Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Sử dụng thuốc trị tê bì chân tay được coi là phương pháp hữu hiệu giúp người bệnh giảm các cơn tê nhức nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào người bệnh cũng có thể tự ý sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những loại thuốc và bài thuốc trị tê bì chân tay hiệu quả nhất hiện nay. 

Điều trị tê bì chân tay bằng thuốc có hiệu quả không?

Tê bì chân tay là hiện tượng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này đều liên quan đến tình trạng bị chèn ép dây thần kinh làm cản trở quá trình tuần hoàn máu và mạch máu, thiếu máu nuôi dưỡng các mô cơ. Bệnh lý này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe xương khớp và cuộc sống của người mắc bệnh.

Điều trị bằng thuốc được xem là phương pháp chữa tê bì chân tay hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi trường hợp mắc bệnh sẽ có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau, có thể là do:

  • Thường xuyên nằm nghiêng về một phía, ăn uống thiếu dinh dưỡng, thiếu các vitamin cần thiết như vitamin B1, B6, B12,…
  • Bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh, xương khớp, tim mạch

Do đó cho dù kê bất cứ loại thuốc nào, người bệnh cũng cần đi đến các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán nguyên nhân chính xác nhất mới điều trị bệnh hiệu quả.

Điều trị tê bì chân tay bằng thuốc có hiệu quả không?
Điều trị tê bì chân tay bằng thuốc có hiệu quả không?

Với thuốc trị tê bì chân tay là các loại thuốc Tây các bác sĩ sẽ dựa vào mức độ và nguyên nhân bệnh để chọn một trong hai nhóm thuốc phù hợp:

  • Thuốc điều trị triệu chứng: Có tác dụng giúp làm giảm các triệu chứng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, những loại thuốc này về lâu về dài sẽ có những tác dụng phụ nhất định với người bệnh
  • Thuốc điều trị nguyên nhân: Xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý để lựa chọn loại thuốc phù hợp

Với thuốc Đông y và các bài thuốc Nam có tác dụng lành tính hơn nhưng cho hiệu quả lâu hơn, do đó người bệnh sẽ mất nhiều thời gian và công sức khi điều trị.

Tê bì chân tay là bệnh lý có những triệu chứng dai dẳng và hầu như không thể điều trị khỏi hoàn toàn, sử dụng thuốc là cách giúp kiểm soát và giảm các cơn tê bì một cách tối đa, làm chậm quá trình tiến triển bệnh, cải thiện cuộc sống.

Các loại thuốc trị tê bì chân tay từ Tây y

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc khác nhau chữa tê bì chân tay, tuy nhiên, các bác sĩ dựa vào kết quả chẩn đoán và mức độ tê nhức của từng người bệnh để lựa chọn loại thuốc phù hợp.

Thuốc giảm đau thông thường Paracetamol

Paracetamol là loại thuốc giảm đau cơ bản hỗ trợ làm giảm các triệu chứng tê nhức. Nhờ vào khả năng tổng hợp prostaglandin và tác động của cyclooxygenase, thuốc có tác dụng với những người mắc bệnh xương khớp nói chung từ viêm khớp đến tê bì tay chân. Loại thuốc này tương đối an toàn nên hầu như đối tượng nào cũng có thể sử dụng được.

Paracetamol là loại thuốc giảm đau cơ bản hỗ trợ làm giảm các triệu chứng tê nhức.
Paracetamol là loại thuốc giảm đau cơ bản hỗ trợ làm giảm các triệu chứng tê nhức.

Công dụng:

  • Giảm đau: Giảm đau khi có những cơn tê nhức xuất hiện
  • Hạ sốt: Làm giảm thân nhiệt ở những trường hợp sốt cao

Cách sử dụng: Đây là loại thuốc không cần kê toa của bác sĩ người bệnh vẫn có thể sử dụng được. Liều lượng hàng ngày sử dụng từ 1 – 2 viên, không quá 4gram/ngày

Tác dụng phụ: Gây phát ban, ngứa ngáy, mẩn đỏ khi lạm dụng với liều cao. Nghiêm trọng hơn sẽ dẫn tới táo bón, nhiễm độc, mất ngủ,…

Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID)

Ngoài tác dụng giảm đau như Paracetamol, NSAID còn có tác dụng chống viêm hiệu quả với những người mắc bệnh viêm khớp hay thoái hóa khớp.

Cơ chế hoạt động của thuốc thông qua việc ức chế các enzyme cyclooxygenase để làm giảm khả năng tổng hợp prostaglandin trong tế bào. Ngoài ra trong thuốc còn có hoạt chất để làm tăng cảm thụ tín hiệu gây đau qua dây thần kinh, giảm sự chèn ép lên dây thần kinh hiệu quả.

Khi sử dụng thuốc, người bệnh sẽ có một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Ảnh hưởng đến dạ dày, làm xuất hiện các bệnh khác như rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
  • Sử dụng thường xuyên gây suy tủy, suy thận, giảm bạch cầu,…

Chống chỉ định với những người có vết thương hở hoặc phụ nữ có thai, mắc các bệnh lý nền liên quan đến gan, thận

Thuốc chống trầm cảm Milnacipran

Milnacipran là loại thuốc điều trị những cơn tê đau do ảnh hưởng của cơ bắp, dây bằng và các mô sụn. Cơ chế tác động của bệnh bằng việc khôi phục sự cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ.

Liều dùng:  Với người trưởng thành có thể dùng với liều từ 5 – 100mg, uống 2 lần/ngày, có thể tăng liều theo từng này.

Tác dụng phụ:

  • Buồn nôn, khô miệng, chán ăn, chóng mặt, hoa mắt và mặt đỏ bừng
  • Tăng huyết áp
  • Tim đập nhanh, co giật, vàng da, nước tiểu sẫm màu, đau bụng
  • Dễ bầm tím, chảy máu, ói mửa

Chống chỉ định: Với những người dị ứng với thành phần của thuốc hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến gan, thận hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh về tim, tâm thần,…

Thuốc trị tê bì chân tay Corticosteroid

Corticosteroid được dùng cho những trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng, có tác dụng giảm đau nhanh và được xếp vào nhóm thuốc kháng viêm mạnh mẽ.

Ngoài thuốc tiêm, Corticosteroid còn được điều chế dưới dạng thuốc bôi, thuốc hít, thuốc uống tuy nhiên thuốc tiêm vẫn cho hiệu quả nhanh chóng nhất.

Cách thực hiện: Người bệnh cần đi đến bác sĩ chuyên khoa để được trực tiếp tiêm vào ổ khớp bị tê. Chỉ nên thực hiện tối đa 3 lần/năm và cần theo dõi sau tiêm.

Các biến chứng khi tiêm Corticosteroid:

  • Chảy máu tại chỗ, tăng phản ứng viêm, nhiễm trùng
  • Tăng đường huyết, nóng mặt, tăng tiết mồ hôi, giảm đề kháng, đứt gân.

Thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin

Thuốc giảm đau thần kinh là thuốc chữa tê tay điều trị các tình trạng đau thần kinh ngoại biên, đau dây thần kinh đái tháo đường, dây thần kinh sinh ba và các hội chứng ở chân.

Thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin
Thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin

Liều dùng: Sử dụng thuốc với lượng từ 300 – 1800 mg/ngày và có thể tăng liều dùng

Tác dụng phụ:

  • Sốt phát ban, sưng hạch, đau nhức cơ thể
  • Buồn nôn, ói mửa, sưng tấy
  • Ho, sốt, khó thở
  • Hiện tượng động kinh

Chống chỉ định: Những người đã có tiền sử mắc bệnh thận, người đang hoặc có ý định mang thai, người sắp phẫu thuật.

Thuốc trị tê nhức chân tay – Thuốc giãn cơ Mydocalm

Mydocalm là loại thuốc giãn cơ được sử dụng nhiều trong các đơn thuốc điều trị xương khớp và tê bì chân tay.

Công dụng: Cải thiện triệu chứng liên quan đến khớp cổ, khớp vai, thắt lưng và hội chứng về tay chân. Ngoài ra còn giúp giảm liệt cứng do tủy, bệnh lý mạch máu não, thoái hóa gây chèn ép rễ thần kinh gây tê tay.

Tác dụng phụ:  Một số trường hợp người bệnh có cảm giác mệt mỏi hay sốc phản vệ khi dùng thuốc

Chống chỉ định: Người có mẫn cảm với thành phần Eperison hydroclorid của thuốc hoặc có rối loạn chức năng về gan, thận

Nhóm thuốc trị tê bì chân tay vitamin B (B1, B6, B12)

Neurobion hay còn gọi vitamin B1, B6, B12 hay còn gọi là nhóm chất tăng hiệu quả cho tế bào thần kinh, thúc đẩy phục hồi các tổn thương ở sợi thần kinh và chức năng cơ.

Công dụng: Giảm đau ở dây thần kinh và các rối loạn thần kinh ngoại vi

Thuốc trị tê bì chân tay thể can huyết hư

Triệu chứng: Gân và cơ bị co gây đau đớn, hoa mắt chóng mặt, kinh nguyệt ra ít (đối với phụ nữ), tê tay chân, móng tay và móng chân không phát triển.

Phương pháp điều trị: Dưỡng huyết nhu can

Bài thuốc:

  • Thục địa: 20 gram
  • Kê huyết đằng, Bạch thược, Táo nhân: mỗi vị 16 gram
  • Mộc qua, Bổ can thang, Kỉ tử, Quy đầu, Tang ký sinh, Ngưu tất, Tục đoạn: mỗi vị 12 gram
  • Mạch môn: 10 gram
  • Xuyên khung: 8 gram
  • Trích thảo: 6 gram
Bài thuốc Đông y trị tê bì chân tay
Bài thuốc Đông y trị tê bì chân tay

Bài thuốc chữa tê bì chân tay do khí huyết hư

Khí huyết hư tấu lý không kín đáo gây ra việc ngoại tà xâm nhập vào cơ thể, ngăn cản hoạt động của các tôn lạc.

Triệu chứng bệnh: Người gầy, xanh xao, mệt mỏi, sợ gió, dễ cảm lạnh, đoản khí, tâm trạng hồi hộp lo lắng, chân tay tê mỏi, không có cảm giác.

Phương pháp điều trị: Phù chính khu tà, thự dự hoàn 

Bài thuốc: 

  • Đẳng sâm: 16 gram
  • Táo, Hoài sơn, Bạch truật: mỗi vị 12 gram
  • Bạch chỉ, Bạch thược, Bạch linh, Quy đầu, Sài hồ, Thần khúc: mỗi vị 10 gram
  • Cát cánh: 9 gram
  • Biển đậu, Phòng phong: mỗi vị 8 gram
  • Can khương, Quê chi: 4 gram

Đàm thấp trở lạc – Bài thuốc trị tê bì chân tay hiệu quả

Đàm thấp là thể bệnh gây tê bì tay chân ở người cao tuổi.

Triệu chứng: Tất cả các bộ phận từ vai, cổ tay, bàn tay, bàn chân, tràng vị đều không khỏe lắm, cơ bụng nhão, người mệt mỏi, kiệt sức.

Bài thuốc: Nhị truật thang

  • Nhị truật khang: 15 – 20 gram
  • Nam tinh: 15 – 20 gram
  • Khương hoạt: 15 – 20 gram
  • Sinh khương: 6 – 10 gram
  • Bạch truật: 15 – 20 gram
  • Hương phụ: 15 – 20 gram
  • Bán hạ: 10 – 20 gram
  • Phục linh: 15 – 20 gram
  • Hoàng cầm: 15 – 20 gram
  • X truật: 15 – 20 gram
  • Trần bì: 15 – 20 gram
  • Uy linh tiên: 15 – 20 gram
  • Cam thảo: 10 – 15 gram

Người bệnh có thể thay thế bằng bài thuốc nhị trần gia gồm các loại thuốc: Xương truật, Mộc qua, Ý dĩ nhân, Điếu đằng câu, Chỉ thực sẽ rất hiệu quả.

Phong tà nhập lạc

Triệu chứng: Người bệnh có hiện tượng tê bì ở một bên mặt, nói chuyện khó khăn kèm theo chảy nước dãi, sợ lạnh, chân tay tê mỏi.

Phương pháp điều trị: Giải biểu thông lạc

Bài thuốc: Quân chính tán gia giảm

  • Quân chính tán gia giảm: 15 gram
  • Khương hoạt: 15 gram
  • Phòng phong: 15 gram
  • Toàn yết: 5 gram
  • Thương nhĩ tử: 12 gram
  • Độc hoạt: 15 gram
  • Bạch phụ tử: 10 gram
  • Khương trùng: 5 gram
  • Thiên ma: 5 gram
  • Cam thảo: 3 gram

Thuốc trị tê bì chân tay thể khí hư ma mộc

Triệu chứng bệnh: Chân tay tê bì, co ngắn, lời nói tiếng nói nhỏ nhẹ , khó thở, nước tiểu có màu trắng xanh, chất lưỡi đạm mạch nhược.

Phương pháp điều trị: Tuyên bổ khí huyết

Bài thuốc: Tứ quân tử thang gia vị

  • Nhân sâm: 5 gram
  • Tang chi: 5 gram
  • Chích cam thảo: 10 gram
  • Phục linh: 20 gram
  • Hoàng kỳ: 15 gram
  • Bạch truật: 15 gram
  • Phòng phong: 15 gram
  • Quế chi: 5 gram

Thể huyết hư ma mộc

Triệu chứng: Chân tay co rút, tê bì toàn thân, vai co, sắc môi tái nhợt, hoa mắt chóng mặt, lưng tê bì, lưỡi nhạt mạch tế

Phương pháp điều trị: áp dụng cách tuyên bổ huyết sinh tinh

Bài thuốc: Tứ vật thang

  • Thục địa: 20 gram
  • Tang ký sinh: 12 gram
  • Bạch thược: 15 gram
  • Đương quy: 15 gram
  • Xích thược: 15 gram
  • Xuyên khung: 15 gram
  • Ngưu tất: 12 gram
  • Độc hoạt: 12 gram

Thuốc trị tê bì chân tay thể khí trên ma mộc

Triệu chứng bệnh: Toàn thân tê bì, nặng nề khi hoạt động kèm theo hiện tượng chứng ngực, sườn căng tức, hay thở dài, mạch huyền, rêu lưỡi trắng mỏng.

Phương pháp điều trị: Tuyên thông can giải, uất thông long dưỡng cân.

Bài thuốc: Tiêu dao tán

  • Sài hồ: 10 gram
  • Bạch truật: 10 gram
  • Bạch thược: 15 gram
  • Đương quy: 5 gram
  • Thông thảo: 3 gram
  • Nhân sâm: 5 gram
  • Phục linh: 12 gram
  • Cam thảo: 3 gram
  • Tang ký sinh: 10 gram

Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu vào sắc, mỗi ngày 1 thang, uống trong ngày

Thuốc trị tê bì chân tay bằng các mẹo

Thuốc điều trị tê bì chân tay không chỉ sử dụng bằng thuốc Tây hay Đông y mà các loại dược liệu hàng ngày cũng có thể điều chế thành các bài thuốc hiệu quả.

Bài thuốc từ nghệ và mật ong

  • Nghệ tươi rửa sạch, phơi khô
  • Xay nhuyễn nghệ khô thành bột
  • Mỗi ngày sử dụng 1 muỗng cafe bột nghệ, ½ thìa mật ong hòa cùng vào ly sữa
  • Mỗi ngày sử dụng 1 lần
Thuốc điều trị tê bì chân tay từ nghệ và mật ong
Thuốc điều trị tê bì chân tay từ nghệ và mật ong

Sử dụng cỏ xước

  • Chuẩn bị: 20 gram cỏ xước
  • Rửa sạch cỏ xước  và đem phơi khô
  • Dùng dao thái nhỏ cỏ xước và cho vào nồi nước đun sôi
  • Tắt bếp sau đó lọc lấy nước để uống
  • Người bệnh sử dụng nước cỏ xước thu được uống thay nước lọc hàng ngày

Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu dễ dàng hơn. Người bệnh chỉ cần sử dụng một lượng dầu dừa vừa đủ bôi lên vị trí tay hoặc chân bị tê nhức, để một thời gian sẽ có tác dụng hiệu quả.

Thực hiện đều đặn có thể giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng tê bì chân tay.

Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa tê bì chân tay

Sử dụng thuốc trị tê bì chân tay là biện pháp kiểm soát các cơn tê cứng ổ khớp, kiểm soát cơn đau và hiện tượng viêm hiệu quả. Dù là thuốc Tây hay Đông y, trước khi sử dụng người bệnh cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc thầy thuốc trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc uống nào. Với những loại thuốc thông thường không kê tao cần sử dụng trong thời gian ngắn. Nếu không thuyên giảm cần đi đến bác sĩ để được kiểm tra. Ngược lại, với thuốc nam và Đông y lại cần người bệnh sử dụng trong một thời gian dài hơn mới phát huy tác dụng.
  • Cung cấp cho bác sĩ về tiền sử dị ứng thuốc và lịch sử đã dùng để các bác sĩ cân nhắc lựa chọn thuốc phù hợp
  • Sử dụng đúng loại thuốc và liều lượng theo kê đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi thuốc hoặc ngưng sử dụng bất chợt mà không thông báo với bác sĩ.
  • Khi sử dụng thuốc có bất cứ hiện tượng bất thường nào cần ngưng sử dụng thuốc.
  • Thường xuyên thăm khám bác sĩ để có những điều chỉnh thuốc khi cần thiết
  • Bên cạnh điều trị bằng thuốc, người bệnh cần kết hợp với các phương pháp khác để cho hiệu quả điều trị tốt hơn. Mỗi khi xuất hiện hiện tượng tê bì chân tay người bệnh có thể chườm lạnh hoặc nóng, tắm muối thảo dược Epsom giúp tăng lưu lượng máu, cải thiện tuần hoàn máu.
  • Một số bài tập nhẹ nhàng giúp làm giảm triệu chứng tê bì chân tay như bài tập giãn cơ tay, động tác vận động lưu thông khí huyết, bài tập nắm tay, xoa bóp chân, tay trước khi đi ngủ.
  • Tránh ngồi lâu một chỗ hoặc ngồi nhiều và không để chân tay bị lạnh
  • Kết hợp thể dục thể thao nâng cao sức khỏe bằng các bài tập như yoga, aerobic,…
  • Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho máu và xương khớp. Người bệnh tê bì chân tay lưu ý nên cung cấp nhiều vitamin B, vitamin C,… để làm giảm viêm, giảm đau tốt hơn. 

Các loại thuốc trị tê bì chân tay đều là những loại được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh. Các thông tin trên người bệnh có thể tham khảo hoặc áp dụng cho tình trạng của mình. Tuy nhiên, để an toàn cho sức khỏe, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan