượng tăng sinh tế bào và giãn mao mạch. Nhóm thuốc này có thể gây ra độc tính tới thận do đó chống chỉ định với đối tượng suy thận, cao huyết áp hay ung thư. Người đang điều trị xạ trị hay đang dùng thuốc ức chế miễn dịch khác cũng được chống chỉ định với Cyclosporin.

Việc điều trị vảy nến với thuốc Cyclosporin chỉ áp dụng khi người benehh không đáp ứng các phương pháp thông thường hoặc bệnh ở thể nặng. Liều lượng dùng thuốc thông thường là 2.5 đến 5mg/kg/ngày. Khi dùng, người bệnh chia làm 2 lần uống và uống không quá 10 tuần tùy thuộc từng trường hợp.

Methotrexate

Thuốc dạng uống Methotrexate điều trị vảy nến bằng cơ chế hạn chế quá trình sản xuất tế bào da và ức chế viêm da. Thuốc chỉ được chỉ định cho người mắc vảy nến nặng hay có hiện tượng nhiễm trùng.. Người bệnh chỉ nên dùng Methotrexate với liều lượng thấp.

Khi dùng thuốc, bệnh nhân đôi khi gặp tình trạng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi… Sử dụng Methotrexate trong thời gian còn gây tổn thương gan, giảm hồng cầu, tiểu cầu và cả bạch cầu. Thông thường thuốc chỉ được chỉ định cho người khỏe mạnh trên 40 tuổi và hạn chế dùng cho phụ nữ trong độ tuổi sinh nở.

Thông thường thuốc chỉ được chỉ định cho người khỏe mạnh trên 40 tuổi và hạn chế dùng cho phụ nữ trong độ tuổi sinh nở
Thông thường thuốc chỉ được chỉ định cho người khỏe mạnh trên 40 tuổi và hạn chế dùng cho phụ nữ trong độ tuổi sinh nở

Vitamin bổ sung dạng uống

Bên cạnh những loại thuốc đặc trị phía trên, người bệnh vảy nến còn cần được bổ sung vitamin như H3, B12, A, C… Các viên uống bổ sung giúp cải thiện sức đề kháng cho da, làm lành nhanh tổn thương và ổn định quá trình tăng sinh tế bào sừng.

Dù là thuốc bổ nhưng người bệnh cũng cần dùng thuốc đúng liều lượng, không nên uống bừa bãi và quá liều. Tốt hơn hết, người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi muốn dùng thuốc bổ sung.

Những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh vảy nến bằng thuốc

Để dùng thuốc chữa vảy nến hiệu quả nhất, người bệnh nên ghi nhớ một số ván đề sau:

  •  Không nên tự ý mua thuốc để uống khi không có chỉ định của bác sĩ. Cần đi khám và tuân thủ phác đồ điều trị cùng liệu lượng của thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
  • Không nên dùng thuốc quá liều hay tự ý điều chỉnh liều lượng khi không được sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, nếu trong quá trình dùng thuốc, cơ thể có biểu hiện bất thường hay kích ứng, cần ngưng thuốc và đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
  • Để việc điều trị phát huy tối đa hiệu quả, nên kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày một cách khoa học. Người bệnh cần bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và omega 3, đồng thời tránh đồ ăn gây dị ứng, rượu bia…
Để việc điều trị phát huy tối đa hiệu quả, nên kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày một cách khoa học
Để việc điều trị phát huy tối đa hiệu quả, nên kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày một cách khoa học
  • Giữ cho da được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là những vùng có tổn thương do vảy nến. Mặc quần áo thoáng mát, dưỡng ẩm cho da đúng cách cũng giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc tham khảo để giải đáp thắm mắc bị vảy nến bôi thuốc gì và uống thuốc gì? Hy vọng qua những tổng hợp trên, độc giả đã nắm được những loại thuốc chữa vảy nến mới nhất và hiệu quả nhất hiện nay.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan